Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


PHẠM CÔNG ĐỊNH


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỘI AN,

TỈNH QUẢNG NAM


Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH ĐỨC


HÀ NỘI, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.


Quảng Nam, ngày tháng năm 2021

Tác giả luận văn


Phạm Công Định


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH 10

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch 10

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch 18

1.3. Phương pháp quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch 23

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM 32

2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam có liên quan đến quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch 32

2.2. Thực trạng dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 37

2.3. Tình hình quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 43

2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 51

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM 62

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 62

3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 64

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 67

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG



Số hiệu bảng


Tên bảng


Trang


2.1

Số lượng và tỷ lệ tăng, giảm cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam


38


2.2

Cơ cấu kinh doanh dịch vụ lữ hành chia theo đích đến tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam


38


2.3

Số lượng và tỷ lệ tăng, giảm cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam


40


2.4

Thống kê các dịch vụ du lịch khác tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam


42


2.5

Số lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam


49


2.6

Số lượng vụ việc xử phạt hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam


50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 1


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ



Số hiệu sơ đồ


Tên sơ đồ


Trang


2.1

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành du lịch về dịch vụ du lịch tại Hội An


46


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Hội An là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Nam, là di sản phản hoá thế giới với lợi thế phát triển kinh tế du lịch dồi dào. Tính đến hết năm 2019, Hội An có 527 cơ sở lưu trú với 9.040 phòng, trong đó loại hình khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên là 30 cơ sở với 3.041 phòng, chiếm tỷ trọng 5,7% tổng số cơ sở lưu trú và 33,6% tổng số lượng phòng lưu trú trên địa bàn. Về vận chuyển, lữ hành: 84 đơn vị kinh doanh vận chuyển, lữ hành, trong đó có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế 31 đơn vị, kinh doanh lữ hành nội địa 17 đơn vị, vận chuyển 33 đơn vị, bán vé 3 đơn vị. 42/84 đơn vị hoạt động tuyến Hội An- Cù Lao Chàm[21; tr13]. Các loại dịch vụ khác như: dịch vụ ăn uống, chăm sóc sắc đẹp, mua sắm… đa dạng về loại hình dịch vụ và chủng loại hàng hóa, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách du lịch, mạng lưới cung cấp hàng mua sắm cũng rất đa dạng phong phú: may mặc lấy nhanh, giày dép, lưu niệm, lồng đèn, đồ mộc lưu niệm chạm khắc... Đội ngũ lao động từng bước chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, với quy mô và tốc độ phát triển nhanh chóng, hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch chịu áp lực lớn và tất yếu xuất hiện những hạn chế, vướng mắc gây cản trở cho việc duy trì trật tự, chất lượng và phát triển của kinh tế du lịch địa phương như: xuất hiện những vấn đề quản lý mới chưa được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh một cách đầy đủ như Condoltel, Oficetel hay tự xác định hạng của cơ sở lưu trú…; vấn đề phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương chưa rõ ràng nên tạo ra những chồng chéo; chưa có được những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho dịch vụ du lịch giai đoạn dịch bệnh; năng lực quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất, thiết bị nhanh xuống cấp gây lãng phí… Những hạn chế đó không chỉ làm cho hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch không đạt được mục tiêu đã đề ra, mà còn trở thành cản lực cho sự phát triển của dịch vụ du lịch nói riêng và hoạt động du lịch nói chung tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chính vì thế, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn để tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà


nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trong tương lai.

Dưới góc độ thực tiễn khoa học, đã có nhiều công trình xem xét, đánh giá về du lịch và quản lý du lịch tại thành phố Hội An, cũng như tại nhiều địa phương khác ở Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ở cấp độ luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính chưa được bất kỳ nghiên cứu nào thực hiện. Từ cơ sở thực tiễn quản lý và khoa học đó, học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sĩ ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính là việc làm có tính cấp thiết.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Trực tiếp nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến du lịch, dịch vụ du lịch, quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về du lịch đã có nhiều nghiên cứu tiến hành ở những cấp độ khác nhau. Các nghiên cứu này đã xác lập hai xu hướng nghiên cứu chính về lý luận, gồm:

- Xu hướng nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về du lịch dưới góc độ quản lý nhà nước. Xu hướng này được thực hiện bởi các nghiên cứu tiêu biểu như: tác giả Võ Thị Thắng với nghiên cứu "Tăng cường quản lý nhà nước để du lịch Việt Nam phát huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn"; tác giả Lê Văn Minh với nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch”; tác giả Đỗ Thị Thanh Hoa với nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”; tác giả Trần Xuân Ảnh với nghiên cứu "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch", tác giả Nguyễn Minh Đức với nghiên cứu "Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa";… Các nghiên cứu ở nhóm xu hướng này xây dựng các khái niệm, bản chất và vai trò… dưới góc nhìn của ngành khoa học quản lý. Theo đó, chủ yếu những vấn đề lý luận của nhóm nghiên cứu này về quản lý nhà nước về du lịch (trong đó có cả dịch vụ du lịch) xoay quanh việc


chứng minh tính tất yếu của hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Các đặc trưng, bản chất, vai trò… cũng được phân tích theo hướng tiếp cận đó.

- Xu hướng nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về du lịch dưới góc độ Luật học. Xu hướng này có thể kể tới một số nghiên cứu sau: tác giả Trịnh Đăng Thanh với nghiên cứu "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay"; tác giả Trần Thị Kim Hoa với nghiên cứu “Quản lý nhà nước về du lịch từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”; Nhóm các nghiên cứu này xem xét những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về du lịch (bao gồm cả dịch vụ du lịch) dưới góc độ của luật học. Theo đó, các vấn đề như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các nội dung quản lý nhà nước về du lịch… đều xuất phát từ những quan điểm của pháp luật hiện hành tại thời điểm nghiên cứu. Cơ bản các nghiên cứu ở nhóm này đã làm rõ được nội hàm khái niệm, phân tích các đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật, những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý này…

Nghiên cứu nhóm nội dung những vấn đề thực tiễn và giải pháp liên quan đến đề tài luận văn có thể kể tới các nghiên cứu như: tác giả Lê Đình Hiếu với nghiên cứu “Quản lý Nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”; tác giả Trần Phan Long với nghiên cứu“Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch biển tại thị xã Cửa Lò”; tác giả Nguyễn Thị Thùy với nghiên cứu “Quản lý nhà nước về du lịch tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”; tác giả Lê Long với nghiên cứu “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh”… Các nghiên cứu kể trên đã phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương có thế mạnh về hoạt động kinh tế này. Kết quả cho thấy hầu hết các hoạt động quản lý bên cạnh những giá trị đạt được đều còn tồn tại những hạn chế vướng mắc như: sự thiếu thống nhất hoặc thiếu chi tiết của cơ sở pháp lý; những hạn chế trong cơ cấu tổ chức và năng lực của người thực thi; hạn chế từ điều kiện tự nhiên, đời sống xã hội hay ý thức của người dân, của người kinh doanh du lịch… Các hạn chế này đã gây ra những khó khăn cho hoạt động quản lý, đồng thời cũng trở thành cản lực cho


phát triển của kinh tế du lịch các địa phương. Trên cơ sở những phân tích đó, các nghiên cứu cũng đều đã đưa ra được các quan điểm, giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Các giải pháp đó hướng chủ yếu tới việc: hoàn thiện thể chế pháp lý; hoàn thiện tổ chức; nâng cao năng lực cán bộ, công chức; khắc phục các cản lực tự nhiên; và tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân, các tổ chức xã hội.

Trên cơ sở thống kê và phân tích tình hình nghiên cứu kể trên, tác giả đưa ra một số đánh giá như sau:

Thứ nhất, những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về du lịch (bao gồm quản lý dịch vụ du lịch) như khái niệm, đặc điểm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đã được làm rõ trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, trực tiếp nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ du lịch và quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch chưa được tiếp cận một cách toàn diện. Sự lồng ghép vấn đề quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trong quản lý nhà nước về du lịch đã không thể làm rõ một cách sâu sắc những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch.

Thứ hai, những vấn đề thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch (bao gồm quản lý dịch vụ du lịch) như thực tiễn thể chế (chính sách và pháp luật), thực tiễn thực hiện và kết quả của hoạt động quản lý gắn với từng phạm vi nghiên cứu cụ thể đã được nhiều công trình nghiên cứu phân tích, làm rõ. Tuy nhiên, vì nội hàm tiếp cận rộng, vấn đề thực tiễn quản lý dịch vụ du lịch chỉ được xem xét, đánh giá lồng ghép trong vấn đề du lịch nói chung nên chưa nổi bật được những vấn đề thực trạng cần phân tích và đánh giá chuyên sâu. Thêm nữa, thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam chưa được bất kỳ công trình nào xem xét, đánh giá.

Thứ ba, những vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc đề xuất quan điểm và xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch ở trên phạm vi toàn quốc hay của những địa phương cụ thể đã được một số nghiên cứu thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ du lịch vẫn còn mờ nhạt. Vì

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 16/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí