Đánh Giá Của Cbql, Gv Về Mức Độ Hiệu Quả Của Điều Kiện Hỗ Trợ Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Môn Vật Lý Theo Chương Trình Gdpt 2018

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ hiệu quả của điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018

cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai



STT


Nội dung

Hiệu quả cao

Hiệu quả TB

Hiệu quả

thấp


Tổng điểm

Điểm trung bình


Thứ bậc

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

1

Nguồn tài chính

cho hoạt động BD

10

27,78

22

61,11

4

11,11

78

2,17

4

2

Cơ sở vật chất,

trang thiết bị

12

33,33

21

58,33

3

8,33

81

2,25

3

3

Tài liệu BD

11

30,56

19

52,78

6

16,67

77

2,14

5

4

Thời gian BD

15

41,67

20

55,56

1

2,78

86

2,39

2

5

Chế độ BD, khuyến

khích CBGV

19

52,78

13

36,11

4

11,11

87

2,42

1


Điểm TBC








2,27


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 10

Nhận xét bảng 2.11:

Các khách thể khảo sát đều đánh giá hiệu quả các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT ở mức trung bình, điểm TBC đạt 2,27 điểm, tuy nhiên mỗi nội dung khác nhau được đánh giá khác nhau, cụ thể:

Các nội dung được đánh giá ở mức hiệu quả cao đó là: 4,5 (điểm TB lần lượt là 2,39;2,42 điểm). Sở dĩ các nội dung này được đánh giá ở mức cao là do Hiệu trưởng đã bố trì thời gian cho GV dạy môn vật lý tham gia BD, nếu bồi dưỡng tập trung tại tỉnh hoặc liên tỉnh, Hiệu trưởng cho phép nghỉ tiết và GV bộ môn dạy thay, mọi chế độ, chính sách về lương, phụ cấp giữ nguyên. Bên cạnh đó, sau khi có kết quả bồi dưỡng đối với GV hoàn thành nhiệm vụ trở lên được khen thưởng tại trường, GV không hoàn thành sẽ bị khiển trách. Ý kiến của CBQL cho biết: “Hiệu quả hoạt động bồi dưỡng cũng cần xuất phát từ

phía nhà trường, nhà trường sẽ tạo điều kiện và quan trọng là có chế độ, chính sách nhằm khuyến khích GV tham gia các hoạt động BD, điều này kích thích và giúp GV giảm thiểu khó khăn, một số chính sách nhà trường áp dụng như: đảm bảo lương, có chế độ khen thưởng cho GV có kết quả BD tốt; sau BD có nhiều sáng kiến trong DH...”.

Các nội dung còn lại là 1,2,3 đạt mức đánh giá trung bình (điểm lần lượt là: 2,17; 2,25; 2,14). Các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu cho BD hạn chế. Khi thực hiện phỏng vấn sâu thầy Hoàng Văn Đ GV trường THPT số 3 Bảo Yên chia sẻ “Hiện nay nhà trường chưa có chính sách thu hút các lực lượng bên ngoài trong quá trình thu hút và tạo dựng nguồn lực cho BD, các đối tác, các nhà hảo tâm, nhà tài trợ tham gia hỗ trợ tài chính hạn chế, sự ủng hộ của phụ huynh về vấn đề này chưa khai thác...”

Như vậy, các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT ở mức trung bình, hiệu trưởng gặp khó khăn nhất định trong việc chỉ đạo thu hút nguồn lực, nhất là tài chính cho hoạt động BD; Cơ sở vật chất, trang thiết bị; Tài liệu BD hạn chế.

2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

2.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Nhằm đánh giá công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chúng tôi thực hiện khảo sát câu hỏi số 10 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT

trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai



STT


Nội dung

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao

giờ


Tổng điểm

Điểm trung bình


Thứ bậc

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

1

Lập kế hoạch nội

dung bồi dưỡng

17

47,22

15

41,67

4

11,11

85

2,36

4


2

Lập kế hoạch đối tượng bồi dưỡng tương ứng với từng

nội dung


21


58,33


10


27,78


5


13,89


88


2,44


2


3

Lập kế hoạch đánh giá kết quả cần đạt được sau khi bồi

dưỡng


13


36,11


19


52,78


4


11,11


81


2,25


5


4

Lập kế hoạch về thời gian tiến

hành


20


55,56


13


36,11


3


8,33


89


2,47


1


5

Lập kế hoạch về

người chỉ đạo bồi dưỡng


19


52,78


13


36,11


4


11,11


87


2,42


3


6

Lập kế hoạch phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của

hiệu trưởng


9


25,00


20


55,56


7


19,44


74


2,06


6


Điểm TBC








2,33


Nhận xét bảng 2.12:

Các khách thể khảo sát đều đánh giá công tác lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT ở mức trung bình, điểm TBC đạt 2,33 điểm, tuy nhiên mỗi nội dung khác nhau được đánh giá khác nhau, cụ thể:

Các nội dung được đánh giá ở mức cao đó là: 1,2,4,5 (điểm TB lần lượt là 2,36; 2,44; 2,47; 2,42 điểm). Nội dung này được đánh giá cao là do Hiệu trưởng đã chỉ đạo cụ thể kế hoạch cụ thể như: Theo mục tiêu bồi dưỡng: bồi dưỡng nâng cao; bồi dưỡng chuẩn hóa; bồi dưỡng hoàn chỉnh (kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ). Theo đối tượng bồi dưỡng: bồi dưỡng giáo viên phụ trách công tác đoàn; bồi dưỡng giáo viên DH môn vật lý. Theo nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng năng lực dạy học; bồi dưỡng phương pháp dạy học; bồi dưỡng việc sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học. Theo tính chất và quy mô: bồi dưỡng giáo viên giỏi; bồi dưỡng giáo viên cốt cán; bồi dưỡng giáo viên theo bộ môn. Theo kế hoạch thời gian: bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn; bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng theo chuyên đề,… Như vậy các nội dung bao trùm cả thời gian, hình thức thực hiện, giúp cho GV thực hiện đăng ký dễ dàng. Khi phỏng vấn CBQL chúng tôi được biết: “Nhà trường thực hiện theo kế hoạch BD của Sở, Phòng GD&ĐT theo các đợt chung, các kế hoạch xây dựng dưa trên nhu cầu của GV, bộ môn đăng ký, nhà trường dựa vào đó làm kế hoạch chung và gửi về Phòng GD&ĐT huyện để duyệt”.

Các nội dung còn lại là 3,6 đạt mức đánh giá trung bình (điểm lần lượt là: 2,25; 2,06). Hiệu trưởng chưa chỉ đạo sát sao việc lập kế hoạch về kết quả đạt được sau bồi dưỡng nhằm xem xét thành tích, kết quả, bổ nhiệm, quy hoạch GV có kết quả tốt. Bên cạnh đó chưa xây dựng các kế hoạch về phương pháp kiểm tra đánh giá theo đợt, định kỳ hay đột xuất sau bồi dưỡng. Chia sẻ điều này, cô giáo Tô Thị H - GV trường PTDT nội trú THCS&THPT Bảo Yên cho biết “Sau khi tham gia bồi dưỡng, chúng tôi chỉ nộp lại chứng nhận hoạt động mà không có kế hoạch trước bồi dưỡng về việc đánh giá thành tích, khen thưởng hoặc kiểm tra”.

Như vậy, bước đầu công tác lập kế hoạch một số hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT đã được hình thành, tuy nhiên, kế hoạch này còn thụ động, chưa đồng bộ ở một số nội dung.

2.4.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Nhằm đánh giá công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chúng tôi thực hiện khảo sát câu hỏi số 11 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai


STT


Nội dung

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ


Tổng điểm

Điểm trung bình


Thứ bậc

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%


1

Thành lập bộ máy tổ chức hoạt động BD năng lực dạy học môn vật lý, trong đó quy định chức

năng, nhiệm vụ các thành viên


18


50,00


18


50,00


0


0,00


90


2,50


1


2

Xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng

lực dạy học môn Vật lý


15


41,67


10


27,78


11


30,56


76


2,11


4


3

Xây dựng cơ cấu tổ chức của hoạt động bồi dưỡng năng lực

dạy học môn Vật lý.


14


38,89


19


52,78


3


8,33


83


2,31


3


4

Xây dựng và vận hành

chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý


12


33,33


15


41,67


9


25,00


75


2,08


5


5

Phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện hoạt động bồi dưỡng

năng lực dạy học môn Vật lý


20


55,56


11


30,56


5


13,89


87


2,42


2


6

Phối hợp các lực lượng trong

quá trình triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý


8


22,22


18


50,00


10


27,78


70


1,94


7


7

Đảm bảo các nguồn lực cho

hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý.


9


25,00


17


47,22


10


27,78


71


1,97


6


Điểm TBC








2,19


Nhận xét bảng 2.13:

Các khách thể khảo sát đều đánh giá công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT ở mức trung bình, điểm TBC đạt 2,19 điểm, tuy nhiên mỗi nội dung khác nhau được đánh giá khác nhau, cụ thể:

Các nội dung được đánh giá ở mức cao đó là: 1,5 (điểm TB lần lượt là 2,50; 2,42 điểm). Nội dung này gồm: “Thành lập bộ máy tổ chức hoạt động BD năng lực dạy học môn vật lý, trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ các thành viên” và “Tổ Phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý”. Hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện các hình thức bồi dưỡng tại chỗ. Bộ máy thực hiện công tác bồi dưỡng được thành lập và kiện toàn hàng năm. Sở GD&ĐT có Phòng Giáo dục chuyên nghiệp phụ trách, làm công tác tổ chức bồi dưỡng, tại các trường hàng năm đều kiện toàn Ban chỉ đạo Bồi dưỡng thường xuyên để xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá công tác bồi dưỡng của CBQL và GV. Bộ máy thực hiện công tác bồi dưỡng có sự phân công rõ ràng, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các thành viên. Ý kiến của CBQL cho biết: “Nhà trường tổ chức thực hiện hoạt động BD ngay tại bộ môn, yêu cầu các GV đăng ký tham gia các chuyên đề, thao giảng tại các cụm trường hoặc tại phòng GD&ĐT huyện; tổ chức cho GV tham gia BD đầy đủ theo tinh thần chỉ đạo bằng văn bản của Sở, Phòng”.

Các nội dung còn lại là 2,3,4,6,7 đạt mức đánh giá trung bình (điểm lần lượt là: 2,11; 2,31; 2,08; 1,94;1,97). Hiệu trưởng chưa tổ chức lấy ý kiên nhu cầu học tập thực tiễn của GV một cách sát sao, khi có thông báo của cơ quan cấp trên thường cho GV đăng kỳ chung, không phân chia theo đợt. Tổ chức tự bồi dưỡng ít thực hiện vì điều kiện về cơ sở vật chất hạn chế. Tổ chức, chỉ đạo việc tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, tài chính cho GV khi tham gia bồi

dưỡng và tự bồi dưỡng chưa phổ biến. Ghi nhận điều này từ thầy Hà Văn C - GV trường THPT số 2 Bảo Yên cho biết thêm “Các giáo viên chưa được khảo sát về nhu cầu, nội dung cần bồi dưỡng để họ có thể khắc phục những hạn chế của mình. Đối với các nội dung của tự bồi dưỡng thường xuyên, mặc dù theo yêu cầu là giáo viên tự chọn các modul phù hợp với mỗi giáo viên nhưng cơ bản, các đơn vị thường chọn chung và giao tổ chuyên môn triển khai. Điều đó dẫn đến sự gượng ép trong tự bồi dưỡng, không sát với nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên.”

Như vậy, công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT đã được Hiệu trưởng chỉ đạo, tuy nhiên, việc tổ chức các điều kiện hỗ trợ rất hạn chế, thêm vào đó việc tổ chức. Các lực lượng còn lại như chuyên gia, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân ít được mời để gặp gỡ, học hỏi, trao đôi kinh nghiệm về công tác nâng cao chất lượng dạy học.

2.4.3. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Nhằm đánh giá công tác chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chúng tôi thực hiện khảo sát câu hỏi số 12 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT

trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai



STT


Nội dung

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao

giờ


Tổng điểm

Điểm trung bình


Thứ bậc

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

1

Ra quyết định triển khai

các hoạt động BD

20

55,56

16

44,44

0

0,00

92

2,56

1


2

Hướng dẫn lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức BD phù hợp với trình độ năng lực của

GV


19


52,78


15


41,67


2


5,56


89


2,47


2


3

Chỉ đạo xác định nhu cầu BD và mục tiêu của việc BD nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

cho GV


13


36,11


18


50,00


5


13,89


80


2,22


5


4

Chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung, PP và hình thức tổ chức, đánh

giá kết quả BD


16


44,44


18


50,00


2


5,56


86


2,39


4


5

Hướng dẫn lựa chọn nội dung, phương pháp, cung cấp tài liệu để GV tự BD nâng cao trình độ

CMNV


11


30,56


16


44,44


9


25,00


74


2,06


7

6

Hướng dẫn GV nghiên

cứu bài học

9

25,00

16

44,44

11

30,56

70

1,94

8


7

Chỉ đạo các trường bố trí thời gian hợp lí cho GV tham gia BD theo nhóm

bộ môn


15


41,67


21


58,33


0


0,00


87


2,42


3


8

Chỉ đạo chuẩn bị và sử dụng các thiết bị, phương

tiện phục vụ BD


12


33,33


15


41,67


9


25,00


75


2,08


6


Điểm TBC








2,27


Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí