Người Quê, Tình Quê Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Duy Và Đồng Đức Bốn

niềm của nhà thơ đâu thiếu phần sâu sắc. Nỗi nhớ đồng quê của Đồng Đức Bốn thật đặc biệt:

Khi xa thì nhớ, đứng trông lại buồn Tôi sinh ra có ngọn nguồn

Làm sao mưa lũ cứ tuôn đổ về

(Cuối cùng vẫn còn dòng sông)

Yêu quê, nhớ quê, Đồng Đức Bốn thấy ở làng quê những giá trị bền vững nuôi sống tâm hồn, đưa ông vượt qua những giông bão cuộc đời.

Cũng nhờ mái rạ mái rơm

Mà tôi vượt khỏi ngàn cơn bão lòng

(Đứng trong cơn bão mà trông) Đồng Đức Bốn sống và đi lại giữa các miền quê khác nhau. Khi thành thị, lúc lại nông thôn. Ông có chịu ở yên một chỗ bao giờ. Theo như lời bạn bè nhà thơ nhận xét: Ông sống ở Hải Phòng, nhưng có tuần nào ông lại không lên Hà Nội, nơi đô thị trung tâm của cả nước để được thăm thú bạn bè, thoả thú phiêu du. Xa quê có khi chỉ trong chốc lát, song nhà thơ vẫn nhớ quê đến

lạ. Cho dù bao “bùa mê” lôi cuốn, nhà thơ vẫn không quên gốc gác của mình.

Cho dù đấy có là sao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Thì đây vẫn cứ gai rào ngõ quê

(Gai rào ngõ quê) Cũng lạ rằng, cứ về quê, Đồng Đức Bốn lại nhớ da diết nơi đô thị mà mình vừa tạm biệt. Tuy nhiên, cảnh vật, cuộc sống đô thị hiện lên trong nỗi nhớ của ông thường không ồn ào mà man mác, nhẹ nhàng sắc quê. Tiếng chuông chùa Quán Sứ, hương đại, hương sen Tây Hồ rồi cơn mưa rào trên phố Huế…khiến người ta liên tưởng tới nhà quê nhiều hơn là thành thị. Nói một cách khác, Đồng Đức Bốn đã nhớ thành thị (Đặc biệt là Hà Thành) bằng cảm quan, tâm sự của một người làng quê. Vì thế, những cảnh vật ấy cũng mang chất đồng quê mộc mạc, mượt mà. Những gì là ồn ào, là xô bồ nơi đô thị dường như đã

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 11

được hồn quê và điệu thơ lục bát chắt lọc, làm cho trong trẻo, dung dị.

Từ trong những giọt mưa dầm

Chuông chùa Quán Sứ khi gần khi xa

(Chuông chùa Quán Sứ) Thường thì người ta chỉ nhớ quê khi có sự ngăn cách nhất định về không gian. Vậy nhưng, các thi sĩ với tâm hồn tinh tế còn nhớ cái làng quê đã xa cách với họ về thời gian. Ở Đồng Đức Bốn, nỗi nhớ đó càng da diết. Nhà thơ nhớ những gì đã qua, đã lùi sâu vào quá khứ. Nhà quê lúc này đã mang ý nghĩa khái quát, biểu trưng cho những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, của làng quê xưa kia. Nỗi nhớ này thường bao hàm cả sự tiếc nuối, bâng

khuâng, day dứt.

Thế là trời đổ mưa ngâu

Cơn mưa mãi đẩu mãi đâu mưa về Từ trong méo nắn lệch kê

Tôi ngồi thương nhớ đồng quê một mình

(Nhà quê)

Những giá trị cao đẹp của truyền thống dân tộc xa xưa đang đứng trước nguy cơ bị biến mất, bị lấn chỗ bởi hiện thực đời sống hiện đại nhiều khi ồn ào, xô bồ. Phải ghi nhận rằng, cuộc sống hiện đại đã mang lại cho đất nước một bộ mặt mới. Đời sống của đất nước, của nhân dân đang dần được cải thiện từng ngày. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta không khỏi lo ngại trước sự cám dỗ ghê gớm của vật chất. Sự xâm nhập của đời sống kinh tế hiện đại đang làm cho dời sống làng quê biến dạng.

Tôi đi tìm những lời ru

Bắt đầu từ một mùa thu cúc vàng

(Đi tìm những lời ru) Trong văn học Việt Nam nói chung, thơ ca Việt Nam nói riêng, đã có biết bao câu thơ hay về quê hương. Những tiếng lòng ấy, khi ngân lên khiến cho mỗi chúng ta xao xuyến, bồi hồi. Tiếp nối những dòng cảm xúc ấy, thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn đã tạo cho mình một vị trí xứng đáng trong làng thơ Việt. Phải thấy rằng, tuy đi vào những giá trị đã được khẳng địng song thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn vẫn có chỗ đứng đáng nể trong lòng

độc giả. Trong sự thành công ấy, phải kể tới cái hồn thơ nôm na quê mùa, giá trị quan trọng nhất giúp họ khẳng định sức sống của thơ mình.

2.2.2. Người quê, tình quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn

Thơ ca phản ánh cuộc sống, phản ánh cảm xúc, tâm hồn người sáng tác bằng những hình tượng sinh động, cụ thể. Nó đồng thời cũng làm sống dậy một nếp sống, một nét cảm xúc, suy tư của con người. Thơ ca và cuộc sống từ lâu đã gắn bó bền chặt với nhau. Ở đâu có cuộc sống con người, ở đó có thơ ca. Ngược lại, thơ ca chỉ trở nên thực sự hay, thực sự có giá trị khi hướng vào phản ánh, phục vụ cuộc sống. Đó là lí do mà vì sao, những hình tượng trong thơ ca một nhà thơ luôn là những gì gần gũi, quen thuộc đối với cuộc sống của chính nhà thơ ấy.

Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều là những con người của xứ đồng. Họ gắn bó, gần gũi với những cánh đồng khoai lúa. Bởi thế, hình tượng những con người được khắc hoạ nhiều nhất trong thơ họ tất phải là những con người đồng quê. Mà trước hết, phải nhắc tới hình tượng những người phụ nữ cùng những tình cảm, cảm xúc rất thân thương.

Người bà và tình cảm bà cháu từ lâu đã đi vào trong thơ ca để rồi qua sự dồn nén, chắt lọc cảm xúc của người sáng tác, tạo nên những vần thơ hay, tràn đầy nghĩa tình cho văn học nước nhà. Người bà cùng những câu hát, lời ru, cùng câu chuyện cổ tích hằng đêm, cùng giọng nói, nụ cười ấm áp, cùng những món quà quê tràn đầy yêu thương như đồng quà, tấm bánh, con cào cào, châu chấu mỗi buổi đi chợ, đi làm về…đã gắn liền với kỷ niệm, nỗi nhớ của mỗi người. Ít có ai trong chúng ta lại chưa một lần được bà yêu thương, chiu chắt.

Trong thơ lục Nguyễn Duy, người bà được khắc hoạ không nhiều. Cả đời thơ của ông chỉ có ba bài thơ về bà thì ba bài đó đều không làm theo thể lục bát. Đó là các bài: Dòng sông mẹ, Xó bếp, Đò Lèn. Vì sao thơ về bà của Nguyễn Duy lại hiếm hoi đến vậy? Phải chăng như nhà thơ đã nói, khi ông

lớn dậy, biết nhận ra và ý thức đầy đủ về tình bà cháu thì người bà đã đi xa từ lâu.

Tôi đi lính lâu không về quê ngoại Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.

(Đò Lèn)

Thơ Nguyễn Duy ít nhắc về bà, không phải vì tình cảm nhà thơ không sâu sắc. Tuy ít về số lượng, nhưng chiều sâu cảm xúc trong mỗi bài thơ lại khiến mỗi chúng ta phải rung động, mến thương và trân trọng tấm lòng của một đứa cháu đối với bà. Nhớ thương bà, nhà thơ bồi hồi nhớ lại những ấn tượng khó phai của tuổi thơ. Khi đó, bà còn sống, cháu được sống trong sự yêu thương, ấp ủ của bà. Mỗi lời thơ về bà của Nguyễn Duy như một lời hối lỗi, một lời xin lỗi của đứa cháu khi “biết thương bà thì đã muộn”.

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

(Đò Lèn)

Thơ về bà của Nguyễn Duy là con số rất ít thì ở đời thơ Đồng Đức Bốn lại càng hiếm hoi hơn. Hầu như Đồng Đức Bốn không có bài thơ nào dành riêng cho bà và tình cảm bà cháu. Ông bước vào làng thơ muộn, khi tuổi đời không còn trẻ. Ở tuổi ông, nhiều người dân quê đã có thể trở thành ông, thành bà. Những kí ức xa xưa ít nhiều đã phai nhoà trong tâm trí. Với nhà thơ, người bà đã được coi là hình tượng sa sỉ mà có lẽ nhà thơ không dám chạm tới. Từ những ấn tượng chung chung, mơ hồ, không cụ thể, rất khó khiến cho người ta bật lên những tiếng thơ có chiều sâu cảm xúc. Mà nếu “cố đấm ăn xôi”, hẳn thi phẩm đó cũng khó có thể được gọi là có sức sống. Đó là sự tự ý thức của nhà thơ. Âu cũng là tấm lòng quê chân thật.

Nếu như hình tượng người bà trong đời thơ, đặc biệt là thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn chưa thật sự được quan tâm sâu sắc thì hình tượng người mẹ lại trở nên ấn tượng, là hình ảnh gửi gắm nhiều cảm xúc, tâm

sự của họ. Trong thơ lục bát, người mẹ và những tình cảm mến thương đã được Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn khắc hoạ, thể hiện cụ thể, ngọt ngào.

Thơ ca những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã có một mùa nở rộ. Nhiều thành tựu thơ to lớn và mới mẻ đã khẳng định thêm tên tuổi của nhiều nhà thơ đã nổi danh. Bên cạnh đó nó cũng làm nên tên tuổi cho nhiều cây bút trẻ mới bước vào làng thơ với nguồn cảm hứng dạt dào. Hầu hết ngòi bút của các thi sĩ đều tập trung vào cuộc chiến đấu gian khó của dân tộc. Họ thổi vào thơ niềm tự hào, tin yêu quê hương, đất nước. Mọi mặt của cuộc sống, mọi phương diện của cuộc chiến đấu đều được phản ánh trong thơ ca theo nguyên tắc điển hình hoá. Trong mùa thơ nở rộ ấy, hình tượng người mẹ đã được dành một vị trí xứng đáng. Chưa bao giờ người mẹ trong thơ ca lại trở nên cao đẹp đến thế.

Bằng tiếng thơ mộc mạc, chân thành, trong sáng tràn đầy cảm xúc, Nguyễn Duy đã góp công lao không nhỏ để tạc nên tượng đài người mẹ Việt Nam bằng thơ ca trong thời kháng chiến nói riêng và trong thơ Việt nói chung. Đây cũng là hình tượng nhiều lần làm nên cái hay, sức hút cho thơ lục bát của ông.Với tấm lòng kính trọng, thương yêu chân thành, nhà thơ luôn tìm về với hình ảnh những người mẹ nghèo khó, cơ cực, vất vả mà đảm đang, giàu tình thương con.

Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đâu Rối ren tay bí tay bầu

Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa) Người mẹ quê được khắc hoạ bằng những gì mộc mạc, chân thật nhất. Không có yếm đào, nón quai thao mà vẫn cao quí lạ thường. Người mẹ ấy để lại cho nhà thơ sự kính trọng, lòng thương yêu nhiều khi tới xót xa, nghẹn ngào. Nỗi lòng của đứa con thương mẹ ấy, chúng ta đã bát gặp không ít lần

trong ca dao. Nó trở thành tấm lòng chung của biết bao đứa con quê mùa:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

(Ca dao)

Người mẹ từ đời thường đi vào thơ ca và trở thành biểu tượng của cả làng quê. Nhắc đến quê là nhớ đến mẹ. Yêu mẹ cũng là yêu quê. Mẹ nghèo khó nhưng lúc nào cũng vì cái vì con. Sẵn sàng gánh chịu tất cả để đứa con lớn dậy trong sự bình yên. Thông qua hình ảnh cây tre Việt Nam, Nguyễn Duy đã khái quát nên phẩm chất con người Việt. Đặc biệt là đức tính cao đẹp của người mẹ.

Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con

(Tre Việt Nam)

Nhiều nhà thơ viết về người mẹ Việt Nam, nhưng không phải ai cũng khái quát được hình ảnh người mẹ cao đẹp như Nguyễn Duy. Hình ảnh người mẹ như thế bắt nguồn từ đời thực, từ những gì nhà thơ được chứng kiến, trải nghiệm. Đồng thời, đó cũng là những gì thuộc về truyền thống theo năm tháng đã thấm dần vào tâm hồn thi sĩ quê mùa.

Tới tận giây phút cuối của đời mình, cái cò- người mẹ ấy vẫn mong để lại tiếng thơm cho con. Nhờ vào đức hy sinh ấy, những đứa con của đời sau mới có được tầm vóc cha ông một thời:

Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre Năm qua đi tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu

(Tre Việt Nam)

Mẹ trong thơ lục bát Nguyễn Duy là người phụ nữ Việt Nam quen thuộc, yêu nước, thương con. Không quản hy sinh vì con, vì nước. Dáng đứng của mẹ cũng là dáng đứng của đất nước, quê hương. Cùng mạch cảm xúc về mẹ như nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ Thanh Thảo đã viết:

Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người Là đứng theo dáng mẹ

Đòn gánh tre chín dạn hai vai

(Những người đi tới biển) Nguyễn Duy không chỉ kính trọng, nhớ thương, mến yêu người mẹ làng quê nơi ông ra đi, người mẹ đã mang nặng đẻ đau sinh thành ra ông, mà người mẹ trong thơ lục bát của ông còn mang tầm cao khái quát, là hình ảnh chung cho những người mẹ trên mảnh đất quê hương Việt Nam này. Bên cạnh đó, nhà thơ cũng dành tấm lòng yêu thương, biết ơn cho những người mẹ trên những vùng đất khác nhau mà ông cùng đồng đội đã hành quân ngang qua. Những người mẹ anh hùng, vừa trải qua mất mát của bom đạn nhưng tình cảm dành cho những người con chiến sĩ vẫn dạt dào, ngọt ngào, mát trong như chính bát nước ngô ân tình mà mẹ chắt cho con. Mẹ giản dị mà cao đẹp,

con gian lao mà anh hùng, tình cảm mẹ con mộc mạc mà ân tình cao quí.

Cây ngô đứng nắng vẹo hông Cho con bát nước mát lòng mẹ ơi!

(Bát nước ngô)

Nhắc về mẹ, ca dao xưa thường nhớ tới những lời ru, câu hát mẹ ru con.

Lời ru ấy, theo năm tháng đã nâng giấc cho con lớn dậy.

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Đêm canh chày thức đủ vừa năm

Nguyễn Duy đã kế tục được nguồn mạch ấy từ trong ca dao. Lời ru của mẹ trong lục bát Nguyễn Duy cũng ngọt ngào, êm ái, gần truyền thống mà vẫn thể hiện nét riêng trong tâm hồn tác giả.

Gió mùa thu đẹp đêm rằm

Mẹ ru con, gió ru trăng sáng ngời Ru con mẹ hát à ơi

Ru trăng, gió hát bằng lời cỏ cây

(Mùa thu)

Cảm xúc, nỗi nhớ của nhà thơ về những câu ca ru thật giản dị, yên bình. Nó không day dứt như tiếng lòng một người phụ nữ từng làm mẹ trong thơ Xuân Quỳnh:

Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn Bà ru mẹ…mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?

(Lời ru trên mặt đất) Câu hỏi day dứt trong thơ Xuân Quỳnh đã được trả lời trong thơ lục bát Nguyễn Duy. Cái truyền thống, cái nét đẹp dân tộc nói chung, những câu hát lời ru nói riêng sẽ mãi trường tồn cùng đời sống con người Việt Nam. Niềm tin nơi nhà thơ quả thật rất mãnh liệt, bền vững. Những khúc hát, câu ca của mẹ nuôi con sẽ không bao giờ cũ kĩ như lời khẳng định của nhà thơ trong

Khúc dân ca- II: “Cũ sao được khúc dân ca quê mình”.

Nhà thơ Nguyễn Bính cũng viết nhiều về mẹ. Nhưng rất ít khi người mẹ trong thơ thi sĩ chân quê xuất hiện cùng những lời ru êm ái, mượt mà như thơ Nguyễn Duy. Nguyễn Bính thường đi vào đời sống tâm lí của những cảnh đời thực. Chẳng hạn, thi sĩ đã khắc hoạ thành công tâm trạng, nỗi lòng một người mẹ goá bụa trước khi đi bước nữa, sau khi đã nuôi dạy con nên người:

Mẹ cũng không mong sướng lấy mình Nhưng mà số phận bắt điêu linh

Vả chăng thiên hạ nào riêng mẹ Gái goá qua đò uổng tiết trinh

(Bước đi bước nữa) Nguyễn Bính thích nhập vai vào hoàn cảnh, tâm trạng người mẹ để bộc lộ cảm xúc. Nguyễn Duy lại khắc hoạ hình ảnh người mẹ bằng cái nhìn của một người con hay một người chiến sĩ xa quê. Đặc biệt, trong thơ lục bát Nguyễn Duy chủ yếu là người mẹ trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hiện thực đó cũng tạo ra điểm khác của thơ ông với thơ thi sĩ chân quê

thời trước.

Thơ lục bát Đồng Đức Bốn đã góp thêm vào hình ảnh người mẹ quê trong thơ ca Việt bằng những gì thuộc về cuộc sống đời thường hôm nay. Bước vào làng thơ khi đất nước đã trở lại với cuộc sống thanh bình, không còn phải oằn

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí