Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm Luangprabang, thành phố Luangprabang, tỉnh Luangprabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đội ngũ các bộ, giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Luangprabang 33

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP Luangprabang, Lào 35

Bảng 2.3. Tự đánh giá của giáo viên về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học 37

Bảng 2.4. Đánh giá của sinh viên về hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học

của GV trường CĐSP Luangprabang 41

Bảng 2.5: Nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học 42

Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung kế hoạch quản lý

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 45

Bảng 2.7. Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức triển khai hoạt động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 47

Bảng 2.8: Biện pháp chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm Luangprabang, thành phố Luangprabang, tỉnh Luangprabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 2

dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào 49

Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp kiểm tra, đánh

giá kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học 52

Bảng 2.10. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP

Luangprabang, Lào 54

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP

Luangprabang, Lào 80

Bảng 3.2. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 81

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 2.1 Đánh giá của CBQL về kĩ năng CNTT của giảng viên 38

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của CBQL-GV về nội dung ứng dụng CNTT trong DH 39

Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng của sinh viên với việc ứng dụng CNTT và DH

của GV 39

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của CBQL,GV về hình thức ứng dụng CNTT trong DH 41

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những bước đi bắt buộc nhằm thực hiện công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kỳ hiện nay. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, tri thức mà mỗi người có được trong khoảng thời gian học tập ở các nhà trường trở nên lạc hậu rất nhanh. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà trường hiện nay là phải trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản, đồng thời dạy cách học cho người học, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời. Để làm được điều này, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một trong những bước đi quan trọng và cần thiết.

Quyết định số 05 ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào ban hành chiến lược của Bộ Giáo dục và Thể thao Lào về việc phát triển CNTT trong nhà trường nói chung, trong đó điều 2 đề cấp đến vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để phát triển nguồn nhân lực. Khoản 2 trong điều 42 đã đề ra “công nghệ giáo dục là ứng dụng các hệ thống công cụ và phương tiện để phát triển công nghệ thông tin vào dạy học, nghiên cứu và quản lý giáo dục [24]. Quyết định số 020 ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Quốc Hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào (Bộ Bưu chính Viễn thông) về việc công nhận luật công nghệ thông tin (CNTT) , trong đó điều 2 luật công nghệ thông tin ban hành số 02 tháng 11 năm 2016 có ghi: CNTT là công nghệ để thiết lập thông tin là hệ thống tự động kỹ thuật, việc tính toán, sắp xếp thứ tự, lưu trữ và trào đổi thông tin qua mạng thông tin chẳng hạn như: máy tính, điện thoại, thiết bị công nghệ, thiết bị phát thanh, đài truyền hình, mạng và thiết bị tự động bao gồm cả dịch vụ khác có liên quan [24].

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách là một trong số những lựa chọn ưu tiên của hầu hết hệ thống giáo dục trên thế giới. Nhiều quốc gia trên thế giới xem kiến thức và kỹ năng về CNTT (cùng với khả năng biết đọc, biết viết, biết tính toán) như là những thành tố cơ bản của giáo dục. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục không chỉ dừng lại ở mức độ xem CNTT như một công cụ hỗ trợ một quá trình cụ thể (dạy học hay quản lý) mà CNTT phải được tích hợp xuyên suốt mọi thành tố của hệ thống giáo dục: từ chiến lược,

chính sách, kế hoạch cho đến việc triển khai trong từng hoạt động cụ thể trên lớp, đến việc đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng giáo viên, cán bộ quản lý (CBQL) các cấp.

CNTT với ưu thế đặc biệt làm khâu đột phá để đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Ứng dụng CNTT giúp công tác quản lý nhẹ nhàng và đồng bộ, tạo ra tính thống nhất, chuyên nghiệp và có hiệu quả. Việc ứng dụng CNTT đã và đang làm thay đổi phương pháp học, cách kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng thiết thực, phù hợp, chính xác, tạo ra một thế hệ học sinh có năng lực nhanh nhạy hơn. Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng thông rộng tới tất cả các trường học, việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học đã trở thành hiện thực. Việc thường xuyên sử dụng CNTT sẽ trang bị cho người sử dụng kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Việc truy cập Internet cũng tạo cho CBQL, giáo viên (GV) niềm say mê, hứng thú trong công việc, học tập và giảng dạy, thực hành khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập. Giáo viên có thể chủ động, liên kết nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

Tại trường cao đẳng sư phạm, tỉnh Luangprabang- Lào, việc ứng dụng CNTT trong dạy học trở thành nhu cầu cấp bách không thể thiếu được trong việc đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên ở trường Cao đăng sư phạm Luangprabang. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng đào tạo chưa đạt mục tiêu. Cụ thể: Không phải tất cả giảng viên đều ứng dụng CNTT trong dạy học, đặt biệt là những giảng viên lâu năm; Trang thiết bị không đảm bảo, mỗi khoa chỉ có 1 hoặc 2 máy chiếu để giảng viên thay nhau sử dụng hoặc là đổi nhau dạy; một số giảng viên không có kỹ năng dụng máy tính dần đến tâm lý ngại đổi mới, lên lớp chủ yếu dùng bảng-phấn; trình độ tin học của sinh viên hạn chế, chỉ sinh viên khoa học CNTT và tiếp xúc với máy tính, sinh viên các khoa cơ bản một tuần chỉ học hai tiết/tuần và chủ yếu học word và Exel; hệ thống Internet hạn chế, tốc độ truy cập Internet chậm; Hệ thống mạng chỉ ứng dụng trên khoa không có ở kí túc xá; Internet chỉ có ở văn phòng, giảng đường không có Internet nên khi lên lớp giảng viên không thể truy cập Internet đề tìm kiếm, khai thác tài liệu phục vụ dạy học... Từ những hạn chế trên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục, đòi hỏi sự chỉ

đạo đúng đắn của Phòng GD&ĐT thành phố Luangprabang, tỉnh Luangprabang trong việc định hướng cho trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn thành phố Luangprabang đưa ứng dụng CNTT vào dạy học thành công hơn.

Từ những lý do nêu trên, tôi đã chọn nội dung Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm Luangprabang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu. Tôi hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ gợi ý những giải pháp ý nghĩa và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại địa phương.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm Luangprabang, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thành phố Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào.

4. Giả thuyết khoa học

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm Luangprabang, Lào còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp, có tính khả thi sẽ giúp nâng cao được hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Cao đẳng sư phạm nói chung, đặc biệt là trường cao đẳng sư phạm Luangprabang, tỉnh Luangprabang nước CHDCND Lào.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xác lập cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm Luangprabang, Lào.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm Luangprabang, tỉnh Luangprabang.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học trên số khách thể là 30 cán bộ quản lý, 31 giảng viên và 150 sinh viên của trường CĐSP Luongphabang được chọn ngẫu nhiên.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, so sánh tài liệu trong và ngoài nước (sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn, các đề tài nghiên cứu), văn bản, nghị quyết, các tài liệu có liên quan đến ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của trường cao đẳng sư phạm.

Hệ thống, khái quát hóa những vấn đề lý luận làm công cụ cho quá trình nghiên cứu.

7.2. Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động dạy học của giảng viên và hoạt động học của sinh viên khu giảng đường văn phòng khoa, kí túc xá để đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên.

7.3. Phương pháp điều tra

Mục đích của phương pháp này là xây dựng phiếu câu hỏi đề thu thập thông tin từ phía giảng viên, sinh viên và cán bộ quản lý về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

7.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn và các nhà quản lý về công nghệ thông tin để thu thập thêm thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu.

7.5. Xử lý kết quả điều tra bằng thống kê toán học

Đề tài xử lý số liệu thu được bằng thống kê toán học từ kết quả điều tra như tính %, mean (điểm trung bình).

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường cao đẳng sư phạm.

Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở Trường cao đẳng sư phạm thành phố Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào.

Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở Trường cao đẳng sư phạm Luangprabang, Lào.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Trong những năm 1997- 1998, tác giả Cuckle, Clarke, Jenkinns đã nghiên cứu về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh và việc sử dụng chúng trong quá trình đào tạo giáo viên. Khảo sát cho thấy: sinh viên có nhiều kỹ năng về công nghệ thông tin (CNTT) khi bắt đầu khóa học; Họ cũng có sự tích cực trong việc học thêm các kỹ năng và sự dụng chúng trong sự nghiệp tương lai với tư cách là giáo viên. Tuy nhiên, sinh viên không phải lúc nào cũng có thể vận dụng các các kỹ năng của họ trong lớp học, mặc dù họ rất thương xuyên sử dụng chúng trong việc chuẩn bị cả tài liệu, học tập và trong đánh giá các khoa học. Có sự khác biệt đáng kể trong ứng dụng CNTT giữa các sinh viên ở các môn học khác nhau; Cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT trong trường học (khác nhau giữa các môn học) cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng CNTT [19]

Năm 2009, tác giả Cavas, Bulent; Cavas, Pinar; Karaoglan, Bahar; Tarik Kisla, tại viện nghiên cứu của Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu về thái độ của giáo viên đối với công nghệ thông tin trong giáo dục. Tích hợp công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục là mối quan tâm quan trọng ở nhiều quốc gia. Gần đây, Bộ Giáo dục Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nỗ lực đầu tư tài chính lớn để triển khai CNTT vào môi trường giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, như ở nhiều nước đang phát triển, chủ yếu quan tâm đến cung cấp công cụ CNTT cho giáo viên mà không xem xét thái độ của họ đối với CNTT. Mục đích của nghiên cứu này là làm rõ thái độ của giáo viên Thổ Nhĩ Kỳ đối với CNTT trong giáo dục và tìm hiểu mối quan hệ giữa thái độ và các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của giáo viên (giới tính, tuổi tác, quyền sở hữu máy tính ở nhà và trải nghiệm máy tính). Kết quả chỉ ra rằng các giáo viên Thổ Nhĩ Kỳ có thái độ tích cực đối với CNTT. Thái độ của giáo viên đối với CNTT không có sự khác nhau về giới tính, nhưng có sự khác nhau về tuổi tác, và trải nghiệm máy tính. Hy vọng rằng kết quả của nghiên cứu này có thể được sử dụng trong việc định hình các thực tiễn đổi mới trong Hệ thống giáo dục Thổ Nhĩ Kỳ [18].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023