Giai Đoạn Từ Khi Ban Hành Blhs Năm 1985 Đến Trước Khi Ban Hành Blhs Năm 1999

Tiêu biểu trong công tác LPHS thời kỳ từ năm 1975 đến trước năm 1985 là Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định các tội phạm và hình phạt. Sắc luật gồm 4 chương, 12 điều, quy định 7 loại tội phạm: Tội phản cách mạng; Tội xâm phạm tài sản công cộng; Tội xâm phạm đến thân thể và nhân phẩm của công dân; Tội phạm kinh tế; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn và tội hối lộ; Tội xâm phạm tài sản riêng của công dân; Tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân. Các qui định này tiếp tục được hoàn chỉnh, bổ sung thành nhiều chương trong phần các tội phạm của BLHS năm 1985 và 1999 sau này như các chương: Tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội xâm phạm tính mạng sức khỏe con người; tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ…

Về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Sắc luật số 03/SL ngày 15/3/1976 nêu 5 tội thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người là tội giết người, tội vô ý làm chết người, tội cố ý gây thương tích, tội vô ý gây thương tích nặng và tội hiếp dâm. Còn các tội khác chỉ được nêu chung chung là các tội khác xâm phạm thân thể và nhân phẩm của người dân.

Theo Sắc lệnh số 03/SL và hướng dẫn của TANDTC, quá trình xét xử những trường hợp giết người sau đây sẽ bị tăng nặng trách nhiệm hình sự: Giết người có tổ chức; Giết người một cách trắng trợn, công khai trước mặt người khác; Giết người gây khủng khiếp trong nhân dân; Giết người với thủ đoạn tàn khốc; Giết nhiều người; Giết người vì tư thù, tư lợi; Giết người để che giấu khuyết điểm, tội lỗi của mình; Giết người để cướp của.

Những trường hợp giết người được giảm nhẹ TNHS: Giết người mà nạn nhân là Ngụy cũ, trước đây thực sự có tội ác đối với bị cáo hoặc thân nhân của bị cáo, nay bị cáo quá uất ức đã giết nạn nhân; Giết người mà nạn nhân phạm tội trộm cắp, đánh bạc, buôn lậu… khi bị xét hỏi đã tự ý bỏ chạy.

Những trường hợp giết người bị tăng nặng TNHS được cập nhật phát điển hóa trong các BLHS sau này (Khoản 1, Điều 93 BLHS) còn đối với các trường hợp giảm nhẹ hầu như không còn phù hợp nên ít được áp dụng, chỉ đề cập một số nội dung tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 46 và Điều 95, BLHS.

1.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến trước khi ban hành BLHS năm 1999

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, V, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được những thành tựu quan trọng trên một số lĩnh vực, cải biến được một phần cơ cấu của nền kinh tế – xã hội, tạo ra những cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, đất nước đã gặp phải không ít khó khăn, nổi lên là sự chủ quan, duy ý chí, duy trì quá lâu mô hình kinh tế bao cấp; nóng vội xây dựng một quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nên không thực hiện được mục tiêu đã đề ra, dẫn đến tình hình kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân không được cải thiện và phát triển như mong muốn; pháp chế xã hội chủ nghĩa chậm được tăng cường; pháp luật, kỷ cương bị buông lỏng. Mặt khác, các văn bản quy phạm PLHS đơn hành không thể hiện được toàn diện, đầy đủ CSHS của Đảng và Nhà nước ta.

Xuất phát từ tình hình trên, việc ban hành BLHS là vấn đề trở nên cấp bách, có tính tất yếu, khách quan và cấp thiết; có ý nghĩa góp phần thực hiện các chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Chính quyền, bảo vệ nhân dân và đảm bảo an ninh trật tự. Đáp ứng yêu cầu đó, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của các chủ trương, CSHS trước đó, ngày 27/6/1985, Quốc hội khoá 7, tại kỳ họp thứ 9 đã thông qua BLHS 1985 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/1986. Từ năm 1986 đến năm 1997 đã bốn lần bổ sung.

BLHS năm 1985 là bộ luật đầu tiên của Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam. Nếu PLHS thời kỳ trước đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hình sự đơn hành, thì việc pháp điển hóa về hình sự lần này đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật LPHS ở nước ta.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

BLHS năm 1985 gồm hai phần: Phần chung và Phần các tội phạm, tổng cộng 20 chương với 280 điều thì các tội xâm phạm tính mạng con người được qui định tại Chương II phần các tội phạm cụ thể. Ngoài ra, còn một số tội phạm khác được qui định ở các chương khác của BLHS như tội khủng bố, tội xâm phạm sức khỏe, xâm phạm sở hữu tài sản, các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính…

Chế độ ta xác định con người là vốn quý nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đối với con người, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Vì vậy, BLHS năm 1985, sau khi quy định các tội xâm phạm an ninh quốc gia tại chương I nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội khác, đã quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ngay tại chương II nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội quan trọng đó.

Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 4

Theo BLHS năm 1985, các tội xâm phạm tính mạng con người được qui định từ Điều 101 đến Điều 108, bao gồm các tội: Tội giết người; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ; Tội vô ý làm chết người; Tội bức tử; Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát; Tội cố ý không giúp người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đời sống chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội của đất nước đã có nhiều khởi sắc, được nhân dân ta và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó tình hình tội phạm diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, BLHS năm 1985 dù đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần, nhưng còn nhiều điểm bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Trước yêu cầu của công tác phòng chống tội phạm trong tình mới, ngày 21/12/1999, tại kỳ họp thứ 6, Quốc Hội khoá X đã thông qua BLHS năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 1/7/ 2000, thay thế BLHS năm 1985 đã có nhiều điểm không còn phù hợp. Trên tinh thần kế thừa và đổi mới, Nhà nước ta thực hiện việc sửa đổi, bổ sung toàn diện BLHS năm 1985. BLHS năm 1999 ra đời đã khắc phục phần nào những hạn chế của BLHS năm 1985.‌

1.2. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tính mạng của con người

1.2.1. Khái niệm các tội xâm phạm tính mạng của con người

Theo BLHS năm 1999, các tội xâm phạm tính mạng của con người được ghi nhận trực tiếp trong Chương XII (Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người) thông qua 11 điều từ Điều 93 đến Điều 103. Tại các điều này, hành vi xâm phạm tính mạng của người khác được ghi nhận trực tiếp trong CTTP cơ bản và người thực hiện các hành vi xâm phạm tính mạng của con người đã xâm hại đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người khác.

Nghiên cứu về các tội xâm phạm tính mạng con người, trong BLHS năm 1999, có nhiều sửa đổi, bổ sung so với trước. Điều 101 của BLHS năm 1985 được tách thành 3 tội đó là: Tội giết người (Điều 93), Tội giết con mới đẻ (Điều 94), Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

(Điều 95). Tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 103 BLHS năm 1985) được tách thành 2 tội, đó là Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97), Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 107). Tội vô ý làm chết người được tách thành 2 tội, đó là Tội vô ý làm chết người (Điều 98) và Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99)… Như vậy, BLHS năm 1999 qui định cụ thể hơn, tạo thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật trong quá trình xử lý tội phạm.

Tuy nhiên, xét về khách thể bị xâm hại, hành vi xâm phạm tính mạng con người không chỉ được ghi nhận 11 điều trong Chương XII mà còn được ghi nhận trong một loạt các điều ở các chương khác của BLHS, như tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân- Điều 84, Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội có hành vi xâm phạm sức khoẻ như cố ý gây thương tích, hiếp dâm, tội cưỡng dâm thuộc Chương XII; các tội xâm phạm sở hữu (Chương XIII) được quy định ở các Điều 133- tội cướp tài sản, Điều 134 - tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Điều 136 – tội cướp giật tài sản; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng thuộc Chương XIX, qui định tại các Điều 202 tội vi phạm các qui định về điều khiển an toàn giao thông đường bộ, Điều 203-Tội cản trở giao thông đường bộ, Điều 204 – Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn, Điều 205

- Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, Điều 206 - Tội tổ chức đua xe trái phép, Điều 207- Tội đua xe trái phép, Điều 208 - Tội vi phạm các qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt… Các tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người này có đặc điểm là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không chỉ xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng

con người mà còn xâm phạm đến các quan hệ xã hội khác như an ninh chính trị của Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, quan hệ sở hữu, an toàn công cộng, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính, hoạt động tư pháp…Thông qua việc thực hiện hành vi xâm phạm tính mạng con người, người phạm tội mới thực hiện được mục đích phạm tội khác của mình hoặc hậu quả phạm tội (làm chết người) là bộ phận cấu thành tội phạm riêng biệt. Các hành vi xâm phạm tính mạng con người thường được quy định ở cấu thành tội phạm tăng nặng, thể hiện tính chất rất nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Mặc dù được quy định trực tiếp tại Chương XII hay là gián tiếp tại các chương, điều khác trong BLHS như đã trình bày thì các tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người đều mang một đặc tính là người phạm tội có hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác mà đối tượng tác động chính là thân thể của bị hại. Hành vi xâm hại đến tính mạng con người được thể hiện dưới dạng hành động như đánh đập, đấm đá, dùng hung khí tấn công… hoặc thể hiện dưới dạng không hành động, tức là không làm một việc theo pháp luật qui định dẫn đến nạn nhận chết, như bác sỹ không cho bệnh nhân uống thuốc, mẹ không cho con bú…

Tất nhiên, không phải bất kỳ hành vi nào xâm phạm tính mạng con người cũng bị coi là tội phạm mà các tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người phải là hành vi trái PLHS. Khi xem xét các tội cụ thể đó phải căn cứ vào các dấu hiệu pháp lý của tội phạm mà BLHS yêu cầu. Không thể coi là tội phạm xâm phạm tính mạng con người khi hành vi đó chưa được quy định trong BLHS. Mặt khác, các tội xâm phạm tính mạng con người chỉ có thể được thực hiện do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện. Bởi chỉ khi có đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS thì người đó mới có đủ khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của

hành vi do mình thực hiện, cũng như có khả năng điều khiển được hành vi đó. Khi chủ thể của hành vi tại thời điểm thực hiện hành vi là người có đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS, thì hành vi do chủ thể đó thực hiện có tính chất lỗi. Tức là chủ thể của các tội xâm phạm tính mạng con người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị LHS cấm.

Về khái niệm các tội xâm phạm tính mạng của con người được qui định tại Chương XII BLHS năm 1999, đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết của các nhà khoa học đề cập đến:

- Theo Bình luận khoa học BLHS năm 1999, Nhà xuất bản Công an nhân dân của nhiều tác giả, năm 2002: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi, gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến quyền sống, quyền được bảo hộ về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

- Giáo trình LHS Việt Nam, trường Đại học luật Hà Nội, năm 2003, đưa ra định nghĩa: Tội phạm xâm phạm tính mạng con người là những hành vi hành động hoặc không hành động, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của người khác.

- Theo Sách Bình luận khóa học BLHS - Tập I, của nhiều tác giả do PGS.TS Trần Minh Hưởng làm chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2012: Tội xâm phạm tính mạng con người là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền được sống của con người.

Từ những nghiên cứu được trình bày ở trên, có thể đưa ra khái niệm các tội xâm phạm tính mạng con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong chương XII BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, hoặc vô ý, xâm phạm đến quyền sống của con người và

việc xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến quyền sống của con người phản ánh đầy đủ nhất bản chất của các tội phạm này.

Các tội xâm phạm tính mạng con người được quy định trong chương XII từ Điều 93 đến Điều 103 của BLHS 1999 gồm:

1) Tội giết người (Điều 93);

2) Tội giết con mới đẻ (Điều 94);

3) Tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95);

4) Tội giết người do vượt quá dưới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96);

5) Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97);

6) Tội vô ý làm chết người (Điều 98);

7) Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99);

8) Tội bức tử (Điều 100);

9) Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 101);

10)Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102);

11) Tội đe dọa giết người (Điều 103).

1.2.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm tính mạng của con người

a) Khách thể của tội phạm

Theo LHS Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của LHS là những quan hệ xã hội được xác định trong Điều 8 của BLHS, đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí