Tỷ Lệ Nợ Xấu Của Các Ngân Hàng Có Vốn Điều Lệ Dưới 4.000 Tỷ Đồng


Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ đồng



STT


Tên NH

Vốn điều lệ (tỷ đồng)

Tỷ lệ nợ xấu

2010

2011

2012

2013

2014

1

PG Bank

3.000

1,42%

2,06%

8,44%

2,98%

2,48%

2

Oceanbank

4.000

1,67%

2,08%

3,52%

3,93%

4,06%

3

Việt Á

3.098

2,52%

2,56%

4,65%

2,88%

3,45%

4

Phương Đông

3.234

2,05%

2,80%

2,80%

2,90%

3,00%

5

Sài Gòn Bank

3.080

1,91%

4,75%

2,93%

3,14%

2,08%

6

Quốc Dân

3.010

2,24%

2,92%

5,64%

6,07%

2,52%

7

Viet Capital Bank

3.000

2,74%

2,70%

1,90%

4,11%

1,54%

8

Kiên Long

3.000

1,11%

2,77%

2,93%

2,47%

1,95%

9

MDB

3.750

1,26%

2,08%

3,46%

2,65%

5,10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Phát triển MêKông - 7

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của các ngân hàng

Trong nhóm các ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ tương đương nhau (từ 4.000 tỷ đồng trở xuống), tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Phát triển MêKông nằm ở mức trung bình trong giai đoạn 2010 đến 2013. Năm 2012, do ảnh hưởng chung tình hình kinh tế nên các ngân hàng cũng có tỷ lệ nợ xấu khá cao như PG Bank (8,44%), Việt Á (4,65%), Quốc Dân (5,64%). Các ngân hàng PG Bank và Việt Á cũng dùng đến giải pháp bán nợ xấu cho VAMC để làm giảm tỷ lệ nợ xấu như MDB.


Bảng 2.6 :Tỷ lệ % dư nợ các nhóm nợ so với tổng dư nợ cho vay của MDB


Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng dư nợ

100

100

100

100

100

Trong đó:






Nợ nhóm 1

97,63

95,45

91,61

93,62

92,12

Nợ nhóm 2

1,11

2,48

4,92

3,73

2,80

Nợ nhóm 3

0,22

0,82

1,10

0,66

1,37

Nợ nhóm 4

0,26

0,63

1,45

0,18

1,30

Nợ nhóm 5

0,78

0,63

0,91

1,81

2,41

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính MDB


Nhìn một cách tổng quát, từ năm 2010 đến năm 2014 nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 của MDB tăng qua các năm, nhưng với tốc độ thấp. Nợ nhóm 5 chiếm tỷ lệ khá cao trong nợ xấu. Nếu so với con số tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu của MDB không cao.

Xét về lĩnh vực, ngành nghề cho vay thì dư nợ xấu của MDB tập trung phần lớn ở ngành thương mại và dịch vụ. Nợ xấu cho vay ngành nghề này trung bình chiếm tới 64% tổng dư nợ xấu qua các năm. Dư nợ xấu cho vay ngành nông, lâm thủy sản trung bình chiếm 16% tổng dư nợ xấu qua các năm. Lĩnh vực ngành công nghiệp, xây dựng và các ngành nghề khác chiếm trung bình 20% còn lại của tổng nợ xấu.


Bảng 2.7 : Nợ xấu của MDB theo ngành nghề


Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Nợ xấu ngành nông, lâm, thủy sản

7

9

14

18

25

Nợ xấu ngành thương mại dịch vụ

19

40

90

71

112

Nợ xấu ngành công nghiệp xây dựng

3

7

23

4

8

Nợ xấu các ngành nghề khác

5

10

2

11

15

Tổng nợ xấu

34

66

129

104

160

Nguồn: Khối Tài chính kế toán ngân hàng MDB


Đối tượng khách hàng chủ yếu của MDB là khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh. Vì thế dư nợ cho vay cũng như nợ xấu của đối tượng khách hàng này chiếm phần lớn tỷ trọng cũng là điều tất nhiên. Trung bình qua các năm, dư nợ xấu của khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh chiếm tới 73% tổng dư nợ xấu. Kế đến là khách hàng có loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, dư nợ xấu chiếm 25% tổng dư nợ xấu. 2% còn lại phân bổ cho khách hàng có loại hình doanh nghiệp khác.


Bảng 2.8: Dư nợ xấu của MDB theo đối tượng khách hàng


Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Nợ xấu cá nhân, hộ kinh doanh


23


46


101


78


115

Nợ xấu doanh nghiệp vừa và nhỏ


10


18


26


24


42

Nợ xấu loại hình doanh nghiệp khác


1


2


2


2


3

Tổng nợ xấu

34

66

129

104

160

Nguồn: Khối Tài chính kế toán ngân hàng MDB Nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông:

Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu ngày một bất thường tại khu vực đồng bằng song Cửu Long, không chỉ người trồng lúa mà hầu hết nông dân canh tác các loại hoa màu, cây ăn trái khác cũng như nuôi trồng thủy sản đều bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi bất thường của thời tiết ở khu vực này. Mùa màng bị thất thu, nên người dân không có nguồn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc giá hàng loạt các mặt hàng nông sản giảm mạnh, khiến thu nhập của người nông dân bấp bênh, không ổn định cũng là một nguyên nhân khiến khách hàng trả nợ không đúng hạn.

Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua


trong dân giảm. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của MDB cũng không ngoại lệ. Nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ cho MDB, khiến nợ xấu của MDB tăng cao trong năm 2012.

Cho vay tín chấp, rủi ro cao cũng là nguyên nhân gây ra nợ xấu cho MDB. MDB có một sản phẩm cho vay đặc thù đó là cho vay mua xe máy. Sản phầm vay này không yêu cầu tài sản thế chấp từ khách hàng, bù lại mức lãi suất cho vay trung bình là hơn 50%/năm, điều này khiến cho rủi ro từ sản phẩm cho vay này mang lại rất lớn. Trong cơ cấu nợ xấu của MDB, nợ xấu từ sản phẩm cho vay này là không nhỏ.

2.3. Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông:‌

2.3.1. Thực trạng phòng ngừa nợ xấu tại ngân hàng TMCP Phát triển MêKông:


Ngân hàng TMCP Phát triển MêKông đã áp dụng những biện pháp sau trong hoạt động phòng ngừa nợ xấu:

2.3.1.1. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung:


Theo đó, mô hình quản lý rủi ro tín dụng của MDB được thành lập dựa trên nguyên tắc chính là tách biệt giữa ba chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Sự tách biệt giữa ba chức năng trên nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Bộ phận tín dụng của ngân hàng sẽ bao gồm ba bộ phận nhỏ khác nhau thể hiện ba chức năng là kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Trong đó, chi tiết như sau:

Đơn vị kinh doanh: đây là bộ phận có chức năng chính là khởi tạo kinh doanh, củng cố và phát triển đội ngũ khách hàng với những công việc chính là xác định nhóm khách hàng mục tiêu, xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, phát triển thị phần và bán sản phẩm, dịch vụ, quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng, hỗ


trợ khách hàng trong quá trình giao dịch. Đơn vị kinh doanh là các điểm giao dịch với khách hàng của MDB bao gồm giám đốc khối kinh doanh, giao dịch viên, nhân viên kinh doanh.

Bộ phận quản lý rủi ro: đây là bộ phận có chức năng rà soát rủi ro và kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất, bao gồm các việc là xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng, quản lý các danh mục tín dụng, rà soát các đề xuất tín dụng đối với khách hàng trong đó chú trọng đến việc tuân thủ chính sách tín dụng, hồ sơ, thủ tục, phát hiện rủi ro. Bộ phận quản lý rủi ro còn chịu trách nhiệm giám sát quá trình phê duyệt tín dụng và rủi ro trong quá trình giao dịch với khách hàng. Bộ phận quản lý rủi ro gồm khối quản lý rủi ro, hội đồng quản lý rủi ro tín dụng.

Bộ phận tác nghiệp: bộ phận này có chức năng kiểm tra số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ tín dụng. Đồng thời kiểm soát tuân thủ quy trình tín dụng, cập nhật thông tin trên hệ thống, quản lý hồ sơ tín dụng. Phòng tác nghiệp tín dụng thuộc khối tác nghiệp thực hiện các công việc này.

Để thực hiện tốt mô hình quản lý RRTD tập trung ngày 14 tháng 04 năm 2010, MDB đã ban hàng quy chế quản lý rủi ro tín dụng trong đó quyết định thành lập hội đồng quản lý rủi ro tín dụng MDB, đồng thời ban hành quy chế hoạt động của hội đồng này. Theo đó hội đồng quản lý rủi ro tín dụng được tổ chức thành hai cấp, bao gồm hội đồng quản lý RRTD tại hội sở và hội đồng quản lý RRTD tại chi nhánh.

Hội đồng quản lý RRTD tại hội sở do chủ tịch hội đồng quản trị quyết định thành lập, gồm có chủ tịch HĐQT hoặc thành viên HĐQT được ủy quyền làm chủ tịch hội đồng. Các ủy viên gồm có trưởng ban kiểm soát hoặc thành viên ban kiểm soát được ủy quyền, kế toán trưởng, trưởng phòng kiểm toán nội bộ. Thư ký hội đồng là trưởng phòng giám sát tín dụng và quản lý rủi ro. Hội đồng quản lý RRTD tại hội sở có thẩm quyền xem xét và xử lý những vấn đề sau: quyết định xử lý rủi ro cho từng khoản vay; xem xét và phê duyệt phương án thu hồi từng truờng hợp khoản vay; xem


xét, đánh giá tình hình thực hiện thu hồi các khoản nợ đã đuợc xử lý chuyển hạch toán ngoại bảng và ra quyết định sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, xem xét và biểu quyết theo đa số, chịu trách nhiệm về quyết định xử lý rủi ro theo đúng quy định của nhà nước. Hội đồng tiến hành họp định kỳ hàng quý.

Hội đồng quản lý RRTD tại chi nhánh do giám đốc chi nhánh làm chủ tịch hội đồng. Ủy viên gồm có phó giám đốc, trưởng phòng tài chính kế toán, nhân viên kiểm soát và hổ trợ tín dụng. Hội đồng quản lý RRTD tại chi nhánh chịu trách nhiệm kiểm soát toàn diện hoạt động tín dụng tại chi nhánh, bao gồm các hoạt động chủ yếu như sau: quản lý hạn mức tín dụng của khách hàng và của toàn chi nhánh; kiểm soát và giám sát các khoản vay vuợt hạn mức; cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng; giám sát sự tuân thủ các quy định của NHNN và các chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng; tổng hợp, phân tích nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý nợ xấu.

Mô hình này khác với mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo kiểu phân tán ở chổ: mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo kiểu phân tán chưa có sự tách biệt giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Theo đó, phòng tín dụng của ngân hàng phải thực hiện đầy đủ ba chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu cho một khoản vay. Như vậy việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên.

Nhìn chung, mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung mà MDB đang áp dụng là một trong những mô hình quản lý ưu việt nhất và được ủy ban Bsael khuyến nghị áp dụng. Mô hình này có thể quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng nhằm đảm bảo tính phát triển bền vững. Các quyết định cho vay vượt hạn mức đều được tập trung lên hội sở và hội sở sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Điều này sẽ hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống. Việc tách bạch các chức năng của hoạt động tín dụng sẽ nâng


cao tính chuyên môn hóa của từng bộ phận, đảm bảo cho việc thẩm định và đưa ra các phán quyết được độc lập và chính xác.

2.3.1.2. Ban hành và thực hiện quy trình tín dụng:


MDB đã ban hành quy trình tín dụng xây dựng các bước đi cụ thể khi chuẩn bị hồ sơ cấp tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Việc này giúp cho hoạt động tín dụng của MDB được thông suốt, rò ràng và quy cũ. Cơ cấu tổ chức kinh doanh của MDB gồm hai khối khách hàng cá nhân và khối khách hàng doanh nghiệp, vì vậy khi xây dựng quy trình tín dụng, MDB cũng đã ban hành hai quy trình tín dụng riêng biệt cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Hình 2.3: Sổ tay quy trình tín dụng rút gọn đối với khách hàng cá nhân của

MDB


Bước

Nội dung

Thao tác


1


Chuẩn bị hồ sơ

- Nhân viên tín dụng thực hiện tập hợp đầy đủ bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng.

- Nhân viên tín dụng lập báo cáo thẩm định khoản vay.

- Nhân viên tín dụng thực hiện chấm điểm xếp hạn tín dụng khách hàng.


2


Nhập thông tin lên hệ thống

- Nhân viên tín dụng nhập thông tin khách hàng lên hệ thống quản lý thông tin khách hàng.

- Nhân viên tín dụng nhập thông tin tài sản đảm bảo lên hệ thống quản lý tài sản đảm bảo.


3


Kiểm soát hồ sơ

Giám sát kinh doanh trực tiếp kiểm tra, kiểm

chứng, giám sát việc lập báo cáo thẩm định và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022