đổi phương pháp đánh giá khách quan linh hoạt, việc kiểm tra chặt chẽ hơn để từ đó biết được những điểm yếu kém còn tồn tại và những điểm tốt để phát huy. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cũng chưa được quan tâm đúng mức bởi muốn phát triển thì lực lượng này chính là nguồn lực rất quan trọng.
2.4.4. Thực trạng kiểm tra kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng là phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà cán bộ quản lý có được thông tin để đánh giá công việc, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu. Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc được giao. Để tìm hiểu về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn THPT thành phố Bắc Kạn, tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.9 dưới đây.
Bảng 2.9. Thực trạng kiểm tra kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM các trường THPT
Kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội | Mức độ thực hiện | Kết quả đạt được | |||||||||||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Chưa thực hiện | Chung | Hiệu quả | Ít hiệu quả | Không hiệu quả | Chung | ||||||||||
SL | TĐ | SL | TĐ | SL | TĐ | TĐ | ĐTB | SL | TĐ | SL | TĐ | SL | TĐ | TĐ | ĐTB | ||
1 | Kiểm tra việc tự nhận xét đánh giá chất lượngbồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT | 31 | 93 | 77 | 154 | 46 | 46 | 293 | 1.9 | 35 | 105 | 60 | 120 | 59 | 59 | 284 | 1.8 |
2 | Kiểm tra việc nhận xét, đánh giá chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT | 55 | 165 | 73 | 146 | 26 | 26 | 337 | 2.2 | 42 | 126 | 81 | 162 | 31 | 31 | 319 | 2.1 |
3 | Kiểm tra đánh giá về tinh thần, thái độ, ý thức của cán bộ Đoàn khi tham gia bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội | 50 | 150 | 72 | 144 | 32 | 32 | 326 | 2.1 | 40 | 120 | 72 | 144 | 42 | 42 | 306 | 2.0 |
4 | Kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của các cá nhân cán bộ Đoàn | 33 | 99 | 71 | 142 | 50 | 50 | 291 | 1.9 | 59 | 177 | 75 | 150 | 20 | 20 | 347 | 2.3 |
5 | Kiểm tra công tác bồi dưỡng nghiệp vụ của cán bộ Đoàn khi thực hiện các chuyên đề, hội nghị | 49 | 147 | 63 | 126 | 42 | 42 | 315 | 2.0 | 51 | 153 | 79 | 158 | 24 | 24 | 335 | 2.2 |
6 | Kiểm tra chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ Đoàn trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội | 46 | 138 | 75 | 150 | 33 | 33 | 321 | 2.1 | 42 | 126 | 73 | 146 | 39 | 39 | 311 | 2.0 |
7 | Kiểm tra công tác bảo đảm điều kiện CSVC cho hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT | 57 | 171 | 85 | 170 | 12 | 12 | 353 | 2.3 | 61 | 183 | 74 | 148 | 19 | 19 | 350 | 2.3 |
8 | Kiểm tra việc lưu giữ kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT | 25 | 75 | 81 | 162 | 48 | 48 | 285 | 1.9 | 29 | 87 | 70 | 140 | 55 | 55 | 282 | 1.8 |
9 | Kiểm tra việc phổ biến, triển khai các nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT | 37 | 111 | 76 | 152 | 41 | 41 | 304 | 2.0 | 38 | 114 | 85 | 170 | 31 | 31 | 315 | 2.0 |
Tổng | 2.0 | 2.1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh
- Mức Độ Thực Hiện Nội Dung Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Đồng Bộ Các Biện Pháp
- Đổi Mới Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Việc Thực Hiện Công Tác Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàntrường Trung Học Phổ
- Đánh Giá Của Cbql Và Cán Bộ Đoàn Về Mức Độ Cấp Thiết Của Các Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
70
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng, nội dung kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn THPT thành phố Bắc Kạn được CBQL và cán bộ đoàn đánh giá mức độ thực hiện ít thường xuyên với ĐTB đạt 2.0. Nội dung được đánh giá cao nhất về mức độ thường xuyên là “Kiểm tra công tác bảo đảm điều kiện CSVC cho hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” với ĐTB: 2.3, kế tiếp là nội dung “Kiểm tra việc nhận xét, đánh giá chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” với ĐTB: 2.2, nội dung bị đánh giá mức độ kém nhất là “Kiểm tra việc lưu giữ kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” với ĐTB 1.9.
Nội dung “Kiểm tra công tác bảo đảm điều kiện CSVC cho hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” được người khảo sát đánh giá kết quả thực hiện tốt nhất với ĐTB: 2.3, kế tiếp là nội dung “Kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của các cá nhân cán bộ Đoàn” với ĐTB:
2.3. Nội dung bị đánh giá kết quả thực hiện kém nhất là “Kiểm tra việc lưu giữ kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” và “Kiểm tra việc tự nhận xét đánh giá chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn khối THPT” với ĐTB: 1.8.
Tìm hiểu về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội hầu hết cán bộ tham gia bồi dưỡng và đối tượng được bồi dưỡng đều trả lời việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng được tiến hành theo định kỳ và kiểm tra tổng kết, hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên chưa được đẩy mạnh và coi trọng, nên phần nào chưa tạo động lực cho quá trình bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Tiếp tục quan sát lớp bồi dưỡng với nội dung “Nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động, sự kiện cho cán bộ Đoàn”, chúng tôi nhận thấy hoạt động quản lý cán bộ Đoàn tham gia bồi dưỡng chủ yếu được thực hiện bằng hình thức điểm danh, nên chưa thực sự kích thích tính tích cực của học viên trong quá trình lên lớp tham gia bồi dưỡng; Các lớp bồi dưỡng mới chỉ dừng lại ở việc nghe nói chuyện, phổ biến chính sách có tính chất nguyên tắc, chưa có tính chất tập huấn dài hơi nên việc kiểm tra, đánh giá chưa được tiến hành bài bản và thường xuyên.
Hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn chưa có những định hướng cụ thể và chưa có bộ tiêu chuẩn, tiêu chí để kiểm tra, giám sát để đánh giá kết quả đạt được sau bồi dưỡng. Hàng năm các đơn vị chưa có
báo cáo tổng kết và đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn.
Hoạt động lấy ý kiến phản hồi của đoàn viên về năng lực và thái độ phục vụ của cán bộ Đoàn chưa được tiến hành và chưa được quan tâm dẫn tới tình trạng nhiều cán bộ Đoàn chưa làm tốt nhiệm vụ được giao.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Khảo sát 154 CBQL và cán bộ đoàn về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thu được bảng số liệu sau:
Bảng 2.10. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn các trường THPT
Các yếu tố đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn | Mức độ ảnh hưởng | ||||||||
Rất ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | Chung | ||||||
SL | TĐ | SL | TĐ | SL | TĐ | TĐ | ĐTB | ||
1 | Năng lực của cán bộ thành đoàn | 102 | 306 | 52 | 104 | 0 | 0 | 410 | 2.7 |
2 | Sự quan tâm của cấp ủy, Ban Giám hiệu, Đoàn cấp trên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng | 87 | 261 | 67 | 134 | 0 | 0 | 395 | 2.6 |
3 | Năng lực xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng của cán bộ Đoàn trường THPT | 98 | 294 | 56 | 112 | 0 | 0 | 406 | 2.6 |
4 | Năng lực đội ngũ giảng viên và phương pháp bồi dưỡng | 131 | 393 | 23 | 46 | 0 | 0 | 439 | 2.9 |
5 | Vấn đề về thời gian tham gia bồi dưỡng | 71 | 213 | 83 | 166 | 0 | 0 | 379 | 2.5 |
6 | Cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng và Kinh phí hỗ trợ công tác bồi dưỡng | 65 | 195 | 89 | 178 | 0 | 0 | 373 | 2.4 |
Tổng | 2.6 |
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCSHCM các trường THPT thành phố Bắc Kạn, không nội dung nào bị đánh giá
là không ảnh hưởng. Trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là “Năng lực đội ngũ giảng viên và phương pháp bồi dưỡng” với ĐTB 2.9. Năng lực của báo cáo viên, giảng viên bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội có tác dụng thu hút cán bộ tham gia bồi dưỡng chiếm. Đây là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, vì vậy yêu cầu đội ngũ giảng viên phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm đạt chuẩn và kinh qua thực tế công tác. Bởi vì trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức giảng viên là người hướng dẫn học viên học tập, rèn luyện kỹ năng làm việc. Một nguyên tắc của việc bồi dưỡng là cung cấp kiến thức ở mức cần thiết, rèn luyện kỹ năng đến mức có thể. Do đó, giảng viên phải là người có kiến thức, có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế đối với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận, chỉ có như vậy công tác đào tạo và bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội mới thu được kết quả như mong muốn.
Yếu tố có mức độ ảnh hưởng đứng ở vị trí thứ hai là “Năng lực của cán bộ thành đoàn trong việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn trường THPT” với ĐTB 2.7. Năng lực tổ chức và quản lý hoạt động bồi dưỡng của cán bộ thành đoàn tạo ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với đặc thù của địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn. Mặt khác thành đoàn ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm tra, kiểm soát công tác bồi dưỡng, chất lượng và nội dung chương trình cũng như kết quả đạt được của công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn THPT.
Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp hơn là “Sự quan tâm của cấp ủy, Ban Giám hiệu, Đoàn cấp trên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng” và “Năng lực xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng của cán bộ Đoàn trường THPT” với ĐTB là 2.6; “Vấn đề về thời gian tham gia bồi dưỡng” ĐTB 2.5; “Cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng và Kinh phí hỗ trợ công tác bồi dưỡng” ĐTB 2.4.
2.6. Đánh giá chung về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn các trường THPT thành phố Bắc Kạn
2.6.1. Những ưu điểm
Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn THPT thành phố Bắc Kạn đã đảm bảo tính khoa học; đảm bảo các yêu cầu về trình tự, quy trình tổ chức các lớp bồi dưỡng; có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận thực hiện việc tổ chức bồi dưỡng.
Có sự đảm bảo về CSVC, trang thiết bị cho các lớp bồi dưỡng năng lực tổ
chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn, điều này giúp cho việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức của báo cáo viên và học viên được đảm bảo. Các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội đều được chia khá hợp lý về số lượng học viên, địa bàn công tác nên đã có sự chia sẻ kinh nghiệm của CBQL giữa các trường và hỗ trợ nhau trong quá trình học tập.
Đội ngũ báo cáo viên nhiệt tình, có kiến thức về kỹ năng giao tiếp trong quản lý, có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội theo đúng kế hoạch được giao.
2.6.2. Những hạn chế
Vẫn còn một bộ phận CBQL và cán bộ Đoàn THPT thành phố Bắc Kạn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác cán bộ Đoàn. Công tác quản lý còn buông lỏng và coi nhẹ việc nâng cao năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho đội ngũ cán bộ đoàn, chưa quan tâm đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ. Chính quyền còn chưa thật sự chú ý đến vị trí, vai trò của cán bộ đoàn, do vậy chưa chủ động có các chương trình đầu tư thỏa đáng để bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn cũng như tạo điều kiện cho cán bộ Đoàn học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực.
Hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn đã được triển khai, tuy nhiên từ kế hoạch đến nội dung, chương trình và hình thức tổ chức đều thực hiện theo kế hoạch và hướng dẫn của Đoàn TNCSHCM. Thành đoàn Bắc Kạn chưa chủ động tự triển khai kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn.
Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã cho cán bộ Đoànvẫn nặng về sử dụng phương pháp thuyết trình, một số phương pháp đặc trưng cho đào tạo, bồi dưỡng năng lực lại chưa được sử dụng nhiều.
Hình thức bồi dưỡng còn chưa đa dạng, chủ yếu sử dụng hình thức tự bồi dưỡng, chưa sử dụng các lớp bồi dưỡng chuyên sâu để nâng cao năng lực cho cán bộ Đoàn THPT thành phố Bắc Kạn.
Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức cho cán bộ Đoàn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, chưa tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ Đoàn.
Việc huy động các nguồn lực đảm bảo cho việc bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn theo kế hoạch đã được phê duyệt, đã được thực hiện tuy nhiên không toàn diện, mới chỉ thực hiện tốt ở một số nội dung sau: Kinh
phí tổ chức bồi dưỡng (thực hiện đúng theo quy định của nhà nước), Trình độ giảng viên, báo cáo viên tham gia bồi dưỡng, Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy (máy chiếu, tư liệu, hình ảnh, phòng học…)được trang bị đầy đủ, Chuẩn bị tài liệu, giáo trình, phục vụ bồi dưỡng. Còn lại nhiều nội dung chưa được đảm bảo theo yêu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức cho cán bộ Đoàn, trong đó là các công việc: Tài liệu tham khảo, mạng internet cho đoàn viên…
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế
Công tác Đoàn tại các trường THPT là do cá nhân đoàn viên tự nguyện tham gia, do đó vẫn còn tình trạng đoàn viên “đùn đẩy”, chưa thật nhiệt tình với công tác đoàn trong các nhà trường.
Kinh phí dành cho hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn còn rất hạn chế; Đoàn TNCSHCM và Tỉnh đoàn chưa có cơ chế chính sách cụ thể để hỗ trợ đoàn viên tham gia vào công tác đoàn ở trường THPT.
Tổ chức đoàn THPT chưa làm tốt quy trình về công tác cán bộ, còn thiếu đầu tư nghiên cứu, trăn trở đề ra các chương trình hành động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn; năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện về công tác cán bộ còn hạn chế. Một số cán bộ đoàn chưa thực sự tu dưỡng rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ, còn biểu hiện né tránh việc khó, ít tiếp thu ý kiến của đoàn viên thanh niên và chưa lắng nghe dư luận xã hội.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ đoàn THPT còn thụ động, thiếu kế hoạch, phụ thuộc vào phân bố chỉ tiêu của cấp trên (Chỉ có một số cán bộ được cử đi bồi dưỡng); Nội dung bồi dưỡng còn đơn điệu, mới chỉ tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ công tác đoàn (công tác đoàn vụ), triển khai các nghị quyết, chương trình mới mà chưa mở rộng đến các nội dung cần thiết hơn như phương pháp xây dựng và duy trì các mô hình, tổ chức các hoạt động, kỹ năng, năng lực thiết kế hoạt động... nên chất lượng bồi dưỡng cán bộ Đoàn chưa được nâng lên nhiều.
Năng lực của đội ngũ cán bộ đoàn chưa đáp ứng yêu cầu, số chưa qua bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội vẫn còn nhiều. Đây là điểm yếu của cán bộ đoàn THPT thành phố Bắc Kạn hiện nay, trong khi đó hoạt động của người cán bộ đoàn lại cần kiến thức tổng hợp, ngoài các kỹ năng, năng lực về công tác thanh niên thông thường, người cán bộ đoàn còn phải biết năng lực tham mưu lãnh đạo, năng lực ứng xử, xử lý các mối quan hệ xã hội,...thì mới đảm đương được nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào đoàn hiện nay trong các nhà trường THPT.
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCSHCM các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, tác giả nhận thấy bước đầu các trường đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế như:
Vẫn còn một bộ phận CBQL và cán bộ Đoàn THPT thành phố Bắc Kạn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác cán bộ Đoàn. Công tác quản lý còn buông lỏng và coi nhẹ việc nâng cao năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho đội ngũ cán bộ đoàn, chưa quan tâm đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ.
Hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn đã được triển khai, tuy nhiên từ kế hoạch đến nội dung, chương trình và hình thức tổ chức đều thực hiện theo kế hoạch và hướng dẫn của Đoàn TNCSHCM.
Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã cho cán bộ Đoàn vẫn nặng về sử dụng phương pháp thuyết trình, một số phương pháp đặc trưng cho đào tạo, bồi dưỡng năng lực lại chưa được sử dụng nhiều.
Hình thức bồi dưỡng còn chưa đa dạng, chủ yếu sử dụng hình thức tự bồi dưỡng, chưa sử dụng các lớp bồi dưỡng chuyên sâu để nâng cao năng lực cho cán bộ Đoàn THPT thành phố Bắc Kạn.
Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức cho cán bộ Đoàn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, chưa tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ Đoàn.
Việc huy động các nguồn lực đảm bảo cho việc bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn theo kế hoạch đã được phê duyệt, đã được thực hiện tuy nhiên không toàn diện.
Tất cả thực trạng nghiên cứu trên là cơ sở thực tiễn gợi mở cho việc đề xuất và hoàn thiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCSHCM các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ở chương 3.