Tình Hình Nhận Tgxhđx Của Các Hộ Thuộc 3 Tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An Và Hà Tĩnh Từ Năm 2009 Đến Năm 2011


bản và người thực thi chỉ cần căn cứ vào các tiêu chí để thi hành. Tuy nhiên, do thiếu về mặt quân số, thêm vào đó đội ngũ này chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ và cũng do các quy định kiểm tra, giám sát còn nhiều lỗ hổng nên tình trạng phát nhầm trợ cấp cho nhóm đối tượng thụ hưởng thời gian vừa qua là có tồn tại.

Năm 2010, theo kết quả điều tra của tác giả có người thuộc hộ gia đình khá giả vẫn được nhận trợ cấp tiền Tết Nguyên đán, trong khi đó không phải 100% số người thuộc hộ nghèo được nhận mức tiền hỗ trợ này. Hay như đối với khoản trợ cấp đảm bảo đời sống trong tháng giáp hạt, mất mùa thì số đối tượng thuộc hộ khá nhận được mức trợ cấp này còn cao hơn số nhóm đối tượng cận nghèo nhận được ở năm 2011.

25

2009

2010

2011

20

15

10

5

0

1. Trợ 2. Trợ 3. Trợ 4. Khám, 1. Trợ 2. Trợ 3. Trợ 4. Khám, 1. Trợ 2. Trợ 3. Trợ 4. Khám, 1. Trợ 2. Trợ 3. Trợ 4. Khám, cấp tiền cấp đảm cấp khắc chữa và cấp tiền cấp đảm cấp khắc chữa và cấp tiền cấp đảm cấp khắc chữa và cấp tiền cấp đảm cấp khắc chữa và

Tết bảo đời phục nguyên sống thiên tai

đán trong tháng

giáp hạt, mất mùa

Hộ khá

điều trị bệnh

Tết bảo đời phục điều trị Tết bảo đời phục điều trị Tết bảo đời phục điều trị nguyên sống thiên tai bệnh nguyên sống thiên tai bệnh nguyên sống thiên tai bệnh

đán

trong tháng giáp hạt, mất mùa

Hộ trung bình

đán

trong tháng giáp hạt, mất mùa

Hộ cận nghèo

đán

trong tháng giáp hạt, mất mùa

Hộ nghèo


Biểu đồ 3.1: Tình hình nhận TGXHĐX của các hộ thuộc 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh từ năm 2009 đến năm 2011

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả.


Theo dữ liệu điều tra của tác giả, tính đến hết năm 2011 trên địa bàn điều tra 100% nông hộ đều được sử dụng điện thắp sáng, gần 95% nông hộ có được giếng nước xây phục vụ sinh hoạt của gia đình và thậm chí có đến 52% nông hộ được sử dụng nước máy. Tuy nhiên, tỷ lệ nông hộ nghèo được nhận các khoản trợ cấp theo quy định còn chưa cao, gần 50% nông hộ thuộc diện nghèo chưa được nhận tiền trợ


cấp Tết Nguyên đán năm 2011 và thậm chí hơn 66% nông hộ thuộc diện nghèo chưa nhận được trợ cấp đảm bảo đời sống trong tháng giáp hạt, mất mùa.

Như vậy, mặc dù đối tượng thụ hưởng không đưa ra bất kỳ đánh giá gì về thực trạng triển khai ASXH đối với nông dân hiện nay, song kết quả phân tích cũng cho thấy còn rất nhiều bất cập cần được giải quyết khi triển khai thực thi chính sách ASXH đối với nông dân. Cần phải đảm bảo để nhóm đối tượng yếu thế nhất nhận được các khoản hỗ trợ từ NSNN đúng hạn để họ có thể thoát khỏi những lúc khó khăn (xem Phụ lục 3.17).

3.2.2. Nguyên nhân hạn chế vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân

3.2.2.1. An sinh xã hội đối với nông dân còn là mô hình mới, nên các quan điểm, chủ trương còn chưa theo kịp với thực tiễn

Nếu ASXH nói chung có truyền thống từ nhiều năm, thì mô hình ASXH đối với nông dân ở nước ta mới ra đời. Năm 1992, nước ta triển khai BHYTTN trong đó có nông dân tham gia. Năm 1998, có mô hình BHXH nông dân Nghệ An; mô hình này hoạt động được 10 năm cho đến khi ban hành Luật BHXHTN thì chuyển sang hình thức BHXHTN. Việc triển khai Luật BHXHTN và BHYTTN nói chung, đối với nông dân nói riêng là ý tưởng tốt của Nhà nước ta nhằm đảm bảo quyền ASXH đối với nông dân, nhưng tiên liệu được sự phát triển của nó như thế nào là điều khó. Chính vì thế, các quy định về chế độ, chính sách mô hình tổ chức quản lý đề ra chưa phù hợp với thực tiễn của nông dân Việt Nam, cũng là điều khó tránh khỏi. Điều này, đã dẫn đến sự hạn hẹp phạm vi bao phủ, hay sự tham gia của nông dân vào các hình thức đóng - hưởng cũng như hệ thống không đóng góp.

3.2.2.2. Thu nhập của nông dân thấp, khó có khả năng tham gia an sinh xã hội theo nguyên tắc đóng - hưởng

Hệ thống BHXHTN được xây dựng trên nguyên tắc người dân tự đóng phí tham gia, mà không có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, để có được nguồn tài chính cho việc đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động, với việc đóng phí tham gia tối thiểu 25 năm. Với phương thức tài chính như thế, Chính phủ không phải quan tâm đến gánh nặng NSNN cho việc hỗ trợ đối tượng tham gia; tuy nhiên, với mức phí tham gia không hề nhỏ, khả năng tham gia nhóm đối tượng trung bình, cận nghèo là rất hạn chế.

Đối với BHYTTN, về cơ bản nó vẫn tuân theo nguyên tắc tự nguyện đóng


góp tham gia của người dân để được hưởng quyền lợi khi khám, chữa và điều trị bệnh. Tuy nhiên, khác với BHXHTN, BHYTTN hỗ trợ nhóm đối tượng cận nghèo khoảng 50 - 80% phí tham gia, tùy theo điều kiện kinh tế của từng tỉnh. Khoản hỗ trợ này, phần nào thúc đẩy đối tượng cận nghèo đóng góp tham gia.

Kết quả điều tra của tác giả cũng chỉ ra là, mức phí tham gia của các hộ gia đình cao hay thấp, phụ thuộc vào hộ thuộc nhóm kinh tế nào. Tuy nhiên, tỷ lệ chi mua bảo hiểm trong tổng chi tiêu gia đình, của những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn thường cao hơn so với những hộ còn lại. Chính điều này, ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia vào hệ thống ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng. Kết quả điều tra tại ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh như ở Bảng 3.16 cho thấy, 100% hộ giàu và 43% hộ khá cho rằng không phải không có tiền tham gia BHTN, song tuyệt đại hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo thì không tham gia vào các loại hình BHTN được chỉ vì không có tiền.

Bảng 3.16: Đánh giá của nông hộ về khả năng tham gia vào hệ thống BHTN từ khía cạnh tài chính tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh


Quan sát

(hộ)


Đúng

Tỷ lệ

(%)

Không đúng

Tỷ lệ

(%)


Hộ giàu

Không có tiền để đóng BHXHTN

5

-

0,0

5

100,0

Không có tiền đóng BHYTTN

5

-

0,0

5

100,0


Hộ khá

Không có tiền để đóng BHXHTN

23

10

43,5

13

56,5

Không có tiền đóng BHYTTN

23

5

21,7

18

78,3

Hộ trung bình

Không có tiền để đóng BHXHTN

46

39

84,8

7

15,2

Không có tiền đóng BHYTTN

43

32

74,4

11

25,6

Hộ cận nghèo

Không có tiền để đóng BHXHTN

20

18

90,0

2

10,0

Không có tiền đóng BHYTTN

22

18

81,8

4

18,2


Hộ nghèo

Không có tiền để đóng BHXHTN

28

27

96,4

1

3,6

Không có tiền đóng BHYTTN

26

22

84,6

4

15,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam - 15

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả.


Kết quả điều tra tại ba tỉnh cho thấy, có một xu hướng là, mức sống càng giảm thì khả năng tham gia của người dân vào hệ thống ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng càng giảm. Số hộ khá tham gia vào hệ thống BHXHTN và BHYTTN


cao hơn số hộ trung bình và không có nông hộ thuộc diện cận nghèo nào tham gia vào hệ thống BHXHTN. Chẳng hạn, về BHXHTN, theo tài liệu điều tra, tỷ lệ hộ giàu tham gia cao nhất là 44,4%, tiếp đến là hộ khá 25,97%. Các hộ còn lại chưa tham gia (xem Bảng 3.17).

Tương tự, tỷ lệ tham gia BHYTTN của nhóm đối tượng giàu vẫn là nhiều nhất. Thu nhập của hộ gia đình càng giảm thì khả năng tham gia vào hệ thống BHYTTN cũng giảm theo. Theo kết quả điều tra không có đối tượng nông dân thuộc nhóm nghèo nào tham gia BHYTTN, bởi lẽ nhóm đối tượng người nghèo theo luật định được hưởng BHYT người nghèo nên họ không cần phải mua thêm BHYTTN.

Bảng 3.17: Tỷ lệ tham gia BHTN của nông dân tại 3 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa


Số đối tượng điều tra (hộ)

BHXHTN

BHYTTN

Số đối tượng tham gia

(hộ)

Tỷ lệ bao phủ (%)

Số đối tượng tham gia

(hộ)

Tỷ lệ bao phủ (%)

Tình trạng tham gia BHXHTN

của các loại hộ

258

24

9,30

63

28,8

Tình trạng tham gia BHXHTN của hộ giàu được điều tra

9

4

44,40

5

55,6

Tình trạng tham gia BHXHTN

của hộ khá được điều tra

77

20

25,97

27

33,8

Tình trạng tham gia BHXHTN của hộ trung bình được điều tra

102

-

-

26

24,5

Tình trạng tham gia BHXHTN

của hộ cận nghèo được điều tra

31

-

-

5

22,6

Tình trạng tham gia BHXHTN của hộ nghèo được điều tra

39

-

-

-

-

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả.


Rõ ràng thu nhập làm ảnh hưởng đến khả năng tích lũy của nông hộ, khi tích lũy thấp thì khả năng tham gia mua bảo hiểm của nông hộ cũng giảm. Đối với hộ giàu, mức phí tham gia không phải là yếu tố có ảnh hưởng đến việc họ có chủ động tham gia bảo hiểm để được an sinh hay không, còn đối với hộ có thu nhập từ trung


bình trở xuống thì họ cho rằng rào cản lớn nhất để họ chủ động tham gia bảo hiểm được an sinh là do họ không đủ tiền đóng phí tham gia. Thu nhập của gia đình càng thấp thì lo ngại về phí tham gia càng tăng.

Trong khi đó, thu nhập của nông dân hiện nay còn rất thấp. Phân tích thu nhập của 247 nông hộ được điều tra ta thấy, trung bình trong năm 2011 một nông hộ có thu nhập bình quân khoảng 63,9 triệu đồng.

Song chỉ có những người có thu nhập từ 38-39 triệu đồng/năm hay 3,2 triệu đồng/tháng, gấp khoảng 3 lần mức tiền lương tối thiểu hiện hành mới có thể tham gia vào ASXHTN, còn những nông dân thu nhập khoảng 11,2 triệu đồng/ năm hay thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng là không có khả năng tham gia ASXHTN (xem Bảng 3.18).

Bảng 3.18: Thu nhập của hộ gia đình có và không tham gia ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng



Tổng số hộ có thông tin (Hộ)

Tổng số thu

nhập của các hộ có thông tin

(Triệu đồng/năm)

Thu nhập bình quân của 1 hộ có thông tin

(Triệu đồng/năm)

Số nhân khẩu trong hộ (Khẩu)


Bình quân thu nhập của 1 khẩu (Nghìn đồng/tháng)

1. Thu nhập chung của các hộ gia đình điều tra, khảo sát


247


15.784,38


63.904


4,42


1.204.750

2. Hộ gia đình có tham gia ASXH theo nguyên tắc

đóng - hưởng


24


3.644,7


151.863


3,9


3.244.916

3. Hộ gia đình không tham gia ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng


223


11.150,0


50.178


4,51


927.166

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả.


Như vậy, chỉ có các hộ có thu nhập bình quân trên 3,244 triệu đồng/tháng mới có thể tham gia vào ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng. Số hộ có thu nhập bình quân khoảng 927.166 đồng/tháng không tham gia vào ASXH đóng - hưởng.

Tình trạng thu nhập thấp kém của nông dân hiện nay do tác động của nhiều nhân tố. Có thể nêu lên những nhân tố chủ yếu là:


1) Trình độ văn hóa của chủ hộ thấp kém. Theo mẫu quan sát, các chủ hộ có trình độ văn hóa từ trung học phổ thông trở lên chiếm đến hơn 50% số hộ trả lời qua điều tra. Vì mẫu quan sát của các huyện ven biển là ít nhất nên tình trạng không có chủ hộ nào ở khu vực ven biển có trình độ học vấn dưới trung học cơ sở cũng là điều dễ chấp nhận được; còn đối với khu vực đồng bằng và trung du miền núi, với số mẫu tương đối lớn, ta thấy rằng, ở hai nhóm huyện này đều có tình trạng học vấn thấp của chủ hộ. Theo báo cáo này, ta có thể thấy trình độ học vấn của chủ hộ ở khu vực đồng bằng là cao hơn ở khu vực miền núi.

Xét theo các xã, ta thấy rằng xã mà điều kiện kinh tế càng khó khăn thì trình độ học vấn của chủ hộ càng thấp. Nếu các xã có điều kiện kinh tế khá, thì số chủ hộ có trình độ học vấn bậc tiểu học là thấp nhất; ngược lại, họ lại dẫn đầu về số chủ hộ có trình độ học vấn bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Xét theo tình trạng thu nhập của hộ gia đình ta thấy, nếu như hộ giàu và hộ khá không có tình trạng học vấn của chủ hộ ở mức tiểu học, mà phần lớn các nông hộ này chủ hộ thường đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Còn đối với các hộ có thu nhập từ trung bình trở xuống, thì trình độ học vấn của chủ hộ phần lớn là trung học cơ sở; thậm chí đối với các hộ nghèo, thì số lượng chủ hộ có trình độ học vấn ở bậc tiểu học lại còn nhiều hơn số học vấn của chủ hộ nghèo ở trình độ trung học phổ thông (xem Phụ lục 3.18).

2) Người lao động chưa được đào tạo về chuyên môn. Theo kết quả điều tra, phần lớn các chủ hộ chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, số chủ hộ được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ bằng 1/2 số chủ hộ chưa được đào tạo, bằng 1/3 số chủ hộ được điều tra. Mặc dù trình độ chuyên môn của chủ hộ giảm về số lượng, khi mức đào tạo của họ càng cao, nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể theo mẫu được điều tra.

Khi xét trình độ được đào tạo của chủ hộ theo các huyện ta thấy, chủ hộ ở các huyện vùng đồng bằng được đào tạo về chuyên môn để tham gia vào thị trường lao động ở mức cao nhất, còn các chủ hộ ở khu vực ven biển được đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp lại ít nhất. Số chủ hộ ở các huyện khu vực trung du, miền núi chưa được đào tạo ở mức cao nhất, còn các chủ hộ ở khu vực các huyện ven biển chưa qua đào tạo chuyên môn ở mức thấp nhất.


Khi xét trình độ được đào tạo của chủ hộ theo xã ta thấy, mặc dù số chủ hộ đã qua đào tạo ở các xã khá là nhiều nhất, nhưng các xã khá cũng là nơi có nhiều chủ hộ chưa qua đào tạo nhất. Tỷ lệ trình độ chủ hộ đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo chuyên môn ở các xã khá là tương đối ngang nhau. Mặc dù các xã nghèo có số chủ hộ chưa được đào tạo ở mức thấp nhất theo điều tra này, nhưng số chủ hộ được đào tạo chuyên môn ở các xã nghèo cũng là thấp nhất và nó chỉ xấp xỉ bằng 1/3 số chủ hộ chưa được đào tạo chuyên môn ở các xã nghèo (xem Phụ lục 3.19).

Khi xét trình độ chuyên môn của chủ hộ theo phân cấp thu nhập của gia đình ta thấy, không nhất thiết phải được đào tạo chuyên môn kỹ thuật và có được trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì mới có khả năng trở thành hộ giàu. Tuy nhiên, nếu được đào tạo chuyên môn kỹ thuật thì khả năng tăng thu nhập của nông hộ sẽ cao hơn.

3) Ngành nghề hoạt động của các hộ chủ yếu là thuần nông, ngành nghề phụ đóng góp cho thu nhập của nông hộ chưa nhiều. Kết quả điều tra cho thấy hơn 60% số nông hộ được điều tra chỉ tiến hành hoạt động nông nghiệp để duy trì cuộc sống, trong khi đó còn khoảng 38% số nông hộ thực hiện nhiều hoạt động khác ngoài thời gian làm nông nghiệp để đảm bảo cuộc sống.

Để đảm bảo cuộc sống, số nông hộ ở các huyện ven biển tiến hành thực hiện các hoạt động kinh tế hỗn hợp nhiều hơn so với số nông hộ chỉ thực hiện các hoạt động thuần nông được điều tra. Tuy nhiên, đối với các nông hộ thuộc các huyện đồng bằng và khu vực trung du, miền núi tình trạng nông hộ thực hiện các hoạt động thuần nông lại cao hơn số hộ thực hiện các hoạt động kinh tế hỗn hợp.

Khi xét theo các xã ta thấy, ở các xã khá số hộ thực hiện các hoạt động kinh tế hỗn hợp hay chỉ thực hiện kinh tế thuần nông là tương đồng. Tuy nhiên, với những xã có điều kiện kinh tế kém hơn thì số nông hộ thực hiện các hoạt động kinh tế hỗn hợp lại ít hơn số hộ thực hiện các hoạt động kinh tế thuần nông (xem Phụ lục 3.20).

Khi xét theo tiêu chí hộ gia đình ta thấy rằng, không có nông hộ thuộc loại giàu nào chỉ tiến hành hoạt động kinh tế thuần nông. Nói cách khác, những nông hộ giàu có là những nông hộ thực hiện các hoạt động kinh tế hỗn hợp trong quá trình hình thành thu nhập của gia đình. Từ kết quả điều tra ta cũng thấy rằng số nông hộ có thu nhập từ mức khá trở lên tham gia hoạt động kinh tế hỗn hợp nhiều hơn, còn số nông hộ mà tình trạng thu nhập khó khăn hơn thường gắn liền với hoạt động kinh tế thuần nông. Tuy nhiên, cũng không thể kết luận rằng cứ tham gia các hoạt động kinh tế hỗn hợp thì nông hộ sẽ không bị rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn.


4) Đất đai là điều kiện cơ bản của lao động thuần nông nhưng diện tích ngày càng bị thu hẹp. Khi xét về diện tích đất dành cho hoạt động kinh tế của nông hộ theo kết quả điều tra, diện tích đất nông nghiệp mà nông hộ có ở mức thấp nhất hoặc cao nhất đều ít hơn so với diện tích đất lâm nghiệp mà một nông hộ có khả năng sử dụng ở mức tương tự.

Ở mức thấp nhất, diện tích đất dùng cho hoạt động nông nghiệp mà một nông hộ có được ở huyện trung du, miền núi; ở mức cao nhất, diện tích đất dùng cho hoạt động nông nghiệp ở các huyện đồng bằng, chính vì vậy, diện tích đất nông nghiệp trung bình cho một nông hộ nhiều nhất là khu vực đồng bằng.

Khi xét theo các xã, mặc dù diện tích đất nông nghiệp thấp nhất mà một nông hộ có thể tiến hành hoạt động nông nghiệp lại thuộc về các nông hộ thuộc tình trạng kinh tế trung bình. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực mà diện tích đất dùng cho hoạt động nông nghiệp của nông hộ là cao nhất, chính vì thế, các xã có điều kiện kinh tế trung bình cũng chính là các xã có diện tích đất bình quân nông hộ sử dụng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp lại cao nhất.

Khi xét theo tình trạng phân loại nông hộ từ cuộc điều tra này ta thấy rằng, các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn lại gắn liền với tình trạng khó khăn về diện tích đất sử dụng cho hoạt động nông nghiệp. Ngoại trừ các hộ giàu, còn lại các hộ mà diện tích đất dùng cho hoạt động nông nghiệp càng cao thì điều kiện kinh tế của hộ càng khá (xem Phụ lục 3.21).

5) Các phương tiện sản xuất thiếu thốn. Nếu như tàu thuyền đánh bắt xa bờ chỉ được trang bị ở các huyện ven biển, thì máy móc sản xuất cho nông nghiệp lại được trang bị ở các huyện đồng bằng và trung du miền núi. Nếu tình trạng sở hữu máy móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của nông hộ chủ yếu nằm ở xã khá, thì tình trạng sở hữu máy móc sản xuất ở xã trung bình và xã nghèo là như nhau. Còn nếu xét tình trạng sở hữu máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất theo tiêu chí hộ gia đình thì không có hộ gia đình ở mức trung bình trở xuống có thể sở hữu tài sản phục vụ cho sản xuất có giá trị trên 20 triệu đồng; ngược lại số nông hộ có điều kiện kinh tế khá trở lên sử dụng tài sản phục vụ cho sản xuất có giá trị dưới 20 triệu là rất ít (xem Phụ lục 3.22).

Tất cả những điều kiện sản xuất như trên làm cho thu nhập của nông dân thấp; thu nhập của họ chưa đủ để duy trì đời sống hàng ngày nên khó có khả năng tham gia vào ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí