Kết Quả Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Về Hoạt Động Giảng Dạy Của Giảng Viên Tr.h.v Trước Và Sau Thử Nghiệm‌

Bảng 4. 5: Kết quả ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên Tr.H.V trước và sau thử nghiệm‌

- Họ và tên giảng viên: Tr.H.V. giảng môn chuyên ngành

- Số năm kinh nghiệm: 11 năm (không tính thời gian tập sự)

- Số lượt SV trả lời Phiếu khảo sát trước khi tiến hành thực nghiệm: 69, sau khi tiến hành thực nghiệm: 132



Nội dung

Trước khi tiến hành

thử nghiệm

Sau khi tiến hành

thử nghiệm

Các mức độ

Các mức độ

Rất hài lòng (%)

Hài lòng (%)

Chưa hài lòng (%)

Rất hài lòng (%)

Hài lòng (%)

Chưa hài lòng (%)

- Về quy trình giảng dạy:







1. Giảng viên giới thiệu khái quát kết cấu học phần, cung cấp đề cương, kế hoạch, giáo trình,

tài liệu của môn học

75,0

13,5

11,5

81,9

18,1

0,00

2. Giảng viên giới thiệu mục tiêu chuẩn đầu ra học phần, phương pháp giảng dạy và các yêu

cầu để tổ chức giảng dạy hiệu quả

68,1

12,3

19,6

72,4

21,1

6,5

3. Thông tin về hình thức, thời gian, quy định kiểm tra, đánh giá quá trình học của sinh viên

80,0

20,0

00,0

86,8

13,2

0,00

- Về nội dung giảng dạy:







4. Sự phân bổ giữa lý thuyết và bài tập/thực hành hợp lý

76,1

11,1

12,8

78,7

10,0

11,3

5. Nội dung bài giảng mang tính thực tiễn và cập nhật

66,4

11,3

22,3

70.6

10,9

18,5

6. Sinh viên được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, thái độ đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần

70,0

16,5

13,5

73,1

17,2

9,7

- Về p ươn p áp ảng dạy:







7. Cách tổ chức, hướng dẫn học tập hấp dẫn, gắn với thực tiễn

69,2

8,3

22,5

73,6

9,7

16,7

8. Giảng viên tạo hứng thú, khuyến khích sáng tạo, tư duy chủ động của người học

64,7

5,8

29,5

78,9

6,9

14,2

- Hoạt ộng kiểm tra, án á n ười học:







9. Công bằng, khách quan trong kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV

76,0

1,6

22,4

78,0

15,1

6,9

10. Nội dung kiểm tra đúng với chuẩn đầu ra, mục tiêu học phần, mức độ tích lũy kiến thức

và năng lực của người học

69,6

11,3

19,1

75,6

16,1

8,3

- Tác p on sư p ạm:







11. Chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

70,9

20,1

9,0

73,4

21,1

5,5

12. Trang phục, phong cách mẫu mực, làm gương

74,2

7,3

18,5

79,8

10,6

9,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Ngân hàng theo hướng đảm bảo chất lượng - 20

Bảng 4. 6: Kết quả ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên Ng.H.N trước và sau thử nghiệm

- Họ và tên giảng viên: Ng.H.N. giảng môn chuyên ngành

- Số năm kinh nghiệm: 17 năm (không tính thời gian tập sự)

- Số lượt SV trả lời Phiếu khảo sát trước khi tiến hành thực nghiệm: 132, sau khi tiến hành thực nghiệm: 138



Nội dung

Trước khi tiến hành

thử nghiệm

Sau khi tiến hành

thử nghiệm

Các mức độ

Các mức độ

Rất hài lòng (%)

Hài lòng (%)

Chưa hài lòng (%)

Rất hài lòng (%)

Hài lòng (%)

Chưa hài lòng (%)

- Về quy trình giảng dạy:







1. Giảng viên giới thiệu khái quát kết cấu học phần, cung cấp đề cương, kế hoạch, giáo

trình, tài liệu của môn học

71,7

21,9

6,5

86,5

13,5

0,00

2. Giảng viên giới thiệu mục tiêu chuẩn đầu ra học phần, phương pháp giảng dạy và các

yêu cầu để tổ chức giảng dạy hiệu quả

78,0

8,2

13,8

82,1

13,4

4,5

3. Thông tin về hình thức, thời gian, quy định kiểm tra, đánh giá quá trình học của sinh viên

83,5

13,6

2,9

84,8

15,2

0,00

- Về nội dung giảng dạy:







4. Sự phân bổ giữa lý thuyết và bài tập/thực hành hợp lý

78,0

13,2

8,8

79,5

17,2

3,3

5. Nội dung bài giảng mang tính thực tiễn và cập nhật

79,4

11,3

9,3

83.1

8,5

8,4

6. Sinh viên được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, thái độ đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần

71,5

13,3

15,2

73,9

19,6

6,5

- Về p ươn p áp ảng dạy:







7. Cách tổ chức, hướng dẫn học tập hấp dẫn, gắn với thực tiễn

73,8

8,7

17,5

80,0

11,3

8,7

8. Giảng viên tạo hứng thú, khuyến khích sáng tạo, tư duy chủ động của người học

84,0

7,0

9,0

85,7

9,4

4,9

- Hoạt ộng kiểm tra, án á n ười học:







9. Công bằng, khách quan trong kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV

62,6

23,5

13,9

76,5

20,5

3,0

10. Nội dung kiểm tra đúng với chuẩn đầu ra, mục tiêu học phần, mức độ tích lũy kiến thức

và năng lực của người học

60,3

32,6

7,1

74,8

19,9

5,3

- Tác p on sư p ạm:







11. Chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

80,9

19,1

0,00

82,6

17,4

0,00

12. Trang phục, phong cách mẫu mực, làm gương

64,5

25,9

9,6

71,4

25,1

3,5

Kết quả khảo sát trước khi tiến hành thực nghiệm trong bảng 4.2; 4.3; 4.4;

4.5 và 4.6 cho thấy, hầu hết các GV được SV đánh giá cao về quy trình giảng dạy, trong đó GV giới thiệu khái quát kết cấu học phần, cung cấp đề cương, kế hoạch, giáo trình, tài liệu của môn học và thông tin về hình thức, thời gian, quy định kiểm tra, đánh giá quá trình học của SV; công bằng, khách quan trong kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV. Phần lớn SV có mức độ hài lòng cao đối với GV trong thiết kế các bài kiểm tra, bài tập lớn có nội dung kiểm tra đúng với chuẩn đầu ra, mục tiêu học phần, mức độ tích lũy kiến thức và năng lực của người học. SV rất hài lòng về tác phong sư phạm, chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và trang phục, phong cách mẫu mực, làm gương của đội ngũ GV.

Tuy vậy, phần lớn SV đều chưa thực sự hài lòng khi GV giới thiệu mục tiêu chuẩn đầu ra học phần, phương pháp giảng dạy và các yêu cầu để tổ chức giảng dạy hiệu quả. Tìm hiểu sâu hơn, SV năm 3 Đ.Th.H.A cho biết các thầy/cô ít và hiếm khi nói đến chuẩn đầu ra của học phần nên SV khó hình dung. Trao đổi với giảng viên D.M.T, một trong những GV có kết quả đánh giá của học viên thấp hơn các GV khác về nội dung này chia sẻ: trong đào tạo tín chỉ, bản thân mỗi SV phải tự tìm hiểu và biết chuẩn đầu ra của từng học phần và các điều kiện tiên quyết. Nếu đợi GV cung cấp, chia sẻ nên đã chọn đăng kí nhầm học phần khi không đọc kỹ yêu cầu của chuẩn đầu ra. Thực trạng này bộc lộ một số điểm cần lưu ý từ GV và SV, bởi điều này thể hiện trách nhiệm của mỗi bên trong quy định quản lý bất cứ CTĐT nào tại HVNH. Kết quả khảo sát trước thử nghiệm trùng với quan sát, đánh giá được trình bày trong Báo cáo tổng kết năm học trong những năm qua do Phòng Đào tạo tổng hợp.

Phần lớn SV trong mẫu khách thể khảo sát thực nghiệm giải pháp đều chưa thực sự hài lòng về sự phân bổ giữa lý thuyết và bài tập/thực hành trong quá trình giảng dạy của GV. Nói cách khác, quá trình phân bổ nội dung học phần các môn cơ sở ngành và chuyên ngành vẫn mang nặng tính lý thuyết. SV ít có cơ hội đi thực tế hoặc thực hành xử lý các tình huống có thật trong hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ng.H.M, sinh viên năm 3 cho biết học lý thuyết nhiều quá chán và không tập trung. Thỉnh thoảng cũng có môn học được đi thực tế nhưng số

lượng các môn học như thế không nhiều. Các thầy/cô đã thay đổi nhiều về phương pháp giảng dạy nhưng SV cần kiến thức thực tế hơn là nhồi nhét quá nhiều lý thuyết. Một số SV cho biết, nội dung bài giảng đôi khi ít mang tính thực tiễn và cập nhật. Đặc biệt, kết quả khảo sát trước thực nghiệm còn cho thấy SV chưa thực sự hài lòng về cách tổ chức, hướng dẫn học tập của GV, chưa hấp dẫn, tạo hứng thú cho SV và ít gắn với thực tiễn. Bên cạnh đó, SV cũng yêu cầu cao đối với GV trong tạo hứng thú, khuyến khích sáng tạo, tư duy chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

Từ kết quả tổng hợp, phân tích thông qua phiếu khảo sát trước thực nghiệm ở trên, tác giả đã trình với BLĐ Khoa tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn để GV và chuyên gia có kinh nghiệm về đảm bảo chất lượng CTĐT trao đổi, giải thích, tư vấn nhằm giúp GV nắm chắc quy trình trong tổ chức giảng dạy, gắn với chuẩn đầu ra, mời GV có kinh nghiệm tập huấn cho đội ngũ GV chuyên đề về phương pháp giảng dạy nâng cao. Qua đó, giúp các GV trẻ bồi dưỡng, tích lũy thêm kinh nghiệm trong thiết kế tình huống thảo luận, tổ chức lên kịch bản giảng dạy phù hợp, cách tìm và bổ sung tài liệu bài giảng mới, cập nhật…

Bằng sự nỗ lực của cá nhân và sự hỗ trợ của các GV, chuyên gia sau khi triển khai các phương pháp bồi dưỡng khác nhau, tác giả đã khảo sát ý kiến người học thông qua bảng câu hỏi đã Test trước, thực nghiệm đối với các GV được thực nghiệm ở kỳ học kế tiếp. Kết quả cho thấy, có sự cải thiện đáng kể về cách thức tổ chức nội dung giảng dạy, sự phân bổ giữa lý thuyết và bài tập/thực hành được SV phản hồi tương đối tích cực, nội dung bài giảng đã mang tính thực tiễn và cập nhật bên cạnh kiến thức của môn học, được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, thái độ đáp ứng chuẩn đầu ra. Đặc biệt, được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy nâng cao đã phần nào giúp GV biết cách xây dựng tình huống phù hợp với kiến thức môn học và gắn với thực tiễn, lôi cuốn SV chủ động tương tác, khuyến khích sáng tạo, và luôn chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

Qua các buổi đi thực tế, sinh viên sẽ hình dung được cách thức doanh nghiệp đang triển khai xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp; ứng dụng các giá trị cốt lõi làm nền tảng duy trì sự cam kết gắn bó của nhân viên. Sinh viên được chứng kiến buổi sinh hoạt đầu giờ của Apec thông qua hình thức Talk afternoon nhằm tạo

động lực làm việc cho nhân viên trong tổ chức. Trao đổi với Ng.Q.H, SV rất ấn tượng về cách thức triển khai văn hóa doanh nghiệp của Apec. Môn học này nếu chỉ lý thuyết sẽ thấy rất trừu tượng, nhưng khi đi thực tế thấy dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng trong doanh nghiệp. Có thể nói, nếu mỗi giảng viên sáng tạo hơn và thiết lập được các mối quan hệ với doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, biết lồng ghép chương trình giảng dạy với thực tế sẽ giúp SV có hứng thú hơn trong học tập và dễ ghi nhớ kiến thức, nhận biết được sự khác nhau giữa lý thuyết và cách thức ứng dụng lý thuyết trong triển khai hoạt động của doanh nghiệp, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo trong trường đại học với yêu cầu công việc thực tiễn.

Kết quả thử nghiệm phát phiếu khảo sát lấy ý kiến của người học còn giúp GV có trách nhiệm với nghề hơn và sẵn sàng tâm thế đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng trong quá trình giảng dạy, nghiêm túc nhìn lại bản thân để tự điều chỉnh theo hướng tích cực trên cơ sở đánh giá của người học, xóa bỏ tư tưởng lấy ý kiến phản hồi của người học là “mất tính dân chủ”, “là ngược đời vì trò đánh giá thầy”… của một bộ phận GV. Tuy việc tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học chỉ là kênh cung cấp thông tin tham chiếu để các nhà QLGD có biện pháp quản lý kịp thời, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn KĐCL từng CTĐT theo chuẩn trong nước và khu vực nhưng cũng không thể không coi trọng và xem nhẹ khâu này.

Kết luận chương 4

Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL ở bậc đại học mà tác giả đã khái quát trong Chương 1; xác định khái niệm công cụ, khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL đào tạo đại học được trình bày trong Chương 2 và phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn về quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH như đã trình bày trong Chương 3, kết hợp với các định hướng đổi mới trong kiểm định CTĐT đại học, cùng các quy định của BGD&ĐT và định hướng, chiến lược phát triển của HVNH, tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng CTĐT theo mô hình AUN-QA;

Tác giả đã đề xuất 6 giải pháp nhằm cải thiện QLĐT theo hướng ĐBCL của mô hình AUN-QA, bao gồm: (i) Tổ chức các hoạt động tập huấn để toàn thể CB, GV hiểu tầm quan trọng của QLCTĐT theo hướng ĐBCL của AUN-QA. (ii) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV. (iii) Tổ chức, rà soát định kì cấu trúc, nội dung CTĐT đáp ứng yêu cầu XH. (iv) Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của SV về chất lượng CTĐT. (v) Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ cựu SV và nhà tuyển dụng lao động về chất lượng CTĐT. (vi) Xây dựng tiêu chí kiểm địnhCTĐT theo tiêu chuẩn của AUN-QA phiên bản 3.0. Mỗi giải pháp đều được kết cấu và phân tích về mục tiêu của giải pháp; nội dung giải pháp; quy trình thực hiện giải pháp và khuyến nghị hay điều kiện thực hiện giải pháp (nếu có);

Nhằm đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của sáu giải pháp đề xuất trong nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm ý kiến của GV các khoa chuyên ngành, các nhà QLGD tại HVNH. Kết quả cho thấy, trên 90% các ý kiến khảo sát khẳng định các giải pháp đề xuất là rất cần thiết và cần thiết, mang tính khả thi, có thể ứng dụng hiệu quả thí điểm cho CTĐT phù hợp với chiến lược, nguồn lực của HVNH trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành thử nghiệm một giải pháp nhằm chứng minh tính khả thi của giải pháp đã đề xuất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực tiễn quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH và các yếu tố ảnh hưởng đến QLĐT theo hướng ĐBCL, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

- Đảm bảo chất lượng CTĐT ở trường đại học là hệ thống các chính sách, thủ tục, quy trình, hành động và thái độ được cơ sở GDĐH xác định, xây dựng và triển khai nhằm đạt được mục tiêu, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng của các CTĐT trong nhà trường.

- Đề tài đã trả lời được các giả thuyết nghiên cứu thông qua việc thực hiện nghiên cứu một cách có hệ thống, đánh giá các mô hình quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL; làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, khái niệm công cụ liên quan đến vấn đề nghiên cứu và lựa chọn được mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài;

- Tác giả đã nghiên cứu và phân tích sâu mô hình ĐBCL chương trình đào tạo của AUN-QA và chọn cách tiếp cận theo mô hình này là cách tiếp cận chủ đạo định hướng việc nghiên cứu vấn đề trong đề tài. Trên cơ sở mô hình và các câu hỏi gợi ý trong kiểm định chất lượng CTĐT của AUN-QA, tác giả đã xây dựng được hệ thống các câu hỏi có độ tin cậy cao nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng QLCTĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH.

- Kết quả phân tích thực trạng giúp tác giả đề xuất được 6 giải pháp nhằm cải thiện quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL của mô hình AUN-QA. Phân tích thực trạng cũng chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QLCTĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH, trong đó, tầm nhìn của Ban lãnh đạo HV và vai trò của Ban lãnh đạo các Khoa có tác động lớn và thuận chiều đến QLCTĐT tại HVNH theo mô hình AUN- QA. Các giải pháp là phương tiện để giúp cho công tác QLCTĐT tại HVNH mang tính đồng bộ hơn và dần hoàn thiện các tiêu chí kiểm định của AUN-QA hướng đến đạt chuẩn trong kiểm định các CTĐT tại HVNH trong thời gian tới.

2. Khuyến nghị

2 1 Đối với Bộ Giáo d c và Đào tạo

- Ban hành các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý đào tạo, đội ngũ GV, SV về tầm quan trọng của nâng cao chất lượng CTĐT, từng bước xây dựng văn hóa chất lượng trong trường đại học;

- Xây dựng chuẩn khung năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, đội ngũ GV trong các cơ sở giáo dục đại học;

- Tích cực triển khai các hoạt động nhằm tăng cường quản lý quy hoạch mạng lưới, gắn kết đào tạo với nhu cầu XH và làm cơ sở cho việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở GDĐH đáp ứng cung cấp nguồn nhân lực cho XH;

- Yêu cầu các cơ sở GDĐH cung cấp thông tin công khai minh bạch kết quả kiểm định chất lượng CTĐT trên Cổng thông tin của nhà trường và Cổng thông tin của BGD&ĐT để làm cơ sở xem xét, đánh giá chất lượng trường đại học và chỉ tiêu tuyển sinh cho các năm sau;

- Yêu cầu các cơ sở GDĐH rà soát, công khai các điều kiện ĐBCL giáo dục và tỷ lệ có việc làm của SV sau khi tốt nghiệp một năm.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở GDĐH thực hiện việc chuẩn bị các yếu tố ĐBCL giáo dục và đào tạo hướng đến 100% các CTĐT được kiểm định đạt chuẩn của BGD&ĐT và của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có biện pháp xử phạt nghiêm minh, công khai, khách quan, đúng quy định của pháp luật đối với CSGD đào tạo vi phạm chất lượng GDĐH và chỉ tiêu tuyển sinh cũng như các vi phạm khác liên quan.

2 2 Đối với các tổ ch c sử d n lao ộng

- Tích cực tham gia vào các hoạt động cùng với cơ sở GDĐH trong đánh giá chất lượng SV sau khi tốt nghiệp;

- Hỗ trợ các cơ sở GDĐH trong việc cung cấp thông tin phản hồi để xây dựng CTĐT, Chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của tổ chức sử dụng lao động và sự biến đổi của xã hội.

- Phối kết hợp với các cơ sở GDĐH trong đào tạo, hướng dẫn SV thực tập, và tuyển chọn nhân sự phù hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022