Đổi Mới Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Việc Thực Hiện Công Tác Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàntrường Trung Học Phổ

Nhằm đem đến cho cán bộ Đoàn những kỹ năng, năng lực mới, sự trải nghiệm và thực hành trực tiếp các năng lực tại đơn vị với những hoạt động đoàn cụ thể, BTV thành đoàn có cái nhìn tổng quát và đánh giá chính xác hiệu quả bồi dưỡng được thể hiện qua sự trải nghiệm của cán bộ Đoàn.

Giúp cán bộ đoàn ở trường THPT đạt được một cách toàn diện về mọi mặt từ lĩnh vực tri thức, nhận thức đến kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, góp phần nâng cao năng lực công tác cho cán bộ đoàn trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

* Đổi mới phương pháp bồi dưỡng

Xây dựng bộ tài liệu chuẩn cho hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn ở các trường THPT.

Đổi mới phương pháp bồi dưỡng, sử dụng linh hoạt, kếthợpcác phương pháp bồi dưỡng, lựa chọn từng phương pháp bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động bồi dưỡng; sử dụng phương pháp bồi dưỡng tích cực trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội, phát huy vai trò chủ động tích cực của người học và vai trò định hướng, hướng dẫn của người dạy.

Thành lập các câu lạc bộ cán bộ Đoàn, cụm sinh hoạt của cán bộ Đoàn Trường THPT trên tinh thần nhu cầu tự nguyện, tự giác của cán bộ Đoàn trường học; sự ủng hộ của Lãnh đạo các trường THPT trong thành phố; trên cơ sở sự chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện bằng văn bản có tính pháp lý, kinh phí và điều kiện khác của thành Đoàn và đưa vào thực hiện trong các hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Đoàn Trường THPT trong thành phố.

Thành lập cơ cấu tổ chức, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, cụm sinh hoạt nghiệp vụ; Xây dựng quy chế hoạt động của câu lạc bộ cán bộ Đoàn trong đó xác định rõ mục tiêu hoạt động, nguyên tắc tổ chức, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động theo định hướng phát triển năng lực nghiệp vụ công tác Đoàn trường THPT và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ Đoàn.

Tổ chức thường xuyên các hoạt động có ý nghĩa thiết thực cho phát triển năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho các thành viên; tăng cường các hoạt động trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, chọn lọc đưa ra những kiến thức chưa nắm vững và kỹ năng khó thực hiện để trao đổi trong câu lạc bộ, cụm hoạt động Đoàn; thông qua các hoạt động học tập kinh nghiệm của cán bộ Đoàn để pháttriển về nhận thức và năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho từng thành viên và tập thể đội ngũ cán bộ Đoàn trường THPT.

Thống nhất nội dung và kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng các giải pháp cụ thể về nâng cao, phát triển kiến thức và năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn trường THPT theo định kì hoặc tổ chức thường xuyên;

Quan sát và kiểm tra năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn trường THPT thường xuyên, nhất là đối với cán bộ Đoàn trường THPT mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tùy theo mục đích đánh giá, nhận xét về yêu cầu năng lực cần thực hiện, câu lạc bộ, cụm hoạt động Đoàn có thể giao cho cán bộ Đoàn trường THPT chuẩn bị để tiến hành qua kiểm tra để điều chỉnh, phát triển kỹ năng.

Câu lạc bộ, cụm hoạt động Đoàn thu thập kết quả đạt được và chưa được về thực hiện năng lực tổ chức hoạt động xã hội. Các thành viên trong câu lạc bộ, cụm hoạt động tham gia ý kiến, phân tích, phát huy, phổ biến kinh nghiệm những kết quả thực hiện tốt đồng thời tìm ra nguyên nhân và đề xuất cách khắc phục những mặt hạn chế.

Khuyến khích cán bộ Đoàn trường THPT tự nghiên cứu tài liệu trên cơ sở những định hướng của giảng viên về những nội dung chính của hoạt động bồi dưỡng. Tăng số lượng các tiết học tự nghiên cứu và thực hành trong nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn.

Tăng cường hoạt động kiểm tra kiến thức, năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn trường THPT sau mỗi nội dung thông qua bài kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn.

* Đổi mới hình thức bồi dưỡng

- Tổ chức liên tục các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn trường, đặc biệt là số cán bộ mới tham gia.

- Tập trung mở các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội vào những thời gian cố định trước để cán bộ đoàn trường báo cáo cấp uỷ, BGH nhà trường tạo điều kiện về thời gian, yên tâm học tập.

- Tổ chức các hội nghị định hướng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội nhằm khuyến khích cán bộ đoàn tự bồi dưỡng; tự đánh giá xem mình thiếu gì, cần bổ sung năng lực gì, để đề ra kế hoạch tự bồi dưỡng.

- Đánh giá thực trạng về trình độ, năng lực tổ chức hoạt động xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn trường THPT. Từ đó phân tích những mặt mạnh, mặt yếu để phân loại cán bộ, phân định đối tượng cần bồi dưỡng nghiệp vụ, hay những năng lực tổ chức hoạt động xã hội gì.

- Nâng cao yêu cầu về quy hoạch cán bộ nguồn cấp trường, để cán bộ đoàn trường phấn đấu, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của đơn vị, từ đó để cán bộ đoàn trường có cơ hội tự bồi dưỡng về cả nghiệp vụ và nâng cao năng lực tổ chức hoạt động xã hội, thông qua đó, cán bộ đoàn trường có cơ hội để khẳng định mình với tập thể nhà trường, với lãnh đạo cấp trên.

- Cần tăng cường các đợt bồi dưỡng về thực hành, tổ chức sinh hoạt ngoại khoá định kỳ về năng lực tổ chức các phong trào của cán bộ Đoàn và phong trào thanh niên, hội thảo, tọa đàm…

- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng theo hình thức kết hợp tự bồi dưỡng và bồi dưỡng tập trung: hình thức này dựa trên cơ sở cán bộ đoàn trường tự nghiên cứu, học tập theo tài liệu đã được cung cấp từ trước, sau đó thành đoàn sắp xếp thời gian tập trung bồi dưỡng theo định kỳ để giải đáp thắc mắc về những vấn đề đã nghiên cứu và tiếp tục định hướng cho trong việc nghiên cứu và học tập bồi dưỡng tiếp theo.

- Dự kiến các nguồn lực tham gia thực hiện cải tiến hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn trường bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, ban tổ chức các lớp học, phân định chức năng của các cơ quan hữu quan trong việc hỗ trợ thànhĐoàn chuẩn bị nội dung bồi dưỡng cán bộ để tổ chức các lớp bồi dưỡng với những chuyên đề khác nhau, trình độ khác nhau của học viên.

- Tiến hành triển khai thường xuyên, đồng bộ các hình thức tổ chức bồi dưỡng để tạo điều kiện cho cán bộ đoàn trường tham dự đầy đủ, kịp thời nhằm góp phần nâng cao năng lực công tác Đoàn và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng cán bộ đoàn trường nói chung.

- Kiểm tra quá trình tổ chức các lớp bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đoàn trường, thu thập số liệu và thực hiện so sánh kết quả so với mục tiêu đã đề ra, từ đó xác định cụ thể hình thức nào đã thực hiện tốt, hình thức nào chưa tốt để kịp thời điều chỉnh, bổ sung và cải tiến cho phù hợp.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo tỉnh Đoàn, thành phố, thành Đoàn cần ban hành các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của câu lạc bộ, cụm hoạt động Đoàn trong phát triển kỹ năng và năng lực nghề nghiệp nói chung, phát triển năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn trường THPT nói riêng.

Đội ngũ báo cáo viên của Thành đoàn được đào tạo cơ bản, có nghiệp vụ sư phạm và khả năng tổ chức các hoạt động bồi dưỡng.Việc soạn giáo án phục vụ các

hoạt động giảng dạy của đội ngũ báo cáo viên phải được thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định của Đoàn.

Hệ thống tài liệu phải đầy đủ, kịp thời phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn.

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàntrường trung học phổ thông

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Qua kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh, đổi mới hoạt động, lựa chọn phương thức kiểm tra đánh giá một cách phù hợp, khoa học nhằm giúp cho cán bộ quản lý và cán bộ đoàn ở các trường THPT thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội theo mục tiêu đã định sẵn.

Kiểm tra, đánh giá đúng hiệu quả của quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội, từ đó giúp người cán bộ quản lý nắm bắt được những mặt mạnh và những hạn chế của đội ngũ để kịp thời điều chỉnh kế hoạch và biện pháp quản lý, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội và nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ trong đối với cán bộ đoàn ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Xác định rõ mục tiêu của việc cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn ở các trường THPT là đề ra những biện pháp, hình thức kiểm tra đánh giá tiên tiến với một chuẩn đánh giá hợp lý, khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn trường THPT toàn thành phố Bắc Kạn.

Tổ chức xây dựng biểu mẫu, câu hỏi gợi ý để những người đã học, những chuyên gia góp ý và đề xuất hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá theo quan điểm của mình, từ đó tập hợp ý kiến và xây dựng chuẩn đánh giá cho từng chuyên đề bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn ở các trường THPT.

Tổ chức một nội dung sinh hoạt văn nghệ, sinh hoạt chi đoàn mẫu từ đó xác định các kỹ năng cần có để vận dụng. Kết thúc buổi sinh hoạt cùng rút kinh nghiệm và triển khai rộng rãi.

Xác định hình thức đánh giá phù hợp cho từng lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội: có kiểm tra đánh giá hay không, kiểm tra đánh giá theo hình

thức nào, giảng viên (Báo cáo viên) kiểm tra đánh giá, cán bộ quản lý kiểm tra đánh giá, ban tổ chức lớp học kiểm tra đánh giá hay học viên tự kiểm tra đánh giá, từ đó điều chỉnh cơ cấu, nội dung của chuẩn đánh giá và xác định khối lượng thông tin cần thiết đưa vào nội dung văn bản chuẩn đánh giá.

Cải tiến việc xây dựng chuẩn đánh giá thông qua nghiên cứu nhu cầu thực tế để biên soạn nội dung tài liệu chuẩn đánh giá phù hợp.

Thử nghiệm các biện pháp kiểm tra đánh giá và lấy ý kiến của các đối tượng liên quan, từ đó đúc kết kinh nghiệm để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn đánh giá và biện pháp đánh giá phù hợp.

Tập hợp, thống kê kết quả kiểm tra đánh giá làm cơ sở cho việc đánh giá chuẩn xác hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn ở các trường THPT.

Nội dung văn bản chuẩn đánh giá và các biện pháp kiểm tra đã được nghiên cứu cải tiến phải được tổ chức đánh máy, in ấn và phát hành phục vụ kịp thời theo tiến độ các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn ở các trường THPT.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, lãnh đạo thành đoàn có thể tiến hành nhiều hình thức kiểm tra hoạt động cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng cán bộ như: Thông qua kế hoạch triển khai thực hiện của cán bộ quản lý, của giảng viên (báo cáo viên), của ban tổ chức lớp học, kiểm tra định kỳ theo từng bước công việc, dựa vào báo cáo của các bộ phận, cá nhân và từ các đối tượng liên quan khác nhau.

Xử lý kết quả kiểm tra đánh giá để phát huy những biện pháp tối ưu, hiệu chỉnh kịp thời những biện pháp không hợp lý và không hiệu quả.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

BTV thành đoàn, ban tổ chức lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội phải theo dõi sát sao để có những nhận định đánh giá đúng từng đối tượng cán bộ đoàn.

Người đánh giá, kiểm tra phải thực sự có tâm, có tầm, có kỹ năng tốt để linh hoạt trong việc đánh giá nhận xét. Không chỉ đánh giá cán bộ đoàn qua bài kiểm tra trên giấy, qua hệ thống câu hỏi mà qua thực tiễn các hoạt động diễn ra trong quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội và cả quá trình thực hiện của giảng viên, học viên.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

05 biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau, là cơ sở, tiền đề cho nhau và thống nhất với nhau trong bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn ở các trườngTHPT. Mỗi biện pháp là một khâu, mắt xích quan trọng tạo nên sự thành công và hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn TNCSHCM ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn.

Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL và cán bộ Đoàn về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội” là một giải pháp rất quan trọng. Nó giúp cho CBQL và cán bộ Đoàn có nhận thức đúng, từ đó tích cực tham gia vào hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn ở các trường THPT.

Biện pháp “Tăng cường công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn trường THPT” để xác định nhu cầu, nội dung, chương trình bồi dưỡng trong lập kế hoạch hoạt động, từ đó chủ thể quản lý sẽ lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả, hạn chế và khắc phục bệnh hình thức và lãng phí nguồn lực trong đào tạo, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn.

Biện pháp “Hoàn thiện nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn THPT” nhằm xây dựng một chương trình bồi dưỡng phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của cán bộ Đoàn ở các trường THPT.

Biện pháp “Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn THPT”. Phương pháp bồi dưỡng tốt và hình thức đa dạng phù hợp là yếu tố đảm bảo tính khả thi và thành công hoạt động bồi dưỡng. Một mặt vừa hấp dẫn, thu hút người học, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Đoàn có thể tham gia (hình thức học tại địa phương, địa bàn...) từ đó nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân, mặt khác cũng khắc phục tình trạng tốn kém, lãng phí nguồn lực.

Biện pháp “Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn THPT”,đổi mới kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã

hộinhằm đánh giá hoạt động bồi dưỡng có đem lại hiệu quả như mong muốn hay không? làm cơ sở, tiền đề cho việc điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho phù hợp.

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Mục đích khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCSHCM các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để khảo nghiệm về mặt nhận thức mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 154 người bao gồm: 20 CBQL và 134 cán bộ Đoàn của 05 trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết hay không cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCSHCM các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

Xây dựng bảng hỏi để xin ý kiến chuyên gia về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Khảo sát 154 CBQL và cán bộ Đoàn về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCSHCM các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và cán bộ Đoàn về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội‌

cho cán bộ đoàn THPT



STT


Biện pháp

Mức độ cấp thiết


Tổng điểm

Điểm trung bình


Thứ bậc

Cấp thiết

Ít cấp thiết

Không cấp

thiết

SL

Điểm

SL

Điểm

SL

Điểm


1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và cán bộ Đoàn về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động

xã hội cho cán bộ Đoàn


99


297


55


110


0


0


407


2.6


4


2

Tăng cường xây dựng lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn trường trung học phổ thông theo

học kì, năm học


132


396


22


44


0


0


440


2.9


1


3

Hoàn thiện nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn

THPT


102


306


52


104


0


0


410


2.7


3


4

Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn trường trung

học phổ thông


116


348


38


76


0


0


424


2.8


2


5

Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ

Đoàn THPT


96


288


58


116


0


0


404


2.6


5


Tổng








2.7


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 13

Ngày đăng: 13/02/2023