Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 12


ngưởng” của Nguyễn Công Trứ: “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”. Có khi là “bác” (Trời sinh ra bác Tản Đà), có khi là “tớ”:

Vì ai cho tớ phải lênh đênh, Nặng lắm ai ơi một khối tình.

(Chơi Hòa Bình)

Cách xưng hô ấy ta bắt gặp rất nhiều trong thơ Tú Xương sau này. Nó góp phần khẳng định tính phóng khoáng và chất chơi tài tử của thi nhân. Ngoài ra, cách dùng những khẩu ngữ khiến cho thơ chơi của Tản Đà tự nhiên, phóng khoáng:

Đầu ai sao tóc rối lung tung?

Chắc hẳn vì chưng nỗi tưởng chồng? Cậu ấy đi đâu lâu thế nhỉ?

Phòng riêng hay vẫn hãy còn không?

(Ghẹo người vu vơ)

Những hình ảnh, từ ngữ bình dị “tóc rối lung tung”, “cậu ấy” làm cho lời thơ gần gũi, thân thiết, tưởng như Tản Đà đã quen biết “người vu vơ” này từ lâu lắm. Tính tự nhiên của bài thơ thể hiện qua cách dùng từ ngữ thông thường, dùng khẩu ngữ và ngắt nhịp linh động theo sát tình ý, khiến câu thơ mất hẳn vẻ hoa lệ, trịnh trọng, nghiêm túc cố hữu của thơ Đường:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Thối om sọt phẩn, nhiều cô gánh, Tanh ngắt hơi đồng, lắm cậu yêu.

(Sự đời)

Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 12

Cũng giống như Tản Đà, Tú Xương tuy xuất thân từ cửa Khổng sân Trình sử dụng ngôn ngữ nôm na, sống sượng đời thường rất thành công:

Nhà kia lỗi phép con khinh bố

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng

Hay


Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng


Độc đáo nhất trong thơ chơi của Tản Đà là những thán từ thường sử dụng trong ngôn ngữ nói như “mà, lại, nhỉ, thôi, ơi, thế, là, a…”. Tản Đà rất hứng thú trong việc sử dụng từ “mà”. “Mà” thường được sử dụng trong khẩu ngữ hàng ngày, khi vào thơ của Tản Đà biến hóa rất linh hoạt, khi thì đứng ở đầu câu thơ như một sự đưa đẩy:

Hai mươi năm lẻ hoài cơm áo

đến bây giờ có thế thôi

(Đề khối tình con)

ra lúc quẫn văn càng hay

Lại được một bài thơ “khóc tết”

(Thơ khóc tết của hai ông đồ)

Ấy ai như thế thế ưa

tham kết tóc với xe tơ

(Tiếc của đời III)

hỡi dòng sông tiếng nước reo.

(Sông Cái chiếc thuyền nan)

đứng bơ phờ ngọn gió đông.

(Ghẹo người vu vơ)

hay mặt sóng cũng chơi vơi.

(Tây Hồ vọng nguyệt)

cuộc trần ai mấy bể dâu.

(Khách giang hồ)

Khi lại đứng ở cuối câu thơ khiến lời thơ thân thuộc như lời nói hàng ngày:

Trần gian em có tội chi mà!

(Không chồng ai dễ sống chi lâu)

Khi lại ở giữa câu:


Cậy ai nhắn một đôi câu

(Nhớ chị hàng cau)


Ngoài ra, ta còn thấy mật độ sử dụng dày đặc từ “mà” trong những bài như “Vịnh bức địa đồ rách, Cảm hứng, Cảm đề, Ngày xuân tương tư, Hai Bà Trưng”… Nhà thi học Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên từng nhận xét: “Thơ mà dùng hư tự không hay”. Người đồng thời cùng họ Triệu là Phạm Phanh cũng nói thêm: “Thơ dùng nhiều thực từ thì mạnh, dùng nhiều hư từ thì yếu” (dẫn theo Quách Tấn) [dẫn theo 68]. Khi dùng nhiều hư từ, câu thơ sẽ trở nên lỏng lẻo, cạn cợt, mất đi sự hàm súc, ý tại ngôn ngoại của thể thơ bác học. Cách nói bỡn cợt, ỡm ờ của nữ sĩ Xuân Hương “như nhường trêu” thi sĩ Tản Đà:

Trông ai mà lại tiếc cho ai, Ai thế, ai ơi, thế cũng hoài.

(Tiếc của đời II)

Hay:


Ấy ai như thế ưa,

Ai bảo khôn ngoan hóa cũng khờ.

(Tiếc của đời III)

Ở nhiều bài, Tản Đà làm thơ mà như “nói”, như “chơi” với những câu than rất cá tính. Có khi chỉ là việc mặc áo rách cũng khiến ông phải “kêu” lên thật to:

Ối trời ôi! Ối đất ôi! (Áo rách)

Hay: Hoa ơi! Hoa hỡi! Hoa hời!

(Hoa rụng)

Trời ơi! Ới tết ơi là tết!

(Thơ khóc tết của hai ông đồ)

Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau

(Tương tư)

Hầu như lúc nào trong thơ chơi của Tản Đà cũng có cái than thở nỉ non, ca thán nhưng đó không phải là cái kêu than của một người chán đời, bi quan yếm thế. Trong lời kêu ca ấy người đọc vẫn thấy được sự hài hước, hóm hỉnh rất Tản Đà.


Thơ ông cất lên như tùy hứng, có khi là một chuyện rất vu vơ, ngôn ngữ thơ ngập ngừng:

Muốn nói chuyện chơi không có chuyện Kìa/ đàn con sáo/ nó sang sông”

(Ghẹo người vu vơ)

Câu đầu “Muốn nói chuyện chơi không có chuyện”, nhưng lúng túng không biết mở lời thế nào. Câu tiếp theo, với cách ngắt nhịp 1/3/3, câu thơ như tiếng reo vui trước cảnh vật là một cái cớ để bắt chuyện với cô gái. Hay như câu:

Cô cất lưới lên bồng bỗng tếch

Lấy chi nuôi nấng/ cái,/ con,/ chồng?

(Xem cô chài đánh cá)

Câu đầu ngắt theo nhịp bình thường 4/3 của thơ Đường luật. Câu sau ngắt theo nhịp 4/1/1/1. Ba từ “cái, con, chồng” tạo thành ba nhịp, làm nổi bật gánh nặng gia đình đè lên vai cô gái, qua đó bộc lộ niềm cảm thương của Tản Đà đối với cô chài đánh cá. Tản Đà đã sử dụng nhuần nhuyễn các quan hệ từ và các đại từ phiếm chỉ làm mất đi tính nặng nề, khuôn sáo vốn có của thơ Đường luật. Bên cạnh việc giảm bớt lớp từ Hán việt trong thơ Đường, lựa chọn và ưu tiên sử dụng những lớp từ thuần Việt sinh động , tự nhiên , mang sắc thái bình dân , Tản Đà còn kết hợp Đường luật với những hình thức dân tộc.

Ở một số bài thơ Đường luật, ngôn ngữ thơ thậm chí cộc cằn, chao chát, thông tục. Khi viết về “Hai Bà Trưng”, Tản Đà dùng giọng bỡn cợt: Trắc, Nhị đâu mà nẩy một đôi (Hai Bà Trưng). Ngôn ngữ của bài thơ đậm chất khẩu ngữ và thấp thoáng bóng dáng trào tếu của ông Tú Vị Xuyên ở những chữ như: “mẹ hĩm, con bồi, sau đít, chạy đứt đuôi…” Rõ ràng mượn những lời “chơi” Tản Đà đã nói lên một thực tế đổi thay của đất nước với sự tiếc nuối ngẩn ngơ của Hai Bà.

Tản Đà đã kế tục truyền thống trào lộng của văn học thông tục, sáng tác những vần thơ hồn nhiên, giòn giã, từ cái nhếch mép, mỉa mai nhẹ nhàng đến cái cười trào phúng cay độc đủ các cung bậc. Có những lúc ngôn ngữ của Tản Đà khiến ta nhớ đến Tú Xương, nhưng có khi lại phảng phất phong cách của Bà chúa


thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, ở Tản Đà, sự trào lộng ấy thiên về hóm hỉnh, tình tứ, lém lỉnh, chứ không châm biếm, đả kích như Hồ Xuân Hương hay Tú Xương. Tuy ngôn ngữ của Tản Đà mang đậm chất “chơi”, chất dân gian và thấm đẫm hơi thở của cuộc sống nhưng sự hàm súc, rắn chắc, công phu đúc chữ của thơ Đường luật cổ điển vẫn là một đặc điểm dễ nhận ra trong thơ Tản Đà, nhất là những bài thơ được sáng tác ở giai đoạn cuối đời:

Bồn chồn chín khúc cơn mưa lạnh Đòi đoạn năm canh bóng nguyệt mờ

Hay:


Mặt nước khói tan chìm vía cá Đầu non sương phủ dạn thân tùng

Dù làm thơ vịnh hay thơ thù tạc, thơ lãng mạn hay thơ ưu thời mẫn thế, Tản

Đà chỉ sử dụng một ngôn ngữ duy nhất, chỉ cầu cứu tới một hồn thơ duy nhất, đó là ngôn ngữ rong chơi, đó là hồn thơ tài tử. Với Tản Đà, trò chơi không chỉ là ý nghĩa của đời sống, trò chơi cũng không là nền tảng của thơ, nó còn là chỗ hẹn hò gặp gỡ giữa thơ và đời sống. Trong thế giới trò chơi ngôn từ ấy, không còn sự ràng buộc nào nữa, không còn giới hạn nào nữa, tất cả đều bị bẻ gãy, san bằng, chỉ còn lại trí tưởng tượng, bằng cái ngông nghênh táo bạo của thi nhân:

“Rượu thơ mình lại với mình

Khi say quên cả cái hình phù du”

(Thơ rượu)

Say chỉ là một trong bao nhiêu hình thức chơi độc đáo của Tản Đà. Tản Đà không say để mà say. Trái lại, “phải hiểu say ở đây như một cách tiếp tục, hoàn tất ý nghĩa cuộc đời, tức là ý nghĩa của một cuộc chơi”. [80; 331]

Tóm lại, ngôn ngữ trong thơ chơi của Tản Đà là ngôn ngữ dân dã chịu ảnh hưởng nhiều của ca dao, dân ca, thứ ngôn ngữ đời sống được một nhà Nho đưa vào trong thơ và làm cho tươi mới, bắt kịp với hơi thở của thời đại. Ở điểm này, Tản Đà đã gặp gỡ Tú Xương. Bên cạnh đó là lớp từ thông tục của dân gian với nhiều lớp nghĩa và cách chơi chữ khiến người đọc liên tưởng đến thơ của Hồ Xuân


Hương. Ngôn ngữ thơ của Tản Đà độc đáo bởi sự hồn nhiên, nhẹ nhàng, uy mua, không sâu cay, đay đả. Chính điều đó đã tạo nên chất trữ tình cho thơ chơi của Tản Đà.

3.3. Biểu tượng

“Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới, làm cho con người và cuộc sống hiện lên y như thật. Nhưng hình tượng cũng là hiện tượng đầy tính ước lệ. Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng. Cho nên, trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh bằng hình tượng của văn học nghệ thuật” [20; 54]. Hiểu theo nghĩa cụ thể hơn thì: “Biểu tượng là phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời” [20; 54]. Tư duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo những biểu tượng trực quan nên việc nhà thơ chọn loại biểu tượng nào cho tác phẩm của mình phụ thuộc rất nhiều vào thế giới quan, nhân sinh quan, những quan niệm về văn chương của từng tác giả. Biểu tượng làm nên nét đặc sắc cho mỗi phong cách thơ, là phần quan trọng trong thế giới nghệ thuật của tác giả.

Thơ hay không chỉ phụ thuộc vào ý thơ - những điều nảy ra trong trí óc khi suy nghĩ, không chỉ phụ thuộc vào ngôn từ, lời chữ vần vè mà quan trọng hơn nó phải được thể hiện qua những hình tượng có sự tìm tòi sáng tạo mà người ta vẫn thường gọi là biểu tượng. Theo "Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học" của tác giả Nguyễn Thái Hoà thì "biểu tượng văn học là những biểu tượng trong sáng tạo văn học tức là những hình ảnh, tín hiệu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học có tính khái quát và phổ biến đến mức có khả năng gợi ra một hình ảnh khác hoặc một số phẩm chất, một số đặc trưng khác với đối tượng biểu hiện". Như vậy, biểu tượng được hình thành với phương thức sử dụng một loại môi vật để môi giới tri giác cái bất khả tri giác. Với cách thức "một hình ảnh cụ thể mà nói lên một sự gì trừu xuất hay vắng mặt", biểu tượng có nhiều dạng thức khác nhau: biểu trưng, biểu hiện,


dấu hiệu... Tuy luôn chứa đựng trong mình những giá trị đã được vĩnh hằng hoá nhưng biểu tượng không trở thành nơi tồn đọng những giá trị cũ mòn, nơi giam giữ các tầng ý nghĩa trong sự xơ cứng mà nó là một thực thể sống động luôn luôn có sự luân chuyển, đắp đổi nghĩa liên tục. Biểu tượng được nuôi dưỡng bằng những lối tư duy, những tưởng tượng phong phú của con người mà đời sống con người lại không bao giờ bớt phức tạp đi cho nên biểu tượng vì thế cũng không bao giờ đơn giản. Những phức tạp của đời sống dội vào tâm tư con người những suy tưởng không cùng để rồi từ đó chúng lại được dồn nén vào hệ thống biểu tượng. Đó chính là con đường tất yếu của đời sống và cũng là xu hướng tồn tại và phát triển tất yếu của biểu tượng thơ ca.

Trong một bài thơ, có những biểu tượng trong toàn bài nhưng cũng có những biểu tượng trong từng đoạn thơ, câu thơ. Biểu tượng trong toàn bài là biểu tượng xuyên suốt cả bài thơ thể hiện tư tưởng, nghệ thuật chủ đề của bài thơ còn biểu tượng trong từng đoạn thơ, dòng thơ, câu thơ là những biểu tượng có tính chất cụ thể, diễn đạt một ý thơ trọn vẹn và nhiều khi chúng có thể tách khỏi bài thơ, tự có số phận riêng của mình. Nếu một bài thơ không có biểu tượng chung trong toàn bài, không có những biểu tượng nhỏ trong từng đoạn, tình cảm cảm xúc lại không mãnh liệt thiết tha thì bài thơ đó không chỉ kém phần hương sắc mà còn khó có lý do để tồn tại. Tản Đà xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, nên dù viết văn, viết báo bằng chữ quốc ngữ, nhưng cách tư duy của ông vẫn là của người có qua Hán học. Với việc dịch Đại học, Kinh thi hoặc Thơ Đường, hoặc tranh cãi về đạo nho với Phan Khôi. Theo nhận xét của Phan Khôi, Tản Đà “không chịu học” - nghĩa là Tản Đà không chịu tiếp nhận tư duy phê phán của phương Tây như Phan Khôi, còn thực ra, cái vốn ngày trước đã giúp ông đủ vững vàng. Vì thế những biểu tượng trong thơ Tản Đà ít nhiều mang màu sắc tư duy Tây phương. Tản Đà không phải là người duy nhất nói đến đồng tiền. Nhưng trong thơ Tản Đà, đồng tiền là biểu tượng cho sức mạnh, quyền uy của xã hội tư sản.


Biểu tượng “đồng tiền”

Sinh trưởng trong thời buổi giao thời mưa Âu, gió Á, hơn ai hết, một nhà Nho sắc sảo, nhạy bén như Tản Đà thấm thía những đổi thay, vần vũ của xã hội. Do đó, nhiều hình ảnh trở đi trở lại nhức nhối trong thơ ông như một biểu tượng của xã hội tư sản ô trọc, suy đồi. Đồng tiền với sức mạnh của nó đặc biệt ám ảnh trong thơ chơi Tản Đà, tượng trưng cho quyền uy của xã hội tư sản. Khác xa với nếp sống nho nhã thanh cao không vướng tục của các nhà Nho thời trước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thời nay, nhà Nho như Tản Đà đã bị “cuộc sống cơm áo ghì sát đất”. Đồng tiền đã trở thành mối lo của nhà Nho:

Lo vì xã hội thiếu tiền tiêu,

Một kẻ phong lưu chín kẻ nghèo

(Hủ nho lo việc đời)

Đồng tiền làm rối bời gan ruột thi nhân, khiến ông không còn gan ruột để sáng tác thơ văn:

Tiền tiêu không có, những băn khoăn, Vay ngược vay xuôi thật khó khăn.

Công nợ nhà in còn chất đống, Còn đâu gan ruột nghĩ ra văn?

(Lo văn ế)

Hơn ai hết, Tản Đà thấm thía cái cực nhục, khó khăn do việc thiếu thốn tiền bạc, ông có những bài thơ “phóng sự” mô tả cảnh sống thực của tầng lớp dân nghèo với giọng văn giản dị mà cảm động:

Trong trần thế cảnh nghèo là khổ Nỗi sinh nhai khốn khó qua ngày Quanh năm gạo chịu tiền vay

Vợ chồng lo tính hôm rày hôm mai.

(Cảnh vui của nhà nghèo)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024