nghiệp, HTX đạt 3.994 tỷ đồng tăng 331 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53.2%, dư nợ cho vay HSX, cá nhân tăng 430 tỷ đồng đạt 3.474 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,8%. Điều này thể hiện cho vay HSX, cá nhân là đối tượng khách hàng đang được Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam tập trung hướng đến và đây cũng là thành phần kinh tế có mức dư nợ tăng trưởng khá nhanh qua các năm.
Xét về cơ cấu dư nợ theo thời gian, so với năm 2017, dư nợ ngắn hạn năm 2018 đạt 3.699 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,6% tăng 299 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 8,8%; Dư nợ trung hạn đạt 1.492 tỷ đồng, tăng 76 tỷ đồng tương ứng 5,4%, dư nợ dài hạn đạt 1.466 tỷ đồng tăng 236 tỷ đồng tương ứng mức tăng 19,2%. Dư nợ ngắn hạn năm 2019 đạt 4.274 tỷ đồng, tăng 575 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 15,5% so với năm 2018; dư nợ trung hạn đạt 1.641 tỷ đồng tăng 5,4%, dư nợ dài hạn đạt 1.503 tỷ đồng tương ứng mức tăng 2,5% so với năm 2018. Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn đạt tỷ lệ cao hơn trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh, luôn trên 50%, tập trung tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn,... Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn.
Dư nợ cho vay của chi nhánh chủ yếu là dư nợ cho vay bằng đồng nội tệ, dư nợ cho vay bằng tiền ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh. Trong giai đoạn 2017-2019, dư nợ cho vay bằng đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng trên 98% tổng dư nợ. Đây là cơ cấu dư nợ khá phù hợp với cơ cấu huy động vốn của chi nhánh khi mà vốn huy động của chi nhánh chủ yếu và tiền nội tệ.
2.1.5.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ.
Xu thế chung của các Ngân hàng là sự dịch chuyển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh số hóa, giúp tương tác khách hàng nhiều hơn và hiệu quả hơn. Và Agribank Hà Nam cũng không nằm ngoài xu thế này khi đã chủ động tích cực đa
dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các Chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn, với ưu thế có mạng lưới chi nhánh khắp các huyện, thành phố Chi nhánh đã tận dụng tối đa ưu thế việc tiếp thị và thu hút các khách hàng tham gia sử dụng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại, tuy nhiên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng vẫn tương đối thấp.
Tổng thu từ hoạt động dịch vụ là 26,1 tỷ đồng, tăng so với năm 2018 là 4,7 tỷ đồng, với tỉ lệ tăng là 22,3%, cao hơn 1,1% so với tỷ lệ tăng của Agribank giao cho chi nhánh (+21%), đạt 96,9% kế hoạch của Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam giao cho các đơn vị và đạt 101,1% so với kế hoạch Agribank giao cho Chi nhánh trong năm 2019. Cụ thể:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động dịch vụ của Chi nhánh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Kế hoạch | Thực hiện | Tăng, giảm so với KH | ||
Số tiền | % | |||
Hội sở | 9,244 | 8,659 | -585 | 93.67% |
Duy Tiên | 4,092 | 4,097 | 5 | 100.11% |
Kim Bảng | 5,780 | 5,527 | -253 | 95.62% |
Lý Nhân | 7,840 | 7,849 | 9 | 100.12% |
Cộng | 26,956 | 26,131 | -825 | 96.94% |
Có thể bạn quan tâm!
- Giám Sát Và Điều Chỉnh Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân
- Bài Học Kinh Nghi Ệm Về Quản Lý Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Một Số Chi Nhánh Ngân Hàng Thương Mại
- Cơ Cấu Tổ Chức Và Quản Lý Của Agribank Chi Nhánh Tỉnh Hà Nam
- Lợi Nhuận Cho Vay Khcn Của Agribank Chi Nhánh Tỉnh Hà Nam
- Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam - 11
- Tổ Chức Thực Hiện Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghi ệp và Phát triển nông thôn Vi ệt Nam – Chi nhánh tỉnh Hà Nam
2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
2.2.1.1. Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn
Số lượng KHCN vay vốn vay tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2019 được thể hiện như sau:
Bảng 2.4: Số lượng KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | So sánh | ||||
2018/2017 | 2019/2018 | ||||||
+/- | % | +/- | % | ||||
Số lượng khách hàng vay (người) | 14.305 | 14.42 3 | 14.00 7 | 118 | 1 | -416 | -3 |
Số lượng cán bộ tín dụng (người) | 30 | 42 | 56 | 12 | 40 | 14 | 33 |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam )
Biểu đồ 2.3: Số lượng KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam
14,423
14,007
16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0
14,305
Số lượng KHCN
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam) Theo Bảng 2.4 và Biểu 2.3 cho thấy, số lượt khách hàng vay vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam năm 2019 có sự sụt giảm nhẹ so với các năm trước. Năm 2017 số lượt khách hàng đạt 14.305 lượt, nhưng đến năm 2018 đã đạt
14.423 lượt, tăng 118 khách hàng tương đương tăng 1% so với năm 2017. Năm 2019 số lượng khách hàng đạt 14.007 lượt, giảm 416 người tương đương giảm 3% so với năm 2018.
Để đáp ứng mở rộng quy mô hoạt động, Chi nhánh đã tăng cường, bổ sung nguồn nhân lực đặc biệt là bổ sung kịp thời số lượng cán bộ tín dụng. Kết quả cho nghiên cứu cho thấy, năm 2017 số lượng cán bộ tín dụng của Chi nhánh là 30
người, năm 2018 là 42 người và năm 2019 là 56 người. Tổng số người tăng lên trong 3 năm qua là 26 người. Tuy nhiên, theo kết quả trên cho thấy bình quân mỗi CBTD tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam quản lý và tiến hành thẩm định, nhận biết rủi ro khoảng 250 khách hàng/01 năm. Với số lượng khách hàng tương đối lớn như vậy, một cán bộ thẩm định và quản lý khoản vay vừa là đầu mối thu thập thông tin, tiếp xúc khách hàng, vừa tiến hành thẩm định và cho vay khách hàng, vừa thực hiện công tác nhận biết rủi ro cho nên kết quả của việc phân tích, nhận biết rủi ro mang tính chủ quan, chưa phản ánh chính xác tình hình thực tế của khách hàng vay vốn. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới công tác quản lý rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cho vay của Chi nhánh.
2.2.1.2. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân
Theo Bảng 2.5 và Biểu 2.4 cho thấy, doanh số cho vay qua các năm 2017 - 2019 của Chi nhánh đều tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2018 doanh số cho vay KHCN là 3.201 tỷ đồng, tăng 311 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 14,5% so với năm 2017. Năm 2019 doanh số cho vay KHCN tiếp tục tăng lên đạt 3.779 tỷ đồng, tăng 578 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 18,1% so với năm 2018. Xét theo các tiêu chí cụ thể, ta có tình hình doanh số cho vay như sau:
“”
Bảng 2.5: Doanh số cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam
Đơn vị: Tỷ đồng
“Năm 2017 | “Năm 2018 | “Năm 2019 | “So sánh | ||||
2018/2017 | 2019/2018 | ||||||
+/- | % | +/- | % | ||||
“Theo thời hạn” | 2,512 | 3,201 | 3,779 | 689 | 27.4 | 578 | 18.1 |
“Ngắn hạn” | 2,145 | 2,456 | 2,962 | 311 | 14.5 | 506 | 20.6 |
“Trung và dài hạn | 367 | 745 | 817 | 378 | 103.0 | 72 | 9.7 |
“Theo ngành kinh tế” | 2,512 | 3,201 | 3,779 | 689 | 27.4 | 578 | 18.1 |
“Công nghiệp, XDCB | 167 | 196 | 228 | 29 | 17.4 | 32 | 16.3 |
“Nông lâm nghiệp” | 879 | 933 | 1,017 | 54 | 6.1 | 84 | 9.0 |
“Cho vay tiêu dùng | 972 | 1276 | 1786 | 304 | 31.3 | 510 | 40.0 |
“Thương mại, dịch vụ” | 494 | 796 | 748 | 302 | 61.1 | -48 | -6.0 |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam)
Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam
3,779
4000
3,201
3500
2,512
3000
2500
2000
Doanh số cho vay KHCN
1500
1000
500
0
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam)
- Doanh số cho vay theo kỳ hạn
Đặc điểm chung của KHCN vay vốn của Chi nhánh là quy mô sản xuất cũng như chi tiêu sinh hoạt không lớn, trong đó các KHCN với hình thức đi vay tín chấp hoặc thế chấp với mục đích chủ yếu để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ, kết hợp một số ngành nghề thủ công truyền thống như vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản... cùng một số nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân, vay mua hay sữa chữa nhà, mua xe máy hay vay với hình thức thế chấp nhu cầu cần vốn lưu động trong kinh doanh hay trang trải các khoản chi phí trước mắt. Các khoản vay này thường được trả dần đều hàng tháng và bằng thu nhập hàng tháng của khách hàng vay vốn. Do có sự lo ngại cũng như tính toán về lãi suất khi đi vay, nên thường khách hàng đi vay này kỳ hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn đối tượng đi vay kỳ hạn trung dài hạn. Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn thường chiếm trên 70% tổng doanh số cho vay của Chi nhánh và tăng dần qua các năm. Theo Bảng 2.5 cho thấy tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh lần lượt
ở các năm đạt 70,99%, 71,81% và 75,68%. Trong khi doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh số cho vay của toàn chi nhánh và có xu hướng giảm về cả giá trị tương đối.
- Doanh số cho vay theo ngành kinh tế:
Để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo đúng tinh thần Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Chi nhánh đã chỉ đạo nâng mức cho vay tối đa không có tài sản đảm bảo của một số đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình lên gấp 2 lần mức cho vay tối đa cũ. Cụ thể, cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng. Việc nâng hạn mức cho vay không cần tài sản đảm bảo giúp đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng khách hàng thiếu vốn sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.Ngoài ra, Chi nhánh thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hoá các thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, giảm tối đa thời gian giải quyết hồ sơ, không thu bất kỳ khoản phí nào ngoài các khoản theo quy định của Agribank. Đối tượng cho vay trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng được Chi nhánh chú trọng đầu tư nhằm giảm tỷ lệ cho vay trung, dài hạn. Doanh số cho vay năm 2018 đạt 796 tỷ đồng tăng 302 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 73,69% so với năm 2017, năm 2019 đạt 748 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2018. Các ngành, các lĩnh vực khác cũng được Chi nhánh chú trọng đầu tư, trong đó cũng đẩy mạnh phát triển cho vay tiêu dùng, đời sống đối với cán bộ công chức.
2.2.1.3. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Dư nợ cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
“
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam
Đơn vị: Tỷ đồng
“Năm 2017 | “Năm 2018 | “Năm 2019 | “So sánh | ||||
2018/2017 | 2019/2018 | ||||||
+/- | % | +/- | % | ||||
“Theo thời hạn” | 2,361 | 3,044 | 3,474 | 683 | 28.93 | 430 | 14.13 |
“Ngắn hạn” | 1,530 | 1,680 | 1,865 | 150 | 9.80 | 185 | 11.01 |
“Trung và dài hạn | 831 | 1,364 | 1,609 | 533 | 64.14 | 245 | 17.96 |
“Theo ngành kinh tế” | 2,361 | 3,044 | 3,474 | 683 | 28.93 | 430 | 14.13 |
“Sản xuất, chế biến | 252 | 296 | 387 | 44 | 17.46 | 91 | 30.74 |
“Nông lâm nghiệp” | 680 | 843 | 967 | 163 | 23.97 | 124 | 14.71 |
“Cho vay tiêu dùng | 870 | 1,234 | 1,387 | 364 | 41.84 | 153 | 12.40 |
“Thương mại, dịch vụ” | 559 | 671 | 733 | 112 | 20.04 | 62 | 9.24 |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam)
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam
“Đơn vị: Tỷ đồng
3,474
3500
3,044
3000
2,361
2500
2000
Dư nợ cho vay KHCN
1500
1000
500
0
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam)
Theo Bảng 2.6 và Biểu 2.5 cho thấy: Trong những năm qua, hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh đã có những bước tăng trưởng ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân xấp xỉ 10,62%. Dư nợ năm 2018 đạt 3.044 tỷ đồng, tăng
202 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 7,11% so với dư nợ năm 2017, năm 2019 dư nợ đạt 3.474 tỷ đồng, tăng 430 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 14,13% so với năm 2018. Với sự nỗ lực chung của toàn thể cán bộ nhân viên, dư nợ năm 2019 đã hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mức ổn định, hoàn thành chỉ tiêu của năm.
Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
Theo bảng 2.6, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay. Thời gian qua Chi nhánh đã đầu tư cho vay ngắn hạn rất hiệu quả. Đặc biệt là hình thức cho vay tiêu dùng, bổ sung vốn lưu động tạo điều kiện cho KHCN đủ vốn lưu động để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động.
Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế
Theo Bảng 2.6 cho thấy, dư nợ cho vay của Chi nhánh chủ yếu là cho phục vụ mục đích tiêu dùng, tiếp theo sau đó là các cho vay sản xuất kinh doanh phục vụ hoạt động thương mại dịch vụ, nông lâm nghiệp và cuối cùng là cho vay phục vụ sản xuất, chế biến. Trong đó, dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất (39,92% năm 2019), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 26,2%/năm giai đoạn 2017-2019. Trong tổng dư nợ cho vay sản xuất, kinh doanh, dư nợ cho vay nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 27,83% tổng dư nợ cho vay cá nhân năm 2019, dư nợ cho vay thương mại, dịch vụ chiếm 21,1% tổng dư nợ cho vay cá nhân, xếp cuối cùng là dư nợ cho vay phục vụ mục đích sản xuất, chế biến, chiếm 11,14% tổng dư nợ cá nhân. Sở dĩ kết quả như vậy là do trong những năm gần đây, Chi nhánh thực hiện chính sách phát triển tín dụng bán lẻ, khuyến khích sản phẩm cho vay tiêu dùng. Điều này phù hợp với sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Do đặc thù ngân hàng nông nghiệp, hoạt động cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ của Chi nhánh.
2.2.1.4. Lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân
Với tốc độ tăng dư nợ cho vay KHCN cao như vậy trong giai đoạn 2017-2019, hoạt động cho vay KHCN đã tạo ra lợi nhuận tương đối cao cho Chi nhánh và được thể hiện qua bảng 2.7 và Biểu 2.6: