Đối Với Ủy Ban Nhân Dân Huyện Đông Anh - Hà Nội

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ‌‌


1. Kết luận

Những biện pháp QL HĐDH môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM là một yêu cầu thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ của GV và HS Trường THCS Vân Hà. Trên thực tế, công tác QL vẫn còn bất cập, các nhà QL cần tìm được nguyên nhân và giải pháp khắc phục những bất cập đó.

Với nhận thức như vậy, đề tài đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế nhằm đưa ra các biện pháp có tính cần thiết và khả thi để nâng cao chất lượng DH môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM ở Trường THCS Vân Hà nói riêng và các Trường THCS tại huyện Đông Anh nói chung. Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến QL, QL GD, QL nhà trường; lý luận HĐDH môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM.

Cơ sở lý luận khẳng định cần phải có những biện pháp QL HĐDH môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM tại trường THCS. Các yếu tố như GV, HS, CBQL, CSVC kỹ thuật, chương trình đào tạo đều có liên quan đến chất lượng dạy và học. Nhà QL có biện pháp tác động tích cực vào các yếu tố đó sẽ góp phần cải thiện tình hình DH của trường.

Việc nghiên cứu lý luận đầy đủ và hệ thống đã giúp người viết có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng QL HĐDH môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM ở trường THCS.

Luận văn đã nghiên cứu tương đối đầy đủ về thực trạng QL DH môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM ở trường THCS Vân Hà thông qua thu thập dữ liệu, qua phiếu khảo sát ý kiến của cả GV, HS và CBQL về các vấn đề có liên quan. Kết quả thu nghiên cứu cho thấy thực trạng QL DH môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM ở trường THCS Vân Hà vẫn còn nhiều bất cập: như QL nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; QL về khâu kiểm tra đánh giá HS; QL về hoạt động học tập của HS; QL về CSVC, phương tiện DH,… Thông qua các số liệu thu thập, tác giả cũng so sánh và lý giải những vấn đề còn bất cập.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiện đã nghiên cứu, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất 5 nhóm biện pháp QL HĐDH môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM:

- Nhóm biện pháp QL hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

- Nhóm biện pháp QL hoạt động giảng dạy tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của giáo viên;

- Nhóm biện pháp QL hoạt động học của học sinh;

Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội - 17

- Nhóm biện pháp QL việc sử dụng CSVC và trang thiết bị dạy học;

- Nhóm biện pháp QL hoạt động thực tiễn của học sinh.

Các biện pháp đều nhằm mục đích QL tốt hoạt động dạy và học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở trường THCS Vân Hà. Các biện pháp là sự vận dụng cụ thể hóa lý luận khoa học QL và ý kiến của các GV và CBQL. Kết quả khảo sát đã chứng tỏ được mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Như vậy, giả thuyết khoa học của đề tài đã được chứng mình. Tuy nhiên, để các biện pháp được hoàn thiện và có hiệu quả thực tế, chúng tôi rất cần sự đóng góp ý kiến của các thầy cô chuyên gia QL GD và các đồng nghiệp.


2. Khuyến nghị


huyện.

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

- Cụ thể hóa những yêu cầu của Bộ GD&ĐT triển khai kịp thời ở các quận


- Tăng cường tổ chức cho các quận, huyện giao lưu với những trường có

thành tích cao, có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong QL đổi mới PPDH môn Ngữ văn THCS tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM.

- Đầu tư đồng bộ các TTBDH cho các quận, huyện thực hiện đổi mới PPDH nói chung đổi mới PPDH môn Ngữ văn nói riêng.

- Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QL, tổ chức hội thảo hoặc các lớp tập huấn nâng cao năng lực QL cho đội ngũ CBQL THCS.

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá CBQL và các nhà trường để giúp họ kịp thời điều chỉnh những sai sót trong công tác.

- Tổ chức nhiều hình thức thi đua dạy tốt, đặc biệt là khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy, có khen thưởng kịp thời giúp GV và các trường không ngừng vươn lên trong công tác, thực hiện đúng mục tiêu yêu cầu đổi mới của GD THCS hiện nay.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh - Hà Nội

- Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, lý luận quản lý Nhà nước, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, bồi dưỡng thực hiện hồ sơ sổ sách quản lý, hồ sơ kiểm tra cho cán bộ nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục toàn huyện. Phối hợp các phòng ban chuyên môn mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho giáo viên.

- Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, các tổ chức xã hội về Đề án nâng cao chất lượng GD THCS để họ hiểu và tham gia thực hiện.

- Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của CBQL và giáo viên THCS.

- Bổ sung, điều động GV giảng dạy Ngữ văn về trường THCS Vân Hà để đảm bảo đủ nhân sự bởi hiện nay trường THCS Vân Hà có 19 lớp nhưng chỉ có 04 GV giảng dạy Ngữ văn.

2.3. Đối với trường THCS Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội

Đề nghị Đảng uỷ, Ban Giám hiệu có văn bản chính thức triển khai về các biện pháp QL HĐDH môn Ngữ văn tại trường.

2.4. Đối với giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn

- Nhận thức đúng vai trò nhiệm vụ của mình theo đúng qui định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS do Bộ GD&ĐT ban hành.

- Luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo. Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong công việc.

- Luôn có trách nhiệm, tâm huyết với nghề, là tấm gương mẫu mực đối với HS.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu khóa XI.

2. Ban thường vụ thành uỷ Hà Nội (2011), Về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2011-2015, Chỉ thị của Ban thường vụ thành uỷ, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2009), Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo khoa Ngữ văn, Sách giáo viên Ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020.

8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

C.Mác-Ph.Ăng ghen (1993), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Viết Chữ (2004), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

13. Phạm Khắc Cương (2007), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, giáo trình dùng cho học viên Cao học Quản lý giáo dục.

14. Nguyễn Văn Đường (2002), “Những điểm mới của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 6”, Tạp chí giáo dục.

15. Hoàng Thị Thanh Hà (2016), “Quản lý hoạt động dạy học tích hợp môn Ngữ văn với nội dung thanh lịch, văn minh cho học sinh trung học cơ sở Hà Nội”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (66), tr.113-115, 120.

16. Hoàng Thị Thanh Hà (2016), “Phương hướng quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn Khoa học xã hội ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (Số đặc biệt), tr.163-165.

17. Hoàng Thị Thanh Hà (2016), “Dạy học tích hợp nội dung thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, tại trang www.tapchicongsan.org.vn, [đăng ngày 17/10/2016].

Đặng Xuân Hải (2012), Quản lý sự thay đổi, Tài liệu giảng dạy Cao học quản lý giáo dục, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi, Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2011), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm.

Nguyễn Thanh Hùng (2007), Giáo trình phương pháp dạy học Ngữ văn ở trung học cơ sở, Nxb Đại học Sư phạm. Hà Nội.

Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) (2012), Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2002), Lý luận quản lý nhà trường, tài liệu giảng dạy cao học quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

M.I. Koonđacov (1984), Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục, Bản tiếng Việt - Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Viện Khoa học giáo dục.

26. Hồ Chí Minh (1989), Những lời Bác dạy thanh niên, thiếu niên và học sinh. Nxb Giáo dục, Hà Nội

Đỗ Bích Ngọc (1992), Quản lý quá trình giáo dục trong trường phổ thông dân tộc nội trú, Bài giảng tại trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1,2, Nxb Giáo dục Hà Nội.

Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Viết Chữ, Dương Tuấn Anh, Nguyễn Thuý Hồng (2005), “Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học”, Viện nghiên cứu Sư phạm, Hà Nội.

30. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Anh, Đề án phát triển Giáo dục Huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020.

31. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Anh, Báo cáo tổng kết năm học của Phòng Giáo dục huyện Đông Anh năm học 2012-2013; 2013-2014; 2014-2015.

Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận Quản lý giáo dục, Học viện cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

33. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Giáo dục năm 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2010), Chiến lược phát triển giáo dục 2010- 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

35. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác khảo thí và kiểm định chất lượng của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm học 2012 - 2013; 2013 - 2014; 2014-2015.

36. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2011), “Tài liệu chuyên đề giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, Dùng cho học sinh lớp 6, 7, 8, 9, Nxb Hà Nội.

Trần Đình Sử (chủ biên), Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa, Lê Lưu Oanh (2008), Giáo trình lý luận văn học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

38. Trường trung học cơ sở Vân Hà, Báo cáo tổng kết của trường trung học cơ sở Vân Hà.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022