Mức Độ Đầy Đủ Và Hiệu Quả Của Việc Thực Hiện Mục Tiêu Dạy Học

2.2.1. Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên‌

2.2.1.1. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác

Việc lập kế hoạch dạy học là một trong những khâu quan trọng. GV hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp. Việc lập kế hoạch làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống. Đồng thời phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lý những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống. Việc lập kế hoạch cũng giúp GV xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học, của từng học kỳ và trọng tâm của từng tháng, từng tuần. Qua đó nhà QL cũng nắm được nội dung công việc của từng GV và thời gian tiến hành, cách tiến hành ra sao. Nhờ đó công việc QL đạt hiệu quả tốt hơn.

Trong số 4 GV dạy Ngữ văn được hỏi đến thì 100% GV đề đồng ý rằng đây là khâu mở đầu nhưng vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả dạy học. Vì vậy 100% GV thực hiện đầy đủ và nghiêm túc khâu này. GV lập kế hoạch của cả năm học theo từng tháng, từng tuần cụ thể và nhấn mạnh tháng nào, tuần nào là đợt cao điểm của chuyên môn.

2.2.1.2. Soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp

Dạy học là công việc vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người GV trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên không thể có một sự sáng tạo nào mà không lại thiếu đi sự chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, việc chuẩn bị lên lớp không những là cần thiết mà còn là điều bắt buộc không chỉ đối với GV mới bước vào nghề mà cả đối với GV lâu năm, có nhiều kinh nghiệm.

Vì vậy, nếu như khâu lập kế hoạch công tác là xác định nhiệm vụ DH trong từng tuần, từng tháng thì khâu soạn bài và chuẩn bị bài trên lớp là thực hiện một phần nhiệm vụ ấy. Khi soạn bài, GV phải xác định rõ mục tiêu bài học. Mục tiêu của mỗi giờ học Ngữ văn nhằm hình thành những hiểu biết về kiến thức; rèn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết và hình thành thái độ, tình cảm cho HS. Mục tiêu dạy học Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM của trường THCS Vân Hà được đánh giá như sau:

Biểu đồ 2 1 Mức độ đầy đủ và hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu 1

Biểu đồ 2.1. Mức độ đầy đủ và hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu dạy học

Từ số liệu của Biểu đồ 2.1 cho thấy, mức độ đầy đủ của việc thực hiện các mục tiêu dạy học có số điểm cao hơn mức độ hiệu quả. Như vậy có thể thấy, không phải cứ thực hiện đầy đủ các mục tiêu là có hiệu quả cao, việc đạt được hiệu quả cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.

Trước đây, mục tiêu thái độ, tình cảm ít được GV quan tâm mà hầu như chỉ chú trọng đến mục tiêu hình thành kiến thức và kỹ năng cho HS. Nhưng những năm gần đây, việc giáo dục thái độ và tình cảm cho HS qua mỗi giờ học Ngữ văn được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là từ khi đưa giáo dục nếp sống vào trường học. Vì vậy, trước khi soạn bài, GV cần xác định được mục tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của bài dạy

Căn cứ mục tiêu, GV phải đưa ra những phương pháp và tổ chức DH sao cho phù hợp. Một giờ văn thành công, HS ngoài phát triển được kỹ năng nói, kỹ năng viết thì phải có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học thông qua hệ thống ngôn từ, có những hành vi tốt đẹp trong cuộc sống. GV cần dự đoán những phương án trả lời của HS và có đáp án vừa rõ ràng, rành mạch vừa có tính khoa học vừa có những lời giảng bình hay, hấp dẫn.

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện việc soạn bài và chuẩn bị bài khi lên lớp của giáo viên


Hoạt động

Mức độ thường xuyên


Điểm TB


Thứ bậc

5

4

3

2

1

GV

HS

GV

HS

GV

HS

GV

HS

GV

HS

Soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp


4


38


0


2


0


0


0


0


0


0


4.95


1

Thường xuyên cập

nhật, mở

rộng bài

giảng với những kiến thức mới.


3


29


1


7


0


4


0


0


0


0


4.32


3

Thường xuyên tích hợp với nội dung giáo

dục nếp sống TLVM phù hợp với bài giảng.


3


31


1


6


0


3


0


0


0


0


4.70


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Qua bảng 2.6 chúng ta thấy giữa GV và HS chưa có sự thống nhất về đánh giá việc soạn bài và chuẩn bị bài của GV khi lên lớp. 100% GV tự đánh giá mình thực hiện việc soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp rất tốt nhưng vẫn có 2 HS cho rằng việc soạn bài của GV ở mức khá. Thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng soạn bài của GV như nội dung bài học quá dài, phân bố thời gian trong giờ học, việc tiếp thu và mở rộng kiến thức mới trong bài giảng hay do đối tượng HS trung bình nhiều. Vì thế 75% GV đánh giá làm tốt việc thường xuyên cập nhật, mở rộng bài giảng với những kiến thức mới và tích hợp với nội dung giáo dục nếp sống TLVM phù hợp với bài giảng, còn 25% GV đánh giá làm công việc này ở mức khá. Tuy nhiên vẫn có 10% HS được hỏi cho rằng việc cập nhật, mở rộng bài giảng với những kiến thức mới của GV chỉ ở mức độ khá thường xuyên (trung bình) và 7,5% HS đánh giá rằng việc tích hợp với nội dung giáo dục nếp sống TLVM phù hợp với bài giảng của GV ở mức độ thường xuyên. Như vậy, việc mở rộng kiến thức trong mỗi bài dạy của GV chưa thực hiện được, việc tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM cũng chưa được chú trọng. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến giờ học Ngữ văn chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn được HS yêu thích môn Ngữ văn.

2.2.1.3. Thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

* Về nội dung chương trình:

Theo kết quả điều tra thì 100% GV và HS đều đánh giá là dạy theo đúng phân phối chương trình. Những GV trực tiếp giảng dạy Ngữ văn được hỏi đều có cùng nhận xét về nội dung chương trình sách giáo khoa mới từ năm 2002 có nhiều ưu điểm phù hợp với HS hơn nội dung sách giáo khoa cũ.

Có thể thấy rõ cấu trúc nội dung của mục tiêu môn học này gồm 3 yếu tố: kiến thức, năng lực (kỹ năng) và thái độ. Đây chính là cấu trúc “kinh điển” của mục tiêu GD trong nhà trường phổ thông từ trước đến nay. Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay đã đưa những tiết chương trình địa phương giúp các em hiểu biết hơn về quê hương mình; những tiết luyện nói giúp các em có cơ hội trình bày trước lớp và rèn các em tự tin khi nói bày trước đám đông. Điểm mới so với chương trình cũ là đã đưa vào những văn bản nhật dụng mang tính cập nhật, tính thời sự và tính lâu dài như những vấn đề về môi trường, dân số,… Đặc biệt, năm học 2010 - 2011, bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” được đưa vào giảng dạy trong các trường học của thành phố, nhóm Ngữ văn của trường đã triển khai dạy Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM. Chính điều đó đã giúp bộ môn càng gần với đời sống hơn.

Tuy nhiên, so với yêu cầu và xu thế mới có thể thấy một số bất cập trong cách xác định mục tiêu trên. Cụ thể, việc cung cấp kiến thức được coi là mục tiêu số một cho thấy chương trình tập trung nhấn mạnh kiến thức chứ không phải kỹ năng, năng lực. Khái niệm “cơ bản, hiện đại” và nhất là “tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học” đã khiến chương trình sách giáo khoa nghiêng về trang bị các tri thức mang tính hàn lâm và xây dựng môn Ngữ văn trong nhà trường tương ứng với toàn bộ khoa học Ngữ văn. Kết quả là HS được học tất cả từ ngôn ngữ học, Việt ngữ học, lý luận văn học, lịch sử văn họctrong đó có một số kiến thức quá cao sâu chưa cần đối với HS phổ thông.

Đa số GV và HS được hỏi đều cho rằng nội dung nhiều tiết học còn nặng về truyền thụ kiến thức. Nhất là chương trình lớp 7 có quá nhiều văn bản trung đại rất khó và quá sức với HS. Điều đó gây cản trở cho các hoạt động của giờ dạy. Nhiều khi GV vì phải chạy theo chương trình mà khiến cho bài giảng nặng nề, thiên về nhồi nhét kiến thức. Vì vậy việc Sở GD&ĐT để cho các trường tự xây dựng chương trình phù hợp với đặc điểm của trường, phù hợp với đối tượng HS là cần thiết.

* Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài học và với đối tượng HS là rất cần thiết. Bởi nhiệm vụ quan trọng của GV là phải khơi nguồn được tình yêu văn học ở các em, giúp các em biết thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình. Những phương pháp đọc sáng tạo, vấn đáp, bình giảng, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, tích hợp,.. là những phương pháp mang tính đặc thù của bộ môn. Đối với GV, dạy ba phân môn như thể thống nhất, trong đo mỗi phân môn vừa giữ bản sắc riêng, vừa hòa nhập với nhau để cùng hình thành những tri thức và kỹ năng Ngữ văn thống nhất ở HS không còn là việc làm mới mẻ. GV phải thực hiện mọi yêu cầu một cách linh hoạt, sáng tạo mà mấu chốt của sự sáng tạo đó là luôn suy nghĩ về mục tiêu của bộ môn để tìm ra yếu tố đồng quy giữa ba phân môn tích hợp trong từng thời điểm, theo từng vấn đề.

Kết quả khảo sát 4 GV về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS Vân Hà như sau:

Biểu đồ 2 2 Mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc sử dụng phương 2

Biểu đồ 2.2. Mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học

Qua phân tích theo số liệu khảo sát GV dạy Ngữ văn của trường THCS Vân Hà, 85% GV thường xuyên sử dụng phương pháp tích hợp, đặc biệt là tích hợp với nội dung giáo dục nếp sống TLVM và hiệu quả. Phương pháp vấn đáp gợi mở và bình giảng cũng được GV thường xuyên sử dụng. Đây là hai phương pháp truyền thống mang tính đặc thù của môn Ngữ văn. Tuy nhiên, tiết học hiện đại thường bắt đầu bằng việc nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề, gây hứng thú và thu hút sự chú ý của HS vào những vấn đề đó. GV đưa ra một vấn đề, một tình huống HS cần giải quyết. HS vận dụng vốn hiểu biết của mình và kiến thức mới được học để giải quyết. Sau đó, GV sẽ định hướng kiến thức cho các em. Với phương pháp này, yêu cầu vấn đề phải có tính chất tranh cãi thì HS mới hứng thú, còn vấn đề chỉ mang tính chất tái hiện, trình bày lại thì sẽ không có độ hấp dẫn và không tạo nên được nhiều ý kiến của HS. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Phương pháp đọc sáng tạo cũng là phương pháp đặc thù của môn Ngữ văn. Phương pháp dạy học tích cực quan niệm học sinh là chủ thể, là bạn đọc sáng tạo trong đọc hiểu văn bản văn học nên mọi hoạt động tổ chức dạy và học đều chú ý đến việc kích thích trí sáng tạo, sự phát triển tư duy và tình cảm thẩm mỹ tốt đẹp ở học sinh. Atmuxơ cho rằng: “Đọc cũng là một lao động và sáng tạo”. Vì bản chất đó, đọc sáng tạo được coi là một phương pháp quan trọng trong dạy học văn.Theo PGS.TS Nguyễn Viết Chữ, khoa Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội thì đây là một trong bốn phương pháp lớn của dạy học văn học. Các mức độ đọc trong phương pháp “Đọc sáng tạo” bao gồm: đọc đúng, đọc diễn cảm, cao nhất là đọc nghệ thuật với những biện pháp thực hiện khác nhau. Theo Viện sĩ Naiđixop (Nga), việc đọc cần thực hiện được tám yêu cầu cơ bản sau:

- Giản dị và tự nhiên

- Thâm nhập vào nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm ở mức dễ hiểu với mọi lứa tuổi

- Truyền đạt rõ ràng tư tưởng tác giả

- Thể hiện trình độ của mình với tác phẩm được đọc

- Thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người nghe

- Phát âm rõ ràng, chính xác

- Truyền đạt được đặc điểm loại thể và phong cách tác phẩm

- Kĩ năng sử dụng đúng giọng của mình [29, tr. 2-3].

Như vậy, nắm được yêu cầu của phương pháp, khi thực hiện hoạt động đọc và vận dụng phương pháp này trong dạy học văn GV phải chú ý, không được coi nhẹ. Hoạt động đọc văn và những kết quả của phương pháp “Đọc sáng tạo” trong nhà trường phổ thông là cơ sở để tạo nên văn hóa đọc trong tương lai, điều mà mỗi con người muốn hòa nhập thì không thể không chú ý. Bản chất đọc sáng tạo cũng là vươn tới rèn luyện một năng lực, vốn văn hóa tiếp nhận ngay từ khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Mỗi văn bản có một giọng đọc đặc trưng. Muốn tổ chức giờ học tốt, GV phải nắm được các kiểu giọng đọc của từng văn bản để hướng dẫn HS. Từ số liệu của biểu đồ 2.2 cho thấy GV không hề xem nhẹ phương pháp này, nhưng không được tiến hành đều ở các lớp. Qua điều tra, chúng tôi được biết những lớp khá thường được sử dụng nhiều hơn, ở những lớp kém thì ngược lại nên hiệu quả đạt được chưa cao.

Kết quả khảo sát 40 HS đánh giá về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học của GV dạy Ngữ văn ở trường THCS Vân Hà cũng khá đồng nhất với kết quả khảo sát GV, cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá của học sinh mức độ sử dụng phương pháp dạy học Ngữ văn của trường trung học cơ sở Vân Hà


Nội dung

Mức độ thực hiện

Điểm TB

Thứ bậc

5

4

3

2

1

Đọc sáng tạo

20

7

8

5

0

4.05

5

Vấn đáp gợi mở

23

9

5

3

0

4.30

3

Bình giảng

26

4

7

3

0

4.33

2

Nêu vấn đề, xây dựng tình huống

16

10

12

2

0

4.25

4

Tích hợp với các chuyên đề giáo dục nếp sống TLVM

31

6

3

0

0

4.70

1

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022