Vài Nét Khái Quát Về Trường Trung Học Cơ Sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội

Chương 2‌‌‌‌

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TÍCH HỢP VỚI GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÂN HÀ, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI


2.1. Vài nét khái quát về trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường THCS Vân Hà, đóng trên địa bàn thôn Thiết Bình, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 1964. Từ một ngôi trường với 8 lớp học được tách ra từ trường cấp I và II Vân Hà với điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn.

Được sự đầu tư của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, trường được khởi công xây dựng trên một khu đất mới với diện tích 11.857 m2 với 18 phòng học (diện tích 50 m2 / phòng), 6 phòng chức năng, một dãy nhà hiệu bộ ba tầng, một phòng thể chất, 1 nhà ăn học sinh… theo đúng quy định của trường chuẩn Quốc gia.

Ngày 30 tháng 1 năm 2005, trường THCS Vân Hà được khánh thành và vinh dự gắn biển công trình kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2005). Trường được thiết kế hiện đại, đầu xây dựng mới hoàn toàn. Điều đó đã đáp ứng được niềm mong mỏi của các em học sinh, các thầy cô giáo, Đảng uỷ, Ủy ban nhân dân và toàn thể nhân dân xã Vân Hà.

Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên và HS nhằm ổn định nền nếp, nâng cao chất lượng cùng với ý thức phấn đấu theo chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường giai đoạn 2010 - 2015, ngày 24 tháng 3 năm 2011, trường THCS Vân Hà chính thức được công nhận đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn I Số 1289 ngày 16/03/2011.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trường

CHI BỘ ĐẢNG



ĐOÀN THANH NIÊN

THANH TRA NHÂN DÂN

CÁC TỔ CÔNG ĐOÀN

ĐỘI THIÊU NIÊN

TỔ HC

TỔ KHTN

TỔ KHXH



NHÓM


NHÓM


NHÓM


NHÓM


NHÓM


NHÓM


NHÓM

TOÁN

SINH-

LÍ-

NGỮ

SỬ-

NGOẠI

NĂNG








HÓA-

CÔNG

VĂN

GDCD

NGỮ

KHIẾU


ĐỊA

NGHỆ





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội - 7


CÔNG ĐOÀN

BAN GIÁM HIỆU

ĐOÀN ĐỘI

Chỉ đạo; Phối hợp; Phối kết hợp

2.1.3. Quy mô trường lớp

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp trường trung học cơ sở Vân Hà



Số HS/lớp

Năm học

2012-2013

Năm học

2013-2014

Năm học

2014-2015

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Khối lớp 6

4

163

4

174

6

223

Khối lớp 7

4

169

4

160

4

171

Khối lớp 8

4

128

4

159

4

158

Khối lớp 9

4

111

4

112

4

159

Tổng số

16

571

16

605

18

711

Nguồn: Số liệu thống kê, trường trung học cơ sở Vân Hà‌

Như vậy, quy mô lớp học và số HS của nhà trường tăng dần theo từng năm. Tỷ lệ HS/lớp của từng năm học cũng tăng lên. Đặc biệt năm học 2014 - 2015 khối lớp 6 tăng lên hai lớp. Điều đó chứng tỏ phụ huynh HS tin tưởng vào chất lượng giáo dục của nhà trường và yên tâm gửi gắm con em mình cho nhà trường.

2.1.4. Cơ sở vật chất của trường

Nhà trường được xây dựng trên diện tích 11.857 m2, chủ đầu tư là Sở GD&ĐT Hà Nội. Trường được phân chia thành các khu sau:

- Khu học tập hai dãy nhà 3 tầng gồm:

+ Phòng học: 18; phòng máy tính 01; phòng thí nghiệm thực hành môn Hóa: 01, phòng thí nghiệm thực hành môn Vật lí: 01, phòng thí nghiệm thực hành môn Sinh học: 01; Phòng thư viện: 01; 02 phòng máy chiếu phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin; Phòng họp chung: 01 với sức chứa 100 người.

- Một nhà thể chất (Có sức chứa 700 người) thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tập thể của nhà trường.

- Khu nhà hành chính 3 tầng gồm:

+ Phòng làm việc của Hiệu trưởng: 01; phòng làm việc Phó hiệu trưởng: 01; phòng chờ giáo viên: 01; phòng họp: 01; phòng kế toán: 01; phòng thủ quỹ: 01; phòng Công đoàn: 01; Phòng Đoàn thanh niên: 01; phòng Văn thư: 01

Với sự quan tâm đầu tư của cấp trên, nhà trường có đủ các phòng học, phòng học bộ môn, các phòng làm việc của cán bộ quản lý và các phòng phục vụ cho công tác hành chính, điều hành của nhà trường. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Tuy có đủ các phòng học và các thiết bị dạy học phục vụ cho công tác dạy học, hiện nay nhà trường còn thiếu các máy tính cho các tổ chức trong nhà trường: Tổ chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên. Nhà trường còn thiếu các phòng sinh hoạt của các tổ chuyên môn. Việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu ở các lớp học.

2.1.5. Hoạt động dạy và nghiên cứu của giáo viên, hoạt động học của học sinh trong những năm gần đây

2.1.5.1. Hoạt động dạy và nghiên cứu của giáo viên

Từ năm 2011 đến năm 2014, trường THCS Vân Hà đã không ngừng phát triển và vươn lên. Về mặt tổng số GV nhìn chung không có nhiều thay đổi, song chất lượng và trình độ của GV ngày được nâng cao. Tuy là một trường nhỏ của huyện, cả trường chỉ có 29 GV nhưng phong trào tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất được hưởng ứng. Không chỉ các đồng chí GV trẻ mà một số GV đã nhiều tuổi cũng tham gia tự học, tự bồi dưỡng về trình độ chuyên môn. Các phong trào về chuyên môn như hội giảng, chuyên đề, thi GV dạy giỏi các cấp, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm đều được đông đảo GV tham gia và đạt kết quả cao, nhiều sáng kiến được xếp loại B cấp thành phố.

Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của giáo viên trường trung học cơ sở Vân Hà



Năm học


Tổng số GV

Trình độ đào tạo


CSTĐ các cấp

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

2012 - 2013

29

100%

79.31%

6

2013 - 2014

29

100%

86.21%

6

2014 - 2015

29

100%

86.21%

6

Nguồn: Trường THCS Vân Hà

Tổ Khoa học Xã hội có 14 đồng chí, trong đó nhóm Ngữ văn chỉ có 4 GV; 1 GV đạt chuẩn, 3 GV đạt trên chuẩn. Vì vậy công tác giảng dạy Ngữ văn của trường gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các GV đều rất cố gắng khắc phục khó khăn, luôn học hỏi và giúp đỡ nhau trong chuyên môn. Đa số GV Ngữ văn đều tự đánh giá có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt, có ý thức đổi mới phương pháp và áp dụng CNTT vào giảng dạy.

Bảng 2.3: Giáo viên tự đánh giá về trình độ chuyên môn

SL: số lượng; %: tỷ lệ phần trăm



TT

GV Ngữ văn tự đánh giá

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Rất yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Trình độ chuyên môn

3

75

1

25

0

0

0

0

0

0

2

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

3

75

1

25

0

0

0

0

0

0

3

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

2

50

2

50

0

0

0

0

0

0

4

Mức độ đổi mới phương pháp

2

50

2

50

0

0

0

0

0

0

Nguồn: Trường trung học cơ sở Vân Hà

2.1.5.2. Hoạt động học của học sinh

Trong những năm học gần đây, trường THCS Vân Hà đã đạt được một số thành tích nhất định và bước đầu khẳng định được chất lượng GD so với các trường THCS khác trong toàn huyện Đông Anh.

* Về chất lượng 2 mặt giáo dục

Bảng 2.4: Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của trường trung học cơ sở Vân Hà


Năm học


Số lớp


Số HS

Xếp loại đạo đức

(%)

Xếp loại học lực

(%)

Tốt

Khá

TB

Y

Giỏi

Khá

TB

Y-Kém

2012-2013

16

571

78.28

17.34

3.68

0.7

30.47

33.27

26.63

9.63

2013-2014

16

605

81.49

17.25

0.99

0

33.22

30.74

28.27

7.77

2014-2015

18

711

86.61

13.25

0.14

0

36.32

31.77

27.92

3.99

Nguồn: Trường trung học cơ sở Vân Hà

Qua bảng kết quả xếp loại hai mặt GD của nhà trường trong ba năm gần đây ta thấy về kết quả rèn luyện đạo đức và học tập của học sinh có xu hướng tích cực. Tỉ lệ HS có hạnh kiểm TB giảm dần, tỉ lệ HS hạnh kiểm khá, tốt tăng theo từng năm.

Về học lực tỉ lệ HS khá, giỏi tăng dần theo từng năm, trong đó tỉ lệ HSG tăng mạnh nhất từ 30.47% năm học 2012 - 2013 lên 36.32 % trong năm học 2014 - 2015. Tỉ lệ HS xếp loại học lực yếu cũng đã giảm rõ dệt từ 9.63% năm học 2012 - 2013 xuống còn 3.99% năm học 2014 - 2015.

* Kết quả tốt nghiệp THCS - Thi vào THPT

Bảng 2.5: Kết quả tốt nghiệp và thi vào trung học phổ thông của trường và của Huyện Đông Anh


Năm học


Số lượng

Kết quả tốt nghiệp (%)

Kết quả thi vào THPT (%)

Trường

Huyện

Trường

Huyện

2012 - 2013

110

99.09

99.10

73

83

2013 - 2014

112

100

99.23

72

85

2014 - 2015

155

99.36

99.38

74

88

Nguồn: Trường trung học cơ sở Vân Hà;Phòng Giáo dục và Đào tạo Đông Anh

Qua thống kê kết quả tốt nghiệp THCS và bảng kết quả thi vào THPT ta thấy: kết quả tốt nghiệp của nhà trường năm học sau cao hơn năm học trước, đặc biệt là sự tiến bộ về tỷ lệ tốt nghiệp đạt loại Khá, Giỏi có sự chuyển biến rõ. Tỷ lệ thi đỗ vào các trường THPT công lập cũng khả quan hơn.

Tuy vậy, có thể thấy chất lượng GD nhà trường so với toàn huyện còn chưa cao. Đặc biệt là chất lượng mũi nhọn. Nguyên nhân chủ yếu là do địa phương có nghề thủ công mỹ nghệ và buôn bán đồ gỗ rất phát triển, chuyên môn HS và học sinh chưa quan tâm thực sự đến việc học của con em, đội ngũ GV nhà trường chưa có phương pháp dạy học hiệu quả dẫn đến chất lượng các giờ dạy chưa đồng thật tốt.

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội

Với phạm vi của đề tài, chúng tôi lựa chọn tiến hành khảo sát 04 GV dạy môn Ngữ văn, 02 cán bộ QL và 40 HS của trường THCS Vân Hà. Để khảo sát thực trạng học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường THCS Vân Hà, chúng tôi đã lập 1 mẫu phiếu chung cho giáo viên dạy Ngữ văn với tổng số phiếu thu về là 04, 1 mẫu phiếu chung cho cán bộ QL với tổng số phiếu thu về là 02 và 1 mẫu chung cho HS với tổng số phiếu thu về là 40. Kết quả được tổng hợp theo các mức độ đánh giá được qui ước tương ứng với điểm trọng số như sau:

Mức độ

Điểm trọng số

Không tốt- Không thực hiện - Không hiệu quả - Không đầy đủ - Không phù hợp - Không quan tâm


1

Chưa tốt - Hiếm khi - Ít hiệu quả - Ít đầy đủ - Ít phù hợp - Ít quan tâm

2

Khá tốt - Khá thường xuyên - Khá hiệu quả - Khá đầy đủ - Khá phù hợp - Khá quan tâm


3

Tốt - Thường xuyên - Hiệu quả - Đầy đủ - Phù hợp - Quan tâm

4

Rất tốt - Rất thường xuyên - Rất hiệu quả - Rất đầy đủ - Rất phù hợp

- Rất quan tâm


5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022