Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Bảo Tàng Ngoài Công Lập


tàng ngoài công lập về tổng thể là sự kết hợp hữu cơ giữa hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ sở hữu trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể nhằm mục đích phát triển các bảo tàng ngoài công lập phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay.

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, NCS đã chọn lý thuyết vai trò trong quá trình nghiên cứu các vấn đề đặt ra của luận án. Thuật ngữ vai trò là một quan điểm được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học và tâm lý học, xuất hiện vào những năm 1920 và 1930, đặc biệt phổ biến trong suốt khoảng giữa thế kỷ XX, với các đại biểu như Herbert Mead, Jacob L.Moreno. Talcott Parsons và Linton… Có thể hiểu vai trò là một “tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của những người mang địa vị… ở mức độ này thì mỗi vai trò riêng là một tổ hợp hay nhóm kỳ vọng hành vi” (Dahrendorf) [22]. Nhiều nhà nghiên cứu đã làm rò ba phương diện của khái niệm vai trò: vai trò như là phương diện động lực của vị thế/địa vị, mẫu hành vi ví như là tổ hợp kỳ vọng hướng vào chủ nhân của địa vị. Lý thuyết vai trò được phát triển từ hai hướng tiếp cận vi mô và vĩ mô của một quan sát xã hội học. Trong lý thuyết vai trò, trước tiên là những bổ sung có tính phân tích tổng thể các vai trò (bộ vai trò) trong một địa vị (Merton), khoảng cách vai trò - năng lực giải quyết sáng tạo và phản chiếu của vai trò (Goffmann) và xung đột vai trò - xung đột như là những kỳ vọng khó hoặc không nhất quán được hai vai trò (Merton, Dahrendorf), xung đột giữa hai vai trò, xung đột bên trong vai trò như là những kỳ vọng khác nhau ở một vai trò [22]. Theo quan điểm duy vật biện chứng, lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua 5 giai đoạn, gắn với mỗi hình thái kinh tế - xã hội đặc thù. Việc tổ chức sinh hoạt và lao động mang tính cộng đồng là đặc tính quan trọng của xã hội loài người. Cũng chính trong yếu tố đặc thù đó, công tác quản lý (tổ chức, xã hội…) được hình thành. Theo quan điểm của Marx, ứng với mỗi hình thái kinh tế, xã hội có một tổ chức xã hội riêng với những hoạt động mang tính đặc thù. “Hoạt động quản lý là một sự phản ánh khách quan về tổ chức xã hội mà tổ chức xã hội chính là bộ xương hay là một bộ khung của hoạt động xã hội, hoạt động xã hội sẽ tạo cho xã hội tồn tại” [62, tr.14]. Đối với hoạt động quản lý, lý thuyết vai trò được áp dụng trong việc xác định vị trí, chức năng của mỗi đơn vị, tổ


chức, cá nhân trong hệ thống chính trị xã hội. Ở phạm vi nhỏ hơn đối với từng đơn vị, quá trình xác định vị trí, việc làm, chức năng của mỗi cá nhân, thành viên của đơn vị được đánh giá qua năng lực, sở trường của họ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giao nhiệm vụ và đưa ra quyết định. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của mỗi chương trình, kế hoạch cũng như sự vận hành của tổ chức. Việc xây dựng tổ chức, phân chia các bộ phận từ đó tuyển dụng hoặc đào tạo vị trí việc làm phù hợp cho từng vị trí thông qua các chương trình mục tiêu cũng như sự kỳ vọng của nhà quản lý chính là quá trình xây dựng và xác lập vai trò đối với mỗi cá nhân, mỗi bộ phận cấu thành. Việc xác định vai trò, chức năng chung của tổ chức sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành, hoạt động và hành vi của các thành viên bên trong tổ chức đó. Trên cơ sở đó, nhà quản lý sẽ giao nhiệm vụ, phân chia chức năng cho từng bộ phận, thành viên của đơn vị. Sự thành công hay thất bại, hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình triển khai về mặt xác định vai trò của mỗi nhân sự và bộ phận thông qua định hướng của nhà quản lý. Nhìn một cách tổng thể, vĩ mô nhất, một quốc gia muốn phát triển bền vững, năng động, ổn định cần sự đóng góp vai trò của tổng thể các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Mỗi lĩnh vực giữ vai trò riêng đặt trong mối liên hệ, tương tác với các lĩnh vực khác. Việc vận hành, phân tích tính đặc thù, thế mạnh, tiềm năng của từng lĩnh vực nhằm đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà quản lý, hoạch định chiến lược. Bên cạnh đó, trong mỗi lĩnh vực lại được cấu thành, liên kết từ vai trò của nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ hơn. Sự phát triển tổng thể của mỗi quốc gia hay lĩnh vực trên thực tế chính là quá trình xây dựng kế hoạch, chiến lược và triển khai nhằm huy động vai trò của mỗi cá nhân, bộ phận, tổ chức, lĩnh vực… cấu thành. Đây có thể là một cách hiểu đơn giản nhất đặt trong mục tiêu của sự phát triển. Trên thực tế, mỗi lĩnh vực hoặc vai trò của các lĩnh vực, bộ phận lại có những mâu thuẫn, xung đột với nhau. Việc hài hòa, tháo gỡ các nút thắt xung đột là một bài toán không dễ dàng đối với những người trong cuộc phải đối mặt. Vai trò có quan hệ trực tiếp và gắn liền với chức năng, nhiệm vụ. Do đó, việc tiếp cận và áp dụng lý thuyết vai trò vào nội dung nghiên cứu của luận án chính là việc phân tích vai trò của nhà nước và vai trò của chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của các bảo tàng ngoài công lập. Mặc dù có nhiều tư


tưởng và cách tiếp cận khác nhau về hoạt động quản lý đối với các bảo tàng ngoài công lập, nhưng tựu trung lại khi xác định vai trò của quản lý nhà nước và cụ thể hơn là các đơn vị quản lý các cấp sẽ phải thực hiện chức năng của họ như thế nào trong trường hợp cụ thể của đề tài luận án, NCS xác định cơ quan quản lý có các nhiệm vụ cụ thể như: 1. Ban hành văn bản quản lý nhà nước và chỉ đạo thực hiện; 2. Quy định về tổ chức bộ máy và hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; 3. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ bảo tàng; 4. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất; 5. Thanh tra, kiểm tra giám sát.

Chủ sở hữu bảo tàng - cụ thể là giám đốc bảo tàng sẽ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như: Lập kế hoạch: xây dựng chương trình hoạt động cho tương lai của tổ chức, nhằm đạt tới mục đích đã xác định. Đây là vai trò mấu chốt bao gồm việc tìm ra các phương tiện và nguồn lực thích hợp để thực hiện mục tiêu. Thông thường vai trò này bao gồm ba cấp: một là vạch ra các mục tiêu dài hạn và các kế hoạch chiến lược, hai là lập các kế hoạch tác nghiệp và ba là xây dựng các mục tiêu ngắn hạn và ngân sách. Tổ chức thực hiện kế hoạch: Vừa bao gồm tổ chức xây dựng kế hoạch vừa bao gồm tổ chức lực lượng (các nguồn lực thực hiện theo một kế hoạch đã định), đồng thời đảm trách việc bố trí nhân sự, chỉ huy, tuyên truyền, quảng bá, khuyến khích, thưởng phạt, bổ nhiệm, bãi nhiệm… đối với các thành viên một cách kịp thời. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch: bao gồm việc xây dựng bộ máy chỉ huy thống nhất, giám sát, đôn đốc và khuyến khích các cá nhân thực hiện mục tiêu của tổ chức. Các nhân viên phải được đào tạo một cách thích hợp để hiểu được các trách nhiệm, các công việc mà mình đảm nhiệm. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch: là căn cứ vào các thông tin phản hồi trong quá trình vận hành của hệ thống, hoặc các kết quả đầu ra mà phát hiện kịp thời các sai sót, tìm ra nguyên nhân để lập tức đưa ra các hành động, biện pháp sửa chữa, hoàn thiện. Để cho quá trình quản lý các bảo tàng ngoài công lập có hiệu quả, đòi hỏi quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra phải thống nhất với các mục tiêu của tổ chức, thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. Và việc áp dụng lý thuyết vai trò vào trong luận án được thể hiện qua việc áp dụng vào nội dung các chương của luận án để giải quyết những vấn đề được đặt ra. Trong chương 1, tác giả áp dụng lý thuyết vai trò trong việc xây dựng khung nội dung lý thuyết quản lý đối với các bảo tàng ngoài công lập. Chương 2, tác giả vận dụng lý thuyết vai trò trong việc phân tích và làm rò thực trạng vai trò quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống bảo tàng ngoài công


lập cũng như vai trò quản lý của chủ sở hữu bảo tàng đối với việc vận hành hoạt động của các bảo tàng ngoài công lập thể hiện qua vai trò của chủ thể quản lý gián tiếp (Nhà nước) và của chủ thể quản lý trực tiếp (chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập). Chương 3, tác giả tập trung phân tích, đánh giá dự báo xu hướng phát triển của hệ thống bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam. Đồng thời, sử dụng lý thuyết vai trò căn cứ trên vai trò quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước và chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập trong việc quản lý, điều hành hoạt động và đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các bảo tàng ngoài công lập trong tương lai.

1.2.3. Nội dung quản lý bảo tàng ngoài công lập

Trên cơ sở nghiên cứu, áp dụng lý thuyết vai trò đối với hoạt động quản lý của nhà nước trong việc xác định vị trí, chức năng của mỗi đơn vị, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị xã hội và đối với các bảo tàng ngoài công lập là quá trình xác định vị trí, việc làm, chức năng của mỗi cá nhân, thành viên, nhân viên của bảo tàng được đánh giá qua năng lực, sở trường của mỗi nhân viên có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giao nhiệm vụ và đưa ra quyết định. Trong quản lý, người ta có thể chia thành hai loại: Quản lý nhà nước và quản lý hoạt động do đơn vị chủ quản thực hiện mà trực tiếp là chủ sở hữu các bảo tàng ngoài công lập quản lý và điều hành hoạt động. NCS đã phân tích nội dung lý thuyết vai trò, áp dụng vào đối tượng nghiên cứu là các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam để xây dựng khung nghiên cứu cho toàn bộ luận án. Cùng với lý thuyết vai trò, NCS kết hợp nghiên cứu lý thuyết bảo tàng học để triển khai nội dung quản lý về chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo nhân lực cho các bảo tàng. Xét về mặt hoạt động cụ thể, bảo tàng có 6 khâu công tác nghiệp vụ: Công tác nghiên cứu khoa học, công tác sưu tầm hiện vật, công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng, công tác tổ chức kho - bảo quản hiện vật bảo tàng, công tác trưng bày hiện vật bảo tàng, công tác giáo dục tuyên truyền. Các khâu công tác này có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, hoạt động theo một chu trình hệ thống khoa học của bảo tàng trên cơ sở hiện vật gốc. Sưu tập hiện vật gốc có giá trị bảo tàng. Trong bảo tàng, kết quả hoạt động của từng khâu công tác nghiệp vụ trước sẽ là tiền đề cho khâu nghiệp vụ sau hoạt động hiệu quả. Chính vì vậy, trong hoạt động của mỗi bảo tàng phải hết sức coi trọng tính hệ thống - khoa học của các khâu nghiệp vụ này, tránh làm tắt, thiếu khoa học của từng khâu nghiệp vụ và cả quá trình bởi vì làm thiếu nghiêm túc, không khoa


học của một khâu nghiệp vụ nào đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và làm mất đi giá trị lịch sử - văn hóa quý giá của dân tộc [37].

1.2.3.1. Nội dung quản lý Nhà nước đối với bảo tàng ngoài công lập

Phân tích nội dung lý thuyết vai trò, NCS đã làm rò vai trò quản lý của các cơ quan quản lý gián tiếp (nhà nước) và vai trò quản lý trực tiếp (chủ sở hữu) đối với các bảo tàng ngoài công lập. Quản lý nhà nước là quản lý một cách toàn diện theo hệ thống từ trên xuống dưới, đó là sự quản lý chặt chẽ, thường xuyên do bộ máy công quyền của nhà nước thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được quy định trong hiến pháp. Công cụ quản lý nhà nước là những bộ luật và các văn bản dưới luật (nghị định, thông tư, chỉ thị…). Vai trò của quản lý nhà nước đối với các bảo tàng ngoài công lập được thể hiện ở các vấn đề:

(1) Ban hành văn bản quản lý nhà nước và chỉ đạo thực hiện

(2) Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ bảo tàng

(3) Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

(4) Thanh tra, kiểm tra

1.2.3.2. Nội dung quản lý bảo tàng ngoài công lập của chủ sở hữu

Vai trò lập kế hoạch: Đó là dự kiến, xây dựng chương trình hoạt động cho tương lai của bảo tàng ngoài công lập nhằm đạt tới mục đích đã xác định. Đây là đặc trưng cao nhất. Việc vạch kế hoạch được thực hiện ở bên trong của các loại hình nhóm khác nhau, giống như một quá trình liên tục để chọn lựa giữa các khả năng khác nhau dẫn tới các quyết định. Đây là vai trò mấu chốt bao gồm việc tìm ra các phương tiện và nguồn lực thích hợp để thực hiện mục tiêu. Thông thường vai trò này gồm 3 cấp: Một là vạch ra mục tiêu dài hạn và kế hoạch chiến lược; hai là lập các kế hoạch tác nghiệp; ba là xây dựng các mục tiêu ngắn hạn và ngân sách. Vai trò chỉ đạo: Thực hiện vai trò này của chủ sở hữu bao gồm việc xây dựng bộ máy chỉ huy thống nhất, giám sát, đôn đốc và khuyến khích các cá nhân thực hiện mục tiêu của tổ chức. Nhân viên phải được đào tạo một cách thích hợp để hiểu được các trách nhiệm, công việc mà mình đảm nhiệm. Chủ sở hữu sẽ có biện pháp khuyến khích, động viên các nhân viên để làm việc hiệu quả hơn. Do đó, trách nhiệm của chủ sở hữu đòi hỏi phải có quan hệ giao tiếp hiệu quả cũng như có năng lực lãnh đạo. Vai trò tổ chức: Thực hiện sắp xếp con người cụ thể thực hiện những công việc cụ thể trong thời gian xác định như đã đưa vào trong kế hoạch.


Vai trò tổ chức của chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập là sự sắp xếp nhân viên trong bảo tàng trong đó con người là yếu tố cơ bản. Khi sắp xếp nhân viên vào các vị trí công việc, người chủ sở hữu bảo tàng cần phải xem xét tới năng lực chuyên môn của nhân viên và các yếu tố có liên quan tới việc thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ của tổ chức bao gồm cả việc ra quyết định về quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân trong việc lựa chọn và cả việc chỉ đạo hoạt động của họ. Vai trò kiểm soát: Quá trình thực hiện kế hoạch của mỗi bộ phận, mỗi thành viên phải được kiểm tra thường xuyên. Chủ sở hữu bảo tàng sẽ dựa vào việc kiểm tra để điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch đã vạch ra, điều chỉnh sự sắp xếp lực lượng hay sự phối hợp giữa các bộ phận để nâng cao hiệu quả quản lý của chủ sở hữu. Để cho quá trình quản lý của chủ sở hữu hiệu quả, đòi hỏi các quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát phải thống nhất với các mục tiêu của tổ chức, thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. Không thể xem xét các vai trò này một cách độc lập, rời rạc mà cần được nhìn nhận như những hoạt động liên quan với nhau thành một vòng tròn khép kín. Nội dung quản lý của chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập được thể hiện như sau:

(1)Xây dựng kế hoạch hoạt động của bảo tàng bao gồm: kế hoạch nội dung và kế hoạch thời gian (gồm: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn)

(2) Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động trong đó có chỉ đạo kế hoạch hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng phát triển cơ sở vật chất và tài chính theo kế hoạch và tổ chức, liên kết với các tổ chức khác theo kế hoạch

(3)Tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm: tổ chức bộ máy, kiện toàn nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực (nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê bảo quản, trưng bày, truyền thông)

(4)Giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch: Kiểm tra theo công việc được phân công, đánh giá chất lượng công việc, thi đua khen thưởng

Các nội dung cơ bản về quản lý của chủ sở hữu sẽ được vận dụng khảo sát thực trạng quản lý bảo tàng ngoài công lập trong chương 2 của luận án.


1.2.4. Sự khác nhau giữa bảo tàng và quản lý bảo tàng công lập và ngoài công lập

Bảo tàng công lập và ngoài công lập là hai loại hình bảo tàng được pháp luật công nhận và bình đẳng trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, hai loại hình bảo tàng này có những đặc điểm khác nhau nhất định. Việc tìm hiểu các đặc điểm của hai loại hình này sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra nội dung và cách thức quản lý phù hợp và hiệu quả.

1.2.4.1. Sự khác nhau giữa bảo tàng công lập và ngoài công lập

Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa bảo tàng công lập và ngoài công lập


TT

Tiêu chí

Bảo tàng công lập

Bảo tàng ngoài công lập

1

Nguồn gốc ra đời

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Ra đời trong điều kiện KT-XH của đất nước còn khó khăn, phục vụ mục

tiêu chính trị.

- Ý tưởng của cá nhân, tập thể và doanh nghiệp.

- Ra đời và phát triển trong thời kỳ KTTT, hội nhập, phục vụ mục tiêu văn hóa, thẩm mỹ

và thương mại.

2

Cơ sở vật chất

Nhà nước đầu tư, quản lý và đảm bảo theo pháp luật (Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách…). Xây dựng, sủa chữa, duy tu, bảo dưỡng tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà

nước.

Tư nhân đầu tư và đôi khi có sự hỗ trợ của nhà nước

Do chủ đầu tư tự đầu tư và quản lý, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng.

3

Tài liệu hiện vật

Nghiên cứu, sưu tầm tuân

thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn của bảo tàng.

Có sẵn sưu tập hiện vật và tổ chức sưu tầm thêm.

4

Kho bảo quản

Có hệ thống kho bảo quản, có người quản lý, kiểm kê hiện vật, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn của

bảo tàng.

Không/cũng có thể có kho bảo quản chuyên dụng, chưa có nhân viên kiểm kê, bảo quản chuyên nghiệp.

5

Nguồn nhân lực

Nhà nước thiết lập và

Tư nhân tự giải quyết theo khả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - 5


TT

Tiêu chí

Bảo tàng công lập

Bảo tàng ngoài công lập



được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Công chức, Viên chức. Hưởng lương và thực hiện công việc theo quy định của Luật Công chức, Viên

chức và Luật Lao động.

năng.

Tuân thủ theo Luật Lao động.

6

Sở hữu

Nhà nước.

Tổ chức Chính trị - xã hội

Cá nhân, dòng họ, nhóm người

cùng đam mê và công ty.

7

Tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy bảo tàng nhiều phòng, ban và tuân thủ theo Luật Di sản văn hoá, pháp luật về công chức, viên chức với bộ máy cứng, thống nhất, chuyên nghiệp.

Chủ sở hữu bảo tàng tự sắp xếp xây dựng bộ máy và tổ chức hoạt động. Vì vậy, hoạt động của bảo tàng ngoài công lập không chuyên nghiệp và phụ thuộc vào nhận thức chủ sở hữu bảo tàng.

Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh

hoạt.

8

Tài chính

Nhà nước cấp tuân thủ theo Luật Ngân sách và đảm bảo mức tối thiểu

cho vận hành.

Tư nhân tự bỏ kinh phí hoặc xây dựng hoạt động dịch vụ tạo nguồn thu. Kinh phí hoạt động

ít ỏi, không cố định.

(Nguồn: NCS thực hiện)

1.2.4.2. Sự khác nhau trong quản lý bảo tàng công lập và ngoài công lập

Từ đặc điểm của các bảo tàng công lập và ngoài công lập, NCS phân tích sự khác nhau trong quản lý của hai loại hình bảo tàng. Đây cũng là cơ sở giúp NCS làm rò vai trò của nhà nước và chủ sở hữu bảo tàng trong quản lý bảo tàng ngoài công lập.

Bảng 1.2: So sánh sự khác nhau trong quản lý bảo tàng công lập và ngoài công lập


TT

Tiêu chí

Bảo tàng công lập

Bảo tàng ngoài công lập

1

Quản lý thiết chế

Ban Giám đốc bảo tàng

Chủ sở hữu bảo tàng làm

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí