soát được các vấn đề về thông tin trên Internet hoặc các vấn đề có liên quan đến chất lượng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp du lịch.
3.3.2. Đối với Tp. Hồ Chí Minh
3.3.2.1. Đa ạng hóa các loại hình du lịch
Thời gian gần đây, công tác phát triển các loại hình du lịch đã được chú trọng như du lịch mua sắm, du lịch đường song kết hợp với du lịch sinh thái và du lịch tham quan… và đặc biệt là loại hình du lịch MICE. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Điển hình như tại các trung tâm mua sắm lớn của Tp. Hồ Chí Minh, khách du lịch quốc tế chủ yếu là để tham quan chứ không phải mua sắm. Nguyên nhân có thể nói đến là giá hàng hóa không được niêm yết hoặc niêm yết quá cao và chất lượng mẫu mã của hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu của họ.
3.3.2.2. Tăng cường các điều kiện an toàn với khách du lịch quốc tế
Các điều kiện an toàn với khách du lịch quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại. Các kế hoạch và dự án về thiết lập các đơn vị hỗ trợ và bảo vệ du khách đã được Tp. Hồ Chí Minh vạch ra rất nhiều nhưng chưa được triển khai thực hiện. Lực lượng bảo vệ du khách của thành phố khá mỏng. Nhiệm vụ chủ yếu của họ vẫn chỉ là hướng dẫn, hỗ trợ khách qua đường. Họ cũng không làm được gì khi thấy đám đông chèo kéo khách, đơn giản là vì họ không được hỗ trợ về mặt pháp lý, cũng như không có công cụ để trấn áp hoặc xử lý sai phạm. Vì vậy, thành phố cần khẩn trương triển khai để đảm bảo các kế hoạch và dự án được thực thi.
3.3.2.3. Đầu tư cơ s hạ tầng đúng mức
Hệ thống giao thông vận tải luôn là nỗi ám ảnh với nhiều du khách. Bên cạnh ý thức tham gia giao thông của người dân kém thì nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kẹt xe là do cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Thêm vào đó, hệ thống nhà vệ sinh công cộng không chỉ thiếu về số lượng mà còn rất kém về chất lượng, do đó gây nhiều khó khăn và làm mất niềm tin đối với khách du lịch quốc tế. Đã đến lúc Tp. Hồ Chí Minh cần tăng cường đầu tư và dành một phần ngân sách phù hợp để có thể cải thiện sớm nhất các bất cập nêu trên.
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Của Tp. Hồ Chí Minh Đến Năm 2020
- Giải Pháp 2: Xây Dựng, Duy Trì Và Phát Triển Website Với Nhiều Tiện Tích Thiết Thực
- Nhóm Giải Pháp Về Hoàn Thiện Điều Kiện Đảm Bảo Ứng Dụng E-Marketing
- Quý Doanh Nghiệp Có Sử Dụng Dịch Vụ Của Trang Mạng Xã Hội Không?
- Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử e-marketing nhằm thu hút khách quốc tế trong các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 15
- Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử e-marketing nhằm thu hút khách quốc tế trong các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 16
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Như vậy, trong chương 3 của Luận văn, sau khi xác định các mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế của Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và phân tích những lợi ích mà các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh thu được từ việc ứng dụng e-
marketing nhằm thu hút khách quốc tế, tác giả đã đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ và các kiến nghị cụ thể nhằm đẩy mạnh ứng dụng e-marketing tại các doanh nghiệp này trong thu hút khách quốc tế đến năm 2020. Việc thực hiện các giải pháp và kiến nghị này đòi hỏi sự nỗ lực tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các hiệp hội và doanh nghiệp du lịch. Có như vậy mới tạo ra một bước phát triển mới trong việc ứng dụng e-marketing tại các doanh nghiệp du lịch, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế của Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài, tác giả Luận văn đi đến những kết luận sau đây:
1/ E-marketing đã và đang trở thành một hoạt động quan trọng trên thế giới ngày nay, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế toàn cầu. Trong lĩnh vực du lịch, e-marketing lại càng có vai trò quan trọng với ý nghĩa là hoạt động nhằm chuyển tải các thông tin cần thiết và đáng tin cậy, từ đó thu hút khách du lịch đến các vùng miền trên thế giới. Trong những năm gần đây, việc phát triển du lịch quốc tế dựa vào hoạt động e-marketing đã trở thành một sự lựa chọn đúng đắn của nhiều quốc gia có nền du lịch mạnh trên thế giới.
2/ Tp. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, trong đó ngành du lịch đóng góp phần lớn doanh thu cho ngành du lịch cả nước và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Tp. Hồ Chí Minh cũng là cửa ngõ thu hút khách quốc tế của cả khu vực phía Nam với tiềm năng du lịch rất lớn. Thời gian qua, các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh đã nhận thức được vai trò của hoạt động e- marketing và tăng cường đầu tư cho các công cụ ứng dụng e-marketing tại doanh nghiệp nhằm thu hút khách quốc tế.
3/ Thông qua cuộc khảo sát thực tế với số liệu thu thập được từ 27 khách sạn 4 sao và 5 sao, 25 doanh nghiệp lữ hành tiêu biểu và 300 khách du lịch quốc tế, tác giả đã có những phân tích và đánh giá đầy đủ về thực trạng ứng dụng e-marketing nhằm thu hút khách quốc tế của các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Kết quả phân tích và đánh giá cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động e-marketing tại các doanh nghiệp này vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
4/ Dựa trên các phân tích và đánh giá từ kết quả khảo sát thực tế, tác giả đã đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ với 2 nhóm giải pháp và 8 giải pháp cụ thể. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm đẩy mạnh ứng dụng e-marketing trong thu hút khách quốc tế tại các doanh nghiệp du lịch ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Trong đó, có những giải pháp và kiến nghị cần được quan tâm và thực hiện ngay, có những giải pháp và kiến nghị cần được đầu tư và thực hiện xuyên suốt từ nay đến năm 2020. Việc thực hiện các giải pháp và kiến nghị này đòi hỏi sự tham gia của các chủ
thể khác nhau trong nền kinh tế, từ các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, các hiệp hội và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
5/ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Luận văn, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
- Tiếp tục nghiên cứu về từng công cụ ứng dụng e-marketing trong các doanh nghiệp du lịch, với mỗi công cụ cần có một công trình nghiên cứu riêng với mục đích cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện công cụ đó và giúp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục nghiên cứu về từng điều kiện đảm bảo ứng dụng e-marketing trong các doanh nghiệp du lịch, với mỗi điều kiện cần có một công trình nghiên cứu riêng với mục đích cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện điều kiện đó và giúp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh.
Tác giả hy vọng rằng Luận văn này có thể góp một phần vào việc đưa e- marketing trở thành một trong những hoạt động quan trọng trong xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu, đem lại nguồn lợi không nhỏ từ đối tượng khách quốc tế cho các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh.
Quá trình nghiên cứu không tránh khỏi sai sót và hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy Cô để Luận văn được hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2011. Đón đầu xu hướng phát triển du lịch mới, 2011, http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=60529&sitepageid=64. [Ngày truy cập: 10 tháng 3 năm 2012].
2. CL Thương mại Việt Nam, 2012. “Xu hướng thương mại điện tử toàn cầu" http://www.vnec.org/tai-lieu-bai-viet/103-xu-huong-thuong-mai-dien-tu-toan- cau.html. [Ngày truy cập: 10 tháng 2 năm 2012].
3. Lại Tuấn Cường, 2006. Thanh toán Thương mại điện tử http://laituancuong.wordpress.com/2006/11/22/thanh-toan-th%C6%B0%C6%A1ng- m%E1%BA%A1i-di%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-ti%E1%BB%81n-. [Ngày truy cập: 25 tháng 2 năm 2012].
4. Ngân hàng Habubank, http://www.habubank.com.vn/ngan-hang-doanh- nghiep/thanh-toan-quoc-te/201012/Thanh-toan-bang-thu-tin-dung-LC-1240973/. [Ngày truy cập: 25 tháng 2 năm 2012].
5. Báo Doanh Nhân, 2012. Hệ thống thanh toán qua điện thoạt di động, http://www.doanhnhan.net/mpay-he-thong-thanh-toan-qua-dien-thoai-di-dong- p53a6523.html. [Ngày truy cập: 25 tháng 2 năm 2012].
6. Haruhiko Kuroda – chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, 2012. Triển vọng châu Á trong năm Rồng, Mai Trang lược dịch, http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan- tich/2012/01/trien-vong-chau-a-trong-nam-rong/. [Ngày truy cập: 26 tháng 2 năm 2012].
7. ITC VCCI-ITB, 2009. Báo cáo hiệu quả thương mại điện tử.
8. Hoàng Lâm, 2011. Chung tay xây dựng du lịch MICE,
http://www.baovanhoa.vn/dulich/36866.vho. [Ngày truy cập: 7 tháng 3 năm 2012].
9. Vũ Lê, 2010. Đua xây trung tâm thương mại tại Tp. Hồ Chí Minh, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/bat-dong-san/2010/08/3ba1f7f2/. [Ngày truy cập: 7 tháng 3 năm 2012].
10. Môi trường du lịch Việt Nam, 2007. Du lịch sinh thái là gì?, http://www.moitruongdulich.vn/index.php?itemid=1119. [Ngày truy cập: 11 tháng 3 năm 2012].
11. Trần Hoàng Ngân, 2009. Giáo trình Thanh toán quốc tế. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Đăng Nhanh, 2009. Các phương thức quảng bá website , http://www.dangnhanh.com/kien-thuc/quang-cao-truc-tuyen/cac-phuong-thuc-quang- ba-website.html. [Ngày truy cập: 10 tháng 2 năm 2012].
13. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, 2011. Du lịch thành phố Hồ Chí Minh 35 năm phấn đấu và trưởng thành.
14. Tin nhanh CCTN, 2011. “Thương mại điện tử - thách thức ở Việt Nam” http://www.ictnews.vn/Home/Kinh-doanh/TMDT-Thach-thuc-o-Viet- Nam/2011/02/1MSVC870882/View.htm. [Ngày truy cập: 26 tháng 2 năm 2012].
15. Tổ chức nghiên cứu Marketing quốc tế (IMR), 2010. Nghiên cứu Tốc độ tăng trưởng internet tại Việt Nam.
16. Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, 2009. Tài liệu về thương mại điện tử.
Nguyễn Văn Thoan, 2007. Hướng dẫn kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp (chiến lươc, công nghệ, giải pháp), Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Thoan, 2008. Giáo trình Thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
18. Trung tâm quản trị trang web của Google, 2008. Hướng dẫn Trình khởi động Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của Google, Hà Nội.
19. Thanh Trực, 2009. Qua mặt Yahoo, Bing đe dạo Google, http://nhipsongso.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=320286&ChannelID=16. [Ngày truy cập: 22 tháng 2 năm 2012].
20. Yahoo, 2010. Công cụ và dịch vụ tìm kiếm ,
http://vn.search.yahoo.cm/info/servicesandtools;_ylt=A3xsfClxFwZMkMEA8ZCBdH RG. [Ngày truy cập: 10 tháng 2 năm 2012].
II. Tiếng Anh
21. AMA, 2007. Definition of Marketing, http://www.marketingpower.com/AboutAMA/Pages/DefinitionofMarketing.aspx
John Battelle, 2007, The search. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức, trang 57
22. Richard Bartles, 1968. The Journal of Marketing. American Marketing Association.
23. Tung X. Bui, Truc Le and Wayne D. Jones, 2006. An exploratory case study of Hotel e-marketing in Ho Chi Minh City. USA: Wiley Publishing, Inc
24. The Business Link, 2008. Internet Marketing. The Business Link
25. Comscore, 2010, http://www.comscore.com/Press_Events/Press_Releases/2010/5/comScore_Releases_ April_2010_U.S._Search_Engine_Rankings. [Accessed: 19 February 2012].
26. Google, 2010. Search Feature , http://www.google.com.vn/intl/vi/help/features.html. [Accessed: 24 February 2012].
27. Google, 2010. Google Corporate Information , http://www.google.com.vn/intl/vi/corporate/. [Accessed: 21 February 2012].
28. Xiaoming Meng, 2009. Developing Model of E-commerce E-marketing. Huangshan: Academy Publisher, page 225-228.
29. Pricewaterhouse Coopers & The Interactive Advertising Bureau (IAB), 2009. IAB Internet Advertising Revenue Report 2009 Second-Quarter and First Six Months Results, USA.
30. Ravi Damani, Chetan Damani, Dana Farbo, and Jane Linton, 2010. Emarketing Excellence. USA: Priceton Publishing.
31. Forrester Research (2010). Emarketing and its influence on the Business to Business Trading, USA.
32. Winterberry Group, 2010. The Maturation of Email in an continuously Evolving Market, USA.
33. Internet World Stat, 2011a. The Internet Big Picture - World Internet Users and Population Stats, www.internetworldstats.com/stats.html. [Accessed: 19 February 2012].
34. Internet World Stat, 2011b. Users and population Statistics for 35 Countries and regions in Asia”, www.internetworldstats.com/stats.html. [Accessed: 19 February 2012].
35. Calvin Jones, Damian Ryan, 2009. Understanding Digital Marketing. Kogan Page
Steve Jurvetson & Tim Draper, 1997. Viral Marketing phenomenon explain , http://dfj.com/news/article_26.html. [Accessed: 20 February 2012].
36. Philip Kotler, 1994. Marketing Management, Analysis, Planning, Implementation and Control, Prentice Hall.
37. Jerri L. Ledford, 2007. SEO Search Engine Optimization Bible. USA: Wiley Publishing, Inc
38. Microsoft, 2010. Discover Bing, http://www.discoverbing.com. [Accessed: 22 February 2012].
39. Mike Moran and Bill Hunt, 2008. Search Engine Marketing, Inc: Driving Search Traffic to your company’s website. 2nd Edition, USA: IBM Press.
40. Tourismvc, Tourism search, E-marketing and New Media, 2009, Tourism trends 2009-part 2-Online marketing, http://tourismvc.worldpress.com/2009/01/16/tourism- trends-2009-part-2-online-marketing/. [Accessed: 25 February 2012].