Giám Sát Và Điều Chỉnh Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân


cho khoản vay+ Chi phí khác phân bổ cho khoản vay + Thuế + Thu nhập dự tính đối với khoản vay.

d) Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Thứ nhất,quản lý kỳ hạn các khoản cho vay KHCN

Quản lý kỳ hạn cho vay được các NHTM quan tâm, vì kỳ hạn liên quan đến thanh khoản và rủi ro ngân hàng cũng như chu kỳ kinh doanh của người vay. Thời hạn cho vay càng ngắn, rủi ro của ngân hàng càng thấp, tính thanh khoản của ngân hàng và các khoản tài trợ càng cao. Ngân hàng căn cứ vào kỳ hạn của loại nguồn vốn mà ngân hàng có được và nguồn thu của khách hàng có thể dùng trả nợ để quyết định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ.

Quản lý các khoản vay về kỳ hạn tức là ngân hàng phải nắm rõ cấu trúc dư nợ các khoản cho vay KHCN theo kỳ hạn, tỷ trọng dư nợ của từng khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên tổng dư nợ cho vay KHCN. Chỉ tiêu tính toán tỷ trọng của từng món dư nợ theo kỳ hạn:

Tỷ trọng khoản cho vay

theo kỳ hạn

=

Dư nợ các khoản cho vay theo kỳ hạn

%

Tổng dư nợ cho vay KHCN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam - 6

Bên cạnh đó ngân hàng cần so sánh sự cân xứng về kỳ hạn giữa dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động. Từ các tỷ lệ này mà đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn. Việc đánh giá cũng cần xét đến các yếu tố về định hướng chiến lược của ngân hàng để có kết luận phù hợp.

Thứ hai, quản lý tỷ lệ dư nợ TSĐB

Tùy thuộc vào chính sách cho vay của NHTM, tỷ lệ dư nợ TSĐB trên tổng dư nợ phụ thuộc nhiều vào khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng. Duy trì tỷ lệ cho vay có TSĐB quá thấp tiềm ẩn rủi ro cho NHTM, ngược lại nếu duy trì cho vay có TSĐB quá cao có thể ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của NHTM. Nguyên nhân do cho vay tín chấp tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng bù lại thời gian giải quyết hồ sơ vay nhanh chóng và lãi suất cho vay cao nên tỷ suất lợi nhuận mang lại cho ngân hàng thường cao hơn các loại hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Nhìn chung quản lý tỷ lệ cho cho vay TSĐB duy trì ở mức hợp lý sẽ đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong hoạt động của NHTM.


Thứ ba, quản lý tỷ lệ nợ quá hạn


Tỷ lệ dư nợ TSĐB:

=

Dư nợ các khoản cho vay có TSĐB

%

Tổng dư nợ cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn thường nói nên chất lượng cho vay của NHTM, việc quản lý tỷ lệ nợ quá hạn của NHTM ở mức thấp đảm bảo tín an toàn trong hoạt động cho vay. Thông thường quản lý tỷ lệ nợ quá hạn ở ngưỡng dưới 5% đảm bảo cho NHTM hoạt động kinh doanh bình thường, nếu tại thời điểm nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ cho vay của NHTM không tốt, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn:

=

Dư nợ các khoản cho vay quá hạn

%

Tổng dư nợ cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện quản lý nợ quá hạn của NHTM có vấn đề, ngược lại tỷ lệ nợ quá thấp thể hiện công tác quản lý cho vay, quản lý nợ của NHTM ở mức tốt.

Thứ tư, quản lý trích lập dự phòng rủi ro

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh mức độ sẵn sàng ứng phó với rủi ro của ngân hàng. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện theo quy định từng thời kỳ.

Số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro được tính theo 02 công thức:

- Dự phòng chung: là dự phòng cho tất cả các khoản nợ của tổ chức tin dụng (TCTD), dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng giá trị tất cả các nợ từ nhóm 01 đến nhóm 04 của TCTD.

- Dự phòng cụ thể: là loại dự phòng được trích lập dựa trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ mà hiện nay TCTD đang thực hiện. Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các nhóm nợ 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%.

Giá trị trích lập dự phòng cụ thể được tính bằng tích số:

(Giá trị khoản nợ - giá trị tài sản đảm bảo)×(Tỷ lệ trích lập dự phòng)

Tổng số tiền dự phòng mà ngân hàng phải trích trong kỳ là: là tổng dự phòng chung và dự phòng cụ thể của NHTM đó trong kỳ.


1.3.2.3. Giám sát và điều chỉnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

a. Giám sát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Thứ nhất, phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề

Nhận biết nợ có vấn đề và quản lý nợ có vấn đề là rất phức tạp, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sớm nhận biết các khoản nợ có vấn đề và khi đã phát sinh nợ có vấn đề thì làm sao để quản lý và thu hồi. Quản lý cho vay các KHCN của NHTM phải giải quyết được vấn đề này. Quản lý nợ có vấn đề là quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra. Qui trình quản lý nợ có vấn đề gồm các bước: nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề; kiểm tra hồ sơ các khoản nợ có vấn đề; gặp gỡ, làm việc với khách hàng; lập kế hoạch hành động; thực hiện kế hoạch; quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch. Ngoài việc xây dựng một chính sách chung về quản lý, xử lý đối với các nhóm, loại nợ có vấn đề, NHTM thường có kế hoạch, phương án chi tiết cho việc xử lý từng món nợ có vấn đề cụ thể. Quản lý tốt đối với giám sát phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề và quản lý nợ có vấn đề có tác dụng to lớn trong quản trị tín dụng của NHTM.

Thứ hai, Giám sát điều chỉnh cơ cấu danh mục

Danh mục cho vay KHCN là tổng thể các khoản vay riêng biệt, hợp thành cơ cấu cho vay của NHTM. Đây là khoản mục hết sức quan trọng vì nó thường chiếm tới 60-75% tổng tài sản có của NHTM, mang lại 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập cho ngân hàng, và là khoản mục chứa rất nhiều rủi ro. Quản lý điều chỉnh danh mục cho vay nhằm đảm bảo tối đa lợi nhuận ở mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Thông thường NHTM căn cứ vào các yếu tố như: xu hướng của nền kinh tế, đặc điểm thị trường, quy mô ngân hàng, mục tiêu của ngân hàng, trình độ, kỹ thuật của đội ngũ nhân viên, tương quan giữa thu nhập dự tính của khoản vay mang lại…để thiết lập, giám sát, điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay. Giám sát theo dõi danh mục cho vay đối với từng lĩnh vực, sản phẩm và cơ cấu được thống nhất. NHTM chủ yếu điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay theo hướng giảm tỷ lệ cho vay đối với các loại hình có tỷ lệ rủi ro được đánh giá là cao, còn đối với quy mô danh mục vay NTHM sẽ


điều chỉnh dựa trên tổng tài sản, tổng số tiền gửi, tổng vốn tự có của ngân hàng.

b. Điều chỉnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Điều chỉnh hoạt động cho vay là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình quản lý cho vay. Định kỳ, NHTM đánh giá lại các khoản vay, đưa ra phương án điều chỉnh để nâng cao hiệu quả cho vay KHCN. Một số biện pháp chính được NHTM thường xuyên sử dụng khi điều chỉnh hoạt động cho vay KHCN là: Thay đổi về cơ cấu hoạt động cho vay KHCN trong danh mục chung của ngân hàng; thay đổi các chính sách lãi suất, ưu đãi, kế hoạch nguồn vốn đối với hoạt động cho vay KHCN; thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi, giảm thiểu rủi ro…

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Quản lý cho vay KHCN chịu sự tác động của nhiều nhân tố, bao gồm yếu tố chủ quan là các yếu tố thuộc về ngân hàng và các yếu tố khách quan là các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh và thuộc về khách hàng.

1.4.1. Yếu tố chủ quan

1.4.1.1. Năng lực tài chính của ngân hàng

Các ngân hàng cần có năng lực tài chính vì hoạt động cho vay KHCN cần phải mở nhiều chi nhánh, phòng giao dịch để khách hàng dễ dàng tiếp cận và có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng ở nhiều nơi. Đi đôi với việc mở rộng địa điểm giao dịch thì ngân hàng phải tuyển thêm nhân sự, chi phí quảng cáo tiếp thị,… Ngoài ra, vì vốn của các ngân hàng chủ yếu nằm ở dư nợ tín dụng, do đó muốn tăng trưởng cho vay thì vốn của các ngân hàng cũng phải tăng tương ứng. Khi đã có một hệ thống KHCN rộng lớn các ngân hàng cần đầu tư để nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ nhằm hướng tới phục vụ khách hàng hiệu quả và có chất lượng cao hơn.

1.4.1.2. Chính sách cho vay khách hàng cá nhân

Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định mà chính sách cho vay KHCN của ngân hàng là khuếch trương cho vay hay hạn chế cho vay.


Chính sách cho vay cung cấp cho cán bộ quan hệ khách hàng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định cho vay và định hướng danh mục đầu tư cho vay của ngân hàng. Do vậy, chính sách cho vay KHCN có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay KHCN của một ngân hàng.

1.4.1.3. Quy trình xét duyệt cho vay KHCN

Khách hàng cá nhân rất ngại thủ tục rườm rà, phiền phức khi giao dịch với ngân hàng. Họ quan tâm nhiều hơn đến thời gian hoàn tất một bộ hồ sơ để họ có thể nhận tiền vay hơn là những giấy tờ mà họ sẽ nhận được sau khi vay và tính pháp lý của chúng. Họ rất dễ phàn nàn nếu phải chờ đợi quá lâu. Và chỉ cần một khách hàng phàn nàn thì uy tín của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng và từ đó ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay của ngân hàng. Do đó mỗi sản phẩm cho vay cần có quy trình xét duyệt riêng và đảm bảo hợp lý về mặt thời gian tương ứng với đặc điểm của từng sản phẩm. Ngoài ra, một quy trình cho vay hiện đại, chuyên nghiệp cũng làm khách hàng tin tưởng và muốn quan hệ lâu dài với ngân hàng.

1.4.1.4. Trình độ điều hành quản lý

Các nhà lãnh đạo ngân hàng là người vạch ra chiến lược và đưa ra các quyết định để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Tầm nhìn và khả năng lãnh đạo của họ có tính quyết định đến sự phát triển cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi những người điều hành quán lý NHTM phải hết sức năng động và có tính chuyên nghiệp cao.

1.4.1.5. Trình độ cán bộ nhân viên

Cán bộ nhân viên là những người trực tiếp nắm bắt nhu cầu của khách hàng, giải quyết những nhu cầu này và quản lý khách hàng sau khi cho vay. Họ cũng là lực lượng đi tiếp thị sản phẩm, phát triển thị trường, là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Bởi vậy, chất lượng công việc của họ sẽ phản ánh chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đến khách hàng. Ngày nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, các ngân hàng luôn sẵn sàng giành giật thị trường của nhau, do đó, nếu không chăm sóc tốt khách hàng hiện tại và nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng mới thì bất cứ lúc nào ngân hàng cũng có thể mất khách hàng và khi


khách hàng đã bỏ đi thì rất khó để khiến họ quay lại. Bên cạnh đó, cán bộ nhân viên tín dụng chính là những người trực tiếp tiếp xúc, đánh giá, thu thập, thẩm định thông tin về khách hàng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng. Do vậy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên Ngân hàng là một trong những nhân tố chính giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro phát sinh nợ xấu.

1.4.1.6. Sản phẩm cho vay KHCN

Muốn mở rộng, phát triển hoạt động cho vay KHCN thì trước hết các ngân hàng cần có đủ công cụ trong tay. Sản phẩm cho vay KHCN chính là công cụ để ngân hàng tiếp cận với khách hàng. Nhu cầu của KHCN thì rất đa dạng, một KHCN có thể có nhiều nhu cầu khác nhau. Trước hết, các ngân hàng cần nghiên cứu thị trường để có chính sách và chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp dành cho KHCN. Từ đó xây dựng các sản phẩm tiện ích gắn với nhu cầu thiết thực của khách hàng. Ngoài ra, tích cực tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm mới có thể khơi gợi những nhu cầu mới của khách hàng mà trước đó khách hàng chưa nghĩ tới.

1.4.1.7. Trình độ thiết bị công nghệ

Hệ thống công nghệ hiện đại giúp các ngân hàng nâng cao năng lực phục vụ khách hàng lên gấp nhiều lần. Về phía khách hàng, họ có thể ngồi tại nhà để thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến với ngân hàng. Điều này thực sự rất tiện ích, đặc biệt là với những KHCN ngại giao dịch với ngân hàng hay quá bận rộn. Khi những điều này đã không còn là trở ngại họ sẽ thoải mái sử dụng các sản phẩm vay vốn của ngân hàng.

1.4.2. Yếu tố khách quan

1.4.2.1. Những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh

a. Hành lang pháp lý

Hành lang pháp lý trong đó các ngân hàng hoạt động là Luật các tổ chức tín dụng, các nghị định của Chính phủ, các quyết định và thông tư của NHNN hướng dẫn thực hiện. Trong đó, những quy định liên quan đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền


gửi, dự phòng rủi ro là những quy định có ảnh hưởng rõ nét nhất đến hoạt động phát triển cho vay KHCN của ngân hàng. Trong những năm qua những tỷ lệ này thường xuyên thay đổi và có xu hướng ngày càng thắt chặt hơn và do đó các ngân hàng cũng sẽ khó khăn hơn trong việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng.

Ngoài ra, hoạt động cho vay của các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào chính sách tín dụng của Chính phủ. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ ban hành các nghị định về các chính sách tín dụng cụ thể để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính sách này sẽ định hướng các ngân hàng phát triển cho vay vào những lĩnh vực nào và những lĩnh vực nào cần hạn chế hoặc tạm thời dừng cho vay. Điều này tác động đến hoạt động cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng của các ngân hàng. Khi chính sách tín dụng của Chính phủ là khuyến khích, các NHTM thuận lợi để cho vay ra và dư nợ tăng trưởng. Ngược lại, khi chính sách tín dụng là hạn chế, việc phát triển hoạt động cho vay của các NHTM cũng sẽ phải điều chỉnh để phù hợp với chính sách chung của nhà nước.

b. Sự phát triển của nền kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của các NHTM. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, nhiều cá nhân, hộ gia đình kinh doanh tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động SXKD nên nhu cầu vay vốn tăng. Mặt khác, nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, người dân lạc quan hơn vào tương lai và họ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, quan tâm đến chất lượng cuộc sống hơn và tích cực vay mượn nhiều hơn. Ngược lại, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm, do đó vốn bị ứ đọng, hoạt động cho vay của các NHTM không những không mở rộng mà còn bị thu hẹp.

c. Cạnh tranh giữa các ngân hàng

Sự phát triển mạnh về số lượng ngân hàng khiến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt, các ngân hàng đều cố gắng đưa ra nhiều chính


sách, ưu đãi nhằm thu hút khách hàng, tranh giành thị phần. Thực tế cho thấy một ngân hàng không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn cạnh tranh với chính các chi nhánh trong cùng hệ thống với ngân hàng đó. Sự mở rộng không ngừng các chi nhánh với mật độ dày khiến cho các chi nhánh trong cùng hệ thống buộc phải cạnh tranh với nhau để hoàn thành kế hoạch được giao. Trong khi mức vay của KHCN thì ổn định, ngay cả khi hoạt động kinh doanh của họ đang rất phát triển. Do đó các ngân hàng muốn phát triển cho vay KHCN thì không thể không nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

1.4.2.1. Những yếu tố thuộc về khách hàng

a. Khả năng tiếp cận vốn vay của KHCN

Có rất nhiều KHCN không đủ khả năng tiếp cận vốn vay của ngân hàng do không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn mà ngân hàng đưa ra, các trường hợp điển hình như không đủ vốn tự có tham gia theo quy định của ngân hàng, không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng (đối với cho vay tiêu dùng), TSĐB không đủ điều kiện hoặc không có TSĐB. Những vấn đề này ngân hàng thường hay gặp phải khi thẩm định cho vay KHCN và là trở ngại rất lớn đến hoạt động mở rộng, phát triển cho vay KHCN của ngân hàng.

b. Sự hiểu biết về vấn đề vay vốn của KHCN

Trong khi nhiều khách hàng sẵn sàng vay vốn ngân hàng nhưng không có đủ khả năng thì cũng có rất nhiều khách hàng có đủ khả năng nhưng ngại vay do bị chi phối bởi sự hiểu biết về vấn đề vay vốn ngân hàng. Một số do tâm lý là chỉ những người có thu nhập cao mới có thể vay được vốn ngân hàng. Một số do ngại thủ tục vay vốn rất rườm rà, phiền phức. Một số khác lo sợ bị ngân hàng làm lộ thông tin về thu nhập, tài sản hay mập mờ về lãi suất vay vốn,…Đây là những lý do rất phổ biến khiến cho nguồn vốn cho vay của ngân hàng không đến được với nhiều KHCN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/03/2023