2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thu thập số liệu và phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM các trường THPT thành phố Bắc Kạn dựa trên nội dung hệ thống câu hỏi của Phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác đoàn vàđoàn thanh niên.
Các thông tin và số liệu khảo sát được trình bày theo các chức năng quản lý:
+ Lập kế hoạchbồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM.
+ Tổ chứcbồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM.
+ Chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM.
+ Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM.
2.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả
- Quan sát hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM các trường THPT thành phố Bắc Kạn, thông qua việc quan sát buổi bồi dưỡng.
- Điều tra bằng phiếu hỏi, trao đổi trò chuyện với CBQL, giáo viên làm công tác đoàn, đoàn thanh niên.
- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát.
2.2.4. Tiến trình khảo sát
- Số liệu thu được từ phiếu hỏi được chúng tôi tiến hành xử lý theo tỷ lệ % và tính điểm trung bình để sắp xếp theo thứ bậc.
- Điểm trung bình các mục trong các bảng được tính theo công thức:
X XiKi XiKi
Ki N
Các đại lượng trong công thức được quy định X : Điểm trung bình; người cho điểm số Xi ;N: Số người tham gia đánh giá.
Ki : Số
- Xác định điểm số cho các mức độ đánh giá: Trong quá trình điều tra, để lượng
hoá các mức độ đánh giá, chúng tôi đã tiến hành cho điểm tương ứng với các mức
độ đó, khoảng cách giữa các thang đo là: (3-1)/3 = 0,67. Cách tính điểm được thể hiện như sau:
Điểm | |||
3 | 2 | 1 | |
Mức độ nhận thức | Quan trọng | Ít quan trọng | Không quan trọng |
Mức độ thực hiện | Thường xuyên | Đôi khi | Chưa thực hiện |
Mức độ hiệu quả | Hiệu quả | Ít hiệu quả | Không hiệu quả |
Kết quả đạt được | Đạt yêu cầu | Đạt một phần yêu cầu | Chưa đạt yêu cầu |
Mức độ ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng |
Mức điểm | 2.36-3.0 | 1.68-2.35 | 1- 1.67 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Về Phẩm Chất Và Năng Lực Của Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Các Trường Trung Học Phổ Thông Và Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Hoạt Động Xã
- Một Số Vấn Đề Về Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minhcác Trường Trung Học Phổ Thông
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Mức Độ Thực Hiện Nội Dung Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Thực Trạng Kiểm Tra Kết Quả Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Các Trường Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ đoàn và đoàn viên thanh niên về tầm quan trọng của năng lực tổ chức hoạt động xã hội
Nhận thức của CBQL, cán bộ đoàn và đoàn thanh niên về tầm quan trọng của năng lực tổ chức hoạt động xã hội sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội, chính vì thế chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1 và phụ lục 2) để khảo sát, kết quả thu được nhưbảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của năng lực tổ chức hoạt động xã hội
Tầm quan trọng | CBQL, CÁN BỘ ĐOÀN (n= 154) | ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN (n= 225) | |||||||||||||||
Quan trọng | Ít quan trọng | Không quan trọng | Chung | Quan trọng | Ít quan trọng | Không quan trọng | Chung | ||||||||||
SL | TĐ | SL | TĐ | SL | TĐ | TĐ | ĐTB | SL | TĐ | SL | TĐ | SL | TĐ | TĐ | ĐTB | ||
1 | Giúp cán bộ đoàn đáp ứng năng lực công tác | 105 | 315 | 49 | 98 | 0 | 0 | 413 | 2.7 | 147 | 441 | 78 | 156 | 0 | 0 | 597 | 2.7 |
2 | Giúp cán bộ đoàn hoạt động có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực | 118 | 354 | 36 | 2 | 0 | 0 | 426 | 2.8 | 162 | 486 | 63 | 126 | 15 | 15 | 612 | 2.7 |
3 | Giúp cán bộ đoàn có năng lực thuyết phục ĐVTN, học sinh thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước | 98 | 294 | 53 | 106 | 3 | 3 | 403 | 2.6 | 124 | 372 | 92 | 184 | 9 | 9 | 565 | 2.5 |
4 | Giúp cán bộ Đoàn tự tin trong công việc | 102 | 306 | 52 | 104 | 0 | 0 | 410 | 2.7 | 130 | 360 | 95 | 190 | 0 | 0 | 550 | 2.4 |
Tổng | 2.7 | 2.6 |
47
Kết quả bảng 2.1 cho thấy có sự không thống nhất giữa CBQL, cán bộ Đoàn và ĐVTN trong nhận thức về tầm quan trọng của năng lực tổ chức hoạt động xã hội (CBQL, cán bộ Đoàn: 2.7; ĐVTN: 2.6). Nhìn chung CBQL và cán bộ Đoàn có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của năng lực tổ chức hoạt động xã hội so với đoàn viên thanh niên.
Nội dung được đánh giá ở mức cao nhất là “giúp cán bộ đoàn hoạt động có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực”(CBQL, cán bộ Đoàn là 2.8; đối với ĐVTN là 2.7); nội dung “giúp cán bộ đoàn có năng lực thuyết phục ĐVTN, học sinh thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước” được đội ngũ CBQL, cán bộ Đoàn đánh giá ở mức độ thấp nhất (2.6); ĐVTN đánh giá nội dung “Giúp cán bộ Đoàn tự tin trong công việc” ở mức độ thấp nhất (2.4). Điều này có thể lý giải như sau: Nhìn vào số liệu tổng hợp trên, ta thấy rằng đa số CBQL, cán bộ Đoàn, ĐVTN đều xác định rõ vai trò quan trọng của năng lực tổ chức hoạt động xã hội đối với người cán bộ Đoàn, giúp cán bộ Đoàn đáp ứng được yêu cầu công tác. Tuy nhiên, tỷ lệ ĐVTN trả lời năng lực tổ chức hoạt động xã hội giúp cho cán bộ Đoàn tự tin trong công việc là thấp nhất so với giúp cán bộ Đoàn hoạt động có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, điều này hoàn toàn logic thực tế công việc và yêu cầu đặt ra. Bởi vì, đoàn viên thanh niên là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ các công việc do cán bộ Đoàn giao phó nên hơn ai hết, Đoàn viên hiểu với những cán bộ Đoàn để hoạt động hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực thì không chỉ có năng lực tổ chức hoạt động xã hội mà cần có sự tự tin, năng lực chuyên môn, sự hiểu biết, chuyên sâu về kiến thức…
Từ kết quả số liệu trên chúng ta thấy rằng vẫn còn một bộ phận CBQL, cán bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên chưa nhận thức được tầm quan trọng của năng lực tổ chức hoạt động xã hội đối với việc xây dựng phong trào đoàn thanh niên trong các trường THPT thành phố Băc Kạn. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới Thành đoàn Bắc Kạn cần phải tăng cường hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, cán bộ đoàn và đoàn viên thanh niên về tầm quan trọng của năng lực tổ chức hoạt động xã hội đối với mỗi cán bộ đoàn.
2.3.2. Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông
Để xây dựng được kết hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn, trước hết phải đánh giá được mức độ năng lực này ở cán bộ Đoàn như thế nào thông qua tự đánh giá của chính bản thân họ về các kĩ năng thành phần trong cấu trúc năng lực tổ chức hoạt động xã hội.Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 1) thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Tự đánh giá của cán bộ Đoàn về năng lực tổ chức hoạt động xã hội
Năng lực tổ chức hoạt động xã hội | CÁN BỘ ĐOÀN (n= 134) | ||||||||
Tốt | Đạt | Chưa đạt | Chung | ||||||
SL | TĐ | SL | TĐ | SL | TĐ | TĐ | ĐTB | ||
1 | Năng lực tuyên truyền, vận động | 82 | 246 | 28 | 56 | 24 | 24 | 326 | 2.4 |
2 | Năng lực sử dụngphương tiện giao tiếp | 92 | 276 | 17 | 34 | 25 | 25 | 370 | 2.5 |
3 | Năng lực thiết lập mối quan hệ | 33 | 99 | 80 | 160 | 21 | 21 | 338 | 2.1 |
4 | Năng lực xử lý tình huống | 39 | 117 | 78 | 156 | 17 | 17 | 359 | 2.2 |
5 | Năng lực quản lý, lãnh đạo | 79 | 267 | 21 | 42 | 13 | 13 | 366 | 2.4 |
6 | Năng lực tổ chức hoạt động, sự kiện | 76 | 228 | 25 | 50 | 33 | 33 | 377 | 2.3 |
7 | Năng lực giám sát, đánh giá hoạt động | 73 | 219 | 34 | 68 | 27 | 27 | 362 | 2.3 |
Tổng | 2.3 |
Kết quả bảng 2.2 cho thấy cán bộ Đoàn tự đánh giá năng lực tổ chức hoạt động xã hội của mình ở mức đáp ứng (ĐTB: 2.3). Trong đó năng lực sử dụng phương tiện giao tiếp được cán bộ Đoàn đánh giá ở mức Hoàn toàn đáp ứng (ĐTB: 2.5), tiếp đến là năng lực tuyên truyền, vận động, năng lựcquản lý, lãnh đạo (ĐTB: 2.4);Năng lực thiết lập mối quan hệ được đánh giá ở mức không đáp ứng (ĐTB:2.1). Điều này có thể lý giải như sau: Con người không thể sống tách rời các mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội. Mỗi cá nhân có những vị trí, vai trò khác nhau, con người phải biết đối xử phù hợp trong từng mối quan hệ để có phát triển tốt nhất tiềm năng của bản thân trong cuộc sống. Năng lực giao tiếp giúp quá trình tương tác giữa các cá nhân với nhau, cá nhân với tập thể hiệu quả; Giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của mình để người khác hiểu, chia sẻ, cảm thông với nhau. Cá nhân có năng lực giao tiếp tốt sẽ nhận được sự hợp tác từ phía cá nhân, tập thể; tăng cường khả năng làm việc tập thể, giúp đem lại lợi ích cho nhóm, giúp cá nhân tăng cường sự tự tin, thực hiện việc thương thuyết, xử lý tình huống hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể giao tiếp đạt hiệu quả, kích thích được đông đảo Đoàn viên tham gia vào hoạt động xã hội, người cán bộ Đoàn cần biết cách sử dụng phương tiện giao tiếp (ngôn ngữ) và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ…) một cách khéo léo, phù hợp.
Năng lực tuyên truyền, vận động cũng là những kỹ năng được các cán bộ Đoàn tự đánh giá ở mứccao, với điểm trung bình là 2.4, bởi đây là hai kỹ năng hoàn toàn có thể được nâng cao thông qua rèn luyện thực tiễn. Riêng năng lực thiết lập mối quan hệ và năng lực xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cán bộ Đoàn tự đánh giá ở mức không đáp ứng bởi đây là những năng lực đòi hỏi người cán bộ Đoàn vừa phải khéo léo, linh hoạt vừa phải là người có trải nghiệm. Trong khi đó cán bộ Đoàn khối THPT đa phần đều có tuổi đời còn trẻ, sự va chạm cuộc sống và các mối quan hệ còn nhiều hạn chế nên trong một số tình huống hát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động xã hội, nhiều cán bộ Đoàn thực sự lúng túng. Trao đổi vớiđồng chí N.V.A, bí thư chi đoàn12A, trường THPT chuyên Bắc Kạn, lí do năng lực thiết lập mối quan hệ và xử lý tình huống của cán bộ Đoàn còn yếu, câu trả lời chúng tôi nhận được là: “Đôi khi triển khai công việc của Đoàn, nhất là liên quan đến vấn đề kinh phí, nhiều Đoàn viên phản đối, chúng tôi không biết phải làm như thê nào cho phù hợp”. Đây cũng là những chia sẻ của nhiều cán bộ Đoàn, trong đó có cả các bí thư Đoàn trường.
Nhìn chung từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng thực trạng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn TNCSHCM tại các trường THPT thành phố Bắc Kạn còn yếu. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới thành đoàn Bắc Kạn cần tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn, nhằm giúp cán bộ Đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thông qua đó phát triển hoạt động phong trào và chất lượng hoạt động xã hội trong các nhà trường.
2.3.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ đoàn và đoàn viên thanh niên về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn
Từ kết quả tự đánh giá của cán bộ Đoàn về năng lực tổ chức hoạt động xã hội, tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu thực trạng nhận thức của cán bộ Đoàn, cán bộ quản lý và các đoàn viên về mức độ sự cần thiết của việc bồi dưỡng năng lực hoạt động xã hội đối với cán bộ Đoàn. Kết quả thu được như sau:
Kỹ năng lắng nghe
2.1
2.1
Kỹ năng tổ chức hoạt động, sự kiện
2.2
2.1
Kỹ năng lãnh đạo
2.2
2.2
ĐOÀN
VIÊN
Kỹ năng xử lý tình huống
Kỹ năng thiết lập mối quan hệ
2.5
2.5
2.5
2.5
CBQL,C
BĐ
Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp
2.3
Kỹ năng tuyên truyền, vận động
2.2
2.2
2.2
1.9
2
2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về sự cần thiết của bồi dưỡng NLTCHĐXH
Kết quả biểu đồ 2.1 cho thấy có sự thống nhất trong nhận thức của CBQL, CBĐ và ĐV về sự cần thiết của bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội, trong đó các khách thể đều thống nhất khi cho rằng hai kỹ năng cần được bồi dưỡng cho Đoàn viên là Kỹ năng xử lý tình huống vàkỹ năng thiết lập mối quan hệ (ĐTB: 2.5); Kết quả này hoàn toàn logic với kết quả cán bộ Đoàn tự đánh giá về Năng lực tổ chức hoạt động xã hội của bản thân (Dẫn theo bảng phụ lục 5).
Người cán bộ Đoàn là thủ lĩnh của Thanh niên, để làm tốt nhiệm vụ đó họ không chỉ là người có tâm huyết với nghề nghiệp hoạt động chính trị xã hội; nắm vững phương pháp luận khoa học, có kiến thức xã hội đủ rộng; thông thạo nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội mà phải là người có năng lực về hoạt động Đoàn. Bởi công tác Thanh niên có thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo, năng lực tổ chức của người thủ lĩnh - người cán bộ Đoàn. Do đó, muốn phát triển phong trào Đoàn tại các nhà trường, cán bộ quản lý nhà trường cần quan tâm đến công tác xây dựng và bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho lực lượng cán bộ Đoàn nòng cốt, thực sự là những thủ lĩnh của công tác thanh thiếu niên trong nhà trường.
2.3.4. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn
Không phải người nào sinh ra cũng đều có thể làm cán bộ Đoàn.Ngoài tố chất, sự nhiệt tình, người cán bộ Đoàn đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cơ bản về công tác Đoàn thanh niên. Điều này có thể có được thông qua nhiều kênh: tư rèn luyện, học tập, tích lũy kiến thức, đúc rút kinh nghiệm hoạt động thực tiễn… trong đó thông qua kênh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn là một trong những phương pháp “tiết kiệm” thời gian và hiệu quả nhất. Thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, người cán bộ Đoàn được cung cấp và cập nhật hệ thống kiến thức bài bản cả về lý luận và kỹ năng về công tác Đoàn thanh niên, nắm vững và hiểu sâu hơn về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh niên, công tác thanh niên; hiểu được vị trí, vai trò, trách nhiệm của người cán bộ Đoàn,… Qua các chương trình đào tạo bồi dưỡng đó, cán bộ đoàn có cơ hội nâng cao trình độ lý luận, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, gắn lý luận với hoạt động thực tiễn. Do vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn là một nhu cầu tự thân của hệ thống tổ chức Đoàn, là việc thường xuyên, liên tục, có tính kế thừa, thời đại, khoa học, đổi mới. Tìm hiểu thực trạng mức độ thực hiện nội dung hoạt động bồi dưỡng cho cân bộ Đoàn khối THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thu được kết quả như sau: