Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Các Trường Trung Học Phổ Thông

Qua kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn còn chưa được tiến hành thường xuyên (ĐTB 1.9), dẫn đến kết quả đạt được còn yếu (ĐTB 1.9).Điều này phản ánh công tác quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn trường THPT ở thành phố Bắc Kạn còn phải thay đổi và cần quan tâm chú trọng rất nhiều để có sự chủ động và đạt hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:

Việc lập kế hoạch bồi dưỡng tổ chức hoạt động xã hội chỉ dựa trên nhận định chủ quản của nhà quản lý mà chưa dựa theo việc khảo sát tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn. Chính vì vậy CBQL và cán bộ Đoàn đánh giá kết quả đạt được của nội dung “Khảo sát năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” và “Khảo sát năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” ở mức Ít hiệu quả với ĐTB là 1.8.

Nội dung “Thiết lập mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” CBQL và cán bộ Đoàn đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên ĐTB: 2.3, kết quả đạt được chưa thực sự hiệu quả với ĐTB: 2.1. Đây cũng là nội dung thực hiện tốt nhất trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn. Nguyên nhân do việc tổ chức lớp bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn thường dựa trên mục tiêu, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Nội dung “Xác định tính thực tiễn và khả thi của bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” CBQL và cán bộ đoàn đánh giá mức độ Ít thường xuyên (ĐTB: 1.8), kết quả đạt được ở mức ít hiệu quả với ĐTB: 1.9. Nhìn chung các chuyên đề bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn chưa căn cứ vào điều kiện thực tế và xác định tính thực tiễn và khả thi của hoạt động bồi dưỡng.

Tóm lại, việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn cấp còn chưa hiệu quả. Muốn việc xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn đạt được hiệu quả cao thì nhất định phải thực hiện tốt nội dung tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn, bởi tìm hiểu nhu cầu thực tế của cán bộ Đoàn về nhu cầu được tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực là một vấn đề quan trọng, không thể thiếu, nó sẽ thúc đẩy người cán bộ

Đoàn tích cực tham gia, tạo động cơ cho họ đạt hiệu quả cao trong hoạt động bồi dưỡng năng. Trên thực tế thành đoàn tỉnh Bắc Kạn chưa chú trọng đến việc tìm hiểu nhu cầu của cán bộ Đoàn. Việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng chủ yếu mang tính áp đặt, dựa vào kinh nghiệm hoặc được phân bổ từ trên xuống.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông

Tổ chức là một khâu trong chu trình quản lý, là một chuỗi hoạt động diễn ra trong một giai đoạn của quá trình quản lý nhằm thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Sau khi xây dựng kế hoạch, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được sắp xếp, thì phải có người lãnh đạo điều khiển. Hoạt động tổ chức trước hết và chủ yếu là xây dựng cơ cấu tổ chức: Xác định các bộ phận cần có, thiết lập mối quan hệ ngang và dọc của các bộ phận, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, xây dựng qui chế hoạt động.

Khảo sát 154 CBQL và cán bộ Đoàn về thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn cấp trường THPT thành phố Bắc Kạn. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM các trường THPT


STT

Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội

Mức độ thực hiện

Kết quả đạt được

Thường xuyên

Đôi khi

Chưa thực hiện

Chung

Hiệu quả

Ít hiệu

quả

Không

hiệu quả

Chung

SL

SL

SL

ĐTB

SL

SL

SL

ĐTB


1

Tổ chức triển khai, hướng dẫn các bước và quy trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt

động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT


41


123


81


162


32


32


317


2.1


39


117


99


198


16


16


331


2.1


2

Phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng cán bộ Đoàn theo năng lực, trình độ và lập danh sách bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động

xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT


27


81


81


162


46


46


289


1.9


21


63


88


176


45


45


284


1.8


3

Tổ chức chỉ đạo cán bộ Đoàn thực hiện từng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt

động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT


35


105


79


158


40


40


303


2.0


37


111


96


192


21


21


324


2.1


4

Lập danh sách cán bộ Đoàn có trình độ, năng lực thành lập nhóm cốt cán để xây dựng nội dung và tham gia công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội

cho cán bộ Đoàn khối THPT


46


138


79


158


29


29


325


2.1


45


135


98


196


11


11


342


2.2


5

Tổ chức triển khai công tác kiểm tra và rút kinh nghiệm về các năng lực cần bồi dưỡng

cho cán bộ Đoàn trường THPT


30


90


79


158


45


45


293


1.9


22


66


98


196


34


34


296


1.9


6

Tổ chức các Hội nghị tập huấn nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua, học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ giữa các

đồng chí cán bộ Đoàn


55


165


73


146


26


26


337


2.2


28


84


105


210


21


21


315


2.0


Tổng








2.0








2.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 10


63

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy có 06 nội dung về công tác thuộc chức năng tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn được các khách thể điều tra đề cập đến, tuy nhiên mức độ đánh giá đối với từng nội dung khác nhau có sự khác nhau. Ở các nội dung có sự chênh lệch trong đánh giá về mức độ thực hiện với kết quả thực hiện. Cụ thể:

Nội dung “Tổ chức các Hội nghị tập huấn nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua, học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ giữa các đồng chí cán bộ Đoàn” được CBQL và cán bộ đoàn đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên ĐTB:

2.2. Tuy nhiên kết quả đạt đươcj chỉ ở mức ít hiệu quả (ĐTB: 2.0). Đây là nội dung được đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất.

Nội dung “Lập danh sách cán bộ Đoàn có trình độ, năng lực thành lập nhóm cốt cán để xây dựng nội dung và tham gia công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” mức độ thực hiện thường xuyên có ĐTB: 2.1, kết quả thực hiện ở mức ít hiệu quả với ĐTB: 2.2.

Nội dung “Tổ chức triển khai công tác kiểm tra và rút kinh nghiệm về các năng lực cần bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn trường THPT” kết quả đạt được ở mức không hiệu quả với điểm trung bình 1.6.

Nội dung “Phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng cán bộ Đoàn theo năng lực, trình độ và lập danh sách bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” mức độ thực hiện thường xuyên đạt ĐTB: 1.9, kết quả đạt được ở mức ít hiệu quả (ĐTB:1.8). Đây là nội dung bị đánh giá kết quả thực hiện yếu nhất. Nguyên nhân là do phân công, phân nhiệm vụ chưa được rõ ràng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn.

Nội dung “Tổ chức triển khai, hướng dẫn các bước và quy trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” kết quả thực hiện đạt ĐTB: 2.1. Việc sắp xếp các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn đã đảm bảo tính khoa học, đảm bảo các yêu cầu về trình tự, quy trình tổ chức các lớp bồi dưỡng..

Để tìm hiểu ưu điểm của tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn THPT thành phố Bắc Kạn chúng tôi tiến hành phỏng vấn, kết quả phỏng vấn như sau:Đồng chí H.K.Q hiệu trưởng trường THPT dân lập Hùng Vương, thầy cho biết “Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức cho cán bộ Đoàn đã đảm bảo tính khoa học; đảm bảo các yêu cầu về trình tự, quy trình tổ chức các lớp bồi dưỡng; có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận thực hiện việc tổ chức bồi dưỡng. Mặt khác, Có sự chuẩn bị tương đối đầy đủ về CSVC, trang thiết bị cho các lớp bồi dưỡng, điều này giúp cho việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức của báo cáo viên và học viên được đảm bảo. Các lớp BD đều được chia khá hợp lý về số lượng học viên, địa bàn công tác nên đã có sự chia sẻ kinh nghiệm của CBQL giữa các trường và hỗ trợ nhau trong quá trình học tập”.Chúng tôi tiếp tục phỏng vấn cô P.T.H phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Bắc Kạn, cô cho biết “Các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn, nhìn chung có đội ngũ báo cáo viên nhiệt tình, có kiến thức chuyên môn tốt, có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung bồi dưỡng theo đúng kế hoạch được giao”.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn THPT thành phố Bắc Kạn vẫn còn những hạn chế như sau:

Quy trình tổ chức và sự phối hợp giữa các bộ phận tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn đôi chỗ chưa được đảm bảo, như sự phối hợp giữa Ban tổ chức các lớp bồi dưỡng với cơ sở đặt địa điểm tổ chức bồi dưỡng chưa được tốt;Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội còn nặng về trình bày lý thuyết, còn áp dụng các phương pháp bồi dưỡng về chuyên môn, chưa phù hợp với bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn, đòi hỏi phải có sự thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và năng lực quản lý…giữa các cán bộ Đoàn với nhau; Việc bố trí cơ cấu cán bộ lớp của các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn chưa chặt chẽ, vì vậy phần chủ trì thảo luận và tự thực hành của các nhóm chưa đạt hiệu quả cao, chủ yếu ý kiến thảo luận chỉ tập trung vào một số người;Tổ chức công việc: Sắp xếp công

việc hợp lý, xây dựng các cơ chế phối hợpđể mọi người hướng vào mục tiêu chung của hoạt động bồi dưỡng đã được thực hiện tuy nhiên không toàn diện, không đồng điều giữa các cơ quan; Việc huy động các nguồn lực đảm bảo cho việc bồi dưỡng năng lực theo kế hoạch đã được phê duyệt, đã được thực hiện tuy nhiên không toàn diện, mới chỉ thực hiện tốt ở một số nội dung sau: Kinh phí tổ chức bồi dưỡng (thực hiện đúng theo quy định của nhà nước), Trình độ giảng viên, báo cáo viên tham gia bồi dưỡng, Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy (máy chiếu, tư liệu, hình ảnh, phòng học…)được trang bị đầy đủ, Chuẩn bị tài liệu, giáo trình, phục vụ bồi dưỡng. Còn lại nhiều nội dung chưa được đảm bảo theo yêu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hộicho cán bộ Đoàn trong đó là các công việc: Thư viện, tài liệu tham khảo, mạng internet cho học viên, các điều kiện lưu trú cho học viên ở xa (phòng nghỉ, nơi ăn...).

Nhìn chung hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn chưa được hiện quả, nguyên nhân do việc phân cấp bồi dưỡng cũng việc xây dựng nguồn lực cho công tác bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn chưa được quan tâm thực hiện chặt chẽ, sâu hơn. Mặt khác, một số nội dung trong kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn chưa được triển khai hoặc triển khai không mang lại hiệu quả nhưng chưa được chỉnh sửa, bổ sung kịp thời.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông

Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên và hướng dẫn, điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu.

Khảo sát 154 CBQL và cán bộ Đoàn về thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM các trường THPT thành phố Bắc Kạn, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM các trường THPT‌


STT


Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội

Mức độ thực hiện

Kết quả đạt được

Thường xuyên

Đôi khi

Chưa thực hiện

Chung

Hiệu quả

Ít hiệu quả

Không hiệu

quả

Chung

SL

SL

SL

ĐTB

SL

SL

SL

ĐTB


1

Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội theo

nhiệm vụ công việc được giao


55


165


75


150


24


24


339


2.2


49


147


69


138


36


36


321


2.1


2

Chỉ đạo các nguồn lực tham gia công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hộicho cán bộ

Đoàn khối THPT


46


138


77


154


31


31


323


2.1


44


132


81


162


29


29


323


2.1


3

Chỉ đạo các nội dung bồi dưỡng

năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT


49


147


79


158


26


26


331


2.1


35


105


96


192


23


23


320


2.1


4

Chỉ đạo hình thức thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn

khối THPT


50


150


84


168


20


20


338


2.2


52


156


82


164


20


20


340


2.2


5

Chỉ đạo cơ sở vật chất, tài liệu, nguồn tài chính đảm bảo cho công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ

Đoàn khối THPT


33


99


82


164


39


39


302


2.0


26


78


85


170


43


43


291


1.9


6

Chỉ đạo xây dựng các điển hình tiên tiến về công tácbồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội

cho cán bộ Đoàn khối THPT


60


180


79


158


15


15


353


2.3


56


168


82


164


16


16


348


2.3


Tổng








2.1








2.1


67

Từ bảng số liệu 2.8 chúng ta thấy rằng thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM các trường THPT thành phố Bắc Kạn được CBQL và cán bộ Đoàn đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên ĐTB: 2.1.Nội dung được đánh giá cao nhất là “Chỉ đạo xây dựng các điển hình tiên tiến về công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” với ĐTB: 2.3, kế tiếp là “Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội theo nhiệm vụ công việc được giao” với ĐTB: 2.2. Nội dung bị đánh giá mức độ thực hiện thấp nhất là “Chỉ đạo cơ sở vật chất, tài liệu, nguồn tài chính đảm bảo cho công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” với ĐTB: 2.0.

Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM các trường THPT thành phố Bắc Kạn được CBQL và cán bộ Đoàn đánh giá kết quả đạt được ở mức ít hiệu quả với ĐTB: 2.1. Nội dung được đánh giá kết quả thực hiện tốt nhất là “Chỉ đạo hình thức thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” những cũng chưa thực sự đạt mức hiệu quả với điểm ĐTB: 2.2, kế tiếp nội dung “Chỉ đạo các nguồn lực tham gia công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” với ĐTB: 2.1. Nội dung bị đánh giá mức độ thực hiện thấp nhất là “Chỉ đạo cơ sở vật chất, tài liệu, nguồn tài chính đảm bảo cho công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” với ĐTB: 1.9.

Tóm lại, việc chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn ở trường THPT thành phố Bắc Kạn chưa được hiệu quả. Nguyên nhân do, việc đổi mới hình thức tổ chức bồi dưỡng và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng và xây dựng lực lượng cốt cán để tăng nguồn lực...chưa thật sự hiệu quả. Việc đổi mới hình thức tổ chức và nội dung bồi dưỡng cùng với đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là rất quan trọng. Thành đoàn thành phố Bắc Kạnnên thay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023