và cộng sự (2007) cho rằng: kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp chịu tác động bởi: đặc điểm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, thái độ và nhận thức quản lý, và chiến lược marketing. Tác giả Boughanmi và cộng sự (2007) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 30 doanh nghiệp thủy sản tại Oman. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản chịu tác động bởi: đặc điểm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, thái độ và nhận thức quản lý, và chiến lược marketing.
Nghiên cứu của Miltiadis và cộng sự (2008)
Tác giả Miltiadis và cộng sự (2008) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định và đo lường các yếu tố tác động đến hiệu quả xuất khẩu của các công ty kinh doanh thực phẩm và nước giải khát tại thị trường Hy Lạp. Tác giả Miltiadis và cộng sự (2008) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi: chiến lược marketing xuất khẩu, nguồn thông tin, định hướng đổi mới, sáng tạo và chấp nhận rủi ro, quy mô doanh nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu trên tổng doanh số, kinh nghiệm xuất khẩu, các vấn đề khó khăn về xuất khẩu và rào cản thương mại. Tác giả Miltiadis và cộng sự (2008) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo trên cỡ mẫu là 155 (trong đó 103 phiếu trả lời hợp lệ) là các nhà xuất khẩu thực phẩm và nước giải khát của Hy Lạp có thời gian hoạt động từ năm 1999 đến năm 2001. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi: chiến lược Marketing xuất khẩu, định hướng của đổi mới, sáng tạo và chấp nhận rủi ro, các vấn đề về xuất khẩu, các rào cản thương mại.
Nghiên cứu của Seyed (2012)
Tác giả Seyed (2012) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa rào sản xuất khẩu và kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Iran. Tác giả Seyed (2012) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 06 phương diện: phương diện về môi trường, phương diện về hoạt động của doanh nghiệp, phương diện về tài chính, phương diện về luật pháp, phương diện về Logistics, phương diện về nguồn lực. Tác giả Seyed (2012) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát
300 doanh nghiệp (trong đó 141 phiếu trả lời hợp lệ). Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 06 phương diện trên.
Nghiên cứu của tác giả Adu-Gyamfi và Korneliussen (2013)
Tác giả Adu-Gyamfi và Korneliussen (2013) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả Adu-Gyamfi và Korneliussen (2013) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động rào cản xuất khẩu, kinh nghiệm quản lý, thâm niên công ty, cam kết về nguồn lực, trình toàn cầu hóa. Tác giả Adu-Gyamfi và Korneliussen (2013) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 73 doanh nghiệp xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi quy mô của công ty, quá trình toàn cần hóa và rào cản xuất khẩu.
Nghiên cứu của Drama và cộng sự (2014)
Tác giả Drama và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu tại Zanzibar. Tác giả Drama và cộng sự (2014) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 07 yếu tố: giá xuất khẩu của sản phẩm, chi phí tại trang trại, cầu xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực, thu nhập của thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài, sản xuất. Tác giả Drama và cộng sự (2014) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bộ dữ liệu thứ cấp thu thập từ 1980 đến 2005 của cơ quan thống kê Zanzibar. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 03 yếu tố: đầu tư trực tiếp nước ngoài, giá xuất khẩu của sản phẩm, chi phí tại trang trại.
Nghiên cứu của Salem (2014)
Tác giả Salem (2014) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tác giả Salem (2014) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 06 yếu tố: Nguồn lực của doanh nghiệp, rào cản xuất khẩu, kinh nghiệm về xuất khẩu, thâm niên của doanh nghiệp, và quy mô doanh nghiệp và chiến lược marketing xuất khẩu. Tác giả Salem (2014) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 206 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố
Tunis. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động trực tiếp bởi quy mô doanh nghiệp và chiến lược marketing.
Nghiên cứu của tác giả Edril và Özdemir (2016)
Tác giả Edril và Özdemir (2016) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả Edril và Özdemir (2016) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 05 yếu tố: đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm môi trường, cam kết quốc tế, kinh nghiệm quốc tế và chiến lược marketing xuất khẩu. Tác giả Edril và Özdemir (2016) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 118 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động trực tiếp bởi: đặc điểm doanh nghiệp, cam kết quốc tế, kinh nghiệm quốc tế và chiến lược marketing xuất khẩu.
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Trần Thanh Long và cộng sự (2014)
Tác giả Trần Thanh Long và cộng sự (2014) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Tác giả Trần Thanh Long và cộng sự (2014) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi: đặc điểm doanh nghiệp, môi trường kinh doanh trong nước, môi trường kinh doanh nước ngoài, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc điểm ngành hàng. Tác giả Trần Thanh Long và cộng (2014) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 209 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản chịu tác động trực tiếp bởi: đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu; hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp; thị trường nước ngoài; thị trường trong nước; đặc điểm của ngành hàng xuất khẩu.
Nghiên cứu của Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015)
Tác giả Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015) nghiên cứu các yếu tố động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam. Tác giả Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi: đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, thái độ và nhận thức quản lý, chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm ngành, đặc điểm thị
trường nước ngoài, đặc điểm thị trường trong nước, mối quan hệ kinh doanh. Tác giả Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua phỏng 05 chuyên gia và nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 107 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân chịu tác động trực tiếp bởi 06 yếu tố: Năng lực quản lý công ty, thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu, chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm thị trường cà phê thế giới, đặc điểm thị trường cà phê trong nước, mối quan hệ kinh doanh.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017)
Tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam. Tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017) cho rằng: kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi: chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm thị trường trong nước, đặc điểm thị trường nước ngoài. Tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017) sử dụng phương pháp định tính kết hợp định lượng, định tính thông qua thảo luận nhóm tập trung cùng 10 doanh nghiệp để điều chỉnh các biến quan sát, định lượng thông qua phỏng vấn trực tiếp 305 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi: chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm thị trường trong nước, đặc điểm thị trường nước ngoài.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quỳnh Huy (2018)
Tác giả Nguyễn Quỳnh Huy (2018) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Quỳnh Huy (2018) cho rằng hoạt động xuất khẩu chịu tác động bởi GDP, FDI, tỷ giá, khoảng cách. Tác giả Nguyễn Quỳnh Huy (2018) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bộ dữ liệu thứ cấp thu thập từ năm 2010 đến 2014 của 28 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hoạt động xuất khẩu chịu tác động bởi GDP, FDI, tỷ giá, khoảng cách địa lý.
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan
Phương pháp nghiên cứu/Ngữ cảnh nghiên cứu | Kết quả nghiên cứu | |
Peter và Ramadhani (1998) | Phương pháp định lượng thông qua khảo sát 253 đáp viên (trong đó có 216 phiếu trả lời hợp lệ) là các nhà xuất khẩu tại Newzealand. | Định hướng marketing, kiến thức về thị trường xuất khẩu, chất lượng và dịch vụ, hạn ngạch về doanh số được phép xuất khẩu, mối quan hệ về văn hóa, kênh hỗ trợ. |
Katsikeas và cộng sự (1995) | Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 94 nhà xuất khẩu tại Hy Lạp (trong đó: 87 phiếu trả lời hợp lệ được sử dụng). | Chính sách xuất khẩu của quốc gia, thông tin về thị trường xuất khẩu, khả năng marketing của doanh nghiệp; hoạt động marketing xuất khẩu; kế hoạt xuất khẩu của doanh nghiệp. |
Craig (2003) | Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 151 doanh nghiệp xuất khẩu tại Thailand. | Cạnh tranh, Cam kết của doanh nghiệp, đặc điểm của thị trường xuất khẩu, và đặc điểm của sản phẩm. |
Tuba và Selcuk (2005) | Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 160 doanh nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ. | Chiến lược marketing xuất khẩu, Yếu tố về môi trường, Đặc điểm quản lý. |
Boughanmi và cộng sự (2007) | Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 30 doanh nghiệp thủy sản tại Oman. | Đặc điểm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, thái độ và nhận thức quản lý, và chiến lược marketing. |
Miltiadis và cộng sự (2008) | Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo trên cỡ mẫu là 155 (trong đó | Chiến lược marketing xuất khẩu, Định hướng đổi mới, sáng tạo và chấp nhận rủi ro, Các vấn đề về xuất |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Về Lợi Thế Cạnh Tranh Của Michael Porter
- Mô Hình Lý Thuyết Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Kết Quả Xuất Khẩu
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Kết Quả Xuất Khẩu
- Giới Thiệu Về Chương Trình Nghiên Cứu
- Thiết Kế Nghiên Cứu Định Tính Lần 2 Về Điều Chỉnh Mô Hình Nghiên Cứu
- Thang Đo Đặc Điểm Và Năng Lực Quản Lý Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
103 phiếu trả lời hợp lệ) là các nhà xuất khẩu thực phẩm và nước giải khát của Hy Lạp. | khẩu, Các rào cản thương mại. | |
Seyed (2012) | Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 300 doanh nghiệp (trong đó 141 phiếu trả lời hợp lệ) tại Iran. | Yếu tố về môi trường, yếu tố về hoạt động của doanh nghiệp, yếu tố về tài chính, Yếu tố về luật pháp, yếu tố về Logistic, yếu tố về nguồn lực. |
Adu- Gyamfi và Korneliuss en (2013) | Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 73 doanh nghiệp xuất khẩu. | Quy mô của công ty, quá trình toàn cần hóa và rào cản xuất khẩu. |
Drama và cộng sự (2014) | Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bộ dữ liệu thứ cấp thu thập từ 1980 đến 2005 của cơ quan thống kê Zanzibar. | Đầu tư trực tiếp nước ngoài, giá xuất khẩu của sản phẩm, chi phí tại trang trại. |
Salem (2014) | Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 206 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Tunis. | Quy mô doanh nghiệp và chiến lược marketing. |
Trần Thanh Long và cộng sự (2014) | Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 209 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. | Đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu; Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp; Thị trường nước ngoài; Thị trường trong nước; Đặc điểm của ngành hàng xuất khẩu. |
Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn | Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Nghiên cứu định tính | Năng lực quản lý công ty, thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu, chiến lược marketing xuất khẩu, đặc |
thông qua phỏng 05 chuyên gia và nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 107 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Việt Nam. | điểm thị trường cà phê thế giới, đặc điểm thị trường cà phê trong nước, mối quan hệ kinh doanh. | |
Edril và Özdemir (2016) | Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 118 doanh nghiệp. | Đặc điểm doanh nghiệp, cam kết quốc tế, kinh nghiệm quốc tế và chiến lược marketing xuất khẩu |
Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017) | Phương pháp định tính kết hợp định lượng, định tính thông qua thảo luận nhóm tập trung cùng 10 doanh nghiệp, định lượng thông qua phỏng vấn trực tiếp 305 doanh nghiệp. | Chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm thị trường trong nước, đặc điểm thị trường nước ngoài. |
Nguyễn Quỳnh Huy (2018) | phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bộ dữ liệu thứ cấp thu thập từ năm 2010 đến 2014 của 28 quốc gia | GDP, FDI, tỷ giá, khoảng cách địa lý. |
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
Đánh giá chung:
Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về kết quả xuất khẩu của các nhà khoa học trong và ngoài nước cho thấy: các nhà khoa học chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng tiếp cận ở góc độ doanh nghiệp thông qua khảo sát xuất khẩu (Peter và Ramadhani, 1998; Katsikeas và cộng sự, 1995; Craig, 2003; Tuba và Selcuk, 2005; Miltiadis và cộng sự, 2008; Seyed, 2012; Adu-Gyamfi và Korneliussen, 2013, Salem, 2014; Drama và cộng sự, 2014, Trần Thanh Long và cộng sự, 2014; Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu, 2015, Edril và Özdemir, 2016, Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017) hoặc tiếp cận ở góc độ nền kinh tế (Drama và cộng sự, 2014) để thực hiện đánh giá các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu.
Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện tại những quốc gia phát triển có nhiều khác biệt về mức độ phát triển kinh tế và văn hóa so với Việt Nam, cũng như thực hiện trên các sản phẩm công nghiệp, thủy sản, cà phê nên có nhiều khác biệt so với sản phẩm rau quả tại Việt Nam. Chính vì vậy, rất cần một nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả Việt Nam vì Việt Nam là một nước nông nghiệp và nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên mô hình của Chen và cộng sự (2016) vì mô hình này được được tổng quan trong khoảng thời gian mới nhất.Tuy nhiên, khi thực hiện nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm tập trung cùng các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp rau quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động trực tiếp bởi 06 yếu tố bao gồm: chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực của công ty, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm thị trường nước ngoài, đặc điểm thị trường trong nước như mô hình của Chen và cộng sự (2016) thì khám phá có 01 yếu tố mới tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp: Hiệp hội ngành hàng
Từ những lập luận của các mô hình lý thuyết đến nghiên cứu thực nghiệm đã trình bày ở trên (Bảng 2.2), nghiên cứu đã xác định được khe hổng cho nghiên cứu của luận án đó là yếu tố về Hiệp hội ngành hàng. Vì vậy, câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu là yếu tố Hiệp hội ngành hàng có tác động như thế nào đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả Việt Nam? Có khả năng nâng cao hay cản trở xuất khẩu?
Để nghiên cứu về Hiệp hội ngành hàng, trước hết, hãy xem xét các khái niệm về Hiệp hội ngành hàng. Có rất nhiều khái niệm về hiệp hội ngành hàng, như theo từ điển kinh doanh của Nhà xuất bản Oxford, 2016 thì cho rằng, hiệp hội ngành hàng là sự tập hợp của các doanh nghiệp trong cùng một ngành, được tập hợp ra để thay mặt trong việc đàm phán với Chính Phủ, các tổ chức công đoàn, các Hiệp hội ngành hàng khác... để đảm bảo cho các hội viên luôn được cung cấp thông tin mới nhất về sự phát triển của ngành hàng kinh doanh của họ.