Khái Quát Về Bảo Tàng Ngoài Công Lập Ở Việt Nam


TT

Tiêu chí

Bảo tàng công lập

Bảo tàng ngoài công lập



và các phòng ban do cơ quan quản lý nhà nước quyết định.

Có bộ máy thống nhất, chuyên nghiệp và tuân thủ theo các quy định

của pháp luật hiện hành.

giám đốc; có thể thuê phó giám đốc. Có thể có hoặc không có các phòng ban.

Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt.

2

Chủ thể quản lý

Nhà nước (Bộ VHTT và DL trực tiếp là Cục Di sản văn hoá, Sở VHTTDL).

Tư nhân: Chủ sở hữu bảo tàng Nhà nước: UBND tỉnh/thành phố, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL), vừa

chịu sự quản lý của các cơ quan khác như: Thuế, tài nguyên môi trường, an ninh

trật tự, phòng cháy, y tế.v.v…

3

Khách thể quản lý

Chính quyền sở tại, các bên cung ứng dịch vụ, đối tác; môi trường kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, đặc biệt là chính sách, pháp luật

của Nhà nước.

Tự quản.

4

Nguồn nhân lực

Nhà nước tuyển dụng cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ và các công việc khác trong bảo tàng (Viên chức, hưởng lương từ

ngân sách nhà nước).

Chủ sở hữu bảo tàng tự hoạt động cùng các thành viên gia đình hoặc thuê nhân viên làm tất cả các công việc khác nhau và tình nguyện viên (cán bộ nghỉ hưu, sinh viên..). Bảo

tàng ngoài công lập sử dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.


TT

Tiêu chí

Bảo tàng công lập

Bảo tàng ngoài công lập




lao động rất linh hoạt.

5

Cơ sở vật chất phục vụ quản lý

Nhà nước đầu tư, quản lý, sử dụng và khuyến khích tạo điều kiện cơ sở vật chất và nguồn kinh phí xây dựng cơ

sở vật chất bảo tàng.

Chủ sở hữu tự bỏ kinh phí xây dựng bảo tàng trên cơ sở đất của chủ sở hữu hoặc đất được nhà nước tạo điều kiện cho chủ sở hữu thuê hoặc hỗ trợ

giải phóng mặt bằng.

6

Đặc điểm quản lý

- Có sự quản lý lãnh đạo chỉ đạo của hệ thống tổ chức bộ máy.

- Cồng kềnh, phức tạp

- Bộ máy đoàn thể theo mô hình các cơ quan nhà nước.

- Chịu sự chi phối của cơ quan chủ quản và ngành bảo tàng (ngành dọc).

- Còn thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền theo định

hướng, sự kiện.

- Đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt

- Bộ máy đoàn thể đơn giản hoặc không có.

- Ít chịu sự chi phối của đơn vị chủ quản. Ngành bảo tàng (ngành dọc) chỉ có vai trò nắm thông tin quản lý và kiểm soát những trưng bày có tính chính trị cao.

- Ít khi thực hiện nhiệm vụ chính trị mang tính tuyên truyền; thực hiện hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, triển lãm theo yêu cầu

của chủ sở hữu.

7

Chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý

- Dựa trên kế hoạch, chỉ tiêu đã định sẵn bởi các cơ quan nhà nước;

- Nặng về các chỉ số về tuân thủ pháp luật,

chấp hành.

- Dựa vào hiệu quả khai thác, tính bền vững, tính kinh tế/ lợi nhuận

- Đề cao tính thích ứng, tính hiệu quả.

(Nguồn: NCS thực hiện)

Trên đây là hai bảng so sánh với 02 nội dung nhằm phân biệt sự khác nhau giữa bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập, giữa quản lý bảo tàng công lập và bảo


tàng ngoài công lập. Tuy nhiên cho dù trong từng tiêu chí so sánh giữa bảo tàng thể hiện có sự khác nhau như đã nêu trong hai bảng trên. Nhưng về cơ bản từ góc độ khoa học quản lý cho dù ở tình trạng nào cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc, phương pháp, nội dung cơ bản của khoa học quản lý vẫn là chủ thể quản lý, khách thể quản lý, nội dung và phương thức quản lý… nhất là đối với các thiết chế văn hóa có thể là quy mô to nhỏ khác nhau, cụ thể các bảo tàng công lập có quy mô lớn, thậm chí là rất lớn so với bảo tàng ngoài công lập. Bảng so sánh 1.1. trang 38, 39 đã thể hiện sự khác nhau giữa hai thiết chế này về sự hình thành/ra đời của bảo tàng, cơ sở vật chất, tài liệu hiện vật, nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy và nguồn lực tài chính. Trên tinh thần cơ bản này, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có các động thái tích cực để hỗ trợ và có chính sách cụ thể cho bảo tàng ngoài công lập tồn tại có hiệu quả và phát triển bền vững. Bảng 1.2. trang 38 - 39 - 40 so sánh sự khác nhau giữa quản lý hai thiết chế, quan điểm của NCS từ góc độ khoa học quản lý dù là thiết chế nhỏ hay lớn cũng đều vận hành giống nhau. Tuy nhiên, ở các chi tiết trong bảng so sánh sẽ đặt ra cho các nhà quản lý, cụ thể giám đốc bảo tàng ngoài công lập sẽ giải quyết trong từng tình huống như: nguồn nhân lực cần áp dụng linh hoạt, hiệu quả trong huy động và sử dụng, về các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn cần mở rộng liên kết với các bảo tàng công lập để có các cán bộ chuyên môn hỗ trợ hoặc huy động các tình nguyện viên bảo tàng để tham gia hoạt động chuyên môn… Nhìn chung đó là những vấn đề đặt ra cho cơ quan quản lý Nhà nước và chủ sở hữu bảo tàng cần quan tâm để hướng tới mục tiêu phát triển ổn định, bền vững.

1.3. Khái quát về bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam

1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam

Những năm cuối của thế kỷ XX, với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nền kinh tế của đất nước đã phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều nhà sưu tập tư nhân với các sưu tập hiện vật quý thuộc các loại hình khác nhau có số lượng lên tới hàng nghìn hiện vật, cổ vật, di vật. Ở các tỉnh, thành phố, nhiều Hội cổ vật được thành lập như: Hội cổ vật Thăng Long (Hà Nội), Hội cổ vật Thiên Trường (Nam Định), Hội cổ vật Thanh Hóa (Thanh Hóa)… trong đó quy tụ nhiều nhà sưu tập tư nhân nổi tiếng như: Dương Phú Hiến, Phan Đình Nhân, Đào Phan Ngọc, Phạm Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Sử… Ngoài mục đích sưu tầm cổ vật nhằm thoả mãn sở thích cá nhân, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, các nhà sưu tập cổ vật tư nhân mong muốn được giới thiệu hiện vật trong sưu tập của mình đến với công chúng, khách tham quan trong và


ngoài nước. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Luật Di sản văn hóa chưa được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho các nhà sưu tập tư nhân thực hiện được mong muốn này. Để có thể giới thiệu được các sưu tập cổ vật, sưu tập tài liệu hiện vật của mình đến với công chúng khách tham quan và bạn bè quốc tế thì các nhà sưu tập tư nhân phải kết hợp với các bảo tàng công lập để tổ chức trưng bày sưu tập hiện vật của mình. Những nhà sưu tập mong muốn được giới thiệu các sưu tập của mình dưới hình thức bảo tàng, do chính họ xây dựng, điều hành và quản lý. Năm 1986, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, từ đó cho đến nay, cùng với việc đổi mới hoạt động của các bảo tàng công lập và xây dựng mới nhiều bảo tàng thuộc các loại hình khác nhau nhằm thu hút công chúng đến tham quan, nghiên cứu, học tập, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách về việc cho phép thành lập các bảo tàng ngoài công lập thuộc các loại hình gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các lĩnh vực ngành, nghề khác nhau. Bước ngoặt quan trọng tạo cơ sở cho sự hình thành các bảo tàng ngoài công lập đó là việc Luật Di sản văn hóa năm 2001 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, các văn bản dưới luật được ban hành để cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đã tạo nguồn động lực mới cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc có những bước phát triển theo hướng mới, xu thế mới của thời đại. Đặc biệt trong Luật Di sản văn hóa đã chính thức đề cập vấn đề cho phép xây dựng bảo tàng ngoài công lập. Như vậy, trong hệ thống bảo tàng Việt Nam đã có thêm một loại bảo tàng hoàn toàn mới đó là bảo tàng thuộc sở hữu của một hoặc nhiều cá nhân, hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức, song song cùng tồn tại, hoạt động cùng với hệ thống bảo tàng công lập và đều bình đẳng với nhau trên phương diện bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dưới sự thống nhất của nhà nước. Theo số liệu đến tháng 3 năm 2021 của Cục Di sản văn hóa, trên cả nước có 54 bảo tàng ngoài công lập được thành lập ở nhiều tỉnh và thành phố trong cả nước. Các bảo tàng này được hình thành ở những thời điểm khác nhau, có thể chia thành hai giai đoạn hình thành và phát triển của hệ thống bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam. Giai đoạn một: từ khi Luật Di sản văn hóa được ban hành năm 2001 đến năm 2009 - sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa trong đó có việc đổi tên Bảo tàng tư nhân thành Bảo tàng ngoài công lập. Trong 8 năm, ở Việt Nam có 06 bảo tàng ngoài công lập được thành lập và bước đầu đi vào hoạt động.

Giai đoạn hai từ 2010 đến nay, hệ thống bảo tàng ngoài công lập phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của 48 bảo tàng ở các tỉnh thành phố trên cả nước (nguồn: Cục Di sản


văn hoá cung cấp), đa dạng về loại hình hiện vật cũng như phương thức quản lý và hoạt động của bảo tàng như: Bảo tàng cổ vật Vò Hằng Gia (Ninh Bình), Bảo tàng Vũ khí cổ (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bảo tàng Chu Lai (Quảng Nam), Bảo tàng Đồng Đình (thành phố Đà Nẵng), Bảo tàng Lịch sử văn hóa nghệ thuật Hà Nội, Bảo tàng Nguyễn Tuân, Bảo tàng Nguyễn Tư Nghiêm, Bảo tàng Tiền tệ Việt Nam, Bảo tàng Kỷ vật chiến tranh (Hà Nội), Bảo tàng Đồng quê (Nam Định), Bảo tàng đồ sứ Ký kiểu thời Nguyễn (Thừa Thiên - Huế), Bảo tàng nghệ thuật Wada, Bảo tàng Áo dài (thành phố Hồ Chí Minh), Bảo tàng Di sản văn hóa Mường (Hoà Bình)... Năm 2014, thành lập Bảo tàng Cổ vật Tràng An, Bảo tàng Nghệ thuật tỏa sáng, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội), Bảo tàng Văn hóa Phật giáo (Đà Nẵng)... Ở các năm gần đây là sự xuất hiện của các bảo tàng như: Bảo tàng Radio (2016), Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá (2017) (Hà Nội), Bảo tàng nước mắm Làng Chài xưa, Bảo tàng thế giới cafe (2018), Bảo tàng Quang Minh, Bảo tàng Sâm Ngọc Linh (2019), Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội (2020), Bảo tàng AMA H'MAI (2021)… Có thể thấy rằng, từ năm 2001 đến năm 2009, mặc dù được Đảng và Nhà nước tạo nhiều điều kiện thuận lợi về các mặt như chủ trương, chính sách, các địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các cơ quan chủ quản giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ nhưng trong 08 năm chỉ có 6 bảo tàng tư nhân ra đời và đi vào hoạt động. Bước đầu các bảo tàng này đã tạo được uy tín, thu hút được một số lượng khách tham quan đến với bảo tàng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số bảo tàng được thành lập hoạt động không hiệu quả, đã phải đóng cửa như Bảo tàng Mỹ thuật Hoạ sĩ Sĩ Tốt và gia đình. Các bảo tàng hoạt động chưa có hiệu quả, hệ thống trưng bày chưa hấp dẫn, chưa đa dạng các hoạt động để thu hút được công chúng quay lại bảo tàng. Công tác quản lý còn thiếu chuyên nghiệp và đồng bộ trong các khâu từ quản lý hành chính đến nghiệp vụ bảo tàng. Các văn bản quản lý của các cơ quan nhà nước chưa ban hành kịp thời, các hướng dẫn chưa rò ràng và cụ thể để giúp cho các cơ quan quản lý ở địa phương cũng như các bảo tàng có cơ sở để hoạt động được tốt hơn. Từ năm 2010 đến nay, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 đã sửa đổi bảo tàng tư nhân thành bảo tàng ngoài công lập, các cơ quan quản lý nhà nước ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi, hệ thống bảo tàng ngoài công lập phát triển mạnh với sự ra đời của 48 bảo tàng trên cả nước tạo sự đa dạng, phong phú trong các hình thức hoạt động do có sự giao lưu, trao đổi, hợp tác thậm chí cả sự cạnh tranh, giành thị phần công


chúng… một cách lành mạnh giữa hai loại hình bảo tàng công lập và ngoài công lập. Điều này đã thúc đẩy các bảo tàng ngoài công lập hoàn thiện, phát triển hơn nữa nhằm đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Các bảo tàng ngoài công lập ra đời phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, huy động mọi nguồn lực của xã hội vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, gắn kết văn hóa với kinh tế và du lịch, góp phần vào nhiệm vụ thúc đẩy kinh tế - xã hội các địa phương phát triển.

1.3.2. Đặc điểm của bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam

1.3.2.1. Đặc điểm về loại hình bảo tàng

Hiện nay, về mặt khoa học phân loại, giới bảo tàng học đã sử dụng các tiêu chí sau đây để phân loại bảo tàng: 1. Phân loại theo đối tượng khách tham quan; 2. Phân loại theo loại hình (hay sưu tập); 3. Phân loại theo ngành trực thuộc; 4. Phân loại theo lãnh thổ; 5. Phân loại theo quy định pháp lý; 6. Phân loại theo nội dung bao quát. Như vậy, về mặt lý thuyết, người ta có thể sử dụng một trong các tiêu chí trên để làm cơ sở khoa học cho việc phân loại hệ thống bảo tàng ở mỗi quốc gia hay mỗi khu vực. Trong mỗi cách phân loại trên đều có những nguyên tắc chung về nội dung của sự phân loại và quy chuẩn cho phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi nước. Tuy nhiên, phân loại bảo tàng theo loại hình dựa trên cơ sở sưu tập hiện vật bảo tàng được lưu giữ và trưng bày trong bảo tàng là phổ biến và phù hợp với xu thế phát triển bảo tàng có tính hệ thống và liên kết hiện nay. Bảo tàng dù ở loại hình khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội hoặc chuyên ngành… thì hiện vật gốc và sưu tập hiện vật gốc luôn là thành phần cơ bản, cốt lòi của bảo tàng, là cơ sở cho mọi hoạt động của bảo tàng, chúng chứa đựng những giá trị thông tin về sự kiện, hiện tượng của lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội hay một lĩnh vực khoa học trong đời sống xã hội [37]. Thông qua khảo sát và phân tích các sưu tập hiện vật thực tế đang được lưu giữ và trưng bày tại các bảo tàng ngoài công lập dựa trên cơ sở lý thuyết phân loại bảo tàng, NCS đã phân chia các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam thành 6 nhóm chính như sau:

1. Bảo tàng lưu niệm sự kiện: Bảo tàng chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày, Ký ức chiến tranh Hà Nội, Tác phẩm Hậu chiến tranh Minh Chuyên, Bảo tàng Quang Minh.

2. Bảo tàng lưu niệm danh nhân: Nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyễn Văn Huyên, Đặng Tộc, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

3. Bảo tàng cổ vật: Cổ vật Hoàng Long, Bảo tàng Cổ vật Vò Hằng Gia, Cổ vật Tràng An, Đồ sứ ký kiểu Nguyễn Thiên Đàng, Bảo tàng Văn hóa Việt, Bảo tàng


Minh Phố, Bảo tàng Vũ khí cổ - Worldwide Arms Museum, Bảo tàng ngoài công lập “Choé Tây Nguyên”, Bảo tàng Tiền tệ, Bảo tàng Gốm sứ Hà nội, Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, Bảo tàng Văn hóa - nghệ thuật Đông Dương, Bảo tàng Đồng Đình, Chu Lai, Bảo tàng Linh Phước, Bảo tàng Đông Nam Á, Bảo tàng tư nhân Kim Chính, Bảo tàng Hoa cương.

4. Bảo tàng dân tộc học: Bảo tàng Không gian văn hóa Mường, Bảo tàng Đồng quê, Bảo tàng Di sản văn hóa Mường, Kiến trúc nhà cổ Việt, Bảo tàng AMA H'MAI, Bảo tàng Cội nguồn - Phú Quốc.

5. Bảo tàng chuyên ngành: Bảo tàng Radio, Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá, Bảo tàng Hóa Thạch, Bảo tàng Mỹ thuật Họa sĩ Phan Thị Ngọc Mỹ, Mỹ thuật Họa sĩ Sĩ Tốt và gia đình, Bảo tàng tranh Nguyễn Tư Nghiêm, Bảo tàng Lịch sử văn hóa nghệ thuật Hà Nội, Bảo tàng Nghệ thuật Wada, Bảo tàng Nghệ thuật Toả Sáng, Bảo tàng Nghệ thuật múa Rối độc diễn đương đại, Bảo tàng Nghệ thuật hồn đất Việt Bát Tràng, Bảo tàng Phúc Lâm.

6. Bảo tàng về di sản văn hoá phi vật thể: Bảo tàng Ẩm thực xứ Quảng và Dinh trấn Mì Quảng, Bảo tàng Thế giới cà phê, Nước mắm Làng Chài Xưa, Bảo tàng Sâm Ngọc Linh, bảo tàng ký ức điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Văn hóa Phật giáo, Bảo tàng Áo Dài, Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ.

Bộ sưu tập hiện vật mà các bảo tàng ngoài công lập đang lưu giữ khá phong phú tạo nên sức hấp dẫn riêng so với các bảo tàng công lập bởi nó phản ánh được sự đa dạng của lịch sử, văn hóa mang tính địa phương hay vùng miền và giới thiệu đến công chúng một cách chi tiết, cụ thể sống động về sự kiện, con người mà các bảo tàng tỉnh hay quốc gia không bao quát hết được. Do đó, có thể thấy rằng loại hình bảo tàng ngoài công lập rất phong phú và đa dạng góp phần bảo tồn và giới thiệu di sản văn hóa dân tộc đến công chúng khách tham quan.

1.3.2.2. Chủ sở hữu và nguồn nhân lực

Bảo tàng ngoài công lập được các cá nhân đầu tư vốn thành lập và điều hành, do vậy, người thành lập bảo tàng luôn đóng vai trò quyết định cho quá trình ra đời và hoạt động của bảo tàng đó. Hiện nay, NCS khảo sát và phân loại sở hữu bảo tàng ngoài công lập ở Việt nam thành hai nhóm chính: sở hữu là tổ chức (doanh nghiệp, dòng họ…): 22 bảo tàng chiếm 40,74; và sở hữu là cá nhân: 32 bảo tàng chiếm 59,25% (nguồn: NCS)


Biểu đồ 1.1. Bảng phân loại sở hữu bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam


Nguồn NCS Về nghề nghiệp chủ sở hữu bảo tàng với nhiều nghề nghiệp 1

(Nguồn NCS)

Về nghề nghiệp: chủ sở hữu bảo tàng với nhiều nghề nghiệp khác nhau bao gồm doanh nhân, hoạ sỹ, các cựu chiến binh, nhà giáo… tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, điều hành các hoạt động của bảo tàng. Trong số 54 bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam, chủ sở hữu là doanh nhân chiếm số lượng nhiều nhất 29 bảo tàng (54%), hoạ sỹ - nghệ sỹ - thợ thủ công là 7 bảo tàng (13%), cựu chiến binh: 2 (4%), giáo viên - cán bộ…: 11 (20%), các nghề nghiệp khác: 4 (7%), chỉ duy nhất bảo tàng Nguyễn Văn Huyên ở Hà Nội chủ sở hữu bảo tàng là PGS.TS. Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là người có chuyên môn về bảo tàng chiếm 2% (Nguồn NCS).

Biểu đồ 1.2. Bảng thống kê nghề nghiệp của chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam

Nguồn NCS Bảo tàng ngoài công lập đa dạng về nghề nghiệp của chủ sở hữu 2(Nguồn NCS)

Bảo tàng ngoài công lập đa dạng về nghề nghiệp của chủ sở hữu và họ đều có ý thức trong việc lưu giữ, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc thông qua việc sưu tầm, xây dựng các sưu tập hiện vật đa dạng, quý hiếm và quyết tâm thành lập bảo tàng bằng nguồn kinh phí của cá nhân, gia đình để duy trì hoạt động bảo tàng. Tuy nhiên, chủ sở hữu các bảo tàng ngoài công lập do làm các ngành nghề khác nhau nên việc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022