Về Độ Tin Cậy, Cởi Mở, Chuyên Nghiệp Của Cư Dân, Nhân Viên, Cán Bộ Bản Địa


4.3.2.6. Về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa

Bảng 4.25: Đánh giá về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa

Các tiêu chí thành phần

Số quan sát

Bình quân

Độ lệch

chuẩn

Cư dân địa phương

192

4,20

0,70

Cán bộ chính quyền

185

4,10

0,76

Taxi/Xe ôm

183

3,87

0,73

Nhân viên các cơ sở kinh doanh (lưu

trú, ăn uống, dịch vụ, lữ hành…)


184


4,06


0,78

Bình quân chung


4,06

0,74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 17

(Nguồn: Điều tra của tác giả) Con người Nghệ An nhìn chung nhận được cái nhìn thiện cảm đối với du khách. Trong các đối tượng thì dân thường được đánh giá cao hơn cả, đạt mức 4,20. Cán bộ chính quyền và nhân viên các cơ sở kinh doanh du lịch cũng được cho điểm khá, lần lượt đạt mức 4,10 và 4,06. Tuy nhiên, lái xe taxi và xe ôm được đánh giá chưa cao, chỉ đạt 3,87. Ý kiến đánh giá của du khách đối với con người Nghệ An là khá nhất quán, tập trung, thể hiện qua giá trị tương đối thấp của

độ lệch chuẩn.

Kết quả này là tương đối tích cực và phản ánh sự tiến bộ về nhận thức, ý thức của các tầng lớp dân cư đối với hoạt động du lịch và khách du lịch. Thu hút, tạo ấn tượng đẹp với du khách giờ đây là mục tiêu phấn đấu chung của dân cư, cán bộ, nhân lực du lịch Nghệ An. Nó cũng cho thấy tác dụng tốt của công tác tuyên truyền, siết chặt kỷ cương mà chính quyền các cấp đang áp dụng.

4.3.2.7. Về thương hiệu du lịch biển, đảo Nghệ An

Bảng 4.26: Đánh giá về thương hiệu du lịch biển, đảo Nghệ An


Các tiêu chí thành phần

Số quan sát

Bình quân

Độ lệch

chuẩn

Phổ cập nhiều người biết đến

189

3,95

0,73

Hấp dẫn, cuốn hút

194

4,03

0,75

Bình quân chung


3,99

0,74

(Nguồn: Điều tra của tác giả)


Kết quả đánh giá thương hiệu du lịch, biển đảo Nghệ An được báo cáo tại Bảng 4.26. Cả hai tiêu chí đánh giá thương hiệu du lịch biển, đảo Nghệ An đều được du khách cho điểm quanh mức Khá. Tiêu chí “phổ cập nhiều người biết” được đánh giá thấp hơn một chút so với tiêu chí “hấp dẫn, cuốn hút”. Trả lời của du khách cũng tương đối tập trung, thể hiện qua giá trị khá nhỏ của độ lệch chuẩn. Kết quả này ngoài nguyên nhân từ những nỗ lực phát triển du lịch của Nghệ An có lẽ còn do sự thông thạo, quen thuộc của du khách. Như trên đã phân tích, du khách đến với du lịch biển, đảo Nghệ An thường nhiều lần, đồng thời phần lớn từ chính Nghệ An và Hà Nội. Do vậy, họ nắm rất rõ các đặc thù của du lịch Nghệ An và lựa chọn được những điểm có giá trị để trở lại thưởng thức nhiều lần.

4.4. Kiểm định độ tin cậy của mô hình

4.4.1. Đánh giá thang đo phần gốc của mô hình bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha

Mặc dù phần gốc mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo đã được nhiều nghiên cứu thực nghiệm kiểm định độ tin cậy, phù hợp về cấu trúc cũng như các tiêu chí thành phần trong từng nhóm yếu tố, việc áp dụng vào điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam vẫn cần được đánh giá, kiểm tra cẩn thận. Như thông lệ, đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha được tiến hành đầu tiên để loại bỏ những biến rác hoặc ít quan trọng.

Như đã giải thích trên đây, mô hình được áp dụng có cấu trúc nhiều tầng nấc. Toàn bộ mô hình bao gồm 118 tiêu chí cơ sở nhưng những tiêu chí này được cấu trúc theo những cách khác nhau. Mặc dù có 5 nhóm yếu tố lớn nhưng trong từng nhóm yếu tố lớn lại có cấu trúc khác nhau. Ví dụ nhóm yếu tố cầu được quyết định toàn bộ bởi 2 tiêu chí thành phần trong khi các nhóm yếu tố còn lại được hình thành từ nhiều yếu tố phụ. Các yếu tố phụ thuộc 3 nhóm yếu tố quản lý du lịch tại địa phương, các điều kiện hoàn cảnh, kết quả hoạt động du lịch được quyết định bởi những tiêu chí nhất định. Trong khi đó các yếu tố phụ thuộc nhóm yếu tố các tài nguyên lại gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần mới được quyết định bởi một số tiêu chí cụ thể.


Vì lý do này, cấu trúc của mô hình sẽ được giữ nguyên khi áp dụng phân tích Cronbach Alpha. Nói cách khác, phân tích Cronbach Alpha sẽ được áp dụng đối với các tiêu chí cơ sở thuộc từng thành phần (ví dụ các thành phần thuộc các yếu tố phụ trong nhóm yếu tố về tài nguyên du lịch), yếu tố phụ (ví dụ yếu tố phụ trong các nhóm yếu tố về quản lý du lịch tại địa phương, các điều kiện hoàn cảnh, kết quả hoạt động du lịch) hoặc nhóm yếu tố (cầu). Trừ những thành phần hoặc yếu tố phụ chỉ có một chỉ tiêu, tổng số phân tích Cronbach Alpha phải tiến hành là 27 phân tích. Việc đánh giá thang đo bằng phân tích hệ số Cronbach Alpha được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.

Phân tích Cronbach Alpha được áp dụng cho từng địa phương được khảo sát (mỗi địa phương 27 phân tích). Do số phân tích là rất lớn nên mục này chỉ tổng hợp những kết quả chính. Kết quả chi tiết về phân tích hệ số Cronbach Alpha cho từng địa phương được nêu trong Phụ lục. Việc tổng hợp kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha được tiến hành dựa vào các quy tắc thông dụng để quyết định các tiêu chíđược sử dụng có phù hợp hay không là hệ số Cronbach Alpha > 0,6 (Nunnally và Burnstein, 1994). Chỉ những kết quả không đáp ứng được tất quy tắc này thì mới được phân tích trong mục này.

Bảng 4.27: Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha phần gốc của mô hình


Địa

phương

Thành phần / Yếu tố phụ

/ Nhóm yếu tố

Cronbach

Alpha

Gợi ý

Thanh Hóa


Vị trí trên thị trường


0,548

Loại bỏ tiêu chí “Sự khác biệt so với các địa phương

khác”


Nghệ An

Thân thiện / Mến khách

0,482

Chập hai tiêu chí “Sự thân

thiện” và “Sự ủng hộ”

Quan hệ thị trường

0,287

Loại bỏ tiêu chí “Quan hệ

khác”

Quản lý quảng bá du lịch

địa phương

0,485

Chập một số tiêu chí

Môi trường tổng thể (vĩ mô)

0,396

Chập một số tiêu chí

Cạnh tranh về giá

0,535

Chập một số tiêu chí

Khách trong nước

0,389

Chập một số tiêu chí


Địa

phương

Thành phần / Yếu tố phụ

/ Nhóm yếu tố

Cronbach

Alpha

Gợi ý


Chỉ số cạnh tranhvề giá

0,507

Chập hai tiêu chí “Chi tiêu”

và “Tỷ lệ chitiêu”


Hà Tĩnh

Các tài nguyên tự nhiên

sẵn có

0,535

Chập một số tiêu chí

Thân thiện / Mến khách

0,574

Chập hai tiêu chí “Sự thân

thiện” và “Sự ủng hộ”

Quan hệ thị trường

0,580

Chập một số tiêu chí


Đà Nẵng

Các tài nguyên tự nhiên

sẵn có

0,574

Chập một số tiêu chí


Đi lại


0,354

Chập một số tiêu chí hoặc

loại bỏ tiêu chí “Kết hợp thăm viếng địa điểm khác”

Thân thiện / Mến khách

0,553

Chập hai tiêu chí “Sự thân thiện” và “Sự ủng hộ”

Quan hệ thị trường

0,464

Chập một số tiêu chí

Đầu tư cho du lịch

0,485

Chập một số tiêu chí


Khánh Hòa

Các tài nguyên tự nhiên

sẵn có

0,559

Chập một số tiêu chí


Đi lại


0,538

Chập một số tiêu chí hoặc loại bỏ tiêu chí “Kết hợp

thăm viếng địa điểm khác”

Quan hệ thị trường

0,535

Chập một số tiêu chí

Môi trường tổng thể (vĩ mô)

0,396

Chập một số tiêu chí

Đầu tư cho du lịch

0,525

Chập một số tiêu chí

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Bảng 4.27 nêu kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha. Kết quả phân tích cho thấy mô hình nhìn chung là đáng tin cậy do số lượng các thành phần/nhóm yếu tố có hệ số Cronbach Alpha thấp là rất nhỏ. Phần lớn các phân tích đều cho kết quả hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 6,0. Để giúp cho mô hình tốt hơn thì một số thành phần, nhóm yếu tố nên được điều chỉnh lại các tiêu chí trực thuộc. Tuy nhiên, do các địa phương có sự khác biệt về những thành phần, nhóm yếu tố cần được điều chỉnh nên việc giữ nguyên các tiêu chí thuộc phần gốc của mô hình như thiết kế ban đầu vẫn có thể chấp nhận được.


4.4.2. Đánh giá thang đo phần mở rộng của mô hình bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha

Tương tự như đối với phần gốc, việc đánh giá thang đo phần mở rộng của mô hình bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha giúp xác định những biến không quan trọng có thể loại bớt khỏi mô hình.

Kết quả chi tiết đánh giá thang đo phần mở rộng của mô hình bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha được nêu trong Phụ lục. Hệ số Cronbach Alpha tính được có giá trị rất cao, bằng 0,972. Đồng thời, phần lớn các hệ số tương quan biến tổng của các tiêu chí đều lớn hơn 0,3 và việc loại bỏ biến/tiêu chí không giúp tăng thêm hệ số Cronbach Alpha. Do vậy, 48 tiêu chí đưa vào phần mở rộng của mô hình là phù hợp (Nunnally và Burnstein, 1994).

4.4.3. Phân tích nhân tố khám phá phần gốc của mô hình

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) giúp nhóm các tiêu chí được giữ lại sau khi phân tích hệ số Cronbach Alpha vào một số các thành phần chính. Về cơ bản, EFA giúp đơn giản hóa toàn bộ dữ liệu. Như phân tích Cronbach Alpha cho thấy, tất cả các tiêu chí thuộc phần gốc của mô hình đều có thể được giữ lại mà không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phân tích.

Tuy nhiên, do phần gốc của mô hình có cấu trúc phức tạp, nhiều tầng nấc, EFA không thể thực hiện được cho tất cả các tiêu chí như thông thường mà cần áp dụng đối với nhóm những tiêu chí nhất định. Cụ thể, phântích EFA sẽ được tiến hành đối với các tiêu chí thuộc từng nhóm yếu tố là quản lý du lịch tại địa phương, các điều kiện hoàn cảnh, cầu và kết quả hoạt động du lịch. Riêng đối với nhóm yếu tố các tài nguyên du lịch, phân tích EFA sẽ được áp dụng cho các yếu tố thuộc từng nhóm yếu tố phụ là các tài nguyên sẵn có, các tài nguyên tạo thêm và các yếu tố phụ trợ. Phân tích EFA được áp dụng cho tất cả các địa phương có dữ liệu thu thập bằng phần mềm SPSS 20. Phương pháp trích được lựa chọn là phân tích thành phần chính (PCA) còn phương pháp quay vuông góc là Varimax.

Kết quả chi tiết phân tích EFA được nêu tại Phụ lục. Mục này chỉ phân tích những điểm chính thu được, thể hiện tại Bảng 4.28.


Bảng 4.28: Kết quả phân tích nhân tố khám phá phần gốc của mô hình



Địa phương


Nhóm yếu tố / Yếu tố phụ

Số thành phần/ yếu tố phụ theo thiết

kế ban đầu


KMO

Số thành phần rút trích

Tổng phương sai trích

(%)


Thanh Hóa

Các tài nguyên sẵn có

2

0,756

2

59,15

Các tài nguyên tạo thêm

5

0,906

2

67,58

Các yếu tố phụ trợ

5

0,810

4

69,73

Quản lý du lịch tại địa phương

5

0,912

4

80,59

Các điều kiện hoàn cảnh

5

0,841

7

79,51

Cầu

1

0,500

1

82,67

Kết quả hoạt động du lịch

6

0,836

4

73,32


Nghệ An

Các tài nguyên sẵn có

2

0,568

3

78,85

Các tài nguyên tạo thêm

5


3

92,00

Các yếu tố phụ trợ

5

0,750

5

66,29

Quản lý du lịch tại địa

phương

5

0,830

6

74,49

Các điều kiện hoàn cảnh

5

0,765

8

75,37

Cầu

1

0,5

1

74,57

Kết quả hoạt động du lịch

6


5

75,31


Hà Tĩnh

Các tài nguyên sẵn có

2

0,613

3

65,03

Các tài nguyên tạo thêm

5

0,895

3

70,79

Các yếu tố phụ trợ

5

0,822

5

72,88

Quản lý du lịch tại địa

phương

5

0,904

4

79,21

Các điều kiện hoàn cảnh

5

0,827

7

76,35

Cầu

1

0,646

0,500

82,283

Kết quả hoạt động du lịch

6

0,840

5

77,68


Đà Nẵng

Các tài nguyên sẵn có

2

0,638

3

63,42

Các tài nguyên tạo thêm

5

0,837

4

71,02

Các yếu tố phụ trợ

5

0,639

7

76,52

Quản lý du lịch tại địa

phương

5

0,835

5

67,11

Các điều kiện hoàn cảnh

5

0,727

8

76,45

Cầu

1

0,699

1

84,955



Địa phương


Nhóm yếu tố / Yếu tố phụ

Số thành phần/ yếu tố phụ theo thiết

kế ban đầu


KMO

Số thành phần rút trích

Tổng phương sai trích

(%)


Kết quả hoạt động du lịch

6

0,771

5

73,60


Khánh Hòa

Các tài nguyên sẵn có

2

0,752

3

69,73

Các tài nguyên tạo thêm

5

0,805

4

71,04

Các yếu tố phụ trợ

5

0,741

5

69,88

Quản lý du lịch tại địa

phương

5

0,825

6

72,21

Các điều kiện hoàn cảnh

5

0,727

7

72,48

Cầu

1

0,500

1

77,13

Kết quả hoạt động du lịch

6

0,770

5

72,82

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Nhìn chung, do hệ số KMO đều lớn (lớn hơn 0,5), mức ý nghĩa Sig nhỏ (đều bằng 0,000) và tổng phương sai trích đều lớn hơn 50% nên kết quả EFA là đáng tin cậy (Hair và cộng sự, 2006). Thiết kế ban đầu của mô hình gốc phù hợp với kết quả EFA về số thành phần rút trích thể hiện ở những nhóm yếu tố / yếu tốphụ là “các yếu tố phụ trợ”, “quản lý du lịch tại địa phương” và “cầu”.

Đối với yếu tố phụ “các tài nguyên sẵn có”, số lượng thành phần như thiết kế ban đầu là 2 nên được tăng thành 3. Do đó, thành phần “văn hóa/di sản” có thể được tách thành hai thành phần riêng biệt.

Đối với yếu tố phụ “các tài nguyên tạo thêm”, số lượng thành phần như thiết kế ban đầu là 5 nên được giảm thành 3. Vì vậy, thành phần “mua sắm”, “giải trí” và “sự kiện/lễ hội” có thể được gộp thành một.

Đối với yếu tố “các điều kiện hoàn cảnh”, số lượng yếu tố phụ như thiết kế ban đầu là 5 nên được tăng thành 7. Do đó, yếu tố phụ “môi trường cạnh tranh (vi mô)” và“môi trường tổng thể (vĩ mô)” có thể cùng được tách làm hai.

Đối với yếu tố “kết quả hoạt động du lịch”, số lượng yếu tố phụ như thiết kế ban đầu là 6 nên được giảm thành 5. Yếu tố phụ “khách du lịch” và “chi tiêu của du khách” có thể được gộp thành một.


4.4.4. Phân tích nhân tố khám phá phần mở rộng của mô hình

Phân tích hệ số Cronbach Alpha cho thấy không cần thiết phải loại bất kỳ biến số (tiêu chí) nào khỏi phần mở rộng của mô hình. Vấn đề bây giờ là kiểm định việc sắp xếp 48 tiêu chí vào 7 nhóm thành phần như thiết kế ban đầu có phù hợp không thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA sử dụng phần mềm SPSS 20. Giống như trên đây, phương pháp trích được lựa chọn là phân tích thành phần chính (PCA) còn phương pháp quay vuông góc là Varimax. Kết quả chi tiết EFA phần mở rộng của mô hình được nêu tại Phụ lục.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy hệ số KMO=0,855, mức ý nghĩa Sig=0,000 và kiểm định Barlett đều chứng tỏ có ý nghĩa thống kê ở mức cao (Hair và cộng sự, 2006). Điểm dừng tại giá trị Eigenvalue là 1,124 và số các thành phần rút trích ra là 10 sẽ giải thích được 67,94% tất cả biến thiên của dữ liệu, đáp ứng được yêu cầu hơn 50% (Hair et al, 2006). Do số thành phần rút trích bằng 10 lớn hơn thiết kế ban đầu, một số nhóm thành phần lớn như “sản phẩm/điểm thu hút du lịch”, “cơ sở hạ tầng tiện ích” có thể tách thành những thành phần nhỏ hơn.

4.4.5. Đánh giá

Nhìn chung, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo đủ tin cậy để sử dụng phân tích kết quả điều tra, khảo sát ý kiến của chuyên gia và du khách. Để giúp cho mô hình được tốt hơn, cấu trúc của một số yếu tố, yếu tố phụ có thể được thay đổi một chút so với thiết kế hiện tại.

4.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về năng lực cạnh tranh du lịch biển,

đảo Nghệ An

Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo Nghệ An được phát triển và mở rộng từ mô hình của Dwyer và Kim (2003), vì thế đã kế thừa tương đối đầy đủ những thành tựu về cơ sở lý luận trong lĩnh vực này. Đồng thời, để khắc phục những hạn chế của mô hình gốc, mô hình áp dụng cho Nghệ An đã phát triển thêm nội dung đánh giá về cầu thị trường, thông qua cả ý kiến của du khách chứ không chỉ ý kiến của chuyên gia.

Nhìn một cách tổng thể, năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An ở

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí