Phong Cách Trưng Bày Tại Các Bảo Tàng Ngoài Công Lập


quản lý và thực hiện các hoạt động chuyên môn tại các bảo tàng được họ triển khai khác nhau tuỳ thuộc vào nhận thức của từng người.

Nguồn nhân lực ở các bảo tàng ngoài công lập còn gặp rất nhiều hạn chế do nguồn kinh phí tự chủ, quỹ lương hạn chế nên gặp khó khăn trong việc thuê nhân viên có chất lượng cao để đảm nhận những nhiệm vụ chuyên sâu về bảo tàng. Đối với các bảo tàng không có nguồn thu từ bán vé, dịch vụ hay các nguồn kinh phí khác (trường hợp Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, Bảo tàng Lai xá, Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ, Bảo tàng tranh Nguyễn Tư Nghiêm, Bảo tàng nhà văn Nguyễn Tuân...) việc điều hành hoạt động trong bảo tàng đều do chủ sở hữu và con cháu trong gia đình đảm nhiệm. Một số bảo tàng có được sự giúp đỡ của các tình nguyện viên là sinh viên các trường đại học trên địa bàn nhưng không thường xuyên vì tuỳ vào thời điểm sinh viên có thời gian rảnh rỗi hoặc đi thực tập tại các bảo tàng. Bảo tàng có các hoạt động dịch vụ tạo được nguồn thu như: Bảo tàng Đồng quê, bảo tàng Áo dài, Bảo tàng cổ vật Hoàng Long, Bảo tàng Di sản văn hóa Mường, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường, Bảo tàng Ẩm thực xứ Quảng và Dinh trấn mì Quảng... các bảo tàng này có thuê nhân viên làm việc theo hình thức hợp đồng hoặc hợp đồng thời vụ. Các nhân viên này sẽ tham gia các hoạt động nghiệp vụ đến các công việc khác của bảo tàng. Nhân viên có trình độ chuyên môn về bảo tàng hoặc các chuyên ngành gần bảo tàng rất ít như: Bảo tàng cổ vật Hoàng Long thuê nguyên giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa (đã nghỉ hưu) về làm cố vấn chuyên môn, Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày có một nhân viên hợp đồng có trình độ đại học về bảo tàng, Bảo tàng Đồng quê có nhân viên làm trực tiếp tất cả các khâu công tác của bảo tàng có trình độ đại học về du lịch... Còn lại nhiều bảo tàng chỉ thuê cố vấn chuyên môn theo hợp đồng thời vụ hoặc liên hệ nhờ sự giúp đỡ chuyên môn của bảo tàng tỉnh như: Bảo tàng Di sản văn hóa Mường, Bảo tàng Đồng Đình, Bảo tàng Tiền tệ, Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng... còn nhân viên bảo tàng chủ yếu thực hiện các công việc khác của bảo tàng (Nguồn: chủ sở hữu bảo tàng cung cấp).

1.3.2.3. Tài chính

Ở Việt Nam, so với hệ thống bảo tàng công lập, các bảo tàng ngoài công lập hoạt động dựa trên nguồn tài chính tự có của chủ sở hữu bảo tàng thông qua các hoạt động kinh doanh như: Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long ở Thanh Hóa, Bảo tàng Đồng quê ở Nam


Định hay từ sự đóng góp tự nguyện từ các cá nhân yêu mến bảo tàng, từ các cựu chiến binh mong muốn gìn giữ, giới thiệu những hiện vật đã làm nên giá trị anh hùng của các chiến sỹ cách mạng trong các nhà tù và trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm như: Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày của ông Lâm Văn Bảng ở Hà Nội. Hay nguồn kinh phí duy trì hoạt động của bảo tàng từ sự đóng góp của các thành viên trong gia đình như trường hợp Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, sự đóng góp của cộng đồng dân cư trong làng như Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá ở Hoài Đức - Hà Nội. Các chính sách của Nhà nước cũng chưa thu hút được sự quan tâm của các công ty, doanh nghiệp đầu tư quảng bá thương hiệu thông qua các bảo tàng và hoạt động của bảo tàng. Vì vậy, các bảo tàng ngoài công lập phải tự chủ động để tạo được nguồn tài chính nhằm duy trì hoạt động của bảo tàng mình thông qua nhiều hình thức khác nhau như nguồn thu thông qua các hoạt động dịch vụ như: Bảo tàng cổ vật Hoàng Long - Thanh Hóa thu nhập từ dịch vụ kinh doanh ăn uống - nhà hàng Rừng trong phố; Bảo tàng Di sản văn hóa Mường từ khu khách sạn, nhà nghỉ - khu lưu trú cho khách, phục vụ ăn uống cho khách tham quan; Bảo tàng Tiền tệ từ kinh doanh hoạt động giải trí kết hợp tổ chức sự kiện thông qua các nhà hàng của chủ sở hữu đầu tư xây dựng; các bảo tàng Đồng quê, Kiến trúc nhà cổ Việt, Vũ khí cổ - Worldwide Arms Museum… từ nguồn bán vé phục vụ khách tham quan, tổ chức đội văn nghệ, đội trống phục vụ lễ hội hay các sự kiện của địa phương, thành phố... tổ chức hoạt động dịch vụ ẩm thực; Bảo tàng không gian văn hóa Mường, Bảo tàng Áo dài tạo nguồn thu từ tổ chức sự kiện, cho thuê địa điểm chụp ảnh cưới, quay phim…; một số bảo tàng có nguồn thu đến từ việc bán các sản phẩm do bảo tàng tự làm ra như: Bảo tàng Đồng quê tự nấu rượu mang thương hiệu bảo tàng, làm bánh gai, các sản phẩm đặc trưng đồng bằng Bắc Bộ bán cho khách tham quan bảo tàng và dân địa phương; Bảo tàng Cội nguồn Phú Quốc bán các sản phẩm được chế tạo ra từ các sản vật của địa phương như: Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, các sản phẩm từ biển Phú Quốc... (Nguồn: chủ sở hữu bảo tàng cung cấp). Ngoài ra, trường hợp Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày được UBND thành phố Hà Nội cấp kinh phí hỗ trợ hoạt động từ 250.000.000đ đến 400.000.000đ (nguồn: Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cung cấp). Có thể thấy rằng, các bảo tàng ngoài công lập đã chủ động để tạo ra nguồn thu nhập nhằm duy trì hoạt động. Mặc dù, có một số ít bảo tàng cũng được Nhà nước quan tâm hỗ trợ nhưng số tiền không đủ so với nhu cầu thực tế của bảo tàng.


Đối với nhiều bảo tàng không có các điều kiện thuận lợi để tổ chức những hoạt động dịch vụ, thu hút khách tham quan đến với bảo tàng nhằm tạo nguồn kinh phí thì gần như các hoạt động của bảo tàng từ chuyên môn nghiệp vụ đến những hoạt động khác đều phải dựa vào nguồn tiền tự túc của chủ sở hữu bảo tàng để nuôi dưỡng niềm đam mê. Tuy nhiên, đối với hình thức này, chỉ một số ít bảo tàng hiện nay còn có thể duy trì được hoạt động như: Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, Bảo tàng Lai Xá, Bảo tàng hoạ sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ, Bảo tàng tranh Nguyễn Tư Nghiêm... còn lại một số bảo tàng đã phải tạm thời đóng cửa, dừng các hoạt động đón khách tham quan như: Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Sĩ Tốt và gia đình... có bảo tàng vẫn duy trì hoạt động nhưng chưa có phòng trưng bày, không có hoạt động đón khách tham quan như: Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, Bảo tàng Tiền tệ, Bảo tàng cổ vật Tràng An... Những bảo tàng có điều kiện về vị trí, về đất đai và khả năng tổ chức đã xây dựng được thêm nhà hàng, nhà nghỉ, tổ chức các sự kiện cho khách tham quan. Bảo tàng cổ vật Hoàng Long, Bảo tàng Đồng quê, Bảo tàng Cội nguồn Phú Quốc, Bảo tàng Áo dài... là những hình mẫu thành công bước đầu cho mô hình này. Sở dĩ họ thành công bước đầu và hứa hẹn có sự phát triển bền vững vì đã qua thử thách hàng chục năm.

1.3.2.4. Phong cách trưng bày tại các bảo tàng ngoài công lập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Các bảo tàng ngoài công lập, mỗi bảo tàng một dáng vẻ. Có bảo tàng ở ngay trung tâm thành phố, lẫn trong những căn nhà của khu đô thị sầm uất hay trong các toà cao ốc; có bảo tàng ở vùng nông thôn hay ở những làng quê đang trong quá trình đô thị hóa. Có bảo tàng ở ven biển, trải trên sườn núi xa trung tâm dân cư nhưng lại nằm trên tuyến đường du lịch; có bảo tàng lại ở giữa cánh đồng lúa mênh mông. Khoảng cách đi lại, khả năng tiếp cận bảo tàng với khách thăm và khách du lịch vì thế cũng rất khác nhau. Không gian của các bảo tàng ngoài công lập hiện nay không phải quá khiêm tốn hay ở trong tình trạng bất khả kháng. Khá nhiều bảo tàng ở trong những tòa nhà 2, 3, 4 tầng được xây cẩn thận ngay từ đầu đã có mục đích dành riêng cho bảo tàng. Có bảo tàng chỉ là một tầng hay một căn phòng lớn trong toà cao ốc. Có bảo tàng lại sử dụng những căn nhà kiểu truyền thống hay tận dụng nhà và khuôn viên cũ để làm nơi trưng bày, hoạt động. Có bảo tàng chỉ có nhà mà không có khuôn viên nhưng không ít bảo tàng lại vừa có nhà vừa có khuôn viên rộng hẹp khác nhau; vài ba bảo tàng có khuôn viên rộng vài ba hecta với khu trưng bày ngoài trời là chủ đạo như: Bảo tàng Không


Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - 7

gian văn hóa Mường, Bảo tàng Đồng Đình, Bảo tàng Cội nguồn, Bảo tàng Đồng quê. Tuy nhiên, có điều đáng tiếc là hầu hết các bảo tàng ngoài công lập đều không có kho bảo quản hiện vật. Hầu như tất cả hiện vật đều được đưa lên trưng bày; phòng trưng bày cũng đồng nghĩa là kho bảo tàng vì thế công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật trở thành một điểm yếu nhất của loại hình bảo tàng này. Phong cách và chất lượng trưng bày của bảo tàng cũng rất khác nhau. Điều này phụ thuộc vào chủ sở hữu của bảo tàng, hoặc do một đơn vị bảo tàng công lập ở địa phương giúp đỡ hay thuê tư vấn vừa nghiên cứu về nội dung vừa thiết kế trưng bày. Hiện tại, việc chủ sở hữu các bảo tàng ngoài công lập tự bày theo ý tưởng của mình là chủ yếu. Những người chủ này đa phần là cựu chiến binh, là nhà báo, giáo viên, nhà sưu tập... Họ không phải là người làm bảo tàng chuyên nghiệp, càng không am hiểu cách thức trưng bày bảo tàng khoa học, hợp lý. Việc trưng bày hoàn toàn theo ý muốn chủ quan. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trưng bày của mỗi bảo tàng. Hiện vật có thể nhiều nhưng bày chồng chất, rối thông tin. Họ không thuê tư vấn trưng bày, lý do chủ yếu là không có kinh phí. Một số bảo tàng do các họa sĩ, nghệ sĩ làm chủ, họ có chuyên môn về nghệ thuật nên tự trưng bày, chất lượng có tốt hơn. Một số ít bảo tàng như: Bảo tàng FITO đã đầu tư lớn, thuê tư vấn trưng bày nên chất lượng trưng bày khác hẳn với các bảo tàng trên. Bảo tàng Áo dài, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá, bảo tàng Lê Bá Đảng cũng là những bảo tàng có tính chuyên nghiệp cao bởi đặc tính riêng của nó. Có thể khái quát một số loại trưng bày sau đang hiện diện trong các bảo tàng ngoài công lập: 1/Trưng bày kiểu có gì bày nấy; 2/Trưng bày theo dạng liệt kê hiện vật, tuy có kết cấu, có câu chuyện nhưng không có bài viết diễn giải, không chú trọng đồ họa; tủ kính không đặt, thửa riêng cho trưng bày, có gì dùng nấy, mua hàng chợ; 3/Trưng bày mang tính chuyên nghiệp cao do các nhà chuyên môn và thiết kế chuyên nghiệp thực hiện. Loại trưng bày thứ 3 này hiện có rất ít và mới có một vài bảo tàng được chủ sở hữu xây dựng và đầu tư ngay từ khâu thiết kế, xây dựng nhà bảo tàng đến thuê tư vấn thiết kế nội dung trưng bày và thi công trưng bày tại bảo tàng. Đa phần các bảo tàng ngoài công lập hiện nay có tình trạng trưng bày ở loại thứ nhất và thứ hai, tức là thiếu chuyên nghiệp. Muốn bảo tàng hấp dẫn, có đông khách, trưng bày phải hay, có nhiều thông tin, đẹp, hấp dẫn. Do đó, chủ sở hữu bảo tàng tiến hành làm chuyên nghiệp ngay từ khi thành lập sẽ tạo được


những trưng bày bảo tàng hay, đẹp và thu hút được khách tham quan. Đó thực sự là vấn đề lớn với các bảo tàng ngoài công lập.

Tiểu kết chương 1

Tập hợp và phân tích các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. Qua đó xác định những tư liệu, số liệu có thể kế thừa và xác định những vấn đề đặt ra cho luận án. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài luận án trong đó: Tập hợp và phân tích các khái niệm cơ bản có liên quan trong đó có khái niệm quản lý bảo tàng ngoài công lập. Mặc dù các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam có quy mô không lớn song về tính chất cũng trở thành một thiết chế văn hóa; quản lý bảo tàng trong và ngoài công lập là quản lý thiết chế văn hóa. Căn cứ vào lý thuyết vai trò kết hợp với cơ sở lý luận bảo tàng học để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu của luận án. Trong đó xây dựng nội dung quản lý của các chủ thể quản lý bao gồm chủ thể quản lý gián tiếp và chủ thể quản lý trực tiếp. Có 4 nội dung thuộc nhiệm vụ quản lý của chủ thể quản lý gián tiếp và 4 nội dung thuộc nhiệm vụ của chủ thể quản lý trực tiếp. Để xác định rò sự khác nhau trong nội hàm quản lý, NCS đã xây dựng các biểu so sánh biểu hiện sự khác nhau giữa bảo tàng trong và ngoài công lập và sự khác nhau về phương diện quản lý của hai loại bảo tàng trong đó có các nội dung được thể hiện cụ thể qua các biểu so sánh. Chính sự so sánh này nhằm mục đích để các chủ thể quản lý xác định rò những nét riêng của từng đối tượng quản lý, từ đó sẽ vận dụng linh hoạt, cụ thể phù hợp để hướng tới chất lượng tốt hơn.

Để làm rò đối tượng quản lý, luận án đã giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của loại hình bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam. Đồng thời khái quát những đặc điểm của loại hình bảo tàng ngoài công lập, trong đó bao gồm: Loại hình/phân loại; chủ sở hữu bảo tàng và nguồn nhân lực bảo tàng; tài chính, chất lượng và phong cách trưng bày để từ đó giúp cho các chủ thể quản lý sẽ có các động thái tích cực để áp dụng các phương thức quản lý phù hợp hiệu quả, góp phần phát triển loại hình bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam với xu thế phát triển bảo tàng ngoài công lập trên thế giới.


Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM


2.1. Các chủ thể quản lý bảo tàng ngoài công lập

2.1.1. Chủ thể quản lý gián tiếp các bảo tàng ngoài công lập

2.1.1.1. Các đơn vị chỉ đạo quản lý

Trong hệ thống quản lý nhà nước, cơ cấu tổ chức của ngành văn hóa được tổ chức theo các đơn vị hành chính và thực hiện theo quy trình đi từ Trung ương đến địa phương. Ở Trung ương, cơ quan có chức năng quản lý về văn hóa là Chính phủ thông qua Bộ VHTTDL. Ở các tỉnh, thành phố, Sở VHTTDL là cơ quan tham mưu giúp việc trực tiếp cho UBND tỉnh, thành phố. Bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp cho Sở VHTTDL về lĩnh vực quản lý hoạt động của các bảo tàng ngoài công lập là Phòng Quản lý văn hóa các cấp.

* Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Cục Di sản văn hóa là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực di sản văn hóa theo quy định của pháp luật, được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phạm vi cả nước theo đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cục Di sản văn hoá thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với hệ thống bảo tàng trên cả nước trong đó có bảo tàng ngoài công lập. Vai trò quản lý của Cục Di sản văn hoá không trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của các bảo tàng ngoài công lập nhưng có tác động lớn đến quá trình thành lập, hoạt động chuyên môn, hướng dẫn, đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tàng thể hiện qua việc tham mưu, xây dựng các văn bản pháp quy, chính sách cho các bảo tàng, phối hợp với các trường đại học bồi dưỡng nghiệp vụ đồng thời chỉ đạo các sở văn hoá tỉnh/thành phố giúp đỡ, kiểm tra giám sát hoạt động tại các bảo tàng ngoài công lập. Cục Di sản văn hoá đã thể hiện rất rò vai trò quản lý nhà nước ở cấp cao nhất đối với sự hình thành và phát triển của bảo tàng ngoài công lập.

* Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Ngoài việc cấp phép công nhận hoạt động, tỉnh/thành phố có nhiệm vụ trong quản lý bảo tàng ngoài công lập tại địa phương như: 1. Cấp giấy phép/ra quyết định thành lập bảo tàng; 2. Hỗ trợ địa điểm xây dựng


công trình bảo tàng; 3. Chỉ đạo bảo tàng công lập của tỉnh hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ; 4. Hỗ trợ liên kết các bên liên quan. UBND cấp tỉnh/ thành phố là cơ quan quản lý nhà nước ở cấp địa phương có vai trò quyết định đến sự ra đời của bảo tàng ngoài công lập thể hiện qua việc chỉ đạo thẩm định hồ sơ xin cấp phép hoạt động bảo tàng và ban hành quyết định hoạt động của bảo tàng trên địa bàn quản lý của tỉnh/thành phố. UBND tỉnh/thành phố cũng đang thể hiện được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý cao nhất ở địa phương đối với các bảo tàng ngoài công lập. Điều này thể hiện rất rò qua việc ban hành giấy phép hoạt động cho các bảo tàng ngoài công lập như:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành Quyết định số 1711/QĐ- UBND về việc thành lập Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày do ông Lâm Văn Bảng quản lý tại thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (cũ).

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số 2326/QĐ-UBND cho phép thành lập Bảo tàng cổ vật Hoàng Long, xây dựng ở 2 cơ sở. Cơ sở 1 đặt tại 40 phố Đội Cung - phường Đông Thọ, cơ sở 2 đặt trên một khu đất mặt tiền đường Nguyễn Duy Thiệu - phường Đông Hương - Thanh Hóa.

Ngày 4/2/2013 UBND tỉnh Nam Định ra Quyết định số 232/QĐ-UBND, về việc thành lập Bảo tàng Đồng quê tại thôn Bình Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định do bà Ngô Thị Khiếu là giám đốc.

Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình ra Quyết định số 2932/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2007 về việc thành lập Bảo tàng tư nhân Không gian văn hóa Mường tại tổ 12 phường Thái Bình, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình do ông Vũ Đức Hiếu làm chủ sở hữu.

* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Sở VHTTDL các tỉnh/ thành phố là đơn vị có vai trò lớn trong quản lý và hướng dẫn hoạt động đặc biệt là chuyên môn tại các bảo tàng ngoài công lập. Đây cũng là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh/ thành phố trong các văn bản, chính sách của địa phương dành cho bảo tàng ngoài công lập. Những khó khăn vướng mắc của các bảo tàng cũng được Sở VHTTDL nắm bắt và kịp thời tham mưu để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và chỉ đạo các cấp có liên quan trong giúp đỡ cho các bảo tàng xây dựng hồ sơ, chương trình, kế hoạch hoạt động của bảo tàng khi bắt đầu thành lập cũng như thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát, kiểm tra để có điều chỉnh những hoạt động chưa đúng với quy định của cơ quan quản lý ngành. Có thể nói, Sở VHTTDL tỉnh/thành phố là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với bảo tàng ngoài công lập ở các địa phương và có tác động đến điều hành hoạt


động, chuyên môn của bảo tàng theo đúng quy định và giúp đỡ, định hướng phát triển cho các bảo tàng trên cơ sở xây dựng kế hoạch lộ trình phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan như: bảo tàng tỉnh/thành phố, công ty du lịch lữ hành… Căn cứ vào Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong mục 4 Điều 1 về di sản văn hóa có những nội dung quy định về thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cụ thể như: Quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia của bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích, bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật ở địa phương; Xác nhận điều kiện đối với điều kiện thành lập bảo tàng cấp tỉnh và điều kiện được cấp phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập ở địa phương.

2.1.1.2. Các đơn vị phối hợp quản lý

Chủ thể quản lý gián tiếp bao gồm: các đơn vị chỉ đạo quản lý và các đơn vị phối hợp quản lý. Các đơn vị chỉ đạo quản lý sẽ quản lý bảo tàng ngoài công lập chủ yếu trên phương diện chuyên môn. Các đơn vị phối hợp quản lý sẽ phối hợp với các bảo tàng ngoài công lập trong quản lý hành chính và các nội dung quản lý khác của bảo tàng.

* Bảo tàng tỉnh/thành phố: Bảo tàng tỉnh/ thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện thực tế của từng bảo tàng, tích cực phối hợp, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ để các bảo tàng và sưu tập tư nhân có đối tượng, nội dung hoạt động phù hợp, sớm được thành lập, hoạt động có hiệu quả. Xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp với chủ sở hữu các bảo tàng và sưu tập tư nhân tổ chức trưng bày các sưu tập có nội dung phù hợp với đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng mình tại địa điểm thích hợp.

* Sở Tài nguyên Môi trường: thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ký hợp đồng cho thuê đất theo quy định ở các địa phương. Đơn vị này có vai trò phối hợp với các bảo tàng ngoài công lập quy hoạch và triển khai cấp hoặc cho thuê đất để xây dựng bảo tàng ngoài công lập ở các tỉnh/ thành phố.

* Sở Tài chính: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về tài chính. Sở tài chính phối hợp với các bảo tàng ngoài công lập thực hiện chính sách và quản lý tài chính đối với các bảo tàng như: thuế, lệ phí và những vấn đề tài chính đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại các bảo tàng.

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí