Những Khó Khăn Và Thuận Lợi Của Ngành Dệt May Việt Nam



dệt may

xuất khẩu

tổng số

2001

2000

15100

7.55

2002

2710

16530

6,1

2003

3630

19880

5,5

2004

4319

26003

6

2005

4806

34278

7,13

2006

5800

40000

14,5

9 tháng 2007

5805

35200

16,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex - 3

(Nguồn: Tổng công ty Dệt - May Việt Nam)


Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam liên tục tăng qua các năm và ngày càng góp phần quan trọng trong việc tăng tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, kim ngạch xuất khẩu dệt may có bước tiến vượt bậc, chiếm tỷ trọng 16,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2007 tăng 2% so với tỷ trọng/ tổng số của toàn năm 2006.

3. Những khó khăn và thuận lợi của ngành dệt may Việt Nam


3.1. Những thuận lợi

Ngành dệt may VN được đánh giá là ngành có lợi thế so sánh cao nhờ các yếu tố :

- Nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ, tuy nhiên đây không phải là yếu tố ổn định trong cạnh tranh. Khi trình độ khoa học kỹ thuật nâng cao, lợi thế về lao động sẽ không còn sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nữa.

- Vị trí địa lý và điều kiện giao lưu hàng hoá: VN nằm trong khu vực Đông Nam Á, Vị trí của VN cũng thuận tiện cho việc phát triển giao lưu hàng

hải quốc tế với các khu vực trên thế giới với bờ biển dài, có nhiều hải cảng nước sâu và có khí hậu tốt...

- Khả năng cung cấp nguyên liệu: VN có rất nhiều vùng có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển cây bông. Nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa truyền thống của VN đã được phát triển với việc áp dụng kỹ thuật mới, cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao, được ưa chuộng trên thế giới tuy sản lượng còn thấp.

- Khả năng đổi mới thiết bị công nghệ: Trang thiết bị ngành may đã có những thay đổi đáng kể với các thiết bị công nghệ mới của các nước tiên tiến, có thể sản xuất những mặt hàng chất lượng quốc tế. Phần lớn các doanh nghiệp may có quy mô vừa và nhỏ, có khả năng thích nghi linh hoạt, dễ dàng đổi mới trang thiết bị, công nghệ theo điều kiện biến động của thị trường.

- Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn và có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao, được xếp vào lĩnh vực khuyến khích đầu tư phát triển. Nhiều chính sách thương mại và đầu tư đã có tác dụng thiết thực trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp dệt may và thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này.

- Khả năng cạnh tranh: Xuất phát từ những lợi thế trên, mặc dù sản phẩm dệt may của VN hầu như chưa được biết đến trên thị trường thế giới nhưng sản phẩm may xuất khẩu của VN được đánh gía cao về nhiều phương diện. Chất lượng sản phẩm tốt và ổn định, thời gian giao hàng được xem vào loại tốt nhất so với các nước Châu Á.

3.2. Những khó khăn


Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành dệt may VN đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức từ nhiều phía:

-Không những phải nhập nguyên liệu, mà hầu hết các phụ liệu khác ngành may xuất khẩu cũng phải nhập ngoại, một phần do sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú trọng đúng mức, một phần do khách hàng nước ngoài yêu cầu phải sử dụng phụ liệu do bên họ cung cấp. Vì vậy, các doanh nghiệp thường rơi vào thế bị động do nguồn cung cấp nguyên phụ liệu chậm chễ, thiếu đồng bộ hay không đảm bảo quy cách phẩm chất.

-Trình độ thiết kế kiểu mẫu còn chưa phát triển.


-Về cơ chế quản lý nhập khẩu: Bên cạnh những thay đổi đáng kể trong công tác quản lý XNK, nhiều hính sách biện pháp vẫn còn bất cập, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất-XNK hàng dệt may.

Có thể nói, sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn kém cạnh tranh hơn nhiều nước trong khu vực về nhiều mặt :

+ Về giá: Do hầu hết phải nhập khẩu từ nguyên phụ liệu đến công nghệ, thiết bị, mặt khác do VN chỉ làm những khâu cắt, ráp, đóng góp ... có giá trị gia tăng thấp, nên giá thành sản phẩm vẫn còn khá cao trong thị trường cạnh tranh.

+ Về cơ cấu sản phẩm: sản phẩm dệt may VN vẫn còn đơn điệu. Khả năng đa dạng hoá mặt hàng không theo kịp với sự thay đổi của yêu cầu thị trường, đặc biệt là với các trang phục cao cấp.

+ Về thị trường: VN đang tham gia vào thị trường thế giới khi thị trường đã khá định hình, phải cạnh tranh với các nước có cùng loại sản xuất xuất khẩu nhưng có trình độ phát triển cao hơn, có tên tuổi và uy tín trên thị trường, lại được ưu đãi hơn trong các Hiệp định song phương hay đa phương về hàng dệt may với các nước nhập khẩu .

+ Về cơ sở hạ tầng: So với nhiều nước trong khu vực, cơ sở hạ tầng của VN kém cạnh tranh hơn về nhiều phương diện: Các dịch vụ tài chính, ngân

hàng kém phát triển, điều kiện giao thông vận tải kho tàng, bến bãi vừa thiếu vừa yếu kém, chi phí điện nước, liên lạc viễn thông cao,... Với mặt hàng dệt may, khối lượng nguyên liệu nhập khẩu cũng như xuất khẩu thành phẩm cần phải chuyển tải lớn thì các yếu tố trên càng trở nên quan trọng.

Tuy nhiên, VN cũng đang cố gắng khắc phục dần những yếu điểm của mình để đi lên hoà nhập cùng nhịp với thế giới và ngành dệt may VN cũng như hàng dệt may của VN cũng đang từng bước chuyển đổi cho phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY HAPROSIMEX‌‌


I. Giới thiệu chung về công ty


1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Haprosimex


Tên tiếng Việt: Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội

Tên tiếng Anh: Hanoi General Production and Import-Export Company (Haprosimex Hanoi)

Tên viết tắt: Haprosimex


Trụ sở chính: 22 Hàng Lược, Hà Nội Số điện thoại: 04.8257808

Fax: 04.8264014


Website: http://www.haprosimex.com.vn/


Công ty Haprosimex chuyên sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng: dệt may, thủ công mĩ nghệ, nông lâm sản.... Công ty Haprosimex đã xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lành thổ trên thế giới, trong đó các thị trường xuất khẩu chính là: Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, Anh.....

Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu được Bộ thương mại đánh giá là doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín liên tục từ năm 2004 đến nay, công ty Haprosimex luôn nỗ lực hết mình với khẩu hiệu “ Tất cả vì khách hàng”.

Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội có tiền thân là liên hiệp các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Hà Nội.Theo chủ trương đổi mới và để thích nghi với cơ chế thị trường, theo nghị quyết 16/NQ của Bộ Chính Trị và nghị quyết số 146/HĐBT của Hội Đồng Bộ trưởng thực hiện việc giải thể liên hiệp hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, ngày 18/12/1989 UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 591/QĐ-TC chuyển liên hiệp hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Hà Nội thành Liên hiệp sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội trên cơ sở tiếp nhận, tổ chức lại lao động, cơ sở vật chất, nguồn vốncủa Liên hiệp hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Theo quyết định này Liên hiệp sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công

nghiệp Hà Nội là một tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Từ năm 1989 đến năm 1993, đây là Liên hiệp xuất nhập khẩu tổng hợp mạnh nhất trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, có hoạt động trên mọi lĩnh vực xuất nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: sắt, thép, phân bón, hóa chất, nguyên vật liệu phục vụ sản xuấtCác mặt hàng xuất khẩu chính là hàng hóa nông lâm sản, khoáng sản, nguyên vật liệu thô, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệpTuy nhiên, nhìn chung trong giai đoạn này Liên hiệp vẫn chủ yếu kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh, đơn đặt hàng, hạn ngạch do nhà nước cấp, khả năng tự chủ thấp, cơ cấu bộ máy tổ chức còn cồng kềnh, hiệu quả chưa cao.

Năm 1993, công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội được thành lập theo quyết định số 528/QĐ/UB ngày 29 tháng 1 năm 1993 của UBND thành phố Hà Nội với tên gọi ban đầu là Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội trực thuộc Liên hiệp sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Theo quyết định này, công ty là doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, được mở tài khoản tại các ngân hàng kể cả tài khoản ngoại tệ và được sử dụng con dấu riêng theo quyết định của nhà nước. Cũng theo quyết định thành lập này công ty có số vốn kinh doanh ban đầu là 1564,5 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn cố định là 550,7 triệu đồng


- Vốn lưu động là 1013,8 triệu đồng Trong đó:

- Vốn ngân sách nhà nước cấp : 1552,5 triệu đồng


- Vốn doanh nghiệp tự bổ sung : 120 triệu đồng

Đến ngày 30 tháng 8 năm 1993, UBND thành phố Hà Nội lại ra quyết định số 3236/QĐ/UB đổi tên công ty thành tên chính thức hiện nay là Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội. Đăng ký kinh doanh số 109194 do Uỷ ban kế hoạch nhà nước cấp ngày 10/09/1993.

Trong những buổi đầu thành lập, công ty đã gặp phải không ít khó khăn cả về khách quan lẫn chủ quan. Đó là do việc chuyển đổi từ một cơ quan hành chính bao cấp sang thành đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập cùng với cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, đội ngũ công nhân viên chưa quen với công việc sản xuất kinh doanh mới cộng với việc thanh tra, kiểm tra kéo dàiBên cạnh đó là những khó khăn do việc các thị trường xuất nhập khẩu truyền thống như Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều xáo trộn, trong khi thị trường Tây Âu và khu vực châu Á tuy có mở rộng nhưng vẫn còn rất mới. Trong tình hình đó, toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty đã đoàn kết phấn đấu vừa sắp xếp lại tổ chức, vừa duy trì hoạt động kinh doanh và từng bước tháo gỡ những vướng mắc về tài sản, về vốn, về tổ chức quản lý. Từ đó công ty nâng cao được kết quả hoạt động kinh doanh, từng bước mở rộng thị trường. Được sự quan tâm chỉ đạo của thành ủy, UBND thành phố Hà Nội cùng các cơ quan chức năng kết hợp với sự năng động sáng tạo của ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của mình không ngừng phát triển với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Đến nay công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của thành phố Hà Nội cũng như của cả nước, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 25%/năm. Công ty đã có tích lũy, đầu tư chiều sâu, mở rộng ngành nghề và đa dạng hóa mặt hàng, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu với nhiều nước trên thế giới, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thương trường và có tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn.

2. Chức năng nhiệm vụ của công ty


2.1. Chức năng


- Tổ chức các cơ sở sản xuất may mặc, dệt len, lắp ráp xe máy, gia công chế biến nông lâm sản và các hàng hóa khác để xuất khẩu và làm dịch vụ xây dựng.

- Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thủ công nghiệp, công nghiệp, hàng nông lâm, hải sản, khoáng sản.

- Nhập khẩu vật tư nguyên liệu, thiết bị phụ tùng, phương tiện để phục vụ cho nhu cầu của thị trường.

- Nhận ủy thác xuất khẩu và nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tham gia liên doanh, liên kết sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

- Hợp tác, liên doanh liên kết mở cửa hàng làm đại lý giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

2.2. Nhiệm vụ


Là một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước do UBND thành phố Hà Nội quản lý, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài sản riêng, nhiệm vụ của công ty là:

- Tổ chức và hoàn thiện bộ máy của công ty.


- Bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước giao


- Nộp ngân sách nhà nước và địa phương


- Thực hiện chế độ thu chi, hóa đơn, chứng từ theo chế độ hạch toán của nhà nước

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí