Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Về Nhận Thức, Cũng Như Mức Độ Thực Hiện Dh Theo Quan Điểm Dhph Ở Trường Thpt Hiện Nay

2.2.1.2. Thực trạng DH của GV theo quan điểm DHPH hiện nay

Hoạt động giảng dạy của GV là khâu then chốt, quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường.

Trong một giờ học, người thầy phải xử lý ba mối quan hệ:

Quan hệ người thầy với tri thức của nhân loại thuộc phạm vi giờ học mà người thầy có nhiệm vụ chuyển tải tới HS. Người thầy phải lao động miệt mài để cô đọng được hệ thống kiến thức sao cho kiến thức đó đạt tới các yêu cầu: cơ bản nhất, hiện đại nhất, hữu ích nhất cho HS.

Quan hệ của người thầy với quá trình lĩnh hội tri thức của HS. Người thầy phải lao động một cách tinh tế, tổ ch ức quá trình dạy học hợp lý để HS chiếm lĩnh được kiến thức một cách có hệ thống, có tính mục đích, có tính kế hoạch.

Quan hệ người thầy với người trò: Ở đây là quan hệ giữa hai công dân với nhau. Người thầy phải tổ chức sự giao lưu với từng HS và tập thể HS một cách cởi mở để HS dù bất cứ lứa tuổi nào cũng được ở trong bầu không khí dân chủ, nhưng lại giữ được sự nề nếp kỷ cương - trách nhiệm- tôn trọng lẫn nhau trong tập thể.

Người thầy phải có kỹ năng tổ chức để HS hình thành một tập thể biết học hỏi lẫn nhau.

Nhà sư phạm lão thành Nguyễn Cảnh Toàn ở Việt Nam có nói về công việc dạy của thầy và công việc của trò. Người thầy phải căn cứ vào 4 sức của HS mà có kế hoạch dạy hợp lý, đó là: sức chứa của HS; sức hút của HS; sức thấm của HS; sức chế biến của HS.

Để đánh giá thực trạng hoạt động giảng dạy của GV theo quan điểm dạy học phân hóa, tác giả dùng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của đội ngũ GV (phụ lục 2.1) ở một số trường THPT về một số bước bắt buộc GV phải thực hiện khi DH theo quan điểm DHPH, kết quả như sau:

ớc 1: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy

Để dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa, một trong những công việc đầu tiên là GV phải điều tra đối tượng HS của mình.

Việc kiểm tra kiến thức nền của người học trước khi học mô n học nhằm mục đích đánh giá khả năng học môn học, những khó khăn, thuận lợi mà những người học khác nhau có thể gặp phải trong quá trình học môn học. Kiểm tra kiến thức nền giúp GV phân loại HS theo các nhóm năng lực.

Điều tra phong cách người học, thói quen riêng của từng người học cũng như điều tra hứng thú của người học với môn học, giúp GV nắm được động cơ học tập môn học, những nguyên nhân thích hoặc không thích môn học để có các phương pháp dạy học phù hợp.

Qua khảo sát cho thấy, việc thực hiện bước Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi dạy được tổng hợp ở Bảng 2.1 (minh họa bằng Biểu đồ 2.1) như sau: 99,42% GV cho rằng rất cần thiết và cần thiết phải xác định được mức độ năng lực của HS trước khi dạy, nhưng có 44,19% GV trả lời làm chưa tốt và có 1,16% GV trả lời chưa làm. 59,88% GV được hỏi cho rằng việc khảo sát hứng thú học môn học của HS trước khi học là cần thiết; 65,12% GV cho rằng việc xác định được phong cách, sở thích của HS là cần thiết. 20,93% GV được khảo sát cho rằng, trong dạy học chưa tập trung vào sở thích, phong cách học tập của HS; 14,55% chưa khảo sát hứng thú học tập của HS.

Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy việc khảo sát đối tượng HS trước khi

giảng dạy của một bộ phận GV còn làm chưa tốt.

ớc 2: Lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc phân tích nhu cầu của HS

Trên cơ sở những thông tin thu được từ việc phân tích nhu cầu của HS, xác định vị trí môn học, mục tiêu môn học, bài học giúp GV biết vị trí, vai trò của môn học trong việc đạt mục tiêu chung của cả bậc học/cấp học, q ua đó có quan điểm đầy đủ về giáo dục toàn diện. Hơn nữa, GV sẽ biết tận dụng những kiến thức, kinh nghiệm mà HS đã tích lũy được từ các môn học khác, tạo sự

liên kết, vận dụng tổng hòa các kiến thức đó vào học tập cũng như cuộc sống sau này.

Qua khảo sát cho thấy, bước Lập kế hoạch dạy học cho từng đối tượng HS trên cơ sở phân tích vị trí môn học; chuẩn kiến thức kỹ năng; tìm hiểu kiến thức nền của HS trước khi học môn học; nhu cầu học của HS được tổng hợp ở Bảng 2.1 (minh họa bằng Biểu đồ 2.1) như sau: Các ý kiến được hỏi cho rằng việc này rất cần thiết và cần thiết nhưng có đến 42,44% GV trả lời chưa làm tốt.

Qua khảo sát cho thấy, Việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, mục tiêu chi tiết của bài soạn phải được nêu ra và được thiết kế dựa trên thang nhận thức của Bloom và được phân thành 3 bậc, tính đến từng đối tượng HS được tổng hợp ở Bảng 2.1 (minh họa bằng Biểu đồ 2.1 ) cho thấy: các ý kiến đều cho rằng rất cần thiết và cần thiết nhưng có 34,30% trả lời chưa làm tốt và 1,16% trả lời chưa làm.

Qua đây, chúng ta nhận thấy việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học…phù hợp với từng đối tượng HS trước khi giảng dạy của một bộ phận GV còn làm chưa tốt.

Bước 3: Trong giờ dạy GV kết hợp nhiều phương pháp dạy học và lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học

Qua khảo sát cho thấy, Trong dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa,

GV cần phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau cũng như những hình thức tổ chức dạy học khác nhau được tổng hợp ở Bảng 2.1 (minh họa bằng Biểu đồ 2.1 ) như sau:

62,79% GV được khảo sát cho rằng, biết sử dụng nhiều phương pháp

dạy học trong một giờ dạy là rất cần thiết; 35,47% cho rằng điều này cần thiết. Tuy nhiên, có 34,3% cho rằng việc này chưa làm tốt và 7,56% cho rằng chưa sử dụng nhiều phương pháp trong giảng dạy.

Về việc phối hợp nhiều hình thức lên lớp, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, quan tâm đến HS yếu kém, HS giỏi , hầu hết GV cho rằng điều này rất cần thiết và cần thiết, tuy nhiên có 37,21% GV trả lời chưa làm tốt và 4,65% GV trả lời chưa kết hợp hình thức hoạt động học tập độc lập của HS, hoạt động chung của tập thể và hoạt động nhóm.

Căn cứ mục tiêu dạy học đã được xác định theo 3 bậc ở trên, GV lựa chọn những nội dung nào HS có thể tự học, nội dung nào cần giảng trên lớp, nội dung nào cần thảo luận. Qua đó có thể sắp xếp được nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu dạy học. Theo kết quả tổng hợp ở Bảng 2.1 (minh họa bằng biểu đồ 2.1) cho thấy:

Các GV được hỏi cho rằng công việc này rất cần thiết và cần thiết nhưng có 45,93% GV đánh giá chưa làm tốt và 4,07% GV đánh giá chưa làm công việc này trong khi giảng dạy.

Trong dạy học theo quan điểm DHPH, căn cứ vào mục tiêu và nội dung dạy học, GV lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Mục tiêu dạy học bậc 1 có thể dùng hình thức tự học (có hướng dẫn), các mục tiêu bậc 2 được dạy trên lớp bằng các phương pháp khác nhau và các mục tiêu bậc 3 được dạy dưới hình thức làm việc nhóm hay xemina. Theo kết quả tổng hợp ở Bảng 2.1 (minh họa bằng Biểu đồ 2.1) cho thấy rằng:

Các ý kiến trả lời công việc này rất cần thiết và cần thiết trong dạy học phân hóa HS nhưng có 38,37% GV đánh giá chưa làm tốt và 6,39% GV đánh giá chưa làm.

Về phía HS, qua khảo sát ( phụ lục 1.1) cho thấy: có 40% HS trả lời GV chưa thực hiện tốt việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và áp dụng những hình thức tổ chức dạy học khác nhau.

Như vậy: Trong giờ dạy GV đã kết hợp nhiều phương pháp dạy học và lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học, nhưng một số thực hiện chưa tốt.

Bước 4. Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS trong suốt quá trình giảng dạy

Trong dạy học phân hóa, cần xác định đánh giá tiến bộ của HS trong suốt quá trình giảng dạy, tạo nhiều cơ hội để HS thể hiện mình. Giúp HS trở thành người học tự tin vào chính mình. Sau mỗi bài giảng, GV ghi chép lại cảm tưởng, nhận xét…của mình và sau 1 giai đoạn (học kì, năm học), GV tổng kết tư liệu thu được và có kế hoạch cải tiến cho giờ sau, kì sau…Căn cứ mục tiêu dạy học, GV thiết kế các hình thức kiểm tra đánh giá; đánh giá đầu vào và đánh giá liên tục trong quá trình dạy học về sự sẵn sàng và tiến bộ của HS được coi là việc làm quan trọng. HS được đánh giá theo những cách khác nhau.

Theo kết quả tổng hợp ở Bảng 2.1 (minh họa bằng Biểu đồ 2.1 ) cho thấy : có 52,33% GV cho rằng chưa thực h iện tốt việc sử dụng nhiều hình thức để đánh giá, đánh giá liên tục trong quá trình giảng dạy và 4,07% GV chưa thực hiện dùng nhiều hình thức để đánh giá HS và đánh giá trong suốt quá trình dạy. Việc HS cần được đánh giá theo những cách khác nhau: chỉ có 2 ,32% GV ý kiến cho rằng không cần thiết nhưng có đến 39,53% GV trả lời chưa làm tốt và 6,39% GV trả lời chưa làm.

Ngoài ra trong dạy học theo quan điểm DHPH cần xây dựng mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò

Trong dạy học theo quan điểm DHPH, GV cần xây dựng mối quan hệ dân chủ với HS, tôn trọng sự khác biệt của chúng, quan tâm đến tâm tư tình cảm của HS, giúp HS cởi mở, tự tin vào chính mình.

Theo tổng hợp ở Bảng 2.1 (minh họa bằng Biểu đồ 2.1 ): GV và HS chấp

nhận và tôn trọng nhau, tạo mối quan hệ dân chủ. Nội dung này hầu hết các ý kiến cho rằng điều này là rất cần thiết và cần thiết, nhưng có trả lời 34,88% GV trlời chưa làm tốt.

GV là người giúp HS trở thành người học tự tin vào chính mình. Nội dung này hầu hết các ý kiến đều cho rằng là rất cần thiết và cần thiết. Tuy nhiên, theo tổng có 48,84% GV được hỏi cho rằng chưa làm tốt việc này.

Theo kết quả khảo sát của HS về thái độ của GV (phụ lục 1.1): Có 40% trả lời trong giảng dạy GV chưa quan tâm đến tình cảm cá nhân của HS, chưa tập trung vào năng lực, sở thích, phong cách học của HS.

Trong giảng dạy các em đề nghị các thầy cô nên quan tâm đến tình cảm của các em và chú ý đến năng lực của các em nhiều hơn nữa.

Nhận xét chung: Qua kết quả khảo sát cho thấy, các trường THPT hiện nay GV đã thực hiện DH theo quan điểm DHPH. Tuy nhiên, việc dạy học theo quan điểm này của GV ở các trường hiện nay còn một số tồn tại như: GV chỉ dạy học theo quan điểm DHPH theo kinh nghiệm, một bộ phận CBQL, GV chưa thực sự quan tâm đúng mức đến dạy học theo quan điểm nà y…

Nguyên nhân của những hạn chế

Do công tác tuyên truyền về DH theo quan điểm DHPH chưa được chú trọng.

Do áp lực thi cử, bệnh vị thành tích nên trong dạy học nhiều khi GV không thể tập trung vào nhu cầu, năng lực, sở thích…của HS.

Do soạn giáo án cho giờ dạy học phân hóa rất tốn thời gian, công sức.

Do tổ chuyên môn chưa đi sâu, đi sát, chưa khuyến khích, động viên được GV dạy học theo quan điểm này. Việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy cũng như công tác soạn giảng của GV còn nể nang, nương nhẹ…

Kinh phí hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy chưa thực sự hấp dẫn người dạy.

Cơ sở vật chất, TBDH chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH. Việc đổi mới phương pháp dạy học của một bộ phận GV còn yếu.


Bảng 2.1: Tổng hợp ý kiến đánh giá của GV về nhận thức, cũng như mức độ thực hiện DH theo quan điểm DHPH ở trường THPT hiện nay



STT


Nội dung đánh giá


Số ý kiến

Ý kiến đánh giá

Nhận thức của GV

Mức độ thực hiện


Rất cần thiết


Cần thiết

Không cần thiết

Thực hiện tốt

Đã làm

nhưng chưa tốt


Chưa làm

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

A

Bước 1: Điều tra đối tượng HS

trước khi dạy














1.

Xác định được mức độ năng lực của HS (qua hồ sơ khảo sát,..)

688

424

61.63

260

37.79

4

0.58

376

54.65

304

44.19

8

1.16

2.

Khảo sát hứng thú của HS(thông qua

phỏng vấn,…)

688

268

38.95

412

59.88

8

1.16

256

37.21

332

48.26

100

14.53

3.

Phát hiện phong cách học tập của HS.

688

200

29.07

448

65.12

32

4.65

252

36.63

292

42.44

144

20.93

B

Bước 2:Lập kế hoạch dạy học, soạn

bài dựa trên kiến thức nền của HS















Lập KH dạy học và thiết kế bài soạn

dựa trên thang nhận thức của Bloom và được phân thành 3 bậc.


688


384


55.81


304


44.18


0


0


268


38.95


292


42.44


128


18.60

C

Bước 3: Sử dụng nhiều PPDH và

phối hợp các hình thức lên lớp














Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay - 11




1.

Kết hợpnhiều PPDH, phối hợp các

hình thức hoạt động chung của tập thể và hoạt động nhóm


688


376


54.65


300


43.60


12


1.74


400


58.14


256


37.21


32


4.65


2.

Sử dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp

với nhu cầu của HS. HS được tạo cơ hội để thể hiện mình.


688


372


54.07


308


44.77


8


1.16


332


48.26


344


50.00


12


1.74


D

ớc 4: Kiểm tra,đánh giá tiến bộ

của HS trong giờ học và trong suốt quá trình học















1.

Căn cứ vào mục tiêu dạy học, GV xây

dựng các hình thức kiểm tra để đánh giá,…


688


408


59.30


268


38.95


12


1.74


312


45.35


360


52.33


16


2.32


2.

Nhiệm vụ học tập được lập ra và điều chỉnh dựa trên số liệu đánh giá. HS được đánh giá theo các cách khác

nhau.


688


320


46.51


352


51.16


16


2.33


372


54.07


288


41.86


28


4.07

E.

Xây dựng mối quan hệ dân chủ















1.

GV-HS, HS-HS chấp nhận và tôn

trọng nhau, tạo mối quan hệ dân chủ trong nhà trường.


688


492


71.51


192


27.91


4


0.58


436


63.37


240


34.88


12


1.74


2.


GV là người giúp HS trở thành người học tự tin vào chính mình.


688


416


60.47


264


38.37


8


1.16


340


49.42


336


48.84


12


1.74

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 09/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí