Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - 1


BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********


HOÀNG THANH MAI


QUẢN LÝ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA


Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - 1

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Mai Hùng

2. PGS.TS. Nguyễn Sỹ Toản


HÀ NỘI, 2022

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phạm Mai Hùng và PGS.TS. Nguyễn Sỹ Toản. Những nội dung trình bày trong luận án là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những phần sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn nguồn rò ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.


Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận án


Hoàng Thanh Mai


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 3

MỞ ĐẦU 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 10

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý bảo tàng ngoài công lập 22

1.3. Khái quát về bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam 41

Tiểu kết chương 1 51

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 52

2.1. Các chủ thể quản lý bảo tàng ngoài công lập 52

2.2. Cơ chế phối hợp trong quản lý 57

2.3. Hoạt động quản lý bảo tàng ngoài công lập 59

2.4. Nhận xét chung 97

Tiểu kết chương 2 102

Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 104

3.1. Dự báo xu hướng phát triển bảo tàng ngoài công lập 104

3.2. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với phát triển bảo tàng ngoài công lập ở nước ta 110

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các bảo tàng ngoài công lập 115

Tiểu kết chương 3 146

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ÐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 159


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

AFCP Quỹ Bảo tồn văn hóa của Đại sứ Hoa Kỳ BVHTTDL Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ICOM Hội đồng Bảo tàng quốc tế

KTTT Kinh tế thị trường

KT-XH Kinh tế - xã hội

NCS Nghiên cứu sinh

Nxb Nhà xuất bản

PGS.TS Phó Giáo sư. Tiến sĩ

SVHTT Sở Văn hóa - Thông tin SVHTTDL Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TLPV Tư liệu phỏng vấn

TS Tiến sĩ

UBND Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa bảo tàng công lập và ngoài công lập 37

Bảng 1.2: So sánh sự khác nhau trong quản lý bảo tàng công lập và ngoài công lập 38

Bảng 2.1. Thống kê các hình thức sưu tầm hiện vật do các chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập thực hiện trong những năm qua tại các địa phương trong cả nước 74

Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng khách tham quan từ năm 2016 đến năm 2019 82

Bảng 2.3. Thống kê các hình thức truyền thông đã được các bảo tàng thực hiện trong những năm qua 84

Bảng 2.4: Thống kê số lượng nguồn nhân lực được tuyển dụng vào làm việc tại một số bảo tàng ngoài công lập hiện nay 91

Biểu đồ 1.1. Bảng phân loại sở hữu bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam 46

Biểu đồ 1.2. Bảng thống kê nghề nghiệp của chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam 46

Biểu đồ 3.1: Sự phát triển về số lượng bảo tàng ngoài công lập từ 2015 – 2021 107

Biểu đồ 3.2: Dự báo số lượng bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam đến năm 2031 108


Sơ đồ 2.1. Mô hình chủ sở hữu là cá nhân kiêm giám đốc bảo tàng 90

Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức, nhóm người chung nguyện vọng đồng thời là chủ sở hữu bảo tàng 90

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Ở Việt Nam, Luật Di sản văn hóa được ban hành ngày 29/6/2001 đã tạo cơ sở hành lang pháp lý cho sự ra đời loại hình Bảo tàng tư nhân ở Việt Nam. Đến năm 2009, sau 8 năm thực hiện, để phù hợp với thực tiễn, Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung một số điều, trong đó, thuật ngữ “Bảo tàng tư nhân” được thay thế bằng cụm từ “Bảo tàng ngoài công lập” (Điều 50, mục 1.c). Bảo tàng tư nhân từ đây gọi là bảo tàng ngoài công lập đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống bảo tàng Việt Nam cho dù các bảo tàng này còn khá khiêm nhường về số lượng với 54 bảo tàng trên cả nước. Mặc dù vậy, sự xuất hiện các bảo tàng ngoài công lập đã phản ánh được nguyện vọng của nhân dân, chứng minh được đường lối, chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Cùng với các bảo tàng công lập, hệ thống bảo tàng ngoài công lập đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, góp phần thiết thực vào công tác giáo dục lịch sử, văn hóa cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

1.2. Bên cạnh thành tựu đáng ghi nhận thì các bảo tàng ngoài công lập đã và đang phải đối mặt với một số khó khăn, bất cập trong quản lý bảo tàng. Khó khăn đầu tiên mà các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam phải đối diện đó là vấn đề yếu và thiếu chuyên môn nghiệp vụ bảo tàng, từ người quản lý đến nhân viên bảo tàng. Chủ sở hữu bảo tàng chủ yếu là doanh nhân, những cán bộ cách mạng lão thành, các cán bộ hưu trí vì tâm huyết với di sản, vì hồi tưởng đến quá khứ hào hùng của đất nước, vì lòng tự tôn, tự hào dân tộc, cùng nhau hưởng ứng chủ trương và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Họ dựa trên hai tiền đề duy nhất đó là sưu tập hiện vật đang sở hữu và cơ sở vật chất khiêm tốn mà họ có được để xây dựng bảo tàng. Số lượng nhân viên tại các bảo tàng ngoài công lập rất ít, có bảo tàng không có nhân viên. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu do không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ bảo tàng học, chỉ có một số ít bảo tàng ngoài công lập có cán bộ đã từng làm việc tại các bảo tàng hoặc đào tạo chuyên ngành gần với bảo tàng học. Do đó, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tại các bảo tàng chưa triển khai thực hiện được đồng bộ và bài bản theo quy định của cơ quan quản lý ngành.

1.3. Đảng và Nhà nước luôn tạo các điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để bảo tàng ngoài công lập được thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi đối với các bảo tàng ngoài công lập chưa phù hợp và không có sự thống nhất, mỗi địa


phương lại ban hành và triển khai thực hiện khác nhau đối với một số vấn đề về cơ sở hạ tầng, miễn thuế, gắn kết các tổ chức chính trị - xã hội với bảo tàng…. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng chung cho các bảo tàng bao gồm cả công lập và ngoài công lập dẫn đến những khó khăn đối với các bảo tàng ngoài công lập trong quá trình thực hiện như vấn đề chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động khác. Văn bản riêng đối với bảo tàng ngoài công lập đã hết hiệu lực nhưng các cơ quan quản lý chưa xây dựng và ban hành văn bản thay thế.

1.4. Vấn đề kinh phí để duy trì hoạt động và phát triển là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đối với sự tồn tại của các bảo tàng ngoài công lập. Hiện nay, các bảo tàng ra đời và hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn kinh phí của chủ sở hữu bảo tàng và một phần nguồn thu từ bán vé tham quan và các sản phẩm dịch vụ của một số lượng nhỏ các bảo tàng. Các bảo tàng cũng khó khăn trong tiếp cận các quỹ văn hóa hay nguồn kinh phí tài trợ từ các doanh nghiệp. Đây cũng là lý do chính dẫn đến một số lượng lớn các bảo tàng hoạt động kém hiệu quả thậm chí là đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn mở cửa đón khách tham quan.

1.5. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về hệ thống bảo tàng ngoài công lập mới đề cập đến thực trạng hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc và toàn diện về thực trạng quản lý các bảo tàng ngoài công lập dưới góc độ quản lý văn hóa để từ đó đề xuất những chính sách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của các bảo tàng tại Việt Nam, đánh giá đúng thực trạng quản lý các bảo tàng ngoài công lập trên các phương diện quản lý nhà nước và các chủ sở hữu bảo tàng, tìm ra nội dung quản lý phù hợp, hiệu quả trong xu hướng hình thành và phát triển các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc NCS lựa chọn triển khai đề tài: “Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam” có ý nghĩa khoa học, thực tiễn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay, tìm ra những mặt ưu điểm và hạn chế trong quản lý từ phía cơ quan quản lý nhà nước và chủ sở hữu bảo tàng. Trên cơ sở đó luận án đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các bảo tàng ngoài công lập trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tập hợp, phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để kế thừa, giải quyết, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bảo tàng ngoài công lập.

- Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý các bảo tàng ngoài công lập trên hai phương diện nhà nước và chủ sở hữu.

- Chỉ ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các chủ thể quản lý bảo tàng ngoài công lập.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các bảo tàng ngoài công lập trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tàng ngoài công lập, tuy nhiên trong quá trình giải quyết những nội dung cơ bản của luận án, NCS sẽ khảo sát nghiên cứu một số trường hợp: Bảo tàng cổ vật Hoàng Long (Thanh Hóa), Bảo tàng Không gian văn hóa Mường (Hoà Bình), Bảo tàng Đồng Quê (Nam Định) và Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày (Hà Nội) để có tư liệu, số liệu minh chứng cho những nhận định về hoạt động quản lý của chủ sở hữu bảo tàng. Bốn bảo tàng trên đây là những bảo tàng được thành lập khá sớm, những thuận lợi và khó khăn nảy sinh trong quá trình hoạt động chuyên môn và công tác quản lý. Tuy nhiên, ngoài 04 bảo tàng trên, NCS có dẫn thêm tư liệu, số liệu ở các bảo tàng khác trong điều kiện cần chứng minh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu bảo tàng ngoài công lập từ khi Luật Di sản văn hóa chính thức được ban hành và có hiệu lực năm 2001 đến nay.

Phạm vi về không gian: Hiện nay, cả nước có 54 bảo tàng ngoài công lập có quyết định thành lập theo danh sách của Cục Di sản văn hóa, phân bố tập trung ở Hà Nội (15), Tp. Hồ Chí Minh (3), Quảng Nam (3), Đà Nẵng (3) và rải rác ở Hòa Bình (2), Thanh Hóa (2), Thừa Thiên Huế (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Thuận, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Tháp… Từ năm 2015 đến nay, NCS có cơ hội làm việc, cộng tác với một số bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập ở Hà Nội, Hoà Bình, Nam Định và Thanh Hóa. Đây là những địa phương có hệ thống bảo tàng công lập và ngoài công lập phát triển cũng như giàu tiềm năng về di sản văn hóa ở miền Bắc. Do vậy, NCS đã lựa chọn Hà Nội, Hoà Bình, Nam Định và Thanh Hóa là địa bàn nghiên cứu chính của luận án.

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí