Đối Với Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tỉnh Lào Cai

Kết luận chương 3


Hệ thống các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV ở trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai được xác lập từ những cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động này của GV tham gia giảng dạy ở trường THCS tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ gắn bó biện chứng với nhau. Hiệu quả tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV ở trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có việc xác lập các biện pháp cũng như cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp này một cách chủ động, hợp lý đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường tại địa bàn.

Luận văn đã đề xuất 5 biện pháp:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên tiếng Anh về giá trị nghề nghiệp và xây dựng môi trường, tạo động lực cho giáo viên tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai tích cực bồi dưỡng năng lực dạy học bộ môn theo chương trình GDPT 2018

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai theo chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới xây dựng chương trình, tài liệu, nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai

Biện pháp 4: Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai

Biện pháp 5: Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV ở trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

Mỗi biện pháp đều có mục đích, ý nghĩa riêng, nhưng cùng chung một mục tiêu là phát triển và nâng cao hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên tại các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã đề cập đến những khía cạnh lý luận sau:

Các khái niệm về: Quản lý, quản lý giáo dục, bồi dưỡng, bồi dưỡng năng lực, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho giáo viên. Lý luận về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho giáo viên như: tầm quan trọng, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh. Các khía cạnh lý luận về nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho giáo viên gồm: Lập kế hoạch bồi dưỡng; tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Quá trình quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho giáo viên ở trường PTDT nội trú THCS&THPT chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: Các yếu tố khách quan (Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành… về đổi mới GDPT; Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương); Các yếu tố chủ quan (Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động bồi dưỡng; Năng lực quản lý nhà trường của Hiệu trưởng các trường; Điều kiện phục vụ hoạt động BDGV).

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: Đa số CBQL, TTCM, GV đã có nhận thức đúng về vai trò của hoạt động bồi dưỡng năng lực giảng dạy môn tiếng anh trong nhà trường. Đây là cơ sở thuận lợi để giáo viên thực hiện các hoạt động bồi dưỡng năng lực năng lực dạy học môn tiếng anh cho giáo viên ở trường PTDT nội trú THCS&THPT. Trong quá trình giáo dục và dạy học GV đã thường xuyên thực hiện nhiệm vụ kết quả BD đến với cho HS tham gia học môn tiếng anh, tuy nhiên hiệu quả hoạt động này vẫn có lúc chưa được như mong muốn. CBQL các nhà trường coi trọng công tác bồi dưỡng năng lực năng lực dạy học môn tiếng anh cho giáo viên ở trường PTDT nội trú THCS&THPT, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề thực hiện chưa khoa học.

Trong công tác quản lý, Hiệu trưởng thực hiện quản lý bồi dưỡng năng lực năng lực dạy học môn tiếng anh cho giáo viên ở trường PTDT nội trú THCS & THPT

còn hạn chế: Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá về hoạt động bồi dưỡng cho GV; nguyên nhân là do các khâu từ xây dựng kế hoạch đến công tác kiểm tra đánh giá còn hạn chế nhất định.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất năm biện pháp: Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên tiếng Anh về giá trị nghề nghiệp và xây dựng môi trường, tạo động lực cho giáo viên tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai tích cực bồi dưỡng năng lực dạy học bộ môn theo chương trình GDPT 2018; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai theo chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chỉ đạo đổi mới xây dựng chương trình, tài liệu, nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai; Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai; Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV ở trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

Các biện pháp trên bước đầu đã được khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi trong thực tiễn; kết quả cho thấy các biện pháp được đánh giá cao cả hai khía cạnh: tính cần thiết và tính khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai

- Cần tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng công tác tư vấn trong trường học trên toàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL và GV hằng năm nên quan tâm đến nội dung bồi dưỡng dạy học môn tiếng anh theo chương trình GDPT 2018.

- Tăng cường các lớp tập huấn, bồi dưỡng GV vào dịp hè.

- Bồi dưỡng được đội ngũ cốt cán trên toàn tỉnh về công tác tư vấn chuyên sâu về từng lĩnh vực.

- Triển khai mô hình học tập chia sẻ kinh nghiệm giữa của các đơn vị điển hình về công tác quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV.

- Đánh giá lại thực trạng đội ngũ CBQL và giáo viên để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ đáp ứng các năng lực sư phạm.

- Làm tốt công tác tuyển dụng, có chính sách ưu tiên đối với những sinh viên ngoại ngữ tốt nghiệp giỏi.

2.2. Đối với cán bộ quản lí các trường PTDT nội trú THCS&THPT

- Cần rút kinh nghiệm sau mỗi năm học, từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi đối với nhà trường.

- Tăng cường chỉ đạo, quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho giáo viên đảm bảo đồng bộ giữa các bộ phận, giữa các khâu.

- Tăng cường công tác kiểm tra hoạt bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng phù hợp có tác dụng nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

- Cần xây dựng tốt quy chế thi đua, có sự khen thưởng, động viên kịp thời đến mỗi cá nhân có thành tích suất xắc trong hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV, đồng thời, phê bình, kỉ luật cá nhân chưa triển khai và thực hiện tốt hoạt động này. Gắn các nội dung trên vào đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV hằng năm.

2.3. Đối với giáo viên trường PTDT nội trú THCS&THPT

- Luôn luôn đề cao hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh nhằm không ngừng nâng cao nghiệp vụ sư phạm.

- Tích cực tham gia các cuộc hội thảo về công tác nâng cao năng lực dạy học môn tiếng anh cho đội ngũ giáo viên theo chương trình GDPT 2018.

- Thường xuyên sát sao học sinh, phối hợp tốt với các giáo viên trong nhà trường, với phụ huynh HS để nắm được diễn biến, thay đổi trong phát triển tâm lí từ đó có biện pháp dạy học môn tiếng anh theo chương trình GDPT mới một cách kịp thời.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), văn bản số 2653/BGDĐT-GDTrH ngày 23 tháng 5 năm 2014 về việc hướng dẫn triển khai dạy học tiếng Anh cấp THCS và THPT theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 từ năm học 2014-2015.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ngày 22/8/2018.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trinh bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), văn bản số 2653/BGDĐT-GDTrH ngày 23 tháng 5 năm 2014 về việc hướng dẫn triển khai dạy học tiếng Anh cấp THCS và THPT theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 từ năm học 2014-2015.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), văn bản số 792//BGDĐT-NGCBQLGD ngày 25/2/2014 V/v hướng dẫn thực hiện Yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông.

6. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lí, Nxb Chính trị quốc gia.

7. Vũ Văn Dụ (2007), “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trường phổ thông về sử dụng thiết bị giáo dục”, Tạp chí Khoa học giáo dụcsố 19, tr.13-15.

8. Nguyễn Hữu Độ (2011), “Kinh nghiệm của một số quốc gia trong lĩnh vực phát triển nghề nghiệp giáo viên”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 74 tr.63-64.

9. Vũ Văn Hoa (2010), Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

10. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

12. Lục Thị Nga (2005), “Về việc quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học”, Tạp chí Giáo dục số 116, tr.15-18.

13. Hoàng Phê (1996), Từ điển giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa.

14. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục-đào tạo TW1, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Sơn (2017), Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT môn tiếng anh đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Thủ tướng (2001), Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNNG và cán bộ quản lý giáo dục.

17. Thủ tướng (2005), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNNG và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” ngày 11/1/2005.

18. Thủ tướng Chính Phủ (2001), Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 27/8/2001 về Chỉ thị về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân.

19. Thủ tướng chính Phủ (2005), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 11/1/2005 về QĐ phê duyệt Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010".

20. V.A.Xukhômlinxki (1968), Trường trung học vlưts Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Vĩnh (2016), Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng anh cấp THCS ở huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ theo đề án dạy và học ngoại ngữ 2020, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

Tài liệu nước ngoài

22. Euphropean Commission (2010), Te hers’ rofession l evelopment Europe in International Comparison, ISBN 978-92-79-15186-6 doi 10.2766/63494.

23. Europea Ẻ n Union (2010), Te hers’ rofession l evelopment: Europe in International Comparison, Belgium.

24. http://revistaeducacion.educacion.es/re350/re350_08ing.pdf

25. http://ec.europa.eu/education/more-information/doc/2011/belarus_en.pdf

26. http://www.oecd.org/edu/school/48727127.pdf

27. http://eprints.qut.edu.au/26869/2/26869.pdf

28. UNESCO (1988), Higher Education in the Twent-first Century Vision and Action, World Conference on Higher Education

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT

(Cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn)

Nhằm có cơ sở khoa học đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây (đánh dấu X vào ô, cột phù hợp với ý kiến của quý thầy cô).

Câu 1: Thầy cô hãy cho biết mức độ nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại tường thầy cô công tác?


Tiêu chí

Rất không quan

trọng

Không quan trọng


Bình thường


Quan trọng

Rất quan trọng

Đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của tất cả giáo viên tiếng Anh, nâng cao chất lượng dạy và học trong

nhà trường






Giúp cho giáo viên thuận lợi khi tiếp cận với chương trình mới, có thái độ tích cực

với những thay đổi nhanh chóng của thời đại






Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ khuyến khích giáo viên làm việc

chăm chỉ, tích cực để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình






Nâng cao ý thức, tính sáng tạo trong phương pháp dạy, những kỹ năng và thói

quen tự học của giáo viên






Giúp cho giáo viên đánh giá được khả năng hoàn thành công việc và sự tiến bộ

trong công tác của bản thân






Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của năng lực ngôn ngữ đối với chất

lượng giảng dạy ngoại ngữ






Nâng cao nhận thức về chuẩn đặc thù

của GV tiếng Anh, cải thiện trực tiếp năng lực tiếng Anh cho GV






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai - 14

Câu 2: Thầy cô hãy đánh giá xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại tường thầy cô công tác?

Nội dung

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt

Kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho giáo viên tiếng anh các trường PTDTNT THCS&THPT phải bám sát các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đặc biệt

theo quy định chuẩn giáo viên






Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng chất lượng

đội ngũ giáo viên dạy môn tiếng anh trường






Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của các nhà trường,

TCM và mỗi giáo viên dạy môn tiếng anh






Xác định được mục tiêu bồi dưỡng NLDH cho giáo

viên dạy môn tiếng anh ở các trường






Xác định được nội dung, tài liệu bồi dưỡng NLDH

môn tiếng anh cho giáo viên các trường






Dự kiến phương án chuẩn bị CSVC, thiết bị






Phương án huy động tài chính tổ chức bồi dưỡng và

hỗ trợ GV bồi dưỡng






Lựa chọn CBQL và giáo viên cốt cán làm báo cáo viên






Lựa chọn thời gian, thời lượng bồi dưỡng phù hợp






Dự kiến các biện pháp và hình thức thực hiện






Tổng hợp ý kiến đề xuất, ban hành dự thảo kế hoạch để các nhà trường và GV dạy môn tiếng anh được

tham gia ý kiến trước khi ban hành chính thức






Ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện






Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh,

bổ sung kế hoạch (nếu thấy cần thiết)






Ngày đăng: 18/02/2023