Phương Pháp Luận Và Quy Trình Nghiên Cứu


Kết luận Chương 2

Nghiên cứu về HQHĐ đã và đang nhận được nhiều sự quan quan nghiên cứu của các học giả tại Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, đo lường HQHĐ là một lĩnh vực phức tạp và có tính đặc thù. Theo đó, luận án đã tiếp cận đo lường HQHĐ dựa trên quan điểm lý thuyết liên quan. Cùng với đó, CS là tiếp cận của một tổ chức hướng đến việc tạo giá trị trong dài hạn thông qua việc thực hiện một chiến lược tập trung vào những khía cạnh kinh tế, đạo đức, xã hội, văn hóa và môi trường khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, SGBNV đối với tổ chức và STGCĐĐP và sự cam kết của các nhà đầu tư là các yếu tố quan trọng khi nghiên cứu về sự bền vững và du lịch. Tổng quan tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu tác giả rút ra kết luận rằng nghiên cứu trực tiếp về tác động của CS đến HQHĐ và nghiên cứu vai trò trung gian của sự gắn bó của nhên viên, SCKNĐT và STGCĐĐP có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với 15 giả thuyết được hình thành để nghiên cứu mối quan hệ giữa CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam.


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó, nghiên cứu định lượng gồm hai bước là sơ bộ và chính thức. Phương pháp phân tích PLS-SEM được sử dụng để phân tích dữ liệu.

3.1 Phương pháp luận và quy trình nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp luận

Với sự phát triển được nhận thức của cả nghiên cứu định tính và định lượng trong khoa học xã hội và nhân văn, phương pháp hỗn hợp, sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận định lượng và định tính, đã trở nên phổ biến (Creswell và Creswell, 2003). Đồng thời, kết quả của phương pháp hỗn hợp sẽ có giá trị hơn. Phương pháp hỗn hợp là một dạng thiết kế nghiên cứu dựa vào nền tảng của hệ nhận thức thực dụng để định hướng cho việc thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu kết hợp giữa định tính và định lượng trong một bước, nhiều bước, hay toàn bộ quá trình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng mô hình tác động của

CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB và khám phá vai trò trung gian của các bên liên quan trong tác động của CS đến HQHĐ của các doanh nghiệp, tác giả thực hiện phương pháp định tính thông qua tìm kiếm tài liệu và thảo luận nhóm chuyên gia để lấy ý kiến. Việc thảo luận nhóm chuyên gia sẽ giúp tác giả khám phá yếu tố mới, điều chỉnh, bổ sung các khái niệm nghiên cứu, mô hình nghiên cứu cũng như thiết kế các thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam nói chung và vùng DHNTB của Việt Nam nói riêng.

Sau khi xác định được mô hình nghiên cứu chính thức cùng với các thang đo của từng khái niệm nghiên cứu trong mô hình, mục tiêu tiếp theo của luận án là đo lường tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB, khám phá vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về sự tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB. Để thực hiện mục tiêu này, tác giả cần sử dụng phương pháp định lượng dựa trên các dữ liệu thị trường được thu thập.

Luận án sử dụng phương pháp PLS-SEM để phân tích dữ liệu. PLS-SEM được viết tắt từ cụm từ Partial Least Square - Structural Equation Modeling – tạm dịch là Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên bình phương tối thiểu riêng phần. Theo Hair và cộng sự (2016), PLS-SEM áp dụng kỹ thuật hồi quy bình phương tối thiểu (OLS) với mục tiêu


làm giảm thiểu các sai số của các biến phụ thuộc. Nói cách khác, PLS-SEM ước lượng các hệ số (các mối quan hệ mô hình đường dẫn) để tối đa hóa giá trị R2 của khái niệm phụ thuộc. Theo Garson (2012), hiện tại PLS-SEM là cách tiếp cận phổ biến và hiệu quả nhất trong việc phân tích các mô hình cấu trúc tuyến tính gồm các biến ẩn (latent variables). Đồng thời, thống kê của Hair và cộng sự (2016) cho thấy có hơn 500 bài báo khoa học chuyên ngành quản trị được công bố cho đến năm 2015 trên ba tạp chí hàng đầu. Bên cạnh đó, với từ khóa PLS-SEM trên Google Scholar, các tác giả tìm thấy hơn

88.300 kết quả tại thời điểm tìm kiếm. Điều này chứng tỏ PLS-SEM có sự tin cậy nhất định đối với các nhà nghiên cứu khi sử dụng PLS-SEM trong quá trình kiểm định và là một xu hướng ngày càng được chấp nhận.

Phân tích PLS-SEM được thiết kế và phát triển với mục đích nhằm làm giảm bớt áp lực do cỡ mẫu lớn và yêu cầu nghiêm ngặt về các mối quan hệ trong mô hình của phương pháp CB-SEM (Dijkstra, 2010; Rigdon, 2012). Mặc dù với cỡ mẫu thu thập nhỏ, phương pháp phân tích PLS-SEM cũng có thể xác định được các mô hình rất phức tạp và có độ tin cậy cao. Đồng thời, PLS-SEM là sự lựa chọn tốt khi nhà nghiên cứu không xác định được đặc tính phân phối của dữ liệu thu thập được. Đặc tính thống kê của PLS-SEM cung cấp những ước lượng mô hình mạnh mẽ với dữ liệu có đặc tính phân phối chuẩn cũng như phân phối không chuẩn (Ringle và cộng sự, 2009). Vì vậy, luận án sử dụng phần mềm phân tích thống kê bình phương tối thiểu từng phần SmartPLS 3.2.8 để tiến hành ước lượng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) thông qua các chỉ số tiêu chuẩn, phù hợp với đặc điểm nghiên cứu của luận án.

Cuối cùng, với mục tiêu nghiên cứu là đưa ra các hàm ý quản trị giúp các DNDL vùng DHNTB tăng cường HQHĐ, tác giả cần thực hiện phương pháp định tính thông qua thảo luận nhóm chuyên gia một lần nữa để lý giải kết quả nghiên cứu, cũng như tăng giá trị các thảo luận và hàm ý quản trị.

Như vậy, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của luận án. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đồng thời, kỹ thuật phân tích định lượng được tác giả sử dụng thông qua mô hình phân tích PLS-SEM dưới dữ hỗ trợ của phần mềm SmartPLS 3.2.8. Quy trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu này được trình bày cụ thể trong phần tiếp theo.


3.1.2 Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được sử dụng. Quy trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu của luận án được xác định trên cơ sở phân tích bối cảnh lý thuyết và thực tiễn hiện nay tại Việt Nam nói chung và vùng DHNTB nói riêng.

Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu, luận án xác định các định mục tiêu nghiên cứu tổng quát và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Các câu hỏi nghiên cứu cũng được đặt ra để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể.

Bước 3: Nghiên cứu định tính

Luận án đã tổng quan các tài liệu, bao gồm các lý thuyết nền, các nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở tổng quan tài liệu, luận án xác định các khái niệm nghiên cứu và mối quan hệ của các khái niệm nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu cũng như xây dựng thang đo ban đầu. Sau đó, thông qua thảo luận nhóm chuyên gia nhằm khám phá yếu tố mới, điều chỉnh, bổ sung các khái niệm nghiên cứu, mô hình nghiên cứu cũng như thang đo cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Kết quả thảo luận nhóm chuyên gia, mô hình nghiên cứu và thang đo được phát triển, hoàn thiện để trở thành thang đo chính thức cho nghiên cứu định lượng.

Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê, các báo cáo của các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, từ sách báo, tạp chí, internet.

Bước 4: Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thành 2 bước là sơ bộ và chính thức.

- Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ các thang đo gốc tại các thị trường nước ngoài và được điều chỉnh, hoàn thiện từ kết quả nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện nhằm đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tính nhân tố EFA. Mẫu nghiên cứu được thực hiện với cỡ mẫu là 100 quan sát, phương pháp lấy mẫu là phi xác suất, chủ định. Kết quả của nghiên cứu định lượng sơ bộ thang đo được hoàn chỉnh và sử dụng để thiết kế bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu định lượng chính thức ở bước tiếp theo.


- Nghiên cứu định lượng chính thức: Được thực hiện với phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Cỡ mẫu được xác định là 459 quan sát. Phương pháp lấy mẫu là phi xác suất, chủ định. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp khảo sát trực tuyến, bảng câu hỏi được gửi qua email và bằng công cụ Microsoft Forms. Mục đích của nghiên cứu định lượng chính thức nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, đồng thời kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SmartPLS 3.2.8. Bước 5: Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức được trình bày với những nội dung như thống kê mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định thang đo, đánh giá giá trị hội tụ, đánh giá độ phân biệt, đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến, đánh giá mô hình cấu trúc SEM cũng như kết quả kiểm định sự khác giữa các nhóm theo các biến nhân khẩu.

Bước 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu

Luận án tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu cùng với các chuyên gia. Bước này được thực hiện nhằm thu thập thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia để từ đó góp phần đề xuất các hàm ý quản trị ở bước tiếp theo.

Bước 7: Hàm ý quản trị

Bước cuối cùng này được thực hiện để rút ra kết luận chung của luận án và đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp các nhà quản trị DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung nâng cao HQHĐ.

Quy trình nghiên cứu được thể hiện trong Hình 3.1.

3.2 Nghiên cứu định tính

3.2.1 Thiết kế thang đo ban đầu

Thang đo về CS

Chow và Chen (2012) đã xác định khái niệm của cấu trúc CS và kiểm tra xác nhận các chỉ số có thể quan sát và đánh giá về CS. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất thang đo của khái niệm CS được kế thừa từ nghiên cứu của Chow và Chen (2012) vì thang đo này thể hiện đầy đủ và rõ ràng nhất các phương diện của CS, phù hợp với điều kiện của các DNDL tại Việt Nam.

Chi tiết thang đo gốc và thang đo đề xuất của khái niệm nghiên cứu CS về phương diện kinh tế và phương diện xã hội được thể hiện trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2.


Vấn đề nghiên cứu



Mục tiêu nghiên cứu



Nghiên cứu định tính


Nghiên cứu tài liệu



Xác định các khái niệm và mối quan hệ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 11



Thiết lập mô hình nghiên cứu



Thảo luận nhóm chuyên gia


Thang đo chính thức

Nghiên cứu định lượng


Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=100)


Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) và Phân tính nhân tố khám phá (EFA).


Bảng câu hỏi chính thức


Nghiên cứu định lượng chính thức (n=459)


Đánh giá mô hình đo lường: Cronbach’s Alpha; Độ tin cậy tổng hợp (CR); Hệ số tải nhân tố bên ngoài; Chỉ số AVE; Fornell- Larcker; HTMT; Chỉ số VIF; Chỉ số SRMR.


Kết quả nghiên cứu Thảo luận kết quả nghiên

cứu


Hàm ý quản trị

Đánh giá mô hình cấu trúc SEM: Chỉ số

R2

adj; Hiện tượng đa cộng tuyến; Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy; Kiểm định giả thuyết.


Phân tích đa biến kiểm định sự khác biệt của các biến nhân khẩu học

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


Bảng 3.1: Thang đo CS về phương diện kinh tế


Stt

Thang đo gốc

Thang đo đề xuất

Phương diện kinh tế

(Chow và Chen, 2012)

1

Our firm sold waste product for revenue.

Công ty của Ông/Bà đã bán chất thải để tạo thu nhập.

2

Our firm reduced costs of inputs for

same level of outputs

Công ty của Ông/Bà đã giảm chi phí đầu

vào cho cùng một mức đầu ra

3

Our firm reduced costs for waste management for same level of outputs.

Công ty của Ông/Bà giảm chi phí quản lý chất thải cho cùng một mức đầu ra.

4

Our firm worked with government officials to protect the company’s interest.

Công ty của Ông/Bà đã làm việc với các quan chức chính phủ để bảo vệ lợi ích của công ty

5

Our firm created spin-off technologies

that could be profitably applied to other areas of the business.

Công ty của Ông/Bà đã tạo ra các mô

hình “spin-off” có thể mang lại lợi nhuận cho các lĩnh vực kinh doanh khác.

6

Our firm differentiated the process/product based on the marketing efforts of the process/product’s

environmental performance.

Công ty của Ông/Bà đã tạo khác biệt về quy trình/sản phẩm dựa trên những nỗ lực marketing cho thành quả về môi

trường của quy trình/sản phẩm.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Bảng 3.2: Thang đo CS về phương diện xã hội


Stt

Thang đo gốc

Thang đo đề xuất

Phương diện xã hội

1

Our firm improved employee or

community health and safety.

Công ty của Ông/Bà đã cải thiện sức khỏe

và an toàn cho nhân viên và cộng đồng.

2

Our firm recognized and acted on the need to fund local community initiatives.

Công ty của Ông/Bà đã nhận biết và hành động đối với nhu cầu tài trợ cho các sáng kiến cộng đồng địa phương.

3

Our firm protected claims and rights of aboriginal peoples or local community.

Công ty của Ông/Bà đã bảo vệ các khiếu nại và quyền của cư dân hoặc cộng đồng địa phương.

4

Our firm showed concern for the visual aspects of the firm’s facilities and operations.

Công ty của Ông/Bà đã thể hiện mối quan tâm về các khía cạnh trực quan của các cơ sở và hoạt động của công ty.

5

Our firm communicated the firm’s environmental impacts and risks to the

general public.

Công ty của Ông/Bà đã truyền thông các tác động và rủi ro môi trường của công ty

đến công chúng.

6

Our firm considered interests of stakeholders in investment decisions by creating a formal dialog.

Công ty của Ông/Bà đã xem xét những lợi ích của các bên liên quan trong các quyết định đầu tư bằng cách đối thoại

chính thức.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Chi tiết thang đo gốc và thang đo đề xuất của khái niệm nghiên cứu CS về phương diện môi trường được thể hiện trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Thang đo CS về phương diện môi trường


Stt

Thang đo gốc

Thang đo đề xuất

Phương diện môi trường

(Chow và Chen, 2012)

1

Our firm reduced energy

consumption.

Công ty của Ông/Bà đã tiết giảm tiêu thụ

năng lượng.

2

Our firm reduced wastes and

emissions from operations.

Công ty của Ông/Bà đã giảm chất thải và

khí thải từ hoạt động.

3

Our firm reduced impact on animal species and natural habitats.

Công ty của Ông/Bà đã giảm tác động đến

các loài động vật và môi trường sống tự nhiên.

4

Our firm reduced the environmental impacts of its products/service

Công ty của Ông/Bà đã giảm các tác động đến môi trường đối với các sản phẩm/dịch

vụ của công ty.

5

Our firm reduced environmental impact by establishing partnerships.

Các quan hệ đối tác của công ty Ông/Bà đều được thiết lập trên cơ sở giảm tác

động đến môi trường.

6

Our firm reduced the risk of environmental accidents, spills, and

releases.

Công ty của Ông/Bà đã giảm rủi ro về sự cố môi trường, sự cố đổ tràn và xả thải.

7

Our firm reduced purchases of non- renewable materials, chemicals, and

components.

Công ty của Ông/Bà đã giảm mua các vật liệu, hóa chất và linh kiện không tái tạo.

8

Our firm reduced the use of traditional fuels by substituting some less

polluting energy sources.

Công ty của Ông/Bà đã giảm việc sử dụng nhiên liệu truyền thống bằng cách thay thế

một số nguồn năng lượng ít gây ô nhiễm.

9

Our firm undertook voluntary actions (e.g., actions that are not required by regulations) for environmental

restorations.

Công ty của Ông/Bà đã thực hiện các hành động tự nguyện để phục hồi môi trường.

10

Our firm undertook actions for environmental audit, public disclosure, employee training and

immunity.

Công ty của Ông/Bà đã thực hiện các hành động kiểm toán môi trường, công bố thông tin, đào tạo nhân viên và miễn trừ.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 07/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí