Tổng Quan Về Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Trung Đông.

CHƯƠNG II‌‌

THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-TRUNG ĐÔNG


I. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRUNG ĐÔNG.

1. Quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông

Quan hệ giữa Việt Nam và nhiều nước Trung Đông đã được thiết lập từ lâu, nhưng chỉ thực sự được quan tâm và phát triển mạnh từ thập niên 1990 do những yếu tố cả khách quan và chủ quan của Việt Nam, cũng như Trung Đông và cùng với xu hướng toàn cầu hoá và hợp tác phát triển ngày càng tăng nhanh trên thế giới. Trong các loại quan hệ giữa hai bên, quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông có xu hướng gia tăng và đạt tốc độ tăng trưởng cao về xuất nhập khẩu, tuy nhiên mức tăng trưởng chưa ổn định vì các lý do liên quan đến tình hình chính trị – xã hội đầy biến động trong khu vực.

Từ năm 1999 đến 2002 là thời kỳ “hoàng kim” của xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Đông với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15,5%. Riêng năm 2003 do có cuộc chiến của Liên quân Anh – Mỹ với Irắc, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đã bị giảm sút tới 55% so với năm 2002. Đến năm 2005, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Đông đạt 1,1 tỷ USD, tăng 15% so với mức 958 triệu USD năm 2004, trong đó Việt Nam xuất khẩu 480 triệu USD; năm 2006 tuy kim ngạch hai chiều chỉ đạt mức như năm 2005 nhưng Việt Nam lại chuyển sang vị thế nước xuất siêu với lượng xuất khẩu đạt 603 triệu USD;năm 2007 kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 1,2 tỷ đô la Mỹ trong đó chúng ta xuất khẩu 700 triệu đô la, đến năm 2008, dù bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng xuất khẩu sang Trung Đông của Việt Nam vẫn đạt trên 1,2 tỷ đô la Mỹ,

được coi là năm có mức tăng vượt bậc trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với thị trường tiềm năng này.

Bảng 8: Kim ngạch thương mại hai chiều giai đoạn 2004-2008

Đơn vị: (triệu USD)


Năm

Tổng kim ngạch

2004

958

2005

1100

2006

1128

2007

1208

2008

2032

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Biểu đồ 1: Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giai đoạn 2004-2008


Theo số liệu từ Bảng 8 Cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ kinh tế – 1

(Theo số liệu từ Bảng 8)

Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế – thương mại với hầu hết các nước Trung Đông, trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất chủ yếu đối với một số thị trường chính như UAE, Arập Xêút , Irắc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ixraen. Mặc dù trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt

Nam – Trung Đông đã có những bước tiến đáng kể, năm 2008 được Bộ Công thương xác định là “năm Trung Đông” nhưng cho đến nay, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam với thị trường này vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng lượng hàng hoá xuất khẩu của cả nước, chỉ khoảng 3%. Đây là con số rất nhỏ bé so với nhu cầu của thị trường Trung Đông cũng như khả năng của các nhà xuất khẩu Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này mặt hàng xăng dầu, ngoài ra là các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, chất dẻo, nguyên phụ liệu các loại.

Đối với UAE, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 8 năm 1993, song quan hệ thương mại giữa hai nước chỉ thực sự phát triển mạnh trong khoảng một thập kỷ gần đây. Có thể nói đây là một thị trường đầy tiềm năng với hàng hoá của Việt Nam, là cửa ngõ cho hàng xuất khẩu Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực. Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu của UAE là 130 tỷ USD, nhập khẩu 80 tỷ USD, GDP đạt 162 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2005, GDP đầu người đạt 40000USD, một trong những nước cao nhất thế giới. Quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước Việt Nam – UAE tuy chưa lớn nhưng lại liên tục gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu 358 triệu USD vào thị trường này và nhập khẩu 132 triệu USD. Mức xuất siêu lên tới hơn 200 triệu USD. Ngoài ra, UAE còn là một thị trường lao động xuất khẩu lớn, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 10000 lao động đang làm việc tại UAE. Quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động và các lĩnh vực khác đang ngày càng được tăng cường và chắc chắn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới cùng sự phát triển của các quan hệ chính trị, ngoại giao đang ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ. Biểu hiện mới đây nhất là chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến UAE từ ngày 15 đến 18 tháng 2 năm 2009 và trước đó là chuyến thăm của Phó tổng thống, Thủ tướng Nhà nước UAE, Thống đốc tiểu vương quốc Đubai Môhamet an Máctum vào

tháng 9 năm 2007, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam – UAE lên bước phát triển mới.

Việt Nam và Arập Xêút thiết lập quan hệ ngoại giao khá muộn, chỉ từ 21-7-1999. Nhưng đây cũng là một thị trường rất có tiềm năng và có mối quan hệ thương mại với Việt Nam phát triển khá nhanh. Trong quan hệ với Arập Xêút hiện nay, Việt Nam luôn đứng ở vị thế nhập siêu nhưng tình hình đang dần được cải thiện theo hướng tăng kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng Việt Nam giảm dần tỷ lệ nhập siêu.

Với Irắc, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao từ khá sớm, hai nước đặt quan hệ ngoại giao vào tháng 7 năm 1968 và quan hệ kinh tế thương mại cũng không ngừng tăng trưởng. Sau sự kiện Liên quân Anh – Mỹ tấn công Irắc, mối quan hệ này đã tạm thời bị gián đoạn do những nguyên nhân khách quan. Gần đây, với những nỗ lực ngoại giao của cả 2 nước cũng như của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, quan hệ thương mại Việt Nam – Irắc đã dần được phục hồi và đang ngày càng phát triển hơn nữa, xứng tầm với tiềm năng hợp tác của hai bên.

Việt Nam và Iran thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 8 năm 1973 và ngay sau khi cuộc cách mạng Hồi giáo Iran thành công năm 1979, Việt Nam đã sớm công nhận nước Cộng hoà Hồi giáo Iran. Năm 1991, Iran chính thức mở Đại sứ quán tại Hà Nội và đến năm 1998, Việt Nam cũng đã có đại diện ngoại giao tại Têhêran. Sau năm 1990, quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam

– Iran có bước phát triển mới , mở đầu bằng việc Iran mua gạo của Việt Nam với số lượng lớn, và thực tế hiện nay cho thấy, gạo vẫn là mặt hàng chính trong quan hệ mậu dịch giữa hai nước.

Tháng 7 năm 1993, Việt Nam và Ixraen thiết lập quan hệ ngoại giao, ngay sau đó tháng 12 năm 1993, Ixraen đã lập Đại sứ quán tại Hà Nội và trong một thời gian ngắn nữa, Việt Nam cũng sẽ mở Đại sứ quán tại Tel Avip. Hiện nay nông nghiệp là lĩnh vực rất có tiềm năng hợp tác giữa hai nước,

ngoài ra Việt Nam và Ixraen đều mong muốn mở rộng quan hệ này sang một số lĩnh vực khác như công nghệ cao, đầu tư, du lịch, mua bán trang thiết bị phục vụ cho an ninh, quốc phòng,

Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ ngoại giao từ tháng 6 năm 1978 Tháng 2/1997, Thổ Nhĩ Kỳ lập Đại sứ quán thường trú tại Hà Nội. Tháng 10/2003, Việt Nam nâng Tổng lãnh sự quán tại Istanbul lên Đại sứ quán và chuyển về An-ca-ra. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng thường xuyên hàng năm. Việt Nam xuất khẩu: máy vi tính, sản phẩm điện tử, gạo, cao su, giày dép, hàng dệt may, chè, cà phê, quần áo may sẵn, sản phẩm mây tre, túi xách... và nhập khẩu phụ tùng máy các loại, nguyên phụ liệu dược phẩm, tân dược, các sản phẩm hoá chất của Thổ.

2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

2.1 Hàng nông, hải sản

Hiện nay khi các quốc gia châu Âu tìm cách hạn chế nguồn hàng nông sản nhập khẩu vì nguồn tài chính thanh toán khan hiếm thì các doanh nghiệp nhập khẩu ở các nước Trung Đông hầu hết đều vẫn có khả năng tài chính rất tốt.

Trong thời gian gần đây các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Đông đều gặp nhau ở chung một điểm là các nước này đang cố gắng tìm kiếm một thị trường nhập khẩu nông sản dồi dào và an toàn thay thế thị trường cung ứng truyền thống của họ là Trung Quốc đang liên tiếp xảy ra những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tìm thị trường mới bên cạnh các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật... vốn đang khó khăn do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Có một đặc điểm của thị trường Trung Đông mà các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam phải hết sức chú ý, đó là thị trường này cần số lượng nhiều nhưng giá phải cạnh tranh. Nói cách khác Trung Đông không yêu cầu quá cao về chất lượng, và chủ yếu tiêu thụ các mặt hàng có phẩm cấp trung bình trở lên. Hàng cao cấp cũng có nhu cầu nhưng tiêu thụ chậm hơn. Mặt khác thời gian đầu khi chưa tìm được đối

tác cố định tại Việt Nam, các nhà nhập khẩu của họ thường nhập cùng một mặt hàng của nhiều doanh nghiệp, sau quá trình so sánh, sàng lọc mới chọn ra một nhà xuất khẩu chính có giá bán cạnh tranh nhất cũng như đảm bảo về mặt chất lượng.

Gạo

Hàng năm gạo Việt Nam đều được xuất khẩu vào thị trường Trung Đông nói chung, thị trường Irắc, Iran và UAEnói riêng. Trước đây, gạo của Việt Nam vẫn thường được xuất khẩu sang Irắc chủ yếu theo khuôn khổ chương trình “Đổi dầu lấy lương thực” của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, cũng như các mặt hàng khác, sau năm 2003, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường này đã có sự sụt giảm, mặc dù vậy trong những năm gần đây, mặt hàng này đã được xuất khẩu trở lại Irắc với kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2008, Irắc đã nhập khoảng 180 nghìn tấn gạo từ Việt Nam với giá trị lên tới gần 90 triệu đô la Mỹ. Gạo Việt Nam vào thị trường UAE năm 1999 đạt 815 000 USD nhưng sau đó đã liên tục giảm xuống, đến năm 2002 chỉ còn khoảng 8000 USD. Năm 2003, chúng ta vẫn tiếp tục duy trì xuất khẩu vào thị trường này nhưng toàn bộ hàng sau đó được tái xuất sang thị trường các nước Châu Phi. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường UAE với dân số ít, hàng năm chỉ nhập khẩu nửa triệu tấn gạo với các chủng loại như gạo chưa xát, gạo đã xát và gạo tấm dùng để sản xuất công nghiệp cho tiêu dùng tại chỗ và khách du lịch, tuy nhiên các doanh nghiệp tại đây lại có nhu cầu rất lớn để tái xuất sang châu Phi. Các nước Đông Phi tiêu thụ gạo cao nhất từ UAE là Kênia và Tanzania, thường xuyên nhập khẩu loại gạo 5% và 10% tấm, trong khi các nước Tây Phi nghèo hơn lại thường có nhu cầu với loại gạo 20% hoặc 25% tấm. Các nước cung cấp gạo lớn nhất cho thị trường Dubai để từ đây xuất khẩu sang các thị trường trên là Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan. Gạo Việt Nam vào Dubai từ năm 2001 đến nay vừa ít vừa giảm mạnh là do sự cạnh tranh về giá mạnh mẽ từ gạo Ấn Độ và Pakistan, đặc biệt

là khi họ có thuận lợi hơn về vị trí địa lý. Năm 2005, do lượng gạo xuất khẩu của các nước này sụt giảm lên gạo Việt Nam đã có cơ hội quay trở lại thị trường tiềm năng này. Năm 2005, Việt Nam xuất sang UAE lượng gạo trị giá 1,374 triệu USD. Năm 2006 tuy giảm nhưng vẫn đạt 680 000 USD.

Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang một số nước Trung Đông năm 2006-2008

Đơn vị (triệu USD)


Nước nhập khẩu

Năm

2006

2007

2008

Irắc

25,2

41,6

89,34

Iran

0,8

9,32

20,1

Yêmen

2,5

1,85

8,97

UAE

0,7

1,5

6,32

Ixraen

4,1

6,29

3,66

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam hàng năm)

Cà phê

Hiện nay, thị trường các nước Trung Đông chủ yếu tiêu thị 4 loại cà phê là cà phê chưa rang, đã rang và chưa tách, đã tách caffeine. Các nước cung cấp cà phê lớn cho Trung Đông là Braxin và Ấn Độ do họ đã thâm nhập từ rất lâu vào các thị trường này. Việt Nam tuy là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới nhưng trước đây, thị trường Trung Đông không được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng. Hiện nay cà phê của Việt Nam đã có mặt tại thị trường UAE, Iran, Ixraennhưng mới chiếm một thị phần vô cùng nhỏ bé, chỉ từ 1,5-2% nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này. Năm 2008, một số thị trường chính nhập khẩu của Việt Nam như Ixraen: 9,2 triệu USD, Gioóc đa ni: 2,1 triệu USD, Ôman: 1,5 triệu USDĐể gia tăng kim ngạch và hiệu quả của việc xuất khẩu cà phê vào Trung Đông, Việt Nam cần chú trọng đến việc

xuất khẩu các loại cà phê đã qua chế biến, và đặc biệt phải đảm bảo những tiêu chuẩn về kiểm dịch hàng nông sản..


Rau quả

Với những điều kiện địa lý đặc thù, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp nên trước đây, các nước Trung Đông hầu như phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ nước ngoài. Tuy nhiên từ sau thập kỷ 90 của thế kỷ 20, nhờ những cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp cùng với việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kỹ thuật, các nước Trung Đông đã tự túc được tới 80% nhu cầu về rau xanh, nhưng vẫn phải nhập hầu hết các sản phẩm trái cây, gồm cả trái cây khô và đóng hộp, các loại rau tươi và rau giữ ở nhiệt độ thấp, các loại trái cây đều được khuyến khích nhập khẩu và được miễn thuế. Trong những năm 2002-2005, rau quả Việt Nam là mặt hàng có sự gia tăng đột biến vào thị trường UAE. Từ 63000USD năm 2002 lên tới 3,6 triệu USD năm 2005. Tuy nhiên sau đó lại sụt giảm mạnh do sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước khác có ưu thế về giá cả và chất lượng. Năm 2008, Việt Nam chỉ xuất sang thị trường UAE lượng rau quả trị giá 1,037 triệu USD. Đây cũng là tình hình chung của việc xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam vào thị trường này, cho thấy các doanh nghiệp trong nước cần có những chuyển biến để thâm nhập vào thị trường rất giàu tiềm năng này. Các loại trái cây Việt Nam có triển vọng nhất để xuất khẩu vào khu vực Trung Đông là dứa thơm, thanh long, vải, măng cụt, chôm chôm, xoài, chuối, mận...Nhưng đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước khác như Philippin, Kênia, Nam Phi, Pakixtan,Nếu giải quyết được bài toán trên, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ tìm được đầu ra mới cho hàng rau quả Việt Nam, tránh tình trạng phụ thuộc nặng nề vào thị trường Trung Quốc như thời gian vừa qua. Đảm bảo quyền lợi cho người nông dân cũng như các đơn vị xuất khẩu mặt hàng này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022