giải quyết vấn đề của con người đứng trước một nhiệm vụ nào đó. Đó còn là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ nhằm hoạt động có hiệu quả trong những điều kiện nhất định. Do đó cần bồi dưỡng cho người thầy hai loại năng lực căn bản: Năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chung là loại năng lực mà bất kỳ ai và làm việc gì cũng phải có mới đạt kết quả tốt đẹp như năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… Ngoài năng lực chung, người thầy cần bồi dưỡng năng lực dạy học là năng lực riêng của nghề. Năng lực riêng bao gồm: Năng lực tìm hiểu học sinh và môi trường giáo dục, năng lực giáo dục nhân cách, năng lực đánh giá kết quả giáo dục, năng lực phát triển nghề nghiệp, năng lực kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
Phẩm chất, năng lực của GV thực hiện công tác TVTLHĐ ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ. Hiện nay, chưa có đội ngũ các nhà tư vấn viên chuyên nghiệp làm công tác TVTLHĐ: Có thể nói, nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác chọn lựa, bồi dưỡng các lực lượng thực hiện hoạt động TVTLHĐ. Nếu nhà trường có một đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp thì công tác TVTLHĐ cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao, học sinh được chăm sóc, hỗ trợ tâm lý kịp thời giúp các em giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên do nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân khác nhau mà lực lượng tham gia tổ chức hoạt động TVTLHĐ ở trường học chủ yếu là kiêm nhiệm, như giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn vừa làm công tác giảng dạy vừa TVTLHĐ cho học sinh qua hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua tiết sinh hoạt lớp, chào cờ,… điều đó dẫn tới hiệu quả TVTLHĐ cho học sinh chưa hiệu quả, gây khó khăn cho công tác quản lý của hiệu trưởng.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên THCS, chúng tôi tiến hành xây dựng khung lý thuyết cho đề tài dựa trên khía cạnh sau:
- Trình bày các khái niệm: Quản lý, năng lực, năng lực TVTLHĐ, quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên;
- Trình bày các khía cạnh lý luận về hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên như: tầm quan trọng, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ.
- Trình bày các khía cạnh lý luận về nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ giáo viên qua bốn chức năng quản lý: Lập kế hoạch bồi dưỡng; tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng; chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên.
- Quá trình quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên ở trường THCS chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: Các yếu tố khách quan (Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy phục vụ hoạt động bồi dưỡng; Chế độ, chính sách đối với giáo viên thực hiện công tác TVTLHĐ ở trường THCS); Các yếu tố chủ quan (Năng lực quản lý của Hiệu trưởng; Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên thực hiện công tác TVTLHĐ; Phẩm chất, năng lực của GV thực hiện công tác TVTLHĐ).
Những nội dung trên là cơ sở lý luận cần thiết để chúng tôi tiếp tục triển khai các nội dung nghiên cứu tiếp theo ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN
TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của TP Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.
* Khái quát về giáo dục trung học cơ sở ở thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Có thể thấy, với những cách làm sáng tạo, nhiều năm qua, phong trào thi đua dạy tốt - học tốt ở ngành Giáo dục Móng Cái đã thực sự đi vào chiều sâu, phù hợp với đặc điểm của từng cấp học, từng trường học, tạo sự chuyển biến rõ nét chất lượng, hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục trong các nhà trường. Hiện nay thành phố đang triển khai khá hiệu quả việc dạy học tích hợp rèn kỹ năng sống vào các môn học và hoạt động giáo dục, dạy học theo mô hình VNEN, tăng cường thực hiện chương trình học 2 buổi /ngày với thời lượng tối đa không quá 7 tiết/ngày, quan tâm phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chương trình môn học và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
Bảng 2.1. Quy mô các trường THCS trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018
Năm học 2016-2017 | Năm học 2017-2018 | Năm học 2018-2019 | ||||||||||
Số trường | Số lớp | Số HS | Số GV | Số trường | Số lớp | Số HS | Số GV | Số trường | Số lớp | Số HS | Số GV | |
Công lập | ||||||||||||
THCS | 13 | 321 | 11.321 | 303 | 13 | 319 | 11.264 | 306 | 13 | 319 | 11.297 | 297 |
Tiểu học -THCS | 3 | 12 | 391 | 45 | 3 | 11 | 386 | 38 | 3 | 13 | 388 | 38 |
Ngoài công lập | ||||||||||||
THCS-THPT | 1 | 2 | 61 | 17 | 1 | 2 | 67 | 17 | 1 | 2 | 64 | 17 |
Tổng | 17 | 335 | 11.773 | 365 | 17 | 332 | 11.717 | 361 | 17 | 334 | 11.749 | 352 |
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực; Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Của Giáo Viên
- Cấu Trúc Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Của Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
- Tổ Chức Thực Hiện Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Trường Thcs
- Thực Trạng Nội Dung Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Đánh Giá Của Khách Thể Điều Tra Về Hình Thức Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái,
- Thực Trạng Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Qua bảng số liệu có thể thấy tính đến năm học 2018-2019, quy mô các trường THCS trên địa bàn là 17 trường, quy mô về số lớp và số học sinh không
ngừng tăng qua các năm.. Như vậy có thể thấy, quy mô số trường không tăng, nhưng số lớp và số học sinh tăng sẽ gây các áp lực về cơ sở vật chất trường học, chất lượng giảng dạy các trường do sĩ số vượt quá so với quy định, tổ chức ăn bán trú cho học sinh… nguyên nhân của tình trạng này là do các khu công nghiệp, cửa khẩu phát triển mạnh như khu công nghiệp Hải Yên, khu vực cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, đặc biệt là sự khánh thành cầu Bắc Luân II,... Đây là nơi tập trung gia đình công nhân và bộ phận người dân các địa phương khác chuyển đến địa phương để làm ăn sinh sống nên việc trường quá tải đã diễn ra mấy năm nay.
Trong năm học 2018-2019, Số học sinh xếp loại Hạnh kiểm: Tốt đạt 80,29% (tăng 3,23% so CK); Khá đạt 17,9%; Trung bình đạt 1,68%; Yếu 0,05%. Học sinh xếp loại Học lực: Giỏi đạt 19,43% (tăng 3,78% so CK); Khá đạt 45,56%; Trung bình 33,69%; Yếu 1,15% (giảm 1,24% so CK); không có học sinh học lực Kém. Tỷ lệ chuyển lớp thẳng đạt 98,68. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99,93% (tăng 0,14% so CK). Những học sinh xếp loại trung bình và yếu về hạnh kiểm chủ yếu là những HS vi phạm các nội quy, quy chế nhà trường do các em chưa nhận thức sâu sắc về các quy định, đồng thời thiếu các kỹ năng sống phù hợp trong tập thể. Do đó, công tác tư vấn tâm lý học đường tại các trường THCS thành phố Móng Cái cần được quan tâm hơn nữa, trước hết về phương diện quản lý hoạt động này trong nhà trường.
2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát về hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Khảo sát về công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng
Ninh thông qua các chức năng quản lí của Hiệu trưởng: Lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; chỉ đạo triển khai; kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng; các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS được khảo sát.
2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu
- Phương pháp khảo sát:
Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương phápnghiên cứu như:quan sát, đàm thoại, điều tra bằng bảng hỏi... Trong đó điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp cơ bản.
Chúng tôi thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra đối với các khách thể: cán bộ quản lý và giảng viên (phụ lục 1); học sinh (phụ lục 2); Phiếu khảo nghiệm (phụ lục 3).
- Phương thức xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu đã phát, chúng tôi tiến hành nhập dữ liệu 305 phiếu (trong đó 155 phiếu của CBQL, GV và 150 phiếu HS).
Công cụ để xử lý số liệu trong nghiên cứu thực trạng của luận văn này là
phương pháp tính phân trăm theo công thức:
Trong đó:
- a là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá.
- b tổng số phiếu được phát ra.
Và phương pháp tính giá trị trung bình có trọng số theo công thức:
n
fixi
n
X j =i 1
f
i 1i
Trong đó:
- j là tiêu chí cần đánh giá;
- x1, x2,..., xn các mức độ được đánh giá đối với một tiêu chí cần đánh giá (có n mức độ được đánh giá, trong trường hợp này n = 3);
- f1, f2,...,fn là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt được của
mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá (x1, x2,..., xn ); trung bình.
X j là giá trị
Phiếu khảo sát được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn và mức điểm
tương ứng:
Rất quan trọng/Rất cần thiết/ rất phù hợp/ rất thường xuyên = 3 điểm Quan trọng/Cần thiết/ Phù hợp/ Đôi khi = 2 điểm
Không quan trọng/không cần thiết/ không phù hợp/không bao giờ = 1 điểm Dựa trên điểm số thu được của mỗi nội dung, tính điểm trung bình cho
từng nội dung đó. Giá trị khoảng cách giữa các mức được tính theo phương án: (3-1)/3 = 0,67, ý nghĩa như sau:
1 ≤ ≤ 1,67: mức đánh giá thấp
1,68 ≤ ≤ 2,34: mức đánh giá trung bình 2,35 ≤ ≤ 3,00: mức đánh giá cao
2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS
Để khảo sát về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS; chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phục lục 1). Kết quả thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 2.2. Đánh giá của khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS
Nội dung | Ý kiến đánh giá | Tổng điểm | Xếp hạng | |||||||
Rất quan trọng | Quan trọng | Không quan trọng | ||||||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Bồi dưỡng GV những kiến thức cơ bản về TVTLHĐ | 116 | 74,84 | 39 | 25,16 | 0 | 0,00 | 426 | 2,75 | 1 |
2 | Giúp GV nâng cao kỹ năng tư vấn TLHĐ; có khả năng vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, phương pháp TVTLHĐ vào thực tiễn | 101 | 65,16 | 47 | 30,32 | 7 | 4,52 | 404 | 2,61 | 3 |
3 | Giúp cho giáo viên thực hiện tốt các nội dung TVTLHĐ: tư vấn học tập, hướng nghiệp, tình cảm, giới tính,… | 93 | 60,00 | 39 | 25,16 | 23 | 14,84 | 380 | 2,45 | 4 |
4 | Nâng cao năng lực TVTLHĐ cho GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. | 109 | 70,32 | 46 | 29,68 | 0 | 0,00 | 419 | 2,70 | 2 |
2,63 |
Nhận xét bảng 2.2:
Bảng 2.2 cho thấy: Nhìn chung, các khách thể điều tra đánh giá cao về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS = 2,63). Xét theo các nội dung cụ thể thì thấy các nội dung trong bảng đều đạt mức đánh giá cao. Tuy nhiên thứ bậc dành cho các nội dung trong bảng có sự khác nhau: Cụ thể nội dung 1 “Bồi dưỡng GV những kiến thức cơ bản về TVTLHĐ” có = 2,75, xếp thứ bậc 1, có 74,84% ý kiến đánh giá là rất quan trọng, 25,16% ý kiến đánh giá là quan trọng và không có ý kiến về mức không quan trọng. Qua khảo sát thực tiễn chúng tôi nhận thấy sở dĩ có kết quả đánh giá cao này là do Hiệu trưởng đã chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động TVTLHĐ thì yêu cầu đầu tiên là phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực này. Về điều này cô giáo Nguyễn Thanh H trường THCS Ka Long chia sẻ:“Hiệu trưởng nhà trường rất nỗ lực trong việc phổ biến đến GV tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ. Trong đó Hiệu trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các kiến thức cơ bản của lĩnh vực này”.
Nội dung xếp thứ bậc 2 trong bảng được đánh giá mức cao là nội dung 4: “Nâng cao năng lực TVTLHĐ cho GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.” có = 2,70, có 70,32% ý kiến đánh giá là rất quan trọng, 29,68% ý kiến đánh giá là quan trọng và không có ý kiến về mức không quan trọng. Qua quan sát thực tiễn chúng tôi được biết: Trong quá trình đổi mới giáo dục nêu cao vai trò người giáo viên đặc biệt là các năng lực thực hiện công việc, trong đó có năng lực TVTLHĐ. GV là người trực tiếp tư vấn và tiếp cận với HS, kịp thời phát hiện những nhu cầu và những vấn đề cần sự can thiệp của nhà tư vấn.
Tiếp theo, các nội dung 2,3 có kết quả đánh giá mức cao = 2,61; có 65,16% ý kiến đánh giá là rất quan trọng, 30,32% ý kiến đánh giá là quan trọng và 4,52% có ý kiến về mức không quan trọng; = 2,45: có 60% ý kiến đánh giá là rất quan trọng, 25,16% ý kiến đánh giá là quan trọng và 14,84%