Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát Xoan gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu phục hồi, tu bổ, tôn tạo các di tích liên quan đến Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong hoạt động du lịch cội nguồn thông qua các hoạt động trình diễn tại các phường Hát Xoan, các di tích gắn với Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cần tiếp tục giữ gìn, lưu truyền, phổ biến cho thế hệ sau những giá trị độc đáo, phong tục, tập quán tốt đẹp về Hát Xoan gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nâng cao nhận thức và lòng tự hào trong cộng đồng, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ trong việc phát huy giá trị văn hóa Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Từng bước phát huy giá trị Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.
4.2.3. Đẩy mạnh và hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch cội nguồn
Trên cơ sở các nội dung của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, tiến hành lập các quy hoạch khu, điểm du lịch cội nguồn trên địa bàn: UBND tỉnh Phú Thọ cần chỉ đạo việc rà soát, cân đối lập quy hoạch theo thứ tự ưu tiên; Các địa phương, trên cơ sở quy hoạch tổng thể ngành thực hiện rà soát lại các quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội toàn huyện với tầm nhìn dài hạn và trong mối liên hệ với các địa phương khác; triển khai quy hoạch cụ thể các điểm có tiềm năng về tài nguyên nhân văn trên địa bàn, chuẩn bị đầy đủ các điêu kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư khai thác du lịch cội nguồn, đặc biệt đối với các điểm mà đề án đề xuất là khu du lịch cội nguồn; Đối với các khu du lịch cội nguồn được định hướng phát triển thành khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương dựa theo Luật Du lịch, tiến hành lập các quy hoạch theo trình tự tổng thể và từng khu chức năng. Trong đó, đặc biệt chú ý việc xác định quy mô khu du lịch cội nguồn phù hợp với quy định của Luật Du lịch và thực tế yêu cầu phát triển; Tiến hành các quy hoạch cụ thể các khu chức năng sau khi có quy hoạch tổng thể phát triển các khu du lịch cội nguồn quốc gia và các khu
du lịch khác. Việc phê duyệt các quy hoạch cụ thể, các dự án đầu tư đều phải lấy ý kiến các cơ quản quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp, các cơ sở kinh doanh du lịch, cộng động ở địa phương; UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập các kế hoạch phát triển du lịch cội nguồn cho từng thời hạn 5 năm để làm cơ sở lập kế hoạch hằng năm.
4.2.3.1. Hoàn thiện theo quy hoạch Khu du lịch Đền Hùng
Khu du lịch Đền Hùng thuộc cụm du lịch Thành phố Việt Trì và vùng phụ cận, là trung tâm lễ hội, trung tâm du lịch cội nguồn của tỉnh Phú Thọ. Đây là địa bàn phát triển du lịch cội nguồn trọng điểm và tiếp tục giữ vai trò trung tâm điều hành mọi hoạt động du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh. Khu du lịch Đền Hùng là khu du lịch đặc biệt quan trọng của tỉnh Phú Thọ.
Trong thời gian tới, tại Khu du lịch Đền Hùng cần khẩn trương hoàn thành việc xây dựng các hạng mục còn lại theo Quy hoạch Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, đó là Tháp Hùng Vương và Khu du lịch, dịch vụ Nam Đền Hùng, bao gồm các phân khu chức năng:
- Khu du lịch văn hóa Hùng Vương (Khu văn hóa trước thời kỳ Hùng Vương, Khu văn hóa Hùng Vương và Khu văn hóa sau thời kỳ Hùng Vương).
- Khu rừng phía nam Đền Hùng (Khu triển lãm, Làng văn hóa Hùng Vương, Khu các dạng thể cảnh quan truyền thống, Khu bảo tồn rừng nguyên sinh, Khu sân golf mini, Hồ bơi, Khu vườn kỳ hoa dị thảo).
+ Cảnh quan Hồ Mẫu
Các hoạt động du lịch: Du lịch cội nguồn, du lịch lễ hội, tham quan, nghiên cứu, du lịch cuối tuần, du lịch hội nghị, hội chợ, các sự kiện đặc biệt, du lịch kết hợp,...
4.2.3.2. Xây dựng quy hoạch chi tiết điểm du lịch Đền Mẫu Âu Cơ
Đền Mẫu Âu Cơ nằm trong cụm du lịch Hạ Hoà là trung tâm phía Tây Bắc tỉnh dọc theo quốc lộ 32C và sông Thao. Đây là điểm du lịch có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Đền Mẫu Âu Cơ gần các khu du lịch Đầm Ao Châu, Ao Giời-Suối Tiên, Đầm Vân Hội và nằm trên tuyến du lịch cội nguồn Phú Thọ- Yên Bái-Lào Cai. Xây dựng quy hoạch chi tiết điểm du lịch Đền Mẫu Âu Cơ với các phân điểm chức năng chủ yếu như sau:
- Phân điểm chức năng văn hóa
Xây dựng động Âu Cơ trên cơ sở truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng và các truyền thuyết về mẹ Âu Cơ.
Xây dựng bức phù điêu miêu tả hình ảnh mẹ Âu Cơ đưa 49 người con lên núi, cảnh mẹ Âu Cơ dạy dân trồng lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải,… và cảnh mẹ Âu Cơ hóa về trời.
- Phân điểm chức năng ẩm thực
Đầu tư xây dựng các nhà hàng phục vụ khách du lịch cội nguồn tuyến Phú Thọ
- Yên Bái – Lào Cai với nguồn thực phẩm chế biến chủ yếu từ sản vật địa phương.
Xây dựng Nhà hàng Âu Cơ quy mô lớn, các món ẩm thực chủ yếu dựa trên văn hóa dân gian kết hợp với tổ chức trình diễn nấu các món ăn để du khách thưởng thức.
- Phân điểm mua sắm hàng hóa
Chợ Hiền Lương là chợ quê có tổ chức khu vực bán nông, lâm sản của địa phương, khu vực trình diễn sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ và là cũng điểm tham quan cho du khách.
Các hoạt động du lịch chủ yếu: Du lịch cội nguồn, lễ hội, tham quan, nghiên cứu, du lịch kết hợp.
4.2.3.3. Phái triển các tuyến du lịch cội nguồn
* Tuyến du lịch nội tỉnh: Tổ chức hệ thống tuyến du lịch nội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với mục đích liên kết 5 trung tâm du lịch, các điểm du lịch trong đó lấy trung tâm thành phố Việt Trì làm điểm xuất phát (xây dựng sản phẩm du lịch “Văn hóa cội nguồn” lấy Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương làm hạt nhân) và dựa trên cơ sở mạng lưới giao thông của tỉnh để tạo nên những chương trình du lịch khác nhau.
+ Tuyến Việt Trì - thị xã Phú Thọ - Hạ Hoà.
Tính chất: Đây là tuyến du lịch tổng hợp sinh thái và văn hóa cội nguồn nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Bắc của tỉnh.
Lộ trình: Đường bộ hoặc đường sông theo sông Hồng (Sông Thao).
Điểm du lịch và đối tượng tham quan chính: Các di tích lịch sử-văn hóa ở thị xã Phú Thọ; Đầm Ao Châu; Đền Mẫu Âu Cơ; Ao Giời – Suối Tiên,...
Điểm lưu trú: Thị trấn Hạ Hòa, khu du lịch Ao Châu,...
+ Tuyến Việt Trì-Tam Nông-Thanh Sơn-Xuân Sơn.
Tính chất: Đây là tuyến du lịch sinh thái kết hợp văn hóa, thể thao nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Nam của tỉnh .
Lộ trình: Đường bộ theo quốc lộ 32, 32B.
Điểm du lịch và đối tượng tham quan chính: Các di tích lịch sử-văn hóa ở Tam Nông; cảnh quan, hệ thống hang động, thảm thực vật vườn quốc gia Xuân Sơn; thác và Chiến khu lòng chảo Minh Hoà.
Điểm lưu trú chính: Khu du lịch Xuân Son.
+ Tuyến thành phố Việt Trì - Tam Nông - Thanh Thủy
Tính chất: Đây là tuyến du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh kết hợp văn hóa, nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Nam của tỉnh.
Lộ trình: Theo đường bộ hoặc đường sông (sông Đà).
Điểm du lịch và đối tượng tham quan chính: Các di tích lịch sử-văn hóa, kiến trúc nghệ thuật ở thành phố Việt Trì và vùng phụ cận, Thanh Thủy, chiến thắng Tu Vũ, hồ Phượng Mao.
Địa điểm lưu trú: Khu du lịch Thanh Thủy.
+ Tuyến thành phố Việt Trì - Đoan Hùng
Tính chất: Đây là tuyến du lịch nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Đông Bắc của tỉnh.
Lộ trình: Đường bộ theo quốc lộ 2.
Điểm du lịch và đối tượng tham quan chính: Các di tích lịch sử-văn hóa, kiến trúc nghệ thuật ở thành phố Việt Trì như Đình Hùng Lô, đình Lâu Thượng, Bến Gót; Đền Hùng và quần thể di tích vùng phụ cận, làng văn hóa thời đại Hùng Vương, tháp Hùng Vương; di tích khảo cổ Xóm Rền (Gia Thanh - Phù Ninh); Thưởng thức đặc sản bưởi Đoan Hùng, cá Lăng, cá Anh Vũ.
Địa điểm lưu trú: thành phố Việt Trì, thị trấn Đoan Hùng.
* Tuyến du lịch liên tỉnh: Phú Thọ cần nghiên cứu mở rộng không gian phát triển để kết nối với vùng Tây Bắc, Đông Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải và liên kết quốc tế (với Trung Quốc) qua hệ thống giao thông đường bộ, đường
sắt và đường sông. Hình thành được các chuyến du lịch, tuyến du lịch dài ngày vời các sản phẩm du lịch cội nguồn độc đáo để thu hút du khách trong và ngoài nước.
Liên kết với các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc phát triển tuyến: Đền Hùng - Chùa Hương - Tam Cốc - Bái Đính - Đền Trần - Yên Tử và xác định Đền Hùng là điểm đầu quan trọng của tuyến du lịch này; Phú Thọ-các tỉnh Tây Bắc; Hà Giang-Tuyên Quang-Phú Thọ-Hà Nội-các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
+ Tuyến du lịch đường bộ: Dựa trên hệ thống quốc lộ nối với thủ đô Hà Nội, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, theo hệ thống tuyến du lịch quốc gia. Trong đó, tập trung vào tuyến du lịch “Hà Nội-Tây Thiên-Việt Trì-Thanh Thủy-Làng cổ Đường Lâm-Hà Nội”.
+ Tuyến du lịch đường sắt: Tuyến du lịch cội nguồn đường sắt Hà Nội-Việt Trì- Lào Cai- Côn Minh trong hành lang du lịch xuyên Á.
+ Tuyến du lịch đường sông: Theo sông Hồng, sông Đà, sông Lô trên cơ sở phát triển các tuyến nội tỉnh.
- Tuyến du lịch dọc sông Đà
Điểm xuất phát: Tại Khu du lịch Bên Gót - Việt Trì.
Các điểm tham quan: Tham quan cảnh quan và các điểm du lịch hai bờ sông
Đà, Thanh Thủy, di tích Tu Vũ, di tích Đá Chông,...
- Tuyến du lịch dọc sông Hồng (sông Thao)
Điểm xuất phát: Tại Khu du lịch Bên Gót - Việt Trì.
Điểm tham quan chính: Tham quan cảnh quan và các điểm du lịch hai bờ sông Thao (sông Hồng), huyện Tam Nông, sông Thao, Hạ Hòa sang Yên Bái...
- Tuyến du lịch dọc sông Lô
Điểm xuất phát: Tại Khu du lịch Bên Gót - Việt Trì.
Điểm tham quan chính: Cảnh quan và các điểm du lịch hai bờ sông Lô.
Các tuyến du lịch cội nguồn theo đường sông là một trong những thế mạnh cần phát triển của du lịch Phú Thọ gắn với việc khai thác các làn điệu dân ca, văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất Tổ.
* Tuyến du lịch quốc tế: Qua tuyến đường bộ Hà Nội - Sơn Tây - Thanh Thủy - Thanh Sơn - Sơn La - Điện Biên - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc); Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc).
4.2.3.4. Đề xuất một số chuyến du lịch cội nguồn nội tỉnh
Căn cứ vào thực trạng và tiềm năng tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đề xuất thực hiện 13 chuyến du lịch cội nguồn nội tỉnh trong như bảng 4.4:
Bảng 4.4. Đề xuất một số chuyến du lịch cội nguồn nội tỉnh ở Phú Thọ
TT Chuyến du lịch (2 ngày 1 đêm)
Thời gian (lịch âm)
Hoạt động
Việt Trì - Thành phố Lễ hội | Ngày 2,3/1 | Lễ hội hát Xoan - Đền Hùng - Lễ ném chài Vân Luông | |
2 | Việt Trì - Hạ Hòa - Việt | Ngày 4,5/1 | Lễ rước ông Khiu, bà Khiu - Đền Hùng - Lễ |
Trì | hội đền Mẫu Âu Cơ | ||
3 | Việt Trì - Lâm Thao - | Ngày 5,6/1 | Lễ hội cướp Phết (Sơn Vi) - Đền Hùng - Lễ |
Đền Hùng - Việt Trì | hội làng Tiên Du | ||
4 | Việt Trì - Lâm Thao - | Ngày 8,9/1 | Lễ hội rước Chúa Gái - Đền Hùng - Lễ hội |
Việt Trì | Đình Lâu Thượng | ||
5 | Việt Trì - Thanh Ba - | Ngày 6,7/1 | Lễ hội Đền Năng Yên - Đền Mẫu Âu Cơ - |
Hạ Hòa - Việt Trì | Đầm Ao Châu | ||
6 | Việt Trì - Lâm Thao - | Ngày 12,13/1 | Đền Hùng - Bảo tàng Hùng Vương - Lễ hội |
Cẩm Khê - Tam Nông - | Trò Trám - Lễ hội làng Hiền Đa | ||
Việt Trì | |||
7 | Việt Trì - Thanh Ba - | Ngày 15,16/1 | Lễ hội Đền Du Yến - Đầm Ao Châu - Đền |
Hạ Hòa - Việt Trì | Mẫu Âu Cơ - Ao Giời - Suối Tiên - Đền Hùng | ||
8 | Việt Trì - Thanh Sơn - | Ngày 24,25/1 | Đình Thạch Khóan - Vườn Quốc gia Xuân Sơn |
Tân Sơn - Thanh Thủy - | - Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy - | ||
Việt Trì | Đền Hùng | ||
9 | Việt Trì - Thanh Thủy - | Ngày 27,28/1 | Hát Xoan - Lễ hội Đình Đào Xá - Khu du lịch |
Việt Trì | nước khoáng nóng Thanh Thủy - Đền Hùng | ||
10 | Việt Trì - Hạ Hòa - Thị | Ngày 16,17/2 | Đầm Ao Châu - Đền Mẫu Âu Cơ - Lễ hội Đền |
xã Phú Thọ - Việt Trì | Trù Mật | ||
11 | Việt Trì - Thị xã Phú | Ngày 5,6/3 | Lễ hội Đền Hùng - Lễ hội Làng Hà Thạch |
Thọ - Việt Trì | |||
12 | Việt Trì - Thanh Thủy - | Ngày 8,9/3 | Lễ hội Đền Hùng - Hội bơi chải Bạch Hạc - Khu |
Hạ Hòa - Việt Trì | Du lịch Khoáng nóng Thanh Thủy - Đền Mẫu Âu | ||
Cơ - Đầm Ao Châu | |||
13 | Về miền lễ hội cội | Ngày 9,10/3 | Lễ hội Làng Hùng Lô - Lễ hội Đền Hùng |
nguồn dân tộc Việt Nam |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Phân Tích Ảnh Hưởng Của Chất Lượng Đường Giao Thông Tại Phú Thọ Tới Dự Định Trở Lại Của Khách Du Lịch Cội Nguồn
- Đặc Điểm Và Vai Trò Của Cộng Đồng Dân Cư Trong Phát Triển Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ
- Dự Báo Lượng Khách, Tổng Thu Từ Khách Và Giá Trị Tăng Thêm Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ Đến Năm 2020
- Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Du Lịch Cội Nguồn
- Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 21
- Các Loại Phiếu Thu Thập Thông Tin, Số Liệu Phụ Lục 1.1. Phiếu Trưng Cầu Ý Kiến Khách Du Lịch
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
4.2.4. Tăng cường phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn và dịch vụ phụ trợ
Thành lập mới các doanh nghiệp chuyên kinh doanh du lịch có quy mô lớn làm động lực, định hướng thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh. Chú trọng củng cố, phát triển nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo nên một mạng lưới dịch vụ du lịch đều khắp, giải quyết công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh mở rộng liên kết, trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn trong nước và quốc tế nhằm khai thác thương hiệu, thị trường khách, kinh nghiệm quản lý, nghiệp vụ du lịch tiên tiến.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp du lịch. Cần có cơ chế chính sách ưu đãi về đất, hỗ trợ hạ tầng, ưu đãi thuế,... hấp dẫn hơn. Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp chuyên kinh doanh về du lịch có quy mô lớn làm động lực thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp khác để phát triển sản phẩm du lịch cội nguồn đặc trưng.
Trong giai đoạn phát triển mới ngành du lịch Phú Thọ cần tiếp tục ưu tiên thực hiện trước một bước về phát triển hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vảo các lĩnh vực khác bằng các hình thức: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khung trong khu du lịch quốc gia, các khu du lịch khác có tầm quan trọng đối với tỉnh và khu vực như khu du lịch Đền Hùng, khu du lịch Văn Lang. Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương liên quan trong việc lồng ghép các chương trình dự án đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đến các khu, điểm du lịch quốc gia, các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch cội nguồn quan trọng.
Doanh nghiệp lữ hành
Nâng cao cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh. Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp lữ hành trong liên kết các loại hình, khu, điểm, tuyến du lịch cội nguồn.
Doanh nghiệp lữ hành thực hiện vai trò kết nối các chương trình du lịch cội nguồn, chuyến du lịch cội nguồn và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Khi đó, khách du lịch sẽ cùng ăn, cùng ở với những người dân lao động, vừa được hưởng trọn vẹn
không gian của làng quê lại có điều kiện tìm hiểu nét văn hóa lịch sử, phong tục tập quán, nếp sống lao động của người dân. Cùng người dân lao động, làm các công việc trong làng. Như vậy vừa tạo được sự đa dạng trong hành trình du lịch cội nguồn, tạo được sự tò mò, gây ấn tượng cho du khách đồng thời tăng thu nhập tối đa cho người dân địa phương.
Cơ sở lưu trú và ăn uống
Bên cạnh việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cần đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng. Xây dựng mới nhằm tăng số buồng khách sạn theo dự báo cho từng giai đoạn phát triển; nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng hiện có để đáp ứng nhu cầu chất lượng dịch vụ du lịch. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 15-20% buồng đạt 3-5 sao trong tổng số buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng.
Việc đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn đầu tư xây dựng hệ thống các khách sạn cao cấp tại 5 trung tâm du lịch lớn. Hệ thống khách sạn chuyển tiếp đầu tư cho các khu, điểm du lịch quy mô nhỏ, các đô thị hay các khu du lịch tập trung nhiều khách nội địa, bình dân. Đối với hệ thống các khách sạn này huy động vốn từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cơ sở vui chơi, giải trí
Đối với hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí cần ưu tiên đầu tư xây dựng các loại hình giải trí tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao cảm giác mạnh, dã ngoại tại các trung tâm du lịch lớn, các khu vực đô thị như công viên Văn Lang,... kết hợp với việc đầu tư khai thác các trò chơi dân gian trong các lễ hội của các vùng văn hóa ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Dịch vụ y tế
Thanh lập các Tổ y tế lưu động và thường trực cấp cứu buổi tối tại các khu, điểm du lịch cội nguồn. Thường trực cấp cứu buổi tối tại khu, điểm du lịch cội nguồn, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị thuốc chữa bệnh, trang thiết bị cấp cứu, sẵn sàng chăm sóc cho khách du lịch côi nguồn.
Thành lập các tổ giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm để tổ chức kiểm tra, giám sát đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu du lịch, các nhà hàng ăn uống phục vụ du khách.