Xây Dựng Và Thu Nhận Hệ Thống Thông Tin Phản Hồi

Việc phối hợp với GV bộ môn Ngữ văn, GV chủ nhiệm, cán bộ lớp, cha mẹ HS theo dõi nề nếp học tập của HS là hết sức cần thiết, giúp nhà trường có con số chính xác, khách quan về thực trạng thực hiện nề nếp học tập của HS. Quan trọng hơn nữa giúp GV Ngữ văn kịp thời thông báo thực trạng học tập của HS để kịp thời uốn nắn các em.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Đối với việc theo dõi nề nếp học tập trên lớp

+ Ngay từ đầu năm học nhà trường cần xây dựng tiêu chí theo dõi nề nếp học tập trên lớp của HS, bao gồm nội dung theo dõi của cán bộ lớp, của GV chủ nhiệm lớp, của phó hiệu trưởng, của tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường.

+ Triển khai công tác theo dõi nề nếp học tập của HS một cách chặt chẽ, thường xuyên, sâu sát.

+ Giáo viên bộ môn Ngữ văn kết hợp GV chủ nhiệm, các bộ lớp, cha mẹ HS tìm hiểu nguyên nhân vi phạm nề nếp học tập của HS và từ đó nhắc nhở, động viên, GD kịp thời HS.

+ Lấy kết quả theo dõi nề nếp học tập để làm tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện cuối tuần, tháng, học kỳ và cả quá trình học tập của HS. Kết quả thực hiện nề nếp học tập của cá nhân cũng là tiêu chí thi đua của GV chủ nhiệm, tập thể HS.

- Đối với việc theo dõi nề nếp tự học ở nhà của HS

+ Giáo viên bộ môn Ngữ văn kết hợp với GVCN hướng dẫn nề nếp tự học ở nhà.

+ Thông báo chi tiết với phụ huynh HS thời khóa biểu học trên lớp để cha mẹ HS có cơ sở QL việc tự học ở nhà của HS. Yêu cầu cha mẹ HS phối hợp với nhà trường, đảm bảo thông tin hai chiều trong theo dõi nề nếp học tập của HS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

+ Yêu cầu cha mẹ HS tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, điều kiện CSVC cho việc tự học ở nhà của HS.

+ Giáo viên bộ môn Ngữ văn, GV chủ nhiệm phối hợp với cán bộ lớp căn cứ trên thời gian biểu lập kế hoạch tự học ở nhà của HS, tổ chức kiểm tra đột xuất nề nếp tự học của HS.

Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội - 15

+ Lấy công tác QL nề nếp tự học ở nhà của HS là tiêu chí đánh giá tập thể HS và GV chủ nhiệm lớp HS.

3.2.3.5. Xây dựng và thu nhận hệ thống thông tin phản hồi

*Mục tiêu của biện pháp

Thông qua hệ thống thông tin phản hồi của HS, nhà QL thêm hiểu rõ thực trạng đào tạo, nắm được nhu cầu của HS. Các thông tin thu được từ đánh giá của HS đã giúp không chỉ GV tự điều chỉnh phương pháp, mà còn giúp nhà trường điều chỉnh kịp thời các quyết định QL nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của người học.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để có được hệ thống thông tin phản hồi của HS, nhà trường cần:

- Xây dựng quy trình thu nhập và xử lý thông tin phản hồi.

- Xác định yêu cầu về mục đích, tiến độ, nội dung cho từng loại thông tin.

- Tạo lập ngân hàng thông tin phản hồi chính xác, kịp thời, đầy đủ và khách quan.

- Tổ chức nghiên cứu nhu cầu học tập của HS qua các hoạt động: định kỳ lấy ý kiến về hiệu quả giảng dạy sau mỗi môn học; về các hoạt động khác của nhà trường; lập hòm thư góp ý; hộp thư điện tử…

- Phân công, quy định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể đối với cán bộ thu nhận và xử lý thông tin.

- Tổ chức tìm hiểu thông tin phản hồi và giữ mối liên hệ với HS đã tốt nghiệp ra trường. Đây là nguồn thông tin rất quan trọng, phản ánh khách quan về chất lượng đào tạo của nhà trường, về nhu cầu xã hội.

- Xử lý, phân tích thông tin hữu hiệu, đưa ra các quyết định QL chính xác, kịp thời.

- Giữ mối liên hệ hai chiều chặt chẽ với phụ huynh HS, đây là một đầu mối quan trọng để GV chủ nhiệm, nhà trường thu nhận thông tin phản hồi của HS.

3.2.4. Nhóm các biện pháp quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Trong những năm qua, vấn đề trang thiết bị dạy học (TTBDH) và CSVC cũng được coi là một trong những yếu tố quan trong hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của chất lượng GD. Các biện pháp QL đề xuất ở đây hướng tới việc từng bước tăng cường số lượng và hiệu quả sử dụng, QL các CSVC này, hình thành môi trường thuận lợi để ứng dụng các phương tiện DH tiên tiến vào quá trình đào tạo.

3.2.4.1. Lập kế hoạch và ngân sách cụ thể đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học

*Mục tiêu của biện pháp

Căn cứ vào thực tế, nhà trường sẽ lập ra kế hoạch chi tiêu cụ thể để đầu tư CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật DH sao cho phù hợp với điều kiện ngân sách và các khoản chi khác.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Giao cho kế toán nhà trường xác định rõ các nguồn ngân sách có thể dành cho việc đầu tư CSVC kỹ thuật của trường.

- Hàng năm, dựa trên kế hoạch cung cấp CSVC từ nguồn ngân sách của Sở GD&ĐT, dựa trên thực tế số lượng, chất lượng CSVC nhà trường yêu cầu về CSVC của HĐDH, xác định rõ mức độ đáp ứng về CSVC của nhà trường, xác định danh mục và số lượng thiếu từng loại CSVC.

- Từ các số liệu đã có, lập kế hoạch với những đề xuất cụ thể, chi tiết về việc sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước và các nguồn khác của nhà trường cho việc tăng cường CSVC, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật Dh hiện đại.

- Làm tốt công tác xã hội hóa GD, huy động mọi lực lượng xã hội (chính quyền địa phương, các đơn vị doanh nghiệp có trên địa bàn, các nhà hảo tâm, cha mẹ HS….) để tăng cường vốn đầu tư CSVC phục vụ HĐDH.

- Mạnh dạn đề ra phương án liên kết với các doanh nghiệp trong việc đầu tư và sử dụng CSVC theo thoả thuận hai bên cùng có lợi nhằm tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài, đáp ứng yêu cầu CSVC và HĐDH.

3.2.4.2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại

* Mục tiêu của biện pháp

Dựa vào kế hoạch chi tiêu cụ thể đầu tư CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật DH, nhà trường thực hiện bổ sung hoàn thiện CSVC, trang thiết bị, phương tiện để việc DH có hiệu quả.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Trên thực tế, nhà trường mới có phòng chuyên đề dùng cho tất cả các môn. Cần xây dựng phòng bộ môn đạt tiêu chuẩn và phù hợp với đặc trưng của bộ môn Ngữ văn.

- Ban giám hiệu kết hợp với tổ chuyên môn tập trung các ý kiến của GV để thiết kế, xây dựng, bố trí phòng học bộ môn.

- Cần đi tham quan và trao đổi kinh nghiệm với các trường khác về xây dựng, bố trí phòng học bộ môn nói chung trong đó có phòng học môn Ngữ văn.

- Giao cho hiệu phó phụ trách CSVC, kế toán lập kế hoạch mua sắm trên cơ sở nhu cầu thực tế và cân đối các nguồn thu chi của nhà trường.

- Để phục vụ HĐDH, cần tập trung mua thêm máy vi tính, máy chiếu, màn hình ti vi, đầu video, micro… để lắp đặt cố định trong các phòng học chức năng.

- Yêu cầu GV dựa theo phân phối chương trình bộ môn và thực tế đồ dùng DH của nhà trường có đề xuất mua những đồ dùng và phương tiện DH còn thiếu.

3.2.4.3. Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, phòng học và thư viện

* Mục tiêu của biện pháp

- Giúp GV hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của các giác quan tới quá trình tiếp thu tri thức của HS, từ đó chủ động lựa chọn CSVC, TTBDH phù hợp trong từng bài dạy nhằm đem lại hiệu quả cao cho các giờ học Ngữ văn.

- Giúp việc QL đồ dùng TTBDH, phòng học bộ môn thư viện thực sự hiệu quả. Tránh việc hiện tượng chồng chéo lên nhau gây nên tình trạng lúc thừa, có lúc lại thiếu. Vì thực sự nhà trường chưa hoàn toàn đầy đủ đồ dùng học tập, phòng bộ môn.

- Phân công trách nhiệm rõ ràng về QL đồ dùng, TTBDH, phòng học, thư viện.

- Căn cứ vào số liệu GV đăng ký sử dụng đồ dùng DH, phòng học bộ môn để đánh giá thực tế giảng dạy.

*Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Phổ biến để GV xác định rõ các CSVC, TTBDH môn Ngữ văn bao gồm bảng viết, máy chiếu, phim và các phim dương bản, video, tranh ảnh và CNTT được vận dụng trong mỗi bài học. Ngoài ra đó có thể còn một đoạn băng hình, một vài mẩu thông tin, vài phút nghe băng, đĩa, vài tranh ảnh, những sơ đồ biểu bảng, những bài tập được in to phóng lớn,...

- Phổ biến để GV hiểu rõ việc sử dụng phương tiện DH sao cho hiệu quả. Trong DH Ngữ văn, việc vận dụng những thành tựu của CNTT có nhiều mức độ khác nhau. Đơn giản là để chuẩn bị giáo án điện tử và trình diễn bài dạy của GV hoặc chuẩn bị bài tập và trình diễn của HS; tích cực hơn là để tìm kiếm thông tin trên mạng. Hiện nay, trong các giờ học Ngữ văn, những ứng dụng của CNTT đã thực sự đem lại cho GV, HS những giờ học hứng thú qua các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý, mô phỏng và trình diễn một lượng thông tin lớn bằng nhiều dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, mô hình, đồ thị,... Tuy nhiên để việc dạy và học có hiệu quả, việc thiết kế các nội dung DH bằng các ứng dụng của CNTT phải có ý tưởng sư phạm, vừa đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng của các bài học ngữ văn vừa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

- Nhìn chung khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ việc dạy và học, GV phải lưu ý tới tác dụng tích cực của các kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng,... đến quá trình tiếp nhận và vận dụng các kiến thức kỹ năng văn học, ngôn ngữ học, tạo lập văn bản của HS.

- Phổ biến cho GV về hiệu quả của việc sử dụng CSVC, TTBDH phù hợp với các bài học sẽ mang lại hiệu quả lớn do chúng có sự tác động mạnh mẽ tới các giác quan - đặc biệt là thính giác, thị giác. Cụ thể là GV biết được mức độ ảnh hưởng của các giác quan tới quá trình tiếp thu tri thức như sau: 20% qua những gì nghe được, 30% qua những gì nhìn được, 50% qua nhìn và nghe, 80% qua nói, 90% qua nói và làm.

- Trên cơ sở những hiểu biết đó, GV thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng CSVC, TTBDH sẽ mang lại hiệu quả cao cho các giờ học Ngữ văn đồng thời thấy được hạn chế của CSVC, TTBDH nếu sử dụng không đúng lúc đúng chỗ.

Bên cạnh giúp GV hiểu rõ vai trò tác dụng của các phương tiện DH, nhà QL cần có những biện pháp QL sau:

- Giao quyền QL, bảo quản TTBDH, thư viện, phòng học bộ môn cho một bộ phận nhân viên. Nhóm nhân viên này thường xuyên làm việc bị dưới sự chỉ đạo của hiệu phó phụ trách CSVC như lên lịch theo dõi các tiết học sử dụng phương tiện DH, có bàn giao kỹ nhận và ký trả tránh CSVC và thiết bị, phương tiện kỹ thuật, định kỳ kiểm kê CSVC, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật DH nhằm kịp thời phát hiện hỏng hóc để có kế hoạch bổ sung, sửa chữa kịp thời.

- Giáo viên cần đăng ký trước một tuần với lịch cụ thể để nhân viên chuẩn bị đồ dùng DH và phòng học bộ môn.

- Dựa trên kế hoạch, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc sử dụng TTBDH, phương tiện kỹ thuật DH của GV. Coi việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện DH là một tiêu chí để xếp loại thi đua GV. Có khiển trách, kỷ luật những GV còn dạy chay, không thực hiện kế hoạch sử dụng trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật DH.

- Động viên khen thưởng những sáng kiến kinh nghiệm của GV về đồ dùng DH. Tổ chức cuộc thi GV và HS làm đồ dùng DH mới nhằm phát huy khả năng sáng tạo của GV và HS đồng thời thực hành tiết kiệm.

- Hoàn thiện hệ thống phần mềm QL thư viện để phục vụ nhu cầu đọc cầu đọc của GV và HS tốt hơn. Nghiên cứu và tìm nguồn tin cậy để mua tài khoản sách điện tử nhằm đa dạng hóa nguồn khai thác thông tin. Rà soát và điều chỉnh quy định về HĐ phục vụ của thư viện, trước hết đảm bảo đúng giờ, thủ tục mượn sách, cung cách làm việc của nhân viên... xem xét phương án cho HS mượn sách về nhà nghiên cứu, học tập. Thực hiện lắp mạng Internet tạo điều kiện cho GV và HS có phương tiện tra cứu, trao đổi thông tin.

3.2.5. Nhóm các biện pháp quản lý hoạt động thực tiễn của học sinh

3.2.5.1. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh

* Mục tiêu của biện pháp

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục.

Mục tiêu của biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học; Thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách;

Chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Ngay từ đầu năm học, GV cần hình thành cho HS thói quen vận dụng những kiến thức đã học được vào trong cuộc sống hàng ngày.

- Sau mỗi giờ học, GV hướng dẫn HS cụ thể cách vận dụng kiến thức văn học trong cuộc sống. Dần dần hình thành thói quen cho HS, phát huy năng lực học tập tích cực ở HS.

- Từ đó HS sẽ dần cảm nhận được văn chương rất gần với cuộc sống xung quanh, cảm nhận được vẻ đẹp trong cuộc sống, thêm yêu cuộc sống và sống có ích hơn.

3.2.5.2. Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ vận dụng kiến thức vào đời sống đúng đắn của học sinh

* Mục tiêu của biện pháp

Văn học là nhân học. Học văn chính là học cách làm người. Dạy Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM giúp HS hiểu và cảm nhận được giá trị của cuộc sống. Biện pháp này giúp hình thành ở HS những cử chỉ, hành vi đẹp, thể hiện là người TLVM, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS của nhà trường.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Trước tiên GV phải hình thành cho HS tinh thần tự giác và nhu cầu muốn thể hiện bản thân.

- Qua những giờ văn chương, Gv khuyến khích, động viên HS có những hành vi đẹp được thể hiện trong cuộc sống.

- Giáo viên động viên khen ngợi kịp thời để phát huy tinh thần, thái độ, động cơ đó của HS.

3.2.5.3. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, cha mẹ của học sinh theo dõi hành vi ứng xử thanh lịch, văn minh của học sinh

* Mục tiêu của biện pháp

Việc phối hợp với GV chủ nhiệm, cán bộ lớp, cha mẹ HS để theo dõi hành vi ứng xử TLVM của HS là rất cần thiết giúp GV đánh giá được tinh thần, thái độ tự học của HS. Từ đó GV có những biện pháp phù hợp để giáo dục HS.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Sau mỗi nội dung tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM, GV Ngữ văn kết hợp với GV chủ nhiệm, cán bộ lớp và đặc biệt là cha mẹ HS theo dõi sát sao hành vi của các em.

- Thông báo tới cha mẹ HS và GV chủ nhiệm để có hình thức khen thưởng kịp thời động viên, khuyến khích HS.

- Lấy công tác QL hoạt động thực tiễn của HS làm tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm theo tuần, tháng, học kỳ.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Trường THCS Vân Hà, trong đó có môn Ngữ văn, nhà QL cần kết hợp nhiều biện pháp QL.

Các nhóm biện pháp nêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ nếu chỉ tập trung vào cải tiến cách dạy của GV mà không chú ý tăng cường năng lực và phương pháp học tập của HS thì GV không thể phát huy được tác dụng của các phương pháp DH hiện đại. Ngoài sự nỗ lực của GV, HS còn cần có sự ủng hộ thiết thực từ phía các CBQL trong nhận thức, xây dựng cơ chế, chính sách đến triển khai nội dung... Mặt khác, nếu không có CSVC, các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật DH hiện đại thì việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cũng khó lòng thực hiện.

Trong các biện pháp đã nêu, căn cứ vào thực tiễn nhà trường, chúng tôi thấy vấn đề lớn nhất, cần tập trung nhất đó là bồi dưỡng năng lực GV, đặc biệt là năng lực áp dụng các phương tiện DH hiện đại, kiểm tra đánh giá HS và ứng dụng các công nghệ thông tin trong giảng dạy… Vấn đề thứ hai là đổi mới nội dung chương trình sao cho thiết thực, gần gũi và linh hoạt hơn để hấp dẫn HS đồng thời phát huy vai trò của GV. Vấn đề lớn thứ ba là tăng cường CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật DH hiện đại, sự thiếu thốn đang là một ngáng trở cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Những vấn đề trên cần phải được ưu tiên giải quyết hàng đầu, phải tiến hành song song trong thời gian trước mắt. Như vậy, mới nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong đó có môn Ngữ văn.

3.4. Kh¶o nghiÖm về møc ®é cÇn thiÕt vµ tÝnh kh¶ thi cđa c¸c biÖn ph¸p quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh

Để làm rõ tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất một cách khách quan, tác giả đã tiến hành thăm dò ý kiến của 02 cán bộ quản lý và 04 giáo viên. Tổng số 06 người.

Việc khảo cứu được tiến hành bằng phiếu điều tra với 5 mức độ đánh giá và số điểm tương ứng như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022