Trải Nghiệm, Dạy Học Trải Nghiệm Môn Khoa Học Tự Nhiên

thầy và trò luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau để truyền đạt - điều khiển và lĩnh hội - tự điều khiển tri thức nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách [21].

Tiếp cận dạy học từ góc độ điều khiển học, có thể hình dung: “Dạy học là quá trình cộng tác giữa thầy và trò nhằm điều khiển - truyền đạt và tự điều khiển - lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục” [2].

Theo phương diện tiếp cận dạy học từ góc độ giáo dục học “Quá trình Dạy học là một quá trình bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng phát triển các phẩm chất của nhân cách người học theo mục đích giáo dục” [2].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã viết “học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực, chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên”. Như vậy học là một hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh. Cũng theo Nguyễn Ngọc Quang: “Dạy là sự điều khiển tối ưu hóa quá trình người học chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách (năng lực và phẩm chất)”. Nhân cách ở đây được hiểu là tri thức, kĩ năng và thái độ [29].

Hai tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh và Trần Thị Hương đã chỉ rõ “Hoạt động dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và học sinh, hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất. Quá trình này là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục tổng thể” [8].

Dựa trên các quan niệm nêu trên, theo cách tiếp cận nghiên cứu của luận văn, tác giả luận văn quan niệm: Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên là người tổ chức, định hướng, điều khiển, hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh, học sinh là chủ thể nhận thức tích cực nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, hình thành kỹ năng và kỹ xảo tương ứng.

1.2.3. Trải nghiệm, dạy học trải nghiệm môn Khoa học Tự nhiên

1.2.3.1. Trải nghiệm

Theo Từ điển Tiếng việt của Hoàng Phê, “Trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng” [27].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Trải nghiệm” theo nghĩa chung nhất là bất kỳ một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức...) trong đời sống tâm lý của từng người. Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lý học, là những tín hiệu bên trong, nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi cá nhân [31].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Theo quan điểm triết học, sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Trong các nghiên cứu của tâm lý học, trải nghiệm được coi là năng lực của cá nhân. Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu: Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy; Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà người học nhận được: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu; Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể [3].

Theo phương diện tâm lý học: Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi...) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua đó, chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên - 4

Theo Wikipedia: “Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một vấn đề

hoặc một sự kiện bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó” [dẫn theo 12].

Dựa theo các quan niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu: Trải nghiệm là sự trải qua (kinh qua) thực tiễn của con người để kiểm nghiệm vốn hiểu biết của bản thân, đồng thời hình thành và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết.

1.2.3.2. Dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên

- Dạy học Trải nghiệm:

Dựa trên các khái niệm Dạy học, Trải nghiệm đã nêu ở trên chúng ta có thể hiểu: Dạy học trải nghiệm là một phương thức dạy học, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường giáo dục dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, qua đó học sinh tích cực lĩnh hội các nội dung tri thức, tạo cơ sở cho việc phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực thực tiễn... một cách hài hòa.

- Dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên

Xuất phát từ đặc thù của môn học KHTN ở trường THCS chúng ta có thể hiểu khái niệm dạy học trải nghiệm môn KHTN như sau: Dạy học trải nghiệm môn KHTN là một phương thức dạy học môn học, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn trong môi trường giáo dục dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, qua đó học sinh tích cực lĩnh hội các nội dung tri thức của môn KHTN, tạo cơ sở cho việc phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, năng lực thực tiễn,... một cách hài hòa.

Trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên có sự khác biệt so với trải nghiệm các bộ môn khác là trải nghiệm các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Vì vậy trong quá trình trải nghiệm, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lý của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung. Khoa học tự nhiên là khoa học cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết với thực nghiệm. Qua trải nghiệm năng lực tìm tòi, khám phá của học sinh được hình thành và phát triển. Nhiều kiến thức khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức cho học sinh trải nghiệm,

nâng cao năng lực nhận thức kiến thức khoa học, năng lực tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn.

1.2.4. Quản lý dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên

Dựa trên các khái niệm: Quản lý, Dạy học trải nghiệm môn KHTN đã nêu ở trên chúng ta có thể hiểu: Quản lý dạy học trải nghiệm môn Khoa học Tự nhiên là sự tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học trải nghiệm môn KHTN nhằm đảm bảo thực hiện tối ưu mục tiêu dạy học trong nhà trường.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về dạy học trải nghiệm môn Khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở

1.3.1. Mục tiêu của môn Khoa học tự nhiên

- Thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông. Cùng với các môn học khác, môn Khoa học Tự nhiên góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

- Hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu ở học sinh

Cùng với các môn học khác, môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Môn Khoa học tự nhiên góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

- Hình thành và phát triển năng lực ở học sinh

Môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; góp phần hình thành và phát triển một số năng lực khác như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực công nghệ, năng lực tin học; góp phần phát triển năng lực học tập suốt đời. Bên cạnh đó, môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chuyên môn về tìm hiểu tự nhiên. Thông qua phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của người học, nhấn mạnh quá trình chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học của học sinh mà hình thành và phát triển các kĩ năng thực hành và kĩ năng tiến trình: quan sát, đặt câu hỏi và trả lời, lập luận, dự đoán, chứng minh hay bác bỏ giả thuyết bằng thực hành, mô hình hoá, giải thích, vận dụng, tổng hợp kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động học tập của môn học này, phát triển ở học sinh tư duy phản biện; củng cố và phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác.

1.3.2. Nội dung dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên

Căn cứ vào Chương trình môn Khoa học tự nhiên, nội dung dạy học trải nghiệm có thể hướng vào các nội dung sau:.

Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học - Các nguyên lí/khái niệm chung của khoa học - Hình thành và phát triển năng lực. Trong đó, các nguyên lí/khái niệm chung sẽ là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình.

- Chủ đề khoa học chủ yếu của chương trình môn Khoa học tự nhiên:

+ Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất.

+ Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá.

+ Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sự chuyển động.

+ Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời,

Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hoá, Sinh quyển.

Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

- Các nguyên lí chung của khoa học tự nhiên trong chương trình môn Khoa học tự nhiên:

+ Tính cấu trúc

+ Sự đa dạng

+ Sự tương tác

+ Tính hệ thống

+ Sự vận động và biến đổi

Các nguyên lí chung, khái quát của khoa học tự nhiên là nội dung cốt lõi của môn Khoa học tự nhiên. Các nội dung vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời được tích hợp, xuyên suốt trong các nguyên lí đó. Các kiến thức vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời là những dữ liệu vừa làm sáng tỏ các nguyên lí tự nhiên, vừa được tích hợp theo các logic khác nhau trong hoạt động khám phá tự nhiên, trong giải quyết vấn đề công nghệ, các vấn đề tác động đến đời sống của cá nhân và xã hội. Hiểu biết về các nguyên lí của tự nhiên, cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên ở học sinh.

Sự phù hợp của mỗi chủ đề vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời với các nguyên lí chung của khoa học được lựa chọn ở các mức độ khác nhau. Có nguyên lí cần được thể hiện ở mức độ phù hợp cao, nhưng cũng có nguyên lí chỉ thể hiện ở mức độ thấp (ví dụ, trong bảng 5 (phần phụ lục) thể hiện, A: mức độ cao; B: mức độ trung bình; C: mức độ thấp - với nội dung “Các thể của chất” của chủ đề Chất có ở xung quanh ta, khi chọn mức A cho nguyên lí về “Sự đa dạng”, điều đó có nghĩa trong chủ đề này cần nhấn mạnh nhiều hơn tới sự đa dạng của các trạng thái của chất so với các nguyên lí khác như tính cấu trúc, tính hệ thống và sự tương tác).

1.3.3. Phương pháp dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới định hướng chung Phương pháp giáo dục môn KHTN được thực hiện theo các định hướng chung nêu tại Chương trình tổng thể, trong đó có phương pháp tổ chức cho học sinh học thông qua trải nghiệm. Học sinh thực hiện các hoạt động điều tra, khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua đó, học cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp; ứng xử phù hợp với sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo vệ môi trường sống.

Các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học thường được sử dụng trong môn KHTN là: Quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, đóng vai, động não, sơ đồ tư duy, tham quan,... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học và hình thức tổ chức dạy học đó như thế nào để hình thành năng lực khoa học cho học sinh trong môn KHTN. Phương pháp tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS có thể đáp ứng được yêu cầu trên.

Có nhiều phương pháp dạy học trải nghiệm môn KHTN, có thể kể đến một số phương pháp sau đây:

a) Phương pháp giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn của HS. Thông qua các hoạt động dạy học các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn giúp HS lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp. Trong dạy học theo hướng trải nghiệm, phương pháp giải quyết vấn thường được vận dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh. Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có

của HS chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Tình huống có vấn đề xuất hiện khi đứng trước một mục đích muốn đạt tới, khi biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng...) để giải quyết. Để giải quyết vấn đề học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Cần tập dượt cho HS khả năng phát hiện vấn đề từ một tình huống trong học tập hoặc trong thực tiễn và giải quyết hợp lí những vấn đề được đặt ra. Thông qua việc giải quyết những tình huống thực tế như vậy thì những năng lực thực tiễn của HS cũng được hình thành.

b) Phương pháp sắm vai

Sắm vai là phương pháp dạy học trong đó giáo viên giúp học sinh thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây là phương pháp giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất của phương pháp này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó.

Phương pháp sắm vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độ của học sinh đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó, có tác dụng trong việc rèn luyện về kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh, giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em và điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

c) Phương pháp trò chơi

Trò chơi là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó.

Đặc thù của trò chơi:

Trò chơi không phải là thật mà là giả vờ như làm một cái gì đó nhưng mang tính chân thật (nhập các vai chơi một cách chân thật, thể hiện động tác,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023