Đổi Mới Căn Bản Toàn Diện Giáo Dục Việt Nam Và Sự Tác Động Của Nó Tới Yêu Cầu Phải Đổi Mới Quá Trình Dạy Học


Với cuộc CM 4.0 vạn vật kết nối internet, thông tin bùng nổ, vì vậy quá trình trao truyền tri thức trong nhà trường có sự thay đổi. Sự ra đời và phát triển các thiết bị thông minh khiến con người được gắn kết và tận hưởng những tiện ích của internet, giúp cho việc tiếp nhận tri thức nhanh chóng hơn và rút ngắn khoảng cách. Trước hết, CNTT đã tạo ra một cơ hội để mọi người có quyền học, có thể học bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, không nhất thiết phải học mặt giáp mặt (face to face). Thông qua mạng Internet có thể học với những người thầy giỏi ở một khoảng cách xa, thậm chí ở một nước khác. Người học có thể chủ động truy cập vào mạng học bất cứ lúc nào tuỳ theo thời gian rảnh của mình.

Lợi ích quan trọng nhất, mang ý nghĩa vĩ mô mà CNTT mang lại chính là mô hình GD&ĐT mới. Phương pháp dạy và học, cơ cấu, qui trình tổ chức đều có những thay đổi mang tính bản chất. Nét đặc trưng của mô hình truyền thống: người dạy là trung tâm còn người học thì thụ động. Với mô hình mới, người dạy trở thành người thúc đẩy, chuyên gia hướng dẫn. Họ đóng vai trò định hướng, giúp đỡ học sinh tự tìm tòi nghiên cứu, biến đổi thông tin tiếp cận được thành tri thức, kĩ năng. Học sinh chủ động, thích nghi, tự kiểm soát và tự điều khiển. Sự đa dạng của các nguồn thông tin có sẵn thông qua các công nghệ (qua mạng Internet) tạo ra các cơ hội học tập tự hướng dẫn cho người học, độc lập với dạy trực tiếp từ giáo viên. Công nghệ làm cho việc dạy và việc học sống động hơn, được thể hiện phù hợp hơn với tính đa dạng của điều kiện và khả năng của từng cá thể người học.

Có thể khẳng định CNTT đã và đang làm nên một cuộc đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục. Từ việc đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp dạy học, đến đổi mới quản lí giáo dục, công nghệ giáo dục… Hay nói cách khác, nó tạo ra một hệ thống giáo dục mới thích nghi với môi trường xã hội thay đổi và cũng là xu hướng của hệ thống giáo dục trong tương lai. Đây là vấn đề quan trọng nhất hiện nay trong lĩnh vực giáo dục mà tất cả các nước đều quan tâm.


CNTT tạo ra sự chuyên nghiệp trong giáo dục. Từ đó, xuất hiện các công nghệ giáo dục, trong đó phải kể đến công nghệ dạy và học, công nghệ quản lí giáo dục.

- C ng ngh dạy và học: Làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học, làm thay đổi phương pháp, hình thức học tập của học sinh. Quan hệ giữa máy tính và con người đã trở thành quan hệ hai chiều thông qua các phương tiện truyền thông, như là video, audio ... đỉnh cao của nó là môi trường học tập trên mạng Internet (E- Learning).

- C ng ngh qu n lí giáo d c: Làm thay đổi cung cách điều hành và quản lí giáo dục, hỗ trợ công cuộc cải cách hành chính để làm việc hiệu quả hơn và quản lí quá trình dạy học.

Nhờ có công nghệ giáo dục mà CNTT đã thể hiện rò nét vai trò là công cụ cho mọi cuộc đổi mới giáo dục. CNTT cung cấp tài nguyên giáo dục, cho tất cả mọi người, làm thay đổi vai trò của người, người học có thể phát huy tính tích cực. Nó vừa là phương tiện, công cụ vừa là mục đích của GD&ĐT. Ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ thay đổi hình thức dạy học: Giáo viên có thể huy động, kết hợp nhiều giác quan của học sinh trong quá trình dạy học. Với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại, thiết bị CNTT, học sinh học bằng đa giác quan, tự thực hành, tự trình bày ý kiến của mình, việc lĩnh hội tri thức của học sinh dễ dàng hơn và ghi nhớ kiến thức lâu dài hơn.

- Với sự hỗ trợ của CNTT, giáo viên có thể dễ dàng thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học. Những mô hình dạy học mới đạt hiệu quả cao, giáo viên có thể triển khai được như: dạy học khám phá, dạy học dự án, dạy học chương trình hoá, dạy học trực tuyến ...

- Trong thời đại công nghiệp 4.0, ứng dụng CNTT trong dạy học thì mới giải quyết được mâu thuẫn giữa sự bùng nổ thông tin với thời gian học, trình độ, sức lực của học sinh hiện nay, đồng thời giải quyết vấn đề quá tải trong việc học


của học sinh. Hơn thế nữa, nó còn tạo cho học sinh một ý thức học tập chuyên nghiệp và hiện đại.

Từ yêu cầu của cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0, đặt ra cho nhà quản lý giáo dục phải vận dụng được những thành quả của cuộc cách mạng này trong các nội dung quản lý nhà trường. Phát triển nhà trường theo hướng thông minh trên cơ sở số hóa, hiện đại trong ứng dụng internet trong quản lý và dạy học.

1.3.2. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt nam và sự tác động của nó tới yêu cầu phải đổi mới quá trình dạy học

1.3.2.1. Những điểm mới trong ch ơng trình giáo d c phổ th ng 2018

Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa được thực hiện theo những điểm chủ yếu sau:

- Phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hoà giữa dạy chữ với dạy người.

- Cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa phải đảm bảo chuẩn hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và đảm bảo tính chỉnh thể, tính linh hoạt, thống nhất trong và giữa các cấp học.

- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

- Quản lí việc xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với địa phương và đối tượng học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Được xây dựng nhằm mục tiêu phát triển năng lực của người học.

+ Chương trình gồm 2 giai đoạn: cơ bản và sau cơ bản, với nguyên tắc tích hợp ở các lớp dưới và phân hoá sâu ở các lớp trên.

+ Nội dung giáo dục địa phương, tăng môn học tự chọn, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương và người học.


+ Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục nhằm phát triển năng lực học sinh.

+ Một chương trình chung và có nhiều bộ sách giáo khoa.

Với những định hướng đổi mới trên, người giáo viên cần được trang bị và phát triển nhiều kĩ năng mới, đặc biệt là kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải thông hiểu về chương trình, vững vàng về chuyên môn, thành thạo về kĩ thuật, sáng tạo trong vận dụng các giải pháp đánh giá của giáo viên.

Như vậy có thể thấy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã đưa đến nhiều tác động tích cực nhưng cũng đồng thời là những đòi hỏi mới đối với quá trình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên của các trường đại học sư phạm; xây dựng mới các chương trình đào tạo giáo viên cho phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018, chú ý đến đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tích hợp và liên môn, bồi dưỡng kĩ năng và năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học.

1.3.2.2. Sự khác nhau giữa ch ơng trình tiếp cận nội dung và ch ơng trình tiếp cận n ng lực

Đặc điểm

Chương trình dựa theo nội dung

Chương trình dựa theo năng lực


M hình ch ơng trình

Trọng điểm

- Tiếp nhận kiến thức

- Tự kiến tạo kiến thức, vận dụng

kiến thức vào cuộc sống.

Kiểu hoạt

động

- Từ người dạy đến người học

- Người học và người dạy cùng

hợp tác


Kiểu học tập

- Chủ yếu tiếp nhận kiến thức, kĩ năng nhận thức.


- Nhấn mạnh kĩ năng nhận thức, tư duy logic.


- Mỗi kiến thức, kĩ năng được học không liên tục, ít lặp lại và ở từng môn học.

- Kiến tạo, vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ theo kiểu tích hợp trong bối cảnh thực để phát triển dần năng lực.

- Nhấn mạnh kĩ năng nhận thức, tư duy phê phán, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác.

- Mỗi năng lực được phát triển liên tục theo hình xoăn ốc ở nhiều lĩnh vực/môn học, dọc theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.


Đặc điểm

Chương trình dựa theo nội dung

Chương trình dựa theo năng lực

M hình ch ơng trình

Trách nhiệm

- Chịu trách nhiệm cung cấp các nguồn lực hỗ trợ là chủ yếu.

- Vừa cung cấp nguồn lực, vừa hướng dẫn, hỗ trợ và chịu trách

nhiệm đến kết quả cuối cùng.

Các thành tố ch ơng trình


Mục tiêu/ kết quả đầu ra

- Yêu cầu về từng kiến thức, kĩ năng, thái độ cụ thể.


- Được xác định trên cơ sở yêu cầu về nội dung môn học.

- Là kì vọng đối với người học.

- Mức độ phát triển năng lực (tổng hoà kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, động cơ và xúc cảm).

- Được phát triển trên cơ sở nhu cầu của công việc trong xã hội.

- Là kì vọng đối với cả người học và người dạy.


Nội dung học tập

- Lựa chọn những tri thức cần thiết từ khoa học của môn học.

- Tổ chức nội dung chủ yếu là theo logic khoa học môn học.

- Lựa chọn những năng lực cần thiết cho HS trong cuộc sống.

- Tổ chức nội dung chủ yếu theo cách tích hợp giúp hình thành và phát triển năng lực.


Phương pháp dạy và học

- Xuất phát từ kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu khoa học môn học.

- Chú ý đến việc tổ chức học tập các nội dung trong chương trình.

- Thích ứng với kinh nghiệm đã

có của cả lớp khi học tập mỗi môn học.

- Xuất phát từ kinh nghiệm gắn kết với cuộc sống thực.


- Thông qua trải nghiệm, chú ý đến việc tổ chức phát triển tiềm năng sẵn có ở mỗi người.

- Thích ứng với kinh nghiệm mỗi người trong học tập và cuộc sống.


Đánh giá người học

- Nhấn mạnh những kiến thức, kĩ năng đã được quy định.

- Tập trung vào đánh giá tổng kết.


- Tập trung đo lường các mục tiêu môn học đơn lẻ.


- Chủ yếu do GV thực hiện.

- Thường thu thập thông tin tại các thời điểm cố định.

- Nhấn mạnh những kết quả đầu ra thực sự ở mỗi HS

- Tập trung đánh giá quá trình (theo dòi sự tiến bộ) và đánh giá tổng kết.

- Tập trung đo lường nhiều năng lực trong quá trình HS tham gia hoạt động thực;

- Do GV và HS thực hiện.

- Thông tin được thu thập trong suốt quá trình.


1.3.2.3. Sự tác động của ch ơng trình giáo d c định h ớng n ng lực tới tổ chức quá trình dạy học ở tr ng trung học cơ sở, vai trò của trò, thày và nhà qu n lí.

Quá trình dạy học thực hiện chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu rèn luyện phẩm chất năng lực học sinh

Quá trình dạy học nói chung có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:


Quá trình dạy học định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh có 1

Quá trình dạy học định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh có những đặc trưng cơ bản sau:

- Mục tiêu của môn học, bài học là những phẩm chất, năng lực mà học sinh phải tự rèn luyện được (dưới sự hướng dẫn của thày), thay vì chỉ là những kiến thức do thày truyền đạt.

- Nội dung môn học là những nội dung cần và đủ để học sinh rèn luyện các năng lực do mục tiêu dạy học qui định. thay vì cung cấp càng nhiều nội dung càng tốt.

- Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học phải đổi mới căn bản. Thay vì truyền đạt kiến thức, thày phải căn cứ mục tiêu dạy học tổ chức được các hoạt động, học sinh thay vì ngồi nghe, ghi chép, trả lời khi được hỏi, phải hoạt động và thông qua hoạt động tự kiến tạo kiến thức cho bản thân. Trong quá trình đó các


hình thức kiểm tra đánh giá được sử dụng để giúp học sinh đạt được các chuẩn năng lực của bài học

- Hình thức đánh giá tổng kết phải đổi mới. Thay vì kiểm tra kiến thức sẽ đánh giá việc vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của chính mình, bằng các sản phẩm hữu ích.

Quá trình dạy học định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh làm thay đổi vị trí, vai trò của thày và trò. Thày là chủ thể trong quá trình tổ chức các hoạt động trên lớp, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh hoạt động. Trò chủ động hoạt động bằng cách của mình muốn và có thể, tự kiến tạo kiến thức bằng cách của mình để tự rèn luyện năng lực. Nhà quản lí phải hiểu rò những đặc trưng này để hỗ trợ thày trò dạy tốt, học tốt bằng CNTT.

Những đặc trưng của quá trình dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh là cơ sở để xác định cách ứng dụng CNTT vào dạy học và cũng là cơ sở để xác định những giải pháp quản lí quá trình này.

1.3.3. Một số nguyên tắc cơ bản khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy ở trường trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Trong quá trình dạy học giáo viên phải đảm bảo những nguyên tắc ứng dụng CNTT theo định hướng phát triển năng lực cơ bản như sau:

- Đảm bảo mục tiêu môn học: Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 vừa qua được xác định là các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Những mục tiêu này được xác định tường minh, rò ràng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bài học. Đảm bảo mục tiêu môn học trong quá trình ứng dụng CNTT đòi hỏi giáo viên phải xác định, CNTT là môi trường, công cụ hỗ trợ cho quá trình DH chứ không phải là cái đích hướng tới.


- Hình thành, phát triển năng lực của học sinh: Trong quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Bên cạnh việc đảm bảo mục tiêu của môn học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên phải xác định được việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực và phẩm chất nào? Phát triển năng lực và phẩm chất ở mức độ nào? Để thực hiện được việc này, giáo viên phải xác định được mục tiêu của tiết học hoặc ở bài học cụ thể sẽ hướng tới hình thành, phát triển năng lực cụ thể nào cho HS để từ đó lựa chọn hình thức, mức độ ứng dụng CNTT cho phù hợp.

1.3.4. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở

Trong thực tiễn ứng dụng CNTT trong dạy học được thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, điều này từ lý luận và thực trạng đã minh chứng. Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS được thực hiện trong các khâu sau đây:

Ứng d ng CNTT trong thiết kế bài bài dạy có ứng d ng CNTT

Giáo viên phải xác định sẽ làm loại giáo án gì? Bài giảng có hỗ trợ ứng dụng CNTT trong một số công đoạn hay bài giảng E-Learning? Sau khi xác định loại bài giảng, lập kế hoạch xây dựng bài giảng; viết kịch bản cho bài giảng trong đó chú ý tới phương pháp, trình tự của dạy học bộ môn. Sử dụng các kỹ thuật CNTT để xây dựng tập hợp các tư liệu dành cho bài giảng; sử dụng các thao tác, kỹ thuật CNTT để thiết bài giảng cho phù hợp. Giáo viên phải biết lựa chọn phần mềm và các thiết bị hỗ trợ, cũng như xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể của bài giảng.

Ứng d ng CN trong vi c triển khai kế hoạch bài dạy

Việc sử dụng giáo án có ứng dụng CNTT, yêu cầu giáo viên phải biết cách thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong môi trường CNTT. Giáo phải có kĩ năng sử dụng CNTT trong các tình huống sư phạm. Việc giảng dạy yêu cầu người thầy vừa kiến thức môn học, vừa có am hiểu về CNTT. Khi giảng dạy, người giáo

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí