Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY THỰC HÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN
2.1. Khái quát về các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn
2.1.1. Các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn
Tính đến 31/12/2016, hệ thống các trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
- Các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện (các trung tâm này được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm dạy nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện theo Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ ): có 7 trung tâm gồm:
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Ba Bể.
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Bạch Thông.
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Chợ Đồn.
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Chợ Mới.
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Na Rì.
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Ngân Sơn.
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Pác Nặm.
- Tổ chức, bộ máy hoạt động của các trung tâm, gồm: Ban Giám đốc (Giám đốc và 02 Phó Giám đốc); Tổ Giáo vụ; Tổ Hành chính - Tổng hợp; Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp; Tổ Giáo dục thường xuyên; Tổ chức Đảng cộng sản, công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tại các trung tâm, số người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP hiện có của Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm dạy nghề về Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
- Các điều kiện đảm bảo: Cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được nhà nước đầu tư cho các trung tâm dạy nghề được giao cho các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quản lý, khai thác, sử dụng để phục vụ công tác của đơn vị.
- Nội dung hoạt động đào tạo nghề nghiệp ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều lệ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Nội dung hoạt động giáo dục thường xuyên thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BGĐT ngày 30/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Nhằm thu thập, xử lý, phân tích, thống kê các số liệu cần thiết để từ đó đánh giá đúng đắn, khách quan về thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng NLDTH cho GVDN của các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng NLDTH của đội ngũ giáo viên dạy nghề của các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn.
- Thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề của các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn hiện nay.
2.2.3. Khách thể khảo sát
- Nhóm 1: Gồm 16 cán bộ quản lý của các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn.
- Nhóm 2: Gồm 49 giáo viên dạy nghề thuộc các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn.
- Mẫu khảo sát: Chúng tôi đã thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý tại 7 TTGDNN tỉnh Bắc Kạn. Cụ thể như ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Tên cơ sở GDNN | Đối tượng khảo sát | ||
Cán bộ quản lý | Giáo viên DN | ||
1 | TT GDNN-GDTX huyện Ba Bể | 3 | 8 |
2 | TT GDNN-GDTX huyện Bạch Thông | 2 | 7 |
3 | TT GDNN-GDTX huyện Chợ Đồn | 2 | 8 |
4 | TT GDNN-GDTX huyện Chợ Mới | 2 | 7 |
5 | TT GDNN-GDTX huyện Na Rì | 3 | 7 |
6 | TT GDNN-GDTX huyện Ngân Sơn | 2 | 7 |
7 | TT GDNN-GDTX huyện Pác Nặm | 2 | 5 |
Tổng số | 16 | 49 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bồi Dưỡng, Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Thực Hành Nghề Cho Giáo Viên Dạy Nghề
- Một Số Vấn Đề Về Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Thực Hành Cho Gv Dạy Nghề Các Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Thực Hành Cho Gv Dạy Nghề Tại Các Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp
- Thực Trạng Về Nội Dung Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Thực Hành Cho Giáo Viên Dạy Nghề Các Ttgdnn Tỉnh Bắc Kạn
- Thực Trạng Về Chủ Thể Thực Hiện Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Thực Hành Nghề Cho Giáo Viên Dạy Nghề Các Ttgdnn Tỉnh Bắc Kạn
- Thực Trạng Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Bồi Dưỡng
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Xây dựng phiếu khảo sát để lấy ý kiến của CBQL, GV, việc xây dựng phiếu khảo sát được tiến hành theo quy trình như sau:
Bước 1: Trao đổi với đối tượng khảo sát và chuyên gia để bước đầu hình thành nên phiếu khảo sát.
Bước 2: Xây dựng phiếu khảo sát lần 1
Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và điều tra thử trên mẫu nhỏ. Bước 4: Điều chỉnh và hoàn thiện phiếu khảo sát lần 2.
Bước 5: Chọn mẫu khảo sát.
Bước 6: Tổ chức khảo sát và trao đổi với các đối tượng khảo sát về những vấn đề cần nghiên cứu nhưng chưa được đề cập trong phiếu khảo sát.
Bước 7: Xử lý phiếu khảo sát theo phương pháp thống kê toán học.
- Trao đổi, phỏng vấn về:
+ Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề của các CSGDNN tỉnh Bắc Kạn hiện nay: Số lượng giáo viên, cơ cấu, trình độ đội ngũ giáo viên các nhóm nghề; Năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên;
+ Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề của các CSGDNN tỉnh Bắc Kạn.
+ Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của CBGV: báo cáo, kế hoạch, quy định,… Có liên quan đến nội dung khảo sát.
- Kiểm tra hệ thống mẫu biểu sổ sách quản lý hoạt động đào tạo.
- Đánh giá kết quả khảo sát.
- Xử lý số liệu và tổng hợp kết quả: Xử lý các phiếu khảo sát và các số liệu thống kê thu được để phân tích, so sánh, xây dựng các bảng phục vụ cho việc nghiên cứu.
2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn
2.3.1. Thực trạng về cơ cấu, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên DTHN các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn
Thực trạng trình độ chuyên môn
Tính đến 31 tháng 12 năm 2017, tổng số giáo viên dạy nghề của các TTGDNN của tỉnh Bắc Kạn là 49 người, trong đó: Về trình độ đào tạo có 2 thạc sỹ (chiếm 4,1%), 15 đại học (chiếm 30,6%), 9 cao đẳng (chiếm 18,4%), 23 giáo viên TC nghề và CNKT (CNBC), khác (chiếm 46,9%). Có 7 giáo viên đạt chuẩn ngoại ngữ tiếng Anh (chiếm 14,3%), 100% giáo viên đạt chuẩn tin học. Hàng năm, đội ngũ giáo viên của các cơ sở dạy nghề được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu công tác. Thực trạng trình độ chuyên môn của giáo viên các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn được thể hiện ở Bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2. Thực trạng trình độ chuyên môn của GV các TTGDNN Bắc Kạn
Trình độ | Tổng số | Tỷ lệ % | |
1 | Trên đại học | 2 | 4,1% |
2 | Đại học | 15 | 30,6% |
3 | Cao đẳng | 9 | 18,4% |
4 | Trung cấp nghề, CNKT | 23 | 46,9% |
4 | Chuẩn ngoại ngữ tiếng Anh | 7 | 14,3% |
5 | Chuẩn tin học | 49 | 100% |
(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) Thực trạng về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề
Về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề của đội ngũ GVDN của các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn như sau: Trong tổng số 49 giáo viên, có 5 giáo viên có nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật (SPKT) (chiếm 10,2%), 10 giáo viên có nghiệp vụ SP bậc 2 (chiếm 20,4%), 34 giáo viên có nghiệp vụ sư phạm dạy nghề bậc 1 (chiếm 69,4%). Thực trạng trình độ chuyên môn của giáo viên các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn được thể hiện ở Bảng 2.3 dưới đây.
Bảng 2.3. Thực trạng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên các cơ sở GDNN tỉnh Bắc Kạn
Tên cơ sở GDNN | Tổng số GV | Nghiệp vụ sư phạm | |||
Sư phạm KT | NVSP bậc 2 | NVSP bậc1 | |||
1 | TT GDNN-GDTX Ba Bể | 8 | 1 | 1 | 6 |
2 | TT GDNN-GDTX Bạch Thông | 7 | 0 | 2 | 5 |
3 | TT GDNN-GDTX Chợ Đồn | 8 | 2 | 2 | 4 |
4 | TT GDNN-GDTX Chợ Mới | 7 | 1 | 2 | 4 |
5 | TT GDNN-GDTX Na Rì | 7 | 1 | 1 | 5 |
6 | TT GDNN-GDTX Ngân Sơn | 7 | 0 | 1 | 6 |
7 | TT GDNN-GDTX Pác Nặm | 5 | 0 | 1 | 4 |
Tổng số | 49 | 5 | 10 | 34 | |
Tỷ lệ % | 100% | 10,2% | 20,4% | 69,4% |
(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)
Qua các bảng số liệu ở trên cho thấy, hầu hết giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn đều được tốt nghiệp từ các trường đại học (một số ít từ các trường cao đẳng, công nhân bậc cao, người có tay nghề cao…), thực tế là, các giáo viên này được đào tạo theo chương trình của các trường đại học không thiết kế cho việc đào tạo để phục vụ công tác giảng dạy và dạy nghề nên phần nhiều là kiến thức lý thuyết, nghiên cứu và lý luận; thời lượng dành cho thực hành ít, chủ yếu tập trung ở giai đoạn thực tập công nhân và thực tập tốt nghiệp (chưa phân tích đến yếu tố ở bậc đại học đào tạo theo chuyên ngành rộng), vì vậy, rất khó có thể giúp học viên hình thành được kỹ năng nghề và có một kiến thức sư phạm nhất định (ngoại trừ các trường sư phạm kỹ thuật, công nhân bậc cao, nghệ nhân…).
Những bất cập này càng rõ hơn với các nghề đặc thù, các lĩnh vực mới mà trong giai đoạn học đại học, sinh viên chưa được tiếp cận. Mặt khác khi tốt nghiệp đại học về giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng không có điều kiện để thực hành nâng cao tay nghề và kỹ năng thực hành, quá trình tổ chức dạy thực hành, giáo viên chỉ làm thao tác mẫu ở giai đoạn hướng dẫn. Với thực trạng như vậy, chất lượng giảng dạy về thực hành khó có thể bảo đảm. Người thầy có thể giúp học sinh hình thành kỹ năng trong giai đoạn thực hành cơ bản tại trung tâm. Tuy nhiên, với điểm xuất phát thực tế như vậy, giáo viên khó có thể đạt được chuẩn kỹ năng nghề như mong muốn sau vài năm giảng dạy.
Thực trạng nêu trên đã phần nào phản ánh về năng lực sư phạm, trình độ tay nghề của đội ngũ GVDN trong các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức, thực hiện bồi dưỡng NLDTH cho GVDN. Đó là tổ chức, thực hiện bồi dưỡng như thế nào, nội dung bồi dưỡng, chất lượng bồi dưỡng... đạt đến đâu khi trình độ chuyên môn của GVDN ở nhiều cấp độ khác nhau, kiến thức nghiệp vụ sư phạm và hiểu biết về giáo dục nghề nghiệp thiếu hụt, trình độ tay nghề non yếu.
Trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ sư phạm là vốn quý của người GVDN, có tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo nghề. Đội ngũ thầy giỏi sẽ là nền tảng cho các thế hệ học trò giỏi. Trình độ này có được thông
qua quá trình đào tạo ở các nhà trường và việc học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ trong quá trình công tác.
Số liệu tổng hợp trên cho thấy: Trình độ trình độ từ cao đẳng trở lên của đội ngũ GVDN tỉnh Bắc Kạn có 26/49 người chiếm 53,1%. Tuy nhiên thực tế điều tra nhận thấy sự không tương ứng giữa trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề của giáo viên làm cho trình độ chuyên môn không phát huy được tác dụng.
Cũng qua số liệu cho thấy đội ngũ GVDN của các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật (SPKT) và nghiệp vụ SP bậc 2 (chiếm 30,6%), chủ yếu giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề bậc 1 (chiếm 69,4%).
Như vậy sự bất cập trong trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm làm suy giảm chất lượng đội ngũ GVDN. Trình độ chuyên môn không được thường xuyên nâng cao, phương pháp giảng dạy không được đổi mới dẫn đến chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Nguyên nhân
Trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm còn nhiều bất cập như trên do một số nguyên nhân, cụ thể là:
- Các trường Sư phạm kỹ thuật không đáp ứng đủ số GVDN (nếu đem so sánh số trường Sư phạm - cung cấp giáo viên cho các trường phổ thông với số trường Sư phạm kỹ thuật - cung cấp giáo viên cho các trường dạy nghề thì số trường Sư phạm kỹ thuật là quá ít). Để có đủ số giáo viên, các trường dạy nghề đã phải tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến tình trạng GVDN có nhiều cấp trình độ và không đồng đều về trình độ.
- Các giáo viên phần lớn không được đào tạo chính thống để làm GVDN nên còn thiếu và yếu một số năng lực cần thiết của một người GVDN, trong đó có năng lực đặc biệt quan trọng, cần thiết là năng lực sư phạm.
- Do đa dạng về trình độ chuyên môn, đa dạng về ngành nghề được đào tạo nên việc tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đạt một một mặt bằng chung với mọi giáo viên khó thực hiện nên trình độ chuyên môn được nâng cao không đồng đều.
2.3.2. Thực trạng năng lực dạy học thực hành nghề của đội ngũ giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn
Tìm hiểu nội dung này chúng tôi tiến hành điều tra trên đội ngũ CBQL và giáo viên ở các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL và tự đánh giá của GV về thực trạng năng lực dạy thực hành nghề của đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn
Nội dung | Đánh giá của CBQL | Tự đánh giá của GV | |||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Tốt | Khá | TB | Yếu | ||
1 | KN biên soạn giáo án thực hành | 5 | 7 | 3 | 1 | 19 | 25 | 5 | 0 |
2 | Kỹ năng thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành | 4 | 8 | 3 | 1 | 18 | 23 | 8 | 0 |
3 | Kỹ năng lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy học | 6 | 7 | 3 | 0 | 13 | 28 | 8 | 0 |
4 | Kỹ năng thao tác mẫu | 7 | 5 | 3 | 1 | 19 | 18 | 12 | 0 |
5 | Kỹ năng phân tích các thao tác khó | 3 | 7 | 4 | 2 | 15 | 23 | 11 | 0 |
6 | Kỹ năng kết hợp lý thuyết và hướng dẫn thực hành | 4 | 8 | 3 | 1 | 16 | 21 | 12 | 0 |
7 | Kỹ năng phân tích kết quả thực hiện bài tập của học sinh | 4 | 6 | 4 | 2 | 14 | 24 | 11 | 0 |
8 | Kỹ năng xử lý thông tin phản hồi | 3 | 7 | 4 | 2 | 15 | 26 | 8 | 0 |
Số liệu tổng hợp việc đánh giá của CBQL và tự đánh giá của GV về thực trạng năng lực dạy thực hành nghề của đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn cho thấy:
- Các kỹ năng: Kỹ năng thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành; Kỹ năng lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy học; Kỹ năng thao tác mẫu; Kỹ năng biên soạn giáo án thực hành được đánh giá ở mức khá. Những kỹ năng này là điểm mạnh của đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn.