thuật, khoa học, lịch sử, khảo cổ học và kể cả những vườn thú, vườn thực vật, không tính đến thư viện, ngoại trừ những thư viện có phòng trưng bày thường trực” [89]. Đến năm 2004, Hội đồng Bảo tàng quốc tế (ICOM) có sự điều chỉnh và thông qua định nghĩa về bảo tàng tại Đại hội 20 cho phù hợp hơn với thực tế: “Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận, hoạt động thường xuyên mở cửa cho công chúng đến xem, phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội. Bảo tàng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, thông tin và trưng bày các bằng chứng vật thể và phi vật thể về con người và môi trường sống của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức” [94]. Với cách tiếp cận bảo tàng học, các nhà bảo tàng học của Cộng hoà Liên bang Nga đã đưa ra khái niệm về bảo tàng như sau: “Bảo tàng là thể chế đa chức năng được hình thành một cách lịch sử của ký thức xã hội, nhờ đó thực hiện được nhu cầu xã hội về tuyển chọn, bảo quản và miêu tả nhóm đặc biệt các đối tượng văn hóa và tự nhiên, được xã hội công nhận là một giá trị được kế truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [50]. Khái niệm bảo tàng của Liên hiệp Hội Bảo tàng Anh (The Museums Asociation United Kingdom) như sau: “Bảo tàng là một cơ quan thu nhận, lập hồ sơ (tư liệu), bảo tồn, trưng bày và giới thiệu những bằng chứng vật chất và những thông tin đi kèm với nó vì lợi ích của xã hội” [72].
Định nghĩa của Hiệp hội các Bảo tàng Mỹ (The American Association of Museums): “Bảo tàng là một cơ quan được thành lập hợp thức, hoạt động lâu dài và không có lợi nhuận, không chỉ nhằm mục đích thực hiện các trưng bày đương đại, được miễn thuế thu nhập quốc gia và liên bang, mở cửa đón công chúng. Có mục đích bảo quản và bảo tồn nghiên cứu, giới thiệu, tập hợp và trưng bày có hướng dẫn phục vụ cho nhu cầu thưởng thức của người xem. Những hiện vật trưng bày phải có giá trị văn hóa và giáo dục, bao gồm những tác phẩm nghệ thuật, những công trình khoa học (cả hiện vật sống và những vật vô tri, vô giác), những hiện vật lịch sử và hiện vật khoa học ứng dụng. Do vậy, các bảo tàng sẽ bao gồm cả những khu vườn thực vật, những sở thú, những khu thuỷ sinh, các cung thiên văn, những di tích và nhữn g toà nhà lịch sử hay lịch sử xã hội… đáp ứng được yêu cầu vừa đưa ra ở trên” [72]. Theo Bảo tàng học Trung Quốc: “Bảo tàng là cơ quan chủ yếu sưu tầm và bảo quản các văn vật và tiêu bản, cơ quan tuyên truyền giáo dục, cơ quan nghiên cứu khoa học, là bộ phận hợp thành quan trọng của sự nghiệp văn hóa khoa học xã hội chủ nghĩa của nước ta” [67].
Ở Việt Nam định nghĩa về bảo tàng đã được ghi cụ thể trong Luật Di sản văn hóa năm 2009 và khẳng định trong văn bản hợp nhất Luật Di sản văn hóa năm 2013 như sau: “Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người, môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng” [68]. Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo tàng, nhưng các nhà bảo tàng học đều khẳng định:
- Bảo tàng là một thiết chế văn hóa, cơ quan văn hóa, khoa học và giáo dục
- Đối tượng nghiên cứu, giới thiệu của bảo tàng là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cùng tồn tại xung quanh con người. Các hoạt động của bảo tàng là nghiên cứu, sưu tầm, thu thập, bảo quản, gìn giữ và trưng bày giới thiệu các sưu tập hiện vật về lịch sử xã hội, tự nhiên và thông tin của sưu tập cho công chúng. Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển đã và đang diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của tri thức khoa học, bảo tàng ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển của xã hội. Bảo tàng phải là một thiết chế phi lợi nhuận, bao giờ cũng lấy mục tiêu phục vụ lợi ích công chúng là chính dù rằng bảo tàng vẫn cung cấp các loại dịch vụ mà người tiêu dùng có nhu cầu sẽ mua bằng tiền [37]. Nói cách khác, bảo tàng ra đời là do nhu cầu của xã hội và bảo tàng ngày càng đổi mới để đáp ứng nhu cầu xã hội. Bảo tàng có nhiệm vụ tổ chức hoạt động dịch vụ, phục vụ khách tham quan phù hợp chức năng, nhiệm vụ bảo tàng. Như vậy, bảo tàng là một thiết chế văn hóa tồn tại lâu dài, nó có lịch sử hình thành và phát triển cùng với nhu cầu giữ gìn những di sản văn hóa, khi nào còn nhu cầu tìm hiểu lịch sử, kinh nghiệm quá khứ, tiếp thu những giá trị của di sản văn hóa và nhu cầu giáo dục truyền thống thì bảo tàng còn tồn tại và phát triển.
Từ các khái niệm, định nghĩa về bảo tàng của ICOM, các nhà bảo tàng học trên thế giới và Việt Nam, áp dụng vào trường hợp nghiên cứu của luận án, NCS thấy rằng các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chí được đề cập trong các định nghĩa về bảo tàng như sau: Trước hết, các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam là một thiết chế văn hóa. Tuy nhiên, do phải tự túc về kinh phí nhằm duy trì hoạt động và những lý do khác nhau nên các bảo tàng ngoài công lập chưa thể đáp ứng tiêu chí là thiết chế phi lợi nhuận và mở cửa thường xuyên đón khách tham quan như định nghĩa mà Hội đồng Bảo tàng quốc tế đã đưa ra năm 2004 mà vẫn phải thực hiện các hoạt động có thu bằng những hình thức khác nhau để tạo ra nguồn kinh phí cho bảo tàng. Bảo tàng ngoài công lập đã và đang thực hiện đúng chức năng
nhiệm vụ của một bảo tàng đó là: Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu di sản văn hóa đến với công chúng, khách tham quan bảo tàng nhằm mục đích lưu giữ và nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc. Hiện nay, các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam tạo được vị thế của mình, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, góp phần thiết thực vào công tác giáo dục lịch sử, văn hóa cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa trong đó có bảo tàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - 1
- Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - 2
- Các Công Trình Viết Về Quản Lý Bảo Tàng Và Bảo Tàng Ngoài Công Lập
- Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Bảo Tàng Ngoài Công Lập
- Khái Quát Về Bảo Tàng Ngoài Công Lập Ở Việt Nam
- Phong Cách Trưng Bày Tại Các Bảo Tàng Ngoài Công Lập
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
1.2.1.2. Bảo tàng ngoài công lập
Nghiên cứu lịch sử ra đời của các bảo tàng ngoài công lập chúng ta không khó để nhận ra ba xu hướng chính: Thứ nhất, để lưu giữ lại cho con cháu về những vinh quang, thành quả, thành tựu mà gia đình, dòng họ đã đạt được trong quá khứ hoặc về một làng nghề truyền thống cụ thể. Thứ hai, để thỏa mãn đam mê, trí tò mò hay “thú chơi ngông” của cá nhân hoặc do cá nhân đó sưu tầm. Thứ ba, bộ sưu tập như là một lời tự sự về câu chuyện cuộc đời của cá nhân đó và hoàn cảnh thời điểm đó. Và cho đến nay, chúng ta cũng đã nhận được các khái niệm về bảo tàng ngoài công lập như sau: Các nhà bảo tàng học, quản lý bảo tàng ở Trung Quốc cho rằng: “Bảo tàng dân lập là tổ chức vì mục đích giáo dục, nghiên cứu, thưởng thức do lực lượng xã hội sử dụng tài sản văn vật, tiêu bản, tài liệu không thuộc sở hữu quốc gia thiết lập theo quy định của pháp luật và có chứng nhận tư cách pháp nhân, mở cửa phục vụ xã hội không vì mục đích kinh doanh” [12, tr.130]. Theo các nhà bảo tàng học Mỹ có ít nhất 4 loại hình bảo tàng khác nhau căn cứ vào đối tượng quản lý bảo tàng, bảo tàng tư nhân cũng được đề cập đến trong số này: 1. Bảo tàng Nhà nước - những bảo tàng này do các cơ quan cấp chính phủ, quốc gia, vùng, hoặc địa phương quản lý và hỗ trợ; 2. Bảo tàng tư nhân - những bảo tàng này do các cá nhân hoặc cơ quan tổ chức tư nhân cấp vốn và điều hành. Bảo tàng Nhà thờ cũng nằm trong nhóm này; 3. Bảo tàng thuộc các trường đại học - những bảo tàng này gắn liền với những trường cao đẳng hoặc đại học và được duy trì cho mục đích giáo dục, có nghĩa là cho mục đích nghiên cứu các sưu tập hiện vật; 4. Bảo tàng phối hợp - các bảo tàng này do cơ quan trực thuộc chính phủ hoặc các tổ chức, đơn vị, cá nhân khởi xướng và vì những lý do hoạt động nào đó lại bị thuyên chuyển cho những tổ chức khác (Loại hình bảo tàng này có thể là kết quả của việc thay đổi chính phủ hoặc cắt giảm ngân sách. Để bảo tàng tiếp tục hoạt động, có thể thiết lập một tổ chức phi chính phủ để tổ chức này cấp vốn cho bảo tàng” [23]).
Ở Việt Nam trước năm 2001 chỉ tồn tại một loại hình bảo tàng duy nhất là các bảo tàng công lập, một thiết chế văn hóa của nhà nước và do nhà nước thành lập, giao tổ chức biên chế, địa điểm, ngân sách đáp ứng mọi hoạt động của bảo tàng. Thời đó, Việt Nam chưa có khái niệm bảo tàng ngoài công lập (hay bảo tàng tư nhân). Vì vậy, để làm rò khái niệm cùng nội hàm của bảo tàng ngoài công lập trước hết cần hiểu rò thuật ngữ: “tư nhân” và “công lập”. Trong Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “công lập” được hiểu là do nhà nước lập, ví dụ: trường quốc lập, bảo tàng công lập..., đây là những thiết chế do nhà nước xây dựng và đầu tư kinh phí. Thuật ngữ “tư nhân” trong Từ điển tiếng Việt có giải thích là “cá nhân nào đó chứ không phải nhà nước trên phương diện quản lý, sở hữu. Như vậy tư nhân có thể hiểu đó là các cá nhân cụ thể tồn tại trong xã hội [59].
Từ năm 2001 đến năm 2009, Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành tại Điều 47, mục 3 đã ghi rò khái niệm “bảo tàng tư nhân là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề” [68]. Quy chế Tổ chức và hoạt động bảo tàng tư nhân đã trình bày và phân tích cụ thể hơn khái niệm về bảo tàng tư nhân và cách tổ chức hoạt động của nó như sau: “Bảo tàng tư nhân là những bảo tàng thuộc sở hữu của tổ chức, của một hoặc nhiều cá nhân, hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức có vốn đầu tư không phải vốn của nhà nước, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng” [4]. Đối với các bảo tàng tư nhân và các tổ chức xã hội mặc dù nhà nước không cấp vốn đầu tư nhưng mọi hoạt động của bảo tàng ngoài công lập đều phải tuân thủ theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và phải phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đến năm 2009, sau 8 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa để phù hợp với thực tiễn, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa. Trong Luật được sửa đổi, bổ sung này, thuật ngữ “Bảo tàng tư nhân” (Điều 50, mục 1.c) được thay bằng cụm từ “bảo tàng ngoài công lập” sẽ rộng hơn so với cụm từ “bảo tàng tư nhân” [68]. Bởi lẽ, việc xây dựng các bảo tàng ở loại hình này không chỉ có các cá nhân mà cả các tổ chức, các công ty, tập đoàn hay các dòng họ… Từ đó đến nay, trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, thuật ngữ “bảo tàng ngoài công lập” đã được sử dụng một cách chính thức và có tính phổ biến để chỉ các bảo tàng ngoài hệ thống công lập thuộc quyền sở hữu của một hay nhiều cá
nhân hoặc một tổ chức đầu tư kinh phí để thành lập và duy trì hoạt động của bảo tàng. Theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành bảo tàng ngoài công lập phải có một hoặc nhiều sưu tập hiện vật phản ánh về một hoặc nhiều chủ đề về lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội, về con người và môi trường xung quanh. Bảo tàng ngoài công lập là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.
1.2.1.3. Quản lý
Quản lý là một dạng hoạt động có mục đích của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định thông qua những nguyên tắc, hình thức, phương pháp phù hợp. Vì vậy, quản lý bao giờ cũng mang tính mục đích, tính tổ chức và tính hiệu quả. Những quản lý có ý thức luôn gắn liền với hoạt động có mục tiêu, kế hoạch của những tập thể lớn hay nhỏ do con người thực hiện thông qua thể chế xã hội tuỳ thuộc vào chế độ chính trị. Ở nhiều nước phương Tây, khái niệm quản lý được dùng bằng từ “Management”, được hiểu là quá trình xử lý hoặc kiểm soát công việc hay con người. Như vây, bản chất của quản lý và hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công hợp tác lao động. Quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi có nhu cầu hợp tác lao động để thực hiện mục tiêu chung. Nó có thể diễn ra ở mọi tổ chức, với quy mô từ lớn đến nhỏ, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội càng cao thì yêu cầu và vai trò của quản lý càng cần thiết. Theo tác giả Mai Hữu Khuê: “Quản lý là hoạt động nhằm tác động có tổ chức của chủ thể vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con người nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định” [51]. Quản lý là một dạng tương tác đặc biệt của con người với môi trường xung quanh nhằm đạt được mục tiêu trên cơ sở sử dụng các tài nguyên (con người, tri thức, tiền, vật chất, không gian, thời gian...) từ góc độ thực hiện một chương trình và một mục đích của một hoạt động đã được ý thức hóa của một nhóm người, của một tổ chức xã hội hoặc của một cá nhân nào đó với tư cách là một chủ thể quản lý. Có thể hiểu rằng, quản lý là quá trình kế hoạch hóa, xây dựng tổ chức, điều khiển hoạt động, kiểm tra, giám sát, bảo đảm, duy trì hoạt động thường xuyên một cách tối ưu để hình thành và đạt được các chương trình, mục tiêu đã đề ra. Hay, “Quản lý chính là sự tác động liên tục có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra” [18]. Mery Paker Follet - chuyên gia Hoa Kỳ về lý
thuyết quản lý cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác” [79]. Phredic Uynslau Taylo, được coi là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học, quan niệm: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Đó cũng là tư tưởng cơ bản của Taylo về quản lý theo khoa học [79]. Một số quan niệm của các chuyên gia trong nước như tác giả Nguyễn Minh Đạo trong cuốn “Cơ sở khoa học quản lý” cho rằng: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra” [18]. Như vậy, quản lý là một khoa học đồng thời cũng là một nghệ thuật có vai trò quan trọng trong đời sống và sự phát triển của xã hội. Nó là một hoạt động phổ biến trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề của xã hội, nó có mục đích rò ràng và hướng đích cụ thể, quản lý muốn đạt được hiệu quả cao thì phải có những phương pháp và cách thức quản lý thích hợp.
1.2.1.4. Quản lý bảo tàng
Bảo tàng là một thiết chế văn hóa tồn tại trong xã hội nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của công chúng và cộng đồng xã hội. Do đó, bảo tàng cần phải vận dụng khoa học quản lý vào lĩnh vực hoạt động của mình (cả vĩ mô và vi mô) một cách thích hợp để quản lý mọi hoạt động của mình nhằm mục đích động viên tính tích cực của cán bộ nhân viên, phát huy mọi tiềm lực về hiện vật, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài chính... của bảo tàng để phục vụ xã hội và được công chúng hài lòng, ủng hộ, không ngừng nâng cao hiệu quả xã hội và kinh tế của bảo tàng. Dựa trên cơ sở khoa học quản lý và các chức năng xã hội của bảo tàng, các nhà bảo tàng học đã đưa ra khái niệm về quản lý bảo tàng như sau: Hiểu theo nghĩa rộng: “Quản lý bảo tàng là sự tác động bằng thể chế và tổ chức nhằm bảo vệ, bảo quản di sản văn hóa vật thể, các bộ sưu tập của các sở hữu khác nhau và phát huy di sản ấy phục vụ nghiên cứu và giải trí của công chúng” [77]. Hiểu theo nghĩa hẹp: “Quản lý bảo tàng là sự tác động tới sự chăm sóc, bảo quản hiện vật bảo tàng và sử dụng chúng trong việc giáo dục khoa học và phục vụ nghiên cứu” [77]. Hoạt động quản lý có vai trò quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của mỗi cơ quan, tổ chức trong xã hội. Bảo tàng cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Quản lý bảo tàng đóng vai trò quan trọng, năng lực quản lý bảo tàng tốt hay chưa tốt đều có ảnh hưởng lớn đến tương lai phát triển của mỗi bảo tàng. Trên thực tế cho thấy rò mỗi một bảo tàng có thể có đội ngũ cán bộ chuyên môn tốt, có số lượng hiện vật và sưu tập hiện vật phong phú, đa dạng, địa điểm bảo tàng thuận lợi, kinh phí đầu tư hằng năm ổn
định… nhưng nếu năng lực quản lý bảo tàng kém thì có thể đẫn tới hoạt động của bảo tàng ấy bị đình trệ, không phát triển từ đó không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Quản lý bảo tàng là một khoa học, cũng được vận dụng trong sự nghiệp phát triển bảo tàng nhằm làm cho bảo tàng có sức mạnh, phát huy được tính tích cực của tập thể cán bộ bảo tàng, phát huy được giá trị của hiện vật và các sưu tập hiện vật của bảo tàng, sáng tạo ra các hoạt động phong phú nhằm thoả mãn các nhu cầu của công chúng và cộng đồng xã hội, từ đó nâng cao tính hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế và vị thế của bảo tàng. Như vậy, có thể khẳng định quản lý bảo tàng là vấn đề trọng yếu trong sự nghiệp bảo tàng. Quản lý bảo tàng có trình độ cao hay thấp xấu sẽ quyết định đến tương lai phát triển của bảo tàng. Do vậy, chỉ có thể vận dụng khoa học quản lý hiện đại để quản lý tốt bảo tàng mới làm cho bảo tàng có sức mạnh, phát huy tính tích cực của tập thể nhân viên, phát huy giá trị di sản văn hóa đáp ứng được yêu cầu của công chúng và giúp bảo tàng phát triển trong tương lai.
1.2.1.5. Quản lý bảo tàng ngoài công lập
Bảo tàng ngoài công lập được ra đời và hình thành trong xã hội hiện đại, khi nền kinh tế phát triển đến một giai đoạn nhất định, khi nhu cầu lưu giữ lại các kỷ vật cá nhân, hoặc khi thỏa mãn sở thích sưu tầm của cá nhân đó lên tới đỉnh cao thì bảo tàng ngoài công lập được thành lập. Đặc điểm cơ bản nhất của bảo tàng ngoài công lập: Bảo tàng ngoài công lập là một thiết chế văn hóa thuộc sở hữu tư nhân, tập thể, và doanh nghiệp, không thuộc sở hữu của nhà nước. Bảo tàng ngoài công lập thực chất là bảo tàng được thành lập, tổ chức hoạt động phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động khác trong bảo tàng bởi một người hoặc một nhóm người. Điểm phân biệt cơ bản giữa bảo tàng công lập với bảo tàng ngoài công lập là ở chỗ: bảo tàng ngoài công lập là bảo tàng thuộc sở hữu của tổ chức, của một hoặc nhiều cá nhân, hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức có vốn đầu tư không phải là vốn của nhà nước. Ngoài sự khác biệt trên, luật pháp Việt Nam thừa nhận bảo tàng ngoài công lập và bảo tàng công lập đều bình đẳng với nhau trên phương diện “bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc” dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. Quản lý nhà nước đối với các bảo tàng ngoài công lập được hiểu là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác lập mục tiêu, nội dung, xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, điều chỉnh và thúc đẩy sự phát triển của bảo tàng ngoài công lập phù hợp với đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ. Quản lý
bảo tàng ngoài công lập là sự tác động điều chỉnh sự phát triển của bảo tàng ngoài công lập phù hợp với pháp luật và chính sách của nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của bảo tàng ngoài công lập và nội dung quản lý bảo tàng, theo NCS: “Quản lý bảo tàng ngoài công lập là sự tác động của nhà nước và chủ sở hữu bảo tàng nhằm điều chỉnh, định hướng sự phát triển của bảo tàng cho phù hợp với pháp luật, chính sách trong điều kiện nhất định”. Như vậy có thể thấy rằng mục tiêu quản lý nhà nước đối với các bảo tàng ngoài công lập là thiết lập, duy trì, định hướng, hỗ trợ cho các bảo tàng về tổ chức và hoạt động. Nội dung quản lý bảo tàng ngoài công lập bao gồm: Xây dựng quy hoạch, chiến lược, mục tiêu phát triển các bảo tàng ngoài công lập để làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách, pháp luật quản lý đối tượng này một cách hiệu lực và hiệu quả; Xây dựng, ban hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động của các bảo tàng ngoài công lập; Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động chuyên môn của các bảo tàng ngoài công lập; Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước của các bảo tàng ngoài công lập; Hỗ trợ, thúc đẩy các bảo tàng ngoài công lập tiếp cận các nguồn lực, công nghệ, quảng bá, thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ bảo tàng nhằm có thêm các nguồn lực để duy trì và phát triển. Thực hiện vai trò tổ chức, xã hội hóa nguồn lực để mở rộng, phát triển các bảo tàng ngoài công lập theo đúng định hướng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của hệ thống thiết chế bảo tàng ngoài công lập trong hệ thống thiết chế văn hóa hiện đại, trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. Nhà nước quản lý thiết chế bảo tàng theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Phương thức quản lý nhà nước đối với các bảo tàng ngoài công lập là: Quản lý bằng pháp luật: cần có quy định riêng cho loại hình này: thành lập, cấp phép, loại hình, quy mô, điều kiện thành lập và hoạt động.v.v… Quản lý bằng chính sách: Quy hoạch, ưu đãi về thuế, đất đai, tài chính, tiếp cận công nghệ, hỗ trợ thương mại hóa, quảng bá hình ảnh.v.v… Quản lý bằng tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về loại hình này. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các bảo tàng ngoài công lập: Bảo tàng ngoài công lập được thành lập, cấp phép hoạt động phải đảm bảo theo quy hoạch và các tiêu chí về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định.v.v… Đối xử bình đẳng đối với các bảo tàng ngoài công lập trong việc tiếp cận nguồn lực, cơ hội. Quản lý các bảo