Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 5


Nhiều quốc gia, hệ thống đào tạo nghề có tên gọi là hệ thống đào tạo công nghệ kỹ thuật thực hành, các cơ sở đào tạo nghề có tên gọi như trường kỹ thuật hoặc trường cao đẳng công nghệ v.v.... Hệ thống đào tạo nhắm vào mục tiêu là đào tạo ra một đội ngũ công nhân kỹ thuật các bậc khác nhau về kỹ thuật, công nghệ. Đội ngũ lao động được đào tạo ra phân ra là công nhân kỹ thuật ’cổ xanh’ tập trung vào nhóm công việc trực tiếp sản xuất, gắn với máy móc thiết bị, gắn với nhà xưởng, công trường. Đội ngũ công nhân cổ trắng gắn với các loại hình việc làm có yếu tố công nghệ cao, các dây chuyền sản xuất tự động, các hệ thống công nghệ hiện đại. Gần đây có thuật ngữ công nhân ‘cổ vàng’ để chỉ đội ngũ lao động kỹ thuật tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D). Ngoài việc trực tiếp tham gia sản xuất các chế phẩm cao cấp, sản xuất đồng thời nghiên cứu thử nghiệm, đội ngũ này thường là các kỹ thuật viên cao cấp, các kỹ sư thực hành.

c) Việc làm của lao động qua đào tạo nghề thuộc nhóm dễ bị tổn thương

Đặc trưng chung của việc làm của lao động qua đào tạo nghề gắn với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bất cứ sự biến động nào của các thị trường ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều tác động đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề. Các tác động, ảnh hưởng có thể trực tiếp đến qui mô, số lượng việc làm hoặc chất lượng việc làm (thời gian, tiền lương, các điều kiện làm việc). Các tác động thông qua ba thị trường cơ bản là thị trường lao động (trực tiếp), thị trường hàng hóa, dịch vụ và thị trường tài chính (còn nhiều nhân tố khác như thị trường công nghệ, thị trường nguyên liệu, các vấn đề thể chế, pháp lý).

Khi có những biến động trên thị trường hàn hóa và dịch vụ làm cho đình trệ sản xuất, việc làm của lao động qua đào tạo nghề bị thu hẹp. Thị trường lao động và thị trường tài chính biến động dẫn đến những thu hẹp và sa thải lao động đặc biệt lao động có tính thời vụ. Trong tất cả các cuộc khủng hoảng và đình trệ sản xuất kinh doanh, lao động có CMKT thấp hơn luôn gặp rủi ro hơn, bị tổn thương nhiều hơn. Ngoài ra lao động qua đào tạo nghề thường chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động công nghiệp và tập trung vào các nhóm ngành nghề chịu nhiều tác động của nền kinh tế thế giới nên dễ bị những biến động lớn mang tính xã hội và có ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp trong xã hội.


Biến động kinh tế, tái cấu trúc (CNH-HĐH, cải cách doanh nghiệp nhà nước v.v...) đều tác động đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề. Những tác động chủ yếu đó là sự tăng/giảm hay dịch chuyển việc làm từ khu vực/ngành kinh tế này sang khu vực/ngành kinh tế khác. Việc làm có thể được tạo ra nhiều hơn ở một số khu vực năng động, nhưng nhìn chung các quá trình tái cấu trúc thường dẫn đến đào thải lao động qua đào tạo nghề. Để tái hòa nhập việc làm, thường phải thông qua các chương trình việc làm kết hợp đào tạo lại tay nghề cho người lao động.

Xét trên giác độ lao động, đây là nhóm lao động làm công ăn lương nguồn sống phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ việc làm. Thu nhập và tiền lương đủ sống và không giàu có, không nhiều tài sản tích lũy nên những thay đổi việc làm, thu nhập dễ dẫn đến những tổn thương, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

1.4. Mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm của lao động qua đào tạo nghề

1.4.1. Mối quan hệ giữa đào tạo, việc làm và phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực, không phải là vốn, không phải thu nhập, không phải là nguồn lực vật chất mà là sự hợp nhất mang tính nền tảng cơ bản của tài nguyên của một quốc gia. Vốn và tài nguyên là những nhân tố mang tính thụ động của quá trình sản xuất, con người là nhân tố tích cực sẽ tích tụ vốn, khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng xã hội, kinh tế và tổ chức xã hội hướng tới sự phát triển và phồn thịnh của một quốc gia.

Quan niệm của Liên hợp quốc cho rằng, phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng, bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Với khái niệm này, giữa đào tạo với sử dụng lao động có quan hệ mật thiết với nhau, mà kết quả là người lao động có việc làm để có thu nhập đảm bảo cuộc sống.

Phát triển nguồn nhân lực, thực chất là quá trình làm thay đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội. Đào tạo và sử dụng lao động là cặp bộ đôi trong một thể thống nhất của quá trình phát triển nguồn nhân lực. Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực, vốn nhân lực đều phải trải qua chu trình khép kín như sau: con người sinh ra, lớn lên phải có thời gian để


học tập, đây là quá trình khởi thủy để tích lũy vốn nhân lực cho cá nhân người lao động. Khi trưởng thành con người phải lao động và làm việc. Thành quả lao động, một phần được bù đắp để tái sản xuất giản đơn sức lao động, phần nữa để tái sản xuất mở rộng và hưởng thụ của người lao động. Quá trình đầu tư mở rộng cho giáo dục và học tập, tiếp tục tích lũy thêm năng lực và tham gia vào sản xuất để biến năng lực thành thành quả lao động cao hơn.



VỐN NHÂN

LỰC

Sử dụng

Đầu tư

VIỆC

LÀM

Cung cấp

ĐÀO

TẠO


Sơ đồ 1.3: Chu trình phát triển nguồn nhân lực và tích lũy vốn nhân lực

Sử dụng và đào tạo là hai mặt của phát triển nguồn nhân lực. Trên quan điểm duy vật biện chứng đây là quá trình lặp lại, phát triển theo hình xoáy 'trôn ốc'.

Năng lực cá nhân (vốn nhân lực) tích tụ qua đào tạo đưa vào sản xuất, tạo thu nhập tái sản xuất giản đơn và mở rộng (chất lượng cuộc sống) và đầu tư thông qua đào tạo tiếp tục tích lũy vào thành vốn nhân lực. Đây là mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời trong chu trình khép kín của phát triển nguồn nhân lực, vốn nhân lực.

Việc làm đòi hỏi phải có sức khỏe và năng lực, kỹ năng Năng lực làm việc (kiến thức, kỹ năng và thái độ) Giáo dục và đào tạo tạo ra năng lực cho người lao động Giáo dục và đào tạo cần chi phí đầu tư thu nhập từ việc làm.


1.4.2. Đào tạo nghề và việc làm của lao động qua đào tạo nghề

Đào tạo là sự kết hợp cân đối giữa các tri thức thu nhận được trong hệ thống giáo dục đào tạo chính quy, trong gia đình, trong doanh nghiệp, thông qua các kênh thông tin khác nhau, mang đến kiến thức chung và có thể chuyển giao có lợi nhất cho việc làm [6, tr.220]. Đào tạo là công cụ, kênh trực tiếp tác động vào năng lực của các cá nhân, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học.

+ Đào tạo nghề tạo ra năng lực thực hiện (competency) cho người học. Các nước có nhiều kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực thường coi trọng việc đào tạo để tạo ra một năng lực thực hiện cho người lao động. Đào tạo bao gồm đào tạo trong nhà trường, ngoài nhà trường, đào tạo tại gia đình, xã hội và tự đào tạo, đã làm tăng việc làm có kỹ năng của người lao động.

+ Đào tạo để làm việc (training for employability). Người lao động có được năng lực thực hiện, cần phải có chỗ việc làm để thể hiện năng lực đó. Đào tạo là để làm việc thì mới trở nên có ích, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

+ Đào tạo nghề trở thành công cụ điều chỉnh sâu cơ cấu, chất lượng của lực lượng lao động. Cung càng nhiều lao động qua đào tạo nghề càng làm tỷ trọng nhóm này tăng lên trong tỷ phần lao động có CMKT trong lực lượng lao động. Lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động, làm giảm tương đối tỷ trọng lao động không có CMKT.

+ Đào tạo nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong quá trình công nghiệp hóa, đào tạo trang bị kỹ năng, năng lực cho người lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đào tạo nghề làm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập có các cá nhân, tạo khả năng thay đổi và dịch chuyển việc làm, nhanh chóng thích nghi với các biến đổi về kinh tế và xã hội.

+ Trong mối quan hệ gắn kết giữa đào tạo với sử dụng và giải quyết việc làm phải dựa trên cơ sở và xoay quanh “cầu lao động” trên thị trường lao động. Đào tạo ai, đào tạo nghề gì, cấp trình độ nào… phải do cầu lao động (cung việc làm) quyết định.


Việc làm, nói chung bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó để tạo ra một chỗ việc làm cần phải hội tụ đủ các yếu tố tư liệu sản xuất và lao động. Các nhân tố tạo nên việc làm đều thay đổi, do đó việc làm cũng thường xuyên mang tính thay đổi. Việc làm tác động chủ động vào đào tạo thông qua:

+ Việc làm tạo ra nhu cầu đào tạo: Người lao động muốn có việc làm, làm được việc thì phải qua đào tạo, dẫn đến việc làm đặt ra yêu cầu cho đào tạo.

+ Việc làm là nơi để thể nghiệm, thực nghiệm và thực hành kết quả đào tạo: Học đi đôi với hành. Kết quả đào tạo có giá trị nhất khi nó giống nhất/tương đồng nhất/đúng nhất với công việc thực tế diễn ra. Đào tạo chính là quá trình chuyển giao mô phỏng yêu cầu thao tác, hoạt động của việc làm.

+ Việc làm đồng thời là quá trình tự đào tạo: người lao động vừa làm việc vừa đang trong quá trình tự đào tạo bản thân. Nhiều kỹ năng, kiến thức và đặc biệt các kinh nghiệm có được là nhờ quá trình làm việc.

+ Việc làm qui định nội dung đào tạo: Đào tạo là mô phỏng yêu cầu và hoạt động của việc làm, do đó có thể nói việc làm qui định nội dung đào tạo.

+ Việc làm chi phối cấu trúc hệ thống đào tạo: Đặc điểm việc làm trên thị trường lao động sẽ phản ảnh trong hệ thống đào tạo. Hệ thống này thực hiện chức năng tốt nhất khi đáp ứng đúng kết cấu việc làm trong nền kinh tế. Khi đó kết cấu việc làm sẽ chi phối kết cấu của hệ thống đào tạo.

1.4.3. Học nghề để có việc làm tốt hơn

Cũng như vốn vật chất, vốn nhân lực là kết quả của quá trình đầu tư trong quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai. Đầu tư vào vốn nhân lực chủ yếu thông qua giáo dục và đào tạo. Đặc điểm riêng của vốn nhân lực là có thể đầu tư bằng bất kỳ nguồn lực nào (bao gồm cả thời gian) người lao động dành để nâng cao năng suất lao động, đầu tư vào sức khỏe v.v...

Cách đề cập đối với vốn nhân lực giả thiết rằng các mức chênh lệch của tiền lương phản ảnh sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các nhóm lao động khác


nhau. Giáo dục và đào tạo, tạo ra năng suất lao động cao hơn và người lao động có năng suất lao động cao hơn sẽ có được thu nhập và tiền lương cao hơn.

Giả định rằng người lao động bắt đầu đi học nghề ở tuổi 18 và học xong khi người lao động 20 tuổi (không xem xét trường hợp vừa đi học vừa đi làm hoặc đi học nghề sau tốt nghiệp THCS). Đường aa thể hiện dòng thu nhập của lao động qua đào tạo nghề. Đường bb là thu nhập của người lao động với một tấm bằng THPT.

+ Vùng 1 là chi phí người lao động phải bỏ tiền ra cho sách vở và đồ dùng học tập, học phí cũng như các khoản chi khác nhưng không phải là các khoản phí sinh hoạt (Giả định không đi học cũng phải chi tiêu cho ăn, ở).

+ Vùng 2 là phần thu nhập bị mất (do không đi làm để dành thời gian cho học tập), tương đương chi phí cơ hội của thời gian người lao động bỏ ra.

+ Vùng 3 là thu nhập người lao động có được với tấm bằng nghề.

Tiền lương

a

Học nghề

3

a

b

THPT

b

2

17-18

20-21

55-60 tuổi

1

Biểu đồ 1.3: Học nghề để có thu nhập cao hơn

Thông thường, người lao động đã qua đào tạo nghề phải mất một vài năm mới có thể đuổi kịp kinh nghiệm làm việc của những người chỉ tốt nghiệp THPT đã đi làm trước đó. Nhằm thu được lợi ích ròng từ việc đi học, giá trị hiện tại của tổng lợi ích và chi phí cho việc đi học phải lớn hơn không (giá trị hiện tại của vùng 3 phải lớn hơn giá trị hiện tại của tổng vùng 1 và vùng 2).


Trong mối quan hệ với việc làm của lao động qua đào tạo nghề có thể xem xét trên góc độ so sánh theo biểu đồ trên với 3 giai đoạn đầu tư và thu hồi vốn đầu tư vào vốn nhân lực. Tỷ suất lợi nhuận là một minh chứng cụ thể cho vai trò của đào tạo cho tăng trưởng kinh tế thông qua tác động trực tiếp đến năng suất lao động của người lao động và gián tiếp mang lại cho xã hội những lợi ích phổ biến như trình độ dân trí, thói quen trọng tri thức, phong trào tự học v.v...

Công thức giản đơn để tính toán tỷ suất lợi nhuận như sau:1

L = (K/C)*100%

(1.1)


K = Thu nhập của lao động qua đào tạo nghề - Thu nhập của lao động THPT C = Chi phí trực tiếp (C1) + Chi phí gián tiếp (C2)

Ngoài ra có thể tính tỷ lệ hoàn trả đào tạo cho nhóm lao động qua đào tạo

nghề trên cơ sở so sánh chi phí đầu tư và tiền lương thu được. Phương pháp phổ biến tính tỷ lệ thu hồi (ROR) được sử dụng là theo phương trình tiền lương Mincerian [132]. Tỷ lệ thu hồi trong giáo dục đào tạo được tính bằng cách lấy đạo hàm riêng giữa tiền lương giờ với biến đi học, giá trị tính được và dấu của nó (+/-) cho biết nếu có thêm một năm đi học nữa thì tiền công có cơ hội được tăng lên (+) hay giảm đi (-) bấy nhiêu phần trăm (%) giá trị tiền công của người lao động. Cụ thể phương trình Mincerian được tính với một số biến chuẩn như số năm đi học. Các biến giả khác như giới tính, thành thị được đưa vào để tìm hiểu sự khác biệt giữa các khu vực, vùng miền và giới tính có làm cho tỷ lệ thu hồi bị khác biệt trong tiền lương giờ bình quân của người lao động không. Phương trình semilog tiền lương như sau:

Lnwagei= ao+ a1yrschi + a2yrschi2 + a3*expi + a4expi2 + a5genderi

+


(1.2)


1 Ví dụ: Giả định nếu tiền lương của học sinh học nghề một năm thu được 18 triệu đồng/năm (1,5 triệu đồng/tháng), còn bình quân người lao động mức học vấn THPT thu được 12 triệu đồng/năm, phần nhiều hơn sẽ là 6 triệu đồng/năm. Chi phí đầu tư gồm 2 phần (C=C1+C2), chi phí trực tiếp (C1) là những chi phí như học phí và chi phí khác như ăn ở, đi lại.. Giả định là 12 triệu đồng/năm x 2 năm học tương đương 24 triệu đồng; và chi phí gián tiếp (C2) là chi phí cơ hội có thu nhập trong thời gian đi học ví dụ tính tương đương thu nhập của người lao động có trình độ THPT (12 triệu đồng/năm x 2 năm = 24 triệu đồng). Tỷ suất lợi nhuận của đào tạo nghề ở trình độ trung cấp nghề sẽ là: L= K/(C1+C2) * 100% = (6 triệu đồng/48 triệu đồng)*100% = 12,5%


a6urbani

Trong phương trình cơ bản (1.2), các biến đặc trưng liên quan đến việc làm của người lao động chưa được thể hiện như: ngành kinh tế, khu vực sở hữu, trình độ tay nghề v.v... Vì vậy phương trình (1.2) được mở rộng với các biến ngành kinh tế, trình độ CMKT, khu vực v.v.... như công thức (1.3) sau:

Lnwagei = ao+ a1Yrschi + a2Yrschi2 +a3*expi + a4expi2 + a5skilli +

a6genderi + a7urbani + a8indusi + các biến tương tác khác

+ ui

Trong đó:

(1.3)


i  Là chỉ số của người lao động thứ i


Wage  Lương của người lao động đã được qui đổi về lương đủ giờ


Yrsch  Số năm đi học của người lao động, số năm học được tính bằng tổng số năm học phổ thông + tổng thời gian đào tạo bậc cao hơn


Exp


kinh nghiệm của người lao động

Số năm

Skill


CMKTK của người lao động

Trình độ

Gender


của người lao động

Giới tính

Urban


thành thị Nông thôn

Khu vực

Indus


Ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 5

kinh tế quốc dân cấp 2 được phân loại theo

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 06/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí