Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Mới

động học tập từ xa.

- Giáo viên cốt cán xây dựng hệ thống tài liệu bồi dưỡng, lựa chọn nội dung bồi dưỡng theo thứ tự ưu tiên, tổ chức bồi dưỡng giáo viên.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng cần nắm được công tác tham mưu phải phù hợp với đặc điểm tình hình của từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với khả năng giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân để tham mưu đề xuất, kêu gọi sự giúp đỡ phù hợp, hiệu quả.

- Công tác vận động tài trợ phải có kế hoạch cụ thể, khi triển khai thực hiện phải đảm bảo tính minh bạch và công khai.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của nhau. Để từng bước nâng cao các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho GV của Hiệu trưởng các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai, đòi hỏi các biện pháp này phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở được khai thác, được vận dụng các thế mạnh riêng của từng nhà trường, phù hợp với nền kinh tế của từng địa phương. Các biện pháp có mối quan hệ tạo nên một chỉnh thể thống nhất với mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho GV, biện pháp này sẽ làm tiền đề, làm cơ sở cho biện pháp kia, bổ trợ cho biện pháp kia và ngược lại. Các biện pháp có quan hệ hữu cơ với nhau, đôi khi hòa quyện vào nhau và không thể tách rời nhau. Nhưng cũng có khi mỗi biện pháp lại ở một vị thế độc lập tương đối. Trong các biện pháp trên, biện pháp 1 giữ vai trò là biện pháp cơ sở; các biện pháp 2, 3 là những biện pháp cơ bản; các biện pháp 4,5 là những biện pháp hỗ trợ, bổ sung.

Để bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho GV có hiệu quả thì Hiệu trưởng cần phải có một hệ thống các biện pháp đồng bộ. Các biện pháp này hỗ trợ lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mới

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tác giả tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho GV các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

3.4.2. Đối tượng và nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho GV các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

3.4.3. Các bước khảo nghiệm

Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với chuyên gia, GV chuyên trách, GV kiêm chức và CBQL trường PTDT nội trú THCS & THPT tỉnh Lào Cai nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho GV.

Cách thức tiến hành:

Bước 1: Xác định nội dung phiếu hỏi xin ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho GV các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

Bước 2: Xác định tiêu chuẩn và lựa chọn các chuyên gia.

Từ việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho GV các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 30 CBQL (Sở GD&ĐT, các trường PTDT nội trú THCS&THPT) và TTCM những người đã và đang trực tiếp làm công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho GV các trường PTDT nội trú THCS&THPT.

Bước 3: Xin ý kiến các chuyên gia và xử lí các phiếu hỏi.

Phiếu khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho GV các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai, tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cấp thiết (3 điểm); Cấp thiết (2 điểm); Không cấp thiết (1 điểm).

Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

* Về tính cần thiết:

Kết quả khảo sát thu được cho thấy, cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá tính cần thiết ở mức cao với điểm trung bình từ 2,73 7 đến 2,93.

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên tại các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai


TT


Các biện pháp

Tính cần thiết

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Giá trị TB


Thứ bậc

+3

+2

+1


X


1

Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên tiếng Anh về giá trị nghề nghiệp và xây dựng môi trường, tạo động lực cho giáo viên tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai tích cực bồi dưỡng năng lực dạy học

bộ môn theo chương trình GDPT 2018


27


3


0


2,90


2


2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai theo chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ

Giáo dục và Đào tạo


28


2


0


2,93


1


3

Chỉ đạo đổi mới xây dựng chương trình, tài liệu, nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc nội trú

THCS&THPT tỉnh Lào Cai


26


4


0


2,87


3


4

Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ

thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai


24


6


0


2,80


4


5

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV ở trường PTDT nội trú

THCS&THPT tỉnh Lào Cai


22


8


0


2,73


5



Trung bình ( X )




2,85


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai - 13

Trong đó, biện pháp “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh

Lào Cai theo chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo” được đánh giá rất cần thiết ở mức 2,93 điểm. Qua trao đổi, CBQL và GV cho biết: Theo họ đây là biện pháp quan trọng hàng đầu cần phải thực hiện nếu muốn nâng cao chất lượng tổ chức bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV thì buộc Hiệu trưởng phải thực hiện nghiêm túc các kế hoạch về phương án báo cáo viên, kế hoạch về nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm thực trạng GV nhà trường, từ đó mới giúp người GV định hướng đăng ký các hoạt động bồi dưỡng phù hợp với bản thân, từ đó nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá ở mức độ rất cần thiết rất cao: Biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên tiếng Anh về giá trị nghề nghiệp và xây dựng môi trường, tạo động lực cho giáo viên tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai tích cực bồi dưỡng năng lực dạy học bộ môn theo chương trình GDPT 2018” với điểm trung bình là 2,90; Biện pháp “Chỉ đạo đổi mới xây dựng chương trình, tài liệu, nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai” đạt 2,87 điểm; Biện pháp “Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai” đạt 2,80 điểm; Biện pháp “Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV ở trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai” với điểm thấp nhất là 2,73 điểm.

* Về tính khả thi:

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên‌

tại các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai



TT


Các biện pháp

Tính khả thi

Rất khả

thi

Khả thi

Không

khả thi

Giá trị

TB

Thứ bậc

+3

+2

+1


X


1

Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên tiếng Anh về giá trị nghề nghiệp và xây dựng môi trường, tạo động lực cho giáo viên tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai tích cực bồi dưỡng năng lực dạy học bộ môn theo chương

trình GDPT 2018.


24


6


0


2,80


2


2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai theo chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo

quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


22


8


0


2,73


3


3

Chỉ đạo đổi mới xây dựng chương trình, tài liệu, nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc

nội trú THCS & THPT tỉnh Lào Cai.


21


9


0


2,70


4


4

Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &

THPT tỉnh Lào Cai.


27


3


0


2,90


1


5

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV ở trường PTDT nội trú

THCS&THPT tỉnh Lào Cai.


20


10


0


2,67


5



Trung bình ( X )




2,76


Kết quả khảo sát thu được cho thấy, cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá tính khả thi ở mức cao với điểm trung bình từ 2,67 đến 2,90.

Trong đó, biện pháp “Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai” được đánh giá rất khả thi ở mức 2,90 điểm.

Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá ở mức độ khả thi mức cao: Biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên tiếng Anh về giá trị nghề nghiệp và xây dựng môi trường, tạo động lực cho giáo viên tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai tích cực bồi dưỡng năng lực dạy học bộ môn theo chương trình GDPT 2018” đạt 2,80 điểm; Biện pháp “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai theo chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo” đạt 2,73 điểm; Biện pháp “Chỉ đạo đổi mới xây dựng chương trình, tài liệu, nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai” đạt 2,70 điểm; Biện pháp “Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV ở trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai” đạt 2,67 điểm.

Như vậy, trong những biện pháp trên, mỗi biện pháp có một vai trò, nhiệm vụ khác nhau, biện pháp này sẽ có sự tương tác với biện pháp kia và ngược lại. Trong từng điều kiện nhất định và trong từng thời gian cụ thể mỗi biện pháp mang tầm quan trọng khác nhau, có khi biện này mang tính cấp thiết còn biện pháp kia mang tính lâu dài, biện pháp này mang tính cụ thể, biện pháp kia mang tính khái quát, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia. Tóm lại, không có biện pháp nào là vạn năng, cần phải vận dụng một cách linh hoạt nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định, do đó khi thực hiện cần phải kết hợp một cách đồng bộ, có hệ thống.

Để đánh giá sự phù hợp giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất tác giả đã dùng phương pháp thống kê toán học để tính toán mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất theo công thức của Spearman.

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:


N là số lượng các đơn vị được xếp hạng số các biện pháp đề xuất 1

- N là số lượng các đơn vị được xếp hạng (số các biện pháp đề xuất).

- D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh (D = Y - X).

- R là hệ số tương quan (R là một số nhỏ hơn 1, giá trị của R càng gần 1 thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt.

Nếu:

R < 0: Tương quan nghịch

R > 0: tương quan thuận

0,7 ≤ R < 1: Tương quan chặt 0,5 ≤ R < 0,7: Tương quan

0,3 ≤ R < 0,5: Tương quan không chặt Thay các giá trị ta được kết quả R= +0,7

Như vậy giữa tính cần thiết và tính khả thi là tương quan thuận và chặt chẽ. Nghĩa là các biện pháp đã nêu vừa có tính cần thiết lại vừa có tính khả thi, có giá trị ứng dụng trong thực tiễn.

2.95

2.9

2.85

2.8

2.75

2.7

2.65

2.6

2.55

2.5

2.93

2.9

2.9

2.8

2.8

2.73

2.7

2.67

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Tính cấp thiết Tính khả thi

Mối tương quan này thể hiện qua biểu đồ:




2.87




2.73









Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên tại các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai

Trong đó:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên tiếng Anh về giá trị nghề nghiệp và xây dựng môi trường, tạo động lực cho giáo viên tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai tích cực bồi dưỡng năng lực dạy học bộ môn theo chương trình GDPT 2018.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai theo chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới xây dựng chương trình, tài liệu, nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

Biện pháp 4: Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình GDPT 2018 ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

Biện pháp 5: Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho GV ở trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí