Hình Thức, Biện Pháp Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Đất Đai

- Tội vi phạm quy định về quản lý đất đai được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009: Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp:

- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

- Đất có diện tích lớn, rất lớn, đặc biệt lớn hoặc có giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn

- Gây hậu quả nghiêm trọng; rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Nhìn chung, để phòng ngừa và nghiêm trị cũng như để giáo dục các đối tượng có hành vi VPPL đất đai, các tội phạm liên quan đến lĩnh vực này được quy định biện pháp xử lý khá nghiêm khắc. Hình phạt có thể bị áp dụng phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

b- Vi phạm pháp luật đất đai đối với người thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai

Là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai; của cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn; của người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý.

Chủ thể vi phạm:

Theo quy định tại Điều 206 và 207 Luật Đất đai năm 2013, Điều 96 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 45/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 thì đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai bao gồm:

- Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 4

Cơ quan quản lý đất đai cấp nào trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước cấp đó.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công, thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ.

- Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và công chức Địa chính - xây dựng xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.

- Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý.

Hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai bao gồm:

- Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi sau:

+ Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;

+ Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.

- Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

+ Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định;

+ Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

+ Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa;

+ Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm các hành vi sau:

+ Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi;

+ Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

+ Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa;

+ Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi sau:

+ Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng;

+ Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Đất đai năm 2013

- Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý bao gồm các hành vi sau:

+ Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích;

+ Sử dụng đất sai mục đích;

+ Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.

- Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

+ Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi;

+ Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính;

+ Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính;

+ Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định;

+ Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện;

+ Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền;

+ Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân;

+ Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.

c- Vi phạm hành chính trong sử dụng đất

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi cố ý hoặc vô ý của người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân có liên quan, tổ chức hoạt động dịch vụ về đất đai vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai:

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm 25 hành vi:

- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Lấn, chiếm đất;

- Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác;

- Không đăng ký đất đai;

- Tự ý chuyển quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 188 của Luật Đất đai;

- Tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện quy định;

- Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở;

- Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà không đủ điều kiện;

- Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê mà không đủ điều kiện;

- Tự ý bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện;

- Tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm;

- Tự ý chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện của hộ gia đình, cá nhân;

- Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mà không đủ điều kiện đối với đất có điều kiện;

- Tự ý chuyển quyền và nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo;

- Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà không đủ điều kiện;

- Tự ý nhận chuyển quyền vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;

- Tự ý nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định tại Điều 169 của Luật Đất đai;

- Chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở;

- Vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính;

- Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất;

- Vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân;

- Vi phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai.

* Vi phạm pháp luật đất đai chủ yếu là vi phạm pháp luật đối với người thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai và vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (tội phạm về pháp luật đất đai không phổ biến), bởi vậy trong phạm vi luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu với 2 loại hình vi phạm này.

1.2. Hình thức, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đất đai

1.2.1. Hình thức, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đất đai giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1987

Giai đoạn này văn bản chủ đạo cho công tác quản lý đất đai là Quyết định 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước

Theo quy định tại điểm 2 mục VIII của Quyết định này quy định:

- Đối với trường hợp người sử dụng ruộng đất VPPL đất đai, tùy theo mức độ vi phạm, bị xử phạt như sau:

+ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10 đồng đến 200 đồng. Trong đó, Ủy ban nhân dân huyện có quyền cảnh cáo và xử phạt từ 10 đồng đến 50 đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền cảnh cáo và xử phạt từ 50 đồng đến 200 đồng.

+ Buộc phải sửa chữa những hậu quả và bồi thường những thiệt hại do việc vi phạm gây ra. Cơ quan quyết định xử phạt có quyền quyết định việc này.

+ Bị thu hồi ruộng đất.

- Nếu người sử dụng đất là cơ quan, tổ chức, thì ngoài việc cơ quan, tổ chức bị xử phạt, người chịu trách nhiệm chủ yếu trước cơ quan, tổ chức về những vi phạm đó có thể bị thi hành kỷ luật về hành chính hoặc có thể phải chịu một phần số tiền mà cơ quan, tổ chức phải chịu phạt.

- Thủ trưởng và cán bộ, nhân viên các cơ quan có trách nhiệm quản lý ruộng đất nếu vi phạm các nguyên tắc, chế độ đã quy định về việc giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất thì tùy theo mức độ vi phạm và tác hại gây ra có thể bị thi hành kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến hạ tầng công tác, cách chức hoặc buộc thôi việc.

- Người nào lấn chiếm ruộng đất của người khác đã bị xử phạt hành chính mà cố tình tái phạm hoặc người nào cố ý phá hoại các công trình bảo vệ, cải tạo đất, gây tổn hại nghiêm trọng đến đất đai, lợi dụng chức vụ để giao đất trái phép, nhằm mưu lợi ích riêng, cố ý ngăn cản việc thanh tra, điều tra để xử lý các vụ vi phạm hoặc cố ý bao che người vi phạm, thì bị truy tố trước Tòa án và bị xử phạt theo luật hình sự hiện hành.

Tại điểm 4 của Thông tư số 55/ĐKTK ngày 05/11/1981 của Tổng cục Quản lý ruộng đất có nêu: “Trường hợp tự do lấn chiếm” thì Chỉ thị số 213-TTg ngày 24/9/1974 của Thủ tướng Chính phủ đã ghi "đối với những đất của các nông trường các hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước bị chiếm dụng trái phép thì cơ quan làm chủ ruộng đất phải thu hồi lại, phải quản lý, sử dụng đúng chế độ và chính sách của Nhà nước".

Đơn vị sử dụng ruộng đất phi pháp phải san lấp như cũ trả lại cho sản xuất và bồi thường mọi tổn thất đối với sản xuất.

1.2.2. Giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 1987 có hiệu lực thi hành (ngày 08/01/1988) đến khi Luật Đất đai năm 2003 hết hiệu lực thi hành (đến trước ngày 01/7/2014)

1.2.2.1. Từ ngày 08/01/1988 đến 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành)

Luật Đất đai năm 1987 được ban hành theo tinh thần của Hiến pháp năm 1980, tại Điều 5 Luật Đất đai quy định: Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm huỷ hoại đất đai.

Theo tinh thần này, tại Điều 53 Luật Đất đai năm 1987 đã quy định trường hợp người mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô, huỷ hoại đất đai hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai thì bị xử phạt hành chính bằng một hoặc nhiều hình thức sau đây:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền từ 20% đến 30% giá trị thiệt hại do việc vi phạm gây ra;

- Tịch thu toàn bộ tiền mua bán đất;

- Thu hồi phần đất sử dụng trái pháp luật.

Việc xử lý hành chính quy định trong Điều này do Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 54 Luật Đất đai năm 1987 quy định, trường hợp người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm làm thiệt hại đến tài nguyên đất đai, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, thì bị xử lý bằng một trong những hình thức sau đây:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí