Quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên - 2

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


CBQL : Cán bộ quản lý DH : Dạy học

GDPT : Giáo dục phổ thông GV : Giáo viên

HĐDH : Hoạt động dạy học HĐTN : Hoạt động trải nghiệm HS : Học sinh

KH : Khoa học

KHTN : Khoa học tự nhiên THCS : Trung học cơ sở

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS 43

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của HS về ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS 45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên 46

Bảng 2.4. Đánh giá của học sinh về thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên 48

Quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên - 2

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng về phương pháp dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên 51

Bảng 2.6. Đánh giá của học sinh về thực trạng về phương pháp dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên 52

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên 53

Bảng 2.8. Đánh giá của học sinh các trường THCS thành phố Hưng Yên về thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN 55

Bảng 2.9. Tự đánh giá của HS các trường THCS thành phố Hưng Yên về hứng thú học tập trải nghiệm môn KHTN 56

Bảng 2.10. Thực trạng lập kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN

ở các trường THCS thành phố Hưng Yên 58

Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên 61

Bảng 2.12. Thực trạng kết quả chỉ đạo triển khai HĐDH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên 63

Bảng 2.13. Thực trạng KT, ĐG kết quả dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên 65

Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý DH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên 67

Bảng 3.1. Thang đo khoảng theo giá trị trung bình 94

Bảng 3.2. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐ DH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 94

Bảng 3.3. Tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐ DH trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 97

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) sẽ tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn trong đời sống kinh tế, xã hội và đây chính là thách thức của ngành giáo dục. Trong thời đại mới các nhà trường đang phải đối mặt với những thay đổi có tính khách quan, vì thế nhà trường cần phải thay đổi căn bản từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến quản lý đảm bảo những yêu cầu về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trên tinh thần đó Nghị quyết 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương đã chỉ ra: “Chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

Với nội dung kiến thức trong chương trình mà học sinh học hiện nay vẫn nặng kiến thức hàn lâm, chưa chú ý đến dạy học sinh kỹ năng vận dụng những gì đã học vào thực tế cuộc sống. Mục đích của giáo dục và đào tạo là: “Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao góp phần xây dựng đất nước, vì thế giáo dục phải đổi mới.

Mục tiêu của giáo dục hiện nay là đào tạo xây dựng thế hệ những con người Việt nam mới có bản lĩnh, tự chủ, năng động, biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, sáng tạo, biết lập thân, lập nghiệp,... nhằm tạo chuyển biến cơ bản vững chắc, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục phải đi trước và chủ động hội nhập với khu vực và xu thế toàn cầu hóa.

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đề cập: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”; “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục

theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập: đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”.

Chương trình giáo dục mới là: tiếp cận theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học. Cho nên đối với cấp trung học cơ sở mục tiêu phải là: “phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trên cơ sở tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở cấp trung học; hình thành nhân cách công dân, hoàn chỉnh học vấn phổ thông nền tảng, khả năng tự học, tiếp tục học Trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia lao động. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới phải đảm bảo cơ bản phân hóa sâu, giảm đầu môn học, lựa chọn nội dung: “Thiết thực gần gũi với cuộc sống nhằm hình thành năng lực, giúp học sinh biết giải quyết các vấn đề và tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Cấu trúc chương trình môn học thay đổi xuất phát từ những yêu cầu hình thành các năng lực chung, trước tiên kiến thức cơ bản hiện đại nhưng gắn bó thiết thực với đời sống hàng ngày”. Nghĩa là phải tăng thực hành vận dụng, giáo viên dạy học sinh cách học, phát hiện và giải quyết vấn đề, giúp học sinh phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, và như vậy giáo viên là người giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục với nhiều phương pháp khác nhau nhằm tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm nhiều hơn. Vì vậy, trong định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, hai vấn đề được quan tâm nhiều đó là các chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm.

Mỗi môn học, mỗi hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông tuy mang những đặc trưng riêng của bộ môn nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là góp phần đào tạo học sinh phát triển một cách toàn diện. Môn khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS bao gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục năm 2018 các môn học trên được tổ chức dạy học tích hợp thành môn Khoa học tự nhiên, vì vậy việc dạy và

học môn này sao cho có hiệu quả là một vấn đề đặt ra cho các cấp quản lý giáo dục.

Thực tế hiện nay, ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, việc giảng dạy môn KHTN trong nhà trường đã được sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT chỉ đạo đưa vào giảng dạy để tiếp cận, chuẩn bị triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm học 2021-2022 (đa phần các trường đã triển khai thực hiện dạy chương trình Mô hình trường học mới). Tuy viên việc giảng dạy còn chịu ảnh hưởng nặng nề của lối dạy truyền thụ một chiều, áp đặt tạo cho học sinh cách học bị động, không tạo được sự hứng thú cho học sinh, chưa khơi gợi được sự linh hoạt, tư duy sáng tạo khi học môn học và khả năng ứng dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn của người học còn yếu.

Để tiếp cận đúng theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Trong đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần quan tâm. Dạy học trải nghiệm là một trong những “đột phá”. Vì vậy công tác quản lý dạy học trải nghiệm nói chung và dạy học trải nghiệm môn KHTN nói riêng cần được thực hiện khoa học và nghiêm túc.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài "Quản lý dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên" cho công trình nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, đề xuất biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn KHTN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS thành phố Hưng Yên.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường Trung học cơ sở.

3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các Trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

3.3. Đề xuất biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các Trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường Trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

5. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý dạy học nghiệm môn KHTN của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở công lập trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

- Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo và Chuyên viên phòng Giáo dục - Đào tạo; Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên, học sinh khối 8, 9 của 03 trường Trung học cơ sở (Trường THCS Nguyễn Tất Thành; THCS Lê Lợi; THCS Phương Chiểu) trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2019 đến tháng 4/2020

6. Giả thuyết khoa học

Quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN phù hợp mục tiêu môn học, với đặc điểm học sinh và điều kiện thực tiễn của nhà trường, thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học môn KHTN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu khoa học liên quan đến các HĐTN và quản lý các hoạt động đó trong trường Trung học cơ sở, làm rõ các khái niệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết làm luận cứ cho vấn đề nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát giáo viên và học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của CBQL, GV về dạy học trải nghiệm và quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường tiểu học thành phố Hưng Yên.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ CBQL, GV về hoạt động trải nghiệm và quản lý dạy học trải nghiệm môn KH Tự nhiên ở các trường tiểu học được khảo sát để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý về việc đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn KH Tự nhiên ở các trường tiểu học thành phố Hưng Yên.

7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Dựa trên việc tổng kết, đánh giá nội dung, hình thức dạy học trải nghiệm; tiến hành đánh giá ưu điểm, hạn chế của các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn KH Tự nhiên ở các trường tiểu học thành phố Hưng Yên.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kế toán học

Phương pháp này được sử dụng với mục đích tổng hợp số liệu điều tra, xử lý, phân tích kết quả nghiên cứu để đưa ra những nhận định cần thiết về thực trạng quản lý HĐTN và xem xét tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường Trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học trải nghiêm môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí