Quản Lý Việc Thực Hiện Nội Dung, Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Dạy Học

Dựa vào bảng 2.14 chúng ta thấy nhà QL rất quan tâm đến việc soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp của GV. Những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy được phổ biến cụ thể đến từng GV ngay trong buổi tổ nhóm đầu năm. Hàng tháng nhà QL thường đi kiểm tra đột xuất giáo án của GV một đến hai lần. Kết quả kiểm tra là căn cứ để đánh giá xếp loại GV trong những đợt thi đua. Tuy nhiên khâu bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp chưa được quan tâm nhiều, chỉ đạt 3.83 điểm. Công việc này thường diễn ra vào đầu tháng 8 khi chuẩn bị vào năm học do Phòng GD&ĐT huyện tổ chức

2.3.1.3. Quản lý việc thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Nội dung, chương trình Ngữ văn hiện hành được thống nhất thực hiện chung trong toàn quốc, áp dụng với đối tượng HS tất cả các vùng miền, với mọi trình độ nhận thức. Do đó, cách QL môn Ngữ văn có điểm thuận lợi là dễ thống nhất song nó gây ra rất nhiều những bất cập khác.Việc QL nội dung, chương trình Ngữ văn hiện nay chỉ nằm ở những hoạt động đơn giản là hàng tuần nhà QL kiểm tra xem GV Ngữ văn có dạy đúng phân phối chương trình và bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa Ngữ văn bằng cách kiểm tra lịch báo giảng, sổ đầu bài. Tác động của hoạt động QL chỉ là hướng tới việc điều chỉnh dạy nhanh hay chậm so với phân phối chương trình. Rõ ràng, việc QL thực hiện nội dung chương trình Ngữ văn hiện hành chỉ đảm bảo được tính thống nhất mà thực tế cho thấy hiệu quả của nó chưa cao. Việc bắt buộc dạy đúng nội dung chương trình quy định và thực hiện đúng phân phối chương trình môn Ngữ văn hiện nay gây khó khăn, bất cập với GV, HS và CBQL. Vì vậy mong muốn của GV là được tự chủ thực hiện nội dung chương trình.

Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nội dung chương thay đổi, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũng phải thay đổi cho phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV và đặc biệt là HS. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là hoạt động căn bản, mấu chốt trong HĐ dạy và học ngày nay không chỉ với môn Ngữ văn mà ở tất cả các môn học khác.

Nhằm nâng cao hiệu quả QL về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, nhà trường đã xây dựng hệ thống các biện pháp cụ thể đánh giá một cách khách quan những hoạt động của GV trong việc tiến hành đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Qua điều tra 4 GV dạy Ngữ văn và 2 CBQL về việc cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy, chúng tôi thu được kết quả như sau:


Bảng 2.15. Mức độ thực hiện của nhà quản lý về việc cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy

Thực trạng quản lý

Mức độ thực hiện

Điểm TB

Thứ bậc

5

4

3

2

1

Quy định chế độ dự giờ đối với GV

1

2

3

0

0

3.67

2

Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học

1

3

2

0

0

3.83

1

Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc chuẩn bị lên lớp, dự giờ, họp chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PPDH tích hợp và hội giảng


2


1


3


0


0


3.83


1

Tăng cường cho GV kiến thức về CNTT và kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại


1


2


3


0


0


3.67


2

Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV, đặc biệt về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.


2


1


2


1


0


3.5


3

Tổ chức tốt các hoạt động lên lớp kết hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham quan.


1


2


2


1


0


3.5


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội - 11

Theo kết quả khảo sát từ bảng 2.15, công tác quản lý việc cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy được thực hiện khá thường xuyên. Trong đó, việc quy định chế độ dự giờ của GV được đánh giá xếp thứ 2. Thực tế, Ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào quyết định của Phòng GD nên đã có những quy định rất cụ thể về việc dự giờ của GV: Trung bình 1 tháng GV dự giờ 2 tiết, 1năm GV dự giờ từ 18 tiết trở lên. Mỗi GV đều được phát Sổ dự giờ ngay từ đầu năm học. Yêu cầu người dự giờ cần ghi rõ lớp nào, ngày tháng năm nào, tên bài dạy, tên GV dạy, người cùng dự. Ngay sau mỗi tiết dự giờ đều có phần nhận xét rút kinh nghiệm giờ dạy các mức độ đánh giá cho điểm và xếp loại như Tốt, Khá, TB, Yếu... Sau khi dự giờ, GV rút kinh nghiệm và đánh giá tiết dạy. Tuy nhiên thực tế GV thực hiện chưa tốt. Quy định là một năm GV phải dự 18 tiết, nhưng thực tế một số GV dự không đủ số tiết quy định đã chép lại của GV khác đi dự hoặc tự mình chép lại giáo án và điền người dạy. Ban giám hiệu cũng chỉ tính đủ số giờ dự chứ không kiểm tra tính chính xác. Vì vậy việc dự giờ của GV còn mang tính hình thức, chưa thực sự đúng tính chất của hoạt động này là dự giờ để học hỏi lẫn nhau.

Biện pháp nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức kiểm tra thường xuyên việc chuẩn bị lên lớp, dự giờ, họp chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PPDH tích hợp và hội giảng được đánh giá xếp thứ nhất. Việc kiểm tra sự chuẩn bị bài lên lớp được nhà QL thực hiện thường xuyên. Ban giám hiệu thường xuyên đi kiểm tra giáo án đột xuất và đối chiếu với Lịch báo giảng của GV xem có thực hiện đúng chương trình và kế hoạch dạy học không. Tuy nhiên một số GV và cả nhà QL việc dự giờ chưa được đánh giá cao vì rất ít khi Ban giám hiệu đi dự giờ đột xuất mà hầu như báo trước, hoặc chỉ thỉnh thoảng đi dự giờ đột xuất GV trẻ mới ra trường. Nhưng khi ban giám hiệu dự giờ GV rất lo sợ dẫn đến mất bình tĩnh, không làm chủ được hoạt động của mình nên hiệu quả giờ dạy không cao. Sở dĩ giáo viên gặp phải trạng thái này là do họ không xác định được mục đích của dự giờ không phải chỉ để đánh giá mà dự giờ để học tập lẫn nhau, để giúp nhau cùng tiến bộ. Bên cạnh đó, nhà QL chưa xác định được tiêu chuẩn giờ lên lớp của hoạt động giáo dục cụ thể, chưa tổ chức phân tích sau dự giờ và chưa huy động nhiều lực lượng tham gia cùng dự giờ mà mới chỉ có ban giám hiệu dự giờ giáo viên. Chỉ có những giờ hội giảng mới huy động được GV trong tổ nhóm tham dự.

Với hoạt động sinh hoạt chuyên môn, nhà trường đã tổ chức tương đối hiệu quả. Mỗi tháng sinh hoạt chuyên môn 2 lần nhằm trao đổi bài dạy khó, cùng nhau đi sâu vào nội dung tích hợp trong mỗi bài dạy, cùng nhau xây dựng chuyên đề, rút kinh nghiệm những tiết hội giảng,…

Biện pháp tăng cường cho GV kiến thức về CNTT và kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại được GV và CBQL đánh giá khá thường xuyên, cụ thể như sau: Tốt 16,67%, Khá 33,33%, Trung bình 50%. Có khi cả năm học nhà trường chỉ tổ chức một buổi tập huấn cho GV về CNTT và kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại. Vì vậy, hầu như chỉ có những tiết hội giảng GV mới sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.

Biện pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV, đặc biệt về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được đánh giá không cao. Các hoạt động này dưới sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục Đông Anh và Sở GD&ĐT Hà Nội và thường có kế hoạch từ đầu năm, triển khai trong suốt năm học nhưng đặc biệt là vào dịp nghỉ hè. Hầu như năm nào Phòng GD đều triển khai tốt công việc này. Tuy nhiên, hầu như GV nghỉ hè là không bao giờ đến trường nên những thông tin nhiều khi không nắm bắt được và chưa được triển khai một cách có hiệu quả, Ban giám hiệu phải gọi điện thông báo cho từng người. Bên cạnh đó, hàng năm, nhà trường đều có khuyến khích GV hoạt động nghiên cứu khoa học. Yêu cầu trong kế hoạch đầu năm của từng cá nhân phải có phần viết sáng kiến kinh nghiệm và yêu cầu khoảng tháng 4 hoàn thành sáng kiến. Đã có nhiều sáng kiến hay được giải B và giải C cấp thành phố. Tuy nhiên những sáng kiến viết về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn thực sự chưa nhiều mà tản mạn ở rất nhiều vấn đề khác. Các sáng kiến được viết dưới hình thức là những kinh nghiệm từ thực tế của GV trong quá trình dạy học môn Ngữ văn, chưa có căn cứ lý luận xác đáng. Nhà QL nên tập hợp các sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn để bàn luận trao đổi và có thể áp dụng rộng rãi. Hiện nay, hầu như mỗi GV có cách làm riêng, mạnh ai người ấy làm, nhiều người còn giữ sáng kiến của mình như là một bí mật riêng. Xét về góc độ QL, biện pháp đó chưa thật sự hiệu quả vì chưa có khâu phổ biến áp dụng rộng rãi để các GV có thể học hỏi lẫn nhau.

Tổ chức các hoạt động lên lớp kết hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham quan được đánh giá là thực hiện khá thường xuyên, đạt trung bình 3,5 điểm. Hoạt động này chỉ diễn ra một lần trong năm học vào đầu học kỳ II.

2.3.1.4. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh

Kiểm tra đánh giá là một trong những khâu quan trọng để nhà QL nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua công tác kiểm tra đánh giá HS, giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Thực tế, nhà QL đã rất quan tâm đến việc kiểm tra đánh giá kết quả của HS. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.16 sau:

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh


Thực trạng quản lý

Mức độ quan tâm

Điểm

TB

Thứ bậc

5

4

3

2

1

Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn và GV thực hiện quy chế kiểm tra, thi, xét điều kiện thi tốt nghiệp


3


2


1


0


0


4.33


3

QL việc đổi mới kiểm tra đánh giá HS

4

1

1

0

0

4.50

2

Chỉ đạo kiểm tra định kỳ sổ điểm cá nhân GV

3

2

1

0

0

4.33

3

Tổ chức thanh tra, giám sát thi, kiểm tra

4

2

0

0

0

4.67

1

Phân tích kết quả, phân loại học tập của HS

2

2

2

0

0

4.00

4

Thực tế, nhà QL rất quan tâm đến việc giám sát đề thi, đề kiểm tra. Trực tiếp Ban giám hiệu chỉ đạo và giám sát đề thi học kỳ rất chặt chẽ, đảm bảo vừa sức với HS và không có sai sót. Việc làm này của nhà QL được đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, nhà QL cũng thường xuyên quan tâm đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá HS, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn và GV thực hiện quy chế kiểm tra, thi, xét điều kiện thi tốt nghiệp. Đặc biệt hàng tháng, Ban giám hiệu đều kiểm tra sổ điểm cá nhân của GV. Tuy nhiên việc phân tích kết quả, phân loại học tập của HS vẫn có 33,33% GV đánh giá ở mức độ quan tâm bình thường. Nhà trường chưa tìm ra nguyên nhân một số bài thi, một số môn thí điểm chưa cao để rút kinh nghiệm cho HS.

2.3.1.5. Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn

Việc quy định hồ sơ chuyên môn được triển khai tới từng GV ngay từ đầu năm học với những đầu sổ cụ thể. Nhà QL thường xuyên kiểm tra hồ sơ của GV. Cụ thể tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trực tiếp kiểm tra, sau đó báo cáo kết quả với Ban giám hiệu. Ban giám hiệu là người thẩm định cuối cùng và hoàn thiện công tác này.

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn


Thực trạng quản lý

Mức độ quan tâm

Điểm TB

Thứ bậc

5

4

3

2

1

Đề ra những quy định cụ thể về hồ sơ chuyên môn (số lượng, nội dung, hình thức)


3


3


0


0


0


4.50


2

Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn kiểm tra hồ sơ cá nhân, nhận xét cụ thể và yêu cầu điều chỉnh sau kiểm tra


4


1


1


0


0


4.50


2

Sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá GV

4

2

0

0

0

4.67

1

Qua số liệu bảng 2.17 chúng ta thấy nhà QL rất quan tâm đến hồ sơ chuyên môn của GV, điểm trung bình của các biện pháp đều trên 4 điểm. Thực tế, hồ sơ chuyên môn của GV mang tính pháp lý như giáo án, sổ điểm cá nhân, lịch báo giảng, sổ công tác chủ nghiệm,… Ngoài ra, GV còn rất nhiều loại hồ sơ khác như sổ lưu đề kiểm tra, sổ bồi dưỡng chuyên môn, sổ lưu công văn,… Như vậy, ngoài việc giảng dạy, GV còn phải hoàn thiện rất nhiều hồ sơ khác. Bởi kết quả kiểm tra hồ sơ là căn cứ đầu tiên để đánh giá xếp loại thi đua. Vì vậy công việc này phần nào làm ảnh hưởng đến việc trau dồi chuyên môn của GV.

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh

Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy học. Vì vậy, trong quản lý hoạt động học của học sinh cần làm cho giáo viên nhận thấy trách nhiệm này là đặc biệt quan trọng, vì nó là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Không gian hoạt động học tập của học sinh là từ trong lớp, ngoài lớp đến ở nhà. Thời gian hoạt động học của học sinh bao gồm giờ học trên lớp, giờ học ở nhà và thời gian thực hiện các hình thức học tập khác.

Trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh, chúng ta cần bao quát được cả không gian, thời gian và các hình thức học tập để điều hòa cân đối chung, điều khiển chúng hoạt động phù hợp với tính chất và quy luật hoạt động dạy học.

Vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động học của học sinh không phải chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà còn là một đòi hỏi có ý nghĩa về tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.

Bảng 2.18. Mức độ quan tâm công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh

Mức độ quan tâm

Điểm TB

Thứ bậc

5

4

3

2

1

Giáo dục động cơ, ý thức, thái độ học tập của HS

3

3

0

0

0

4.50

2

Bồi dưỡng các phương pháp học tập tích cực cho HS

3

2

1

0

0

4.33

3

Xây dựng quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp và ở nhà của HS

4

2

0

0

0

46.67

1

Phối hợp với GVCN, phụ huynh HS, cán bộ lớp, Đoàn Đội để theo dõi nề nếp học tập của HS


2


3


1


0


0


4.17


4

Tổ chức diễn đàn để HS được trao đổi về phương pháp học và tự học

1

3

2

0

0

3.83

5

Thu nhận thông tin phản hồi từ HS

3

2

1

0

0

4.33

3

Khen thưởng và kỷ luật HS về nề nếp kỷ luật và học tập kịp thời, chính xác, khách quan

3

3

0

0

0

4.50

2

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí