Định Hướng Và Dự Báo Về Triển Vọng Của Nền Kinh Tế Thế Giới Và Kinh Tế Việt Nam


-Về hạ tầng công nghệ thông tin:

Trước đây, Vietcombank là một trong các Ngân hàng trong nước có hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin tốt nhất trong nước, tuy nhiên trong thời gian gần đây các ngân hàng cổ phần không ngừng cải tiến và đầu tư phát triển về công nghệ thông tin đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật số vượt qua Vietcombank theo tiêu chí chấm điểm của hệ thống xếp hạng. Một số phần mềm cốt lõi của Vietcombank hiện nay đang trong quá trình nâng cấp và hoạt thiện .

-Về mạng lưới hoạt động: Những năm trước,Vietcombank định hướng phát triển mạnh lưới vào những tỉnh,thành phố lớn do đặc thù của Vietcombank là phát triển sản phẩm dịch vụ ngoại hối cho đến 10 năm trở lại đây định hướng Vietcombank mở rộng mạng lưới bao phủ các tỉnh thành.Tuy nhiên, theo quy định NHNN việc mở rộng mạng lưới các tổ chức tín dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố do đó Vietcombank đứng thấp nhất về mạng lưới và phòng giao dịch so với bốn NHTM nhà nước điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô và phát triển sản phẩm dịch vụ của Vietcombank.

-Về thương hiệu và truyền thông: Vietcombank trú trọng vào truyền thông và thương hiệu trên thị trường khoảng 05 năm trở về đây, Vietcombank mới tập trung quảng bá thương hiệu, tích cực triển khai chương trình an sinh xã hội, đẩy mạnh chương trình khuyến mại và các giải thưởng lớn Vietcombank trao tặng cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đầu tư phát triển mạng lưới nên tốc độ phủ sóng của Vietcombank trong nước còn hạn chế so với các Ngân hàng như BIDV, Vietinbank và Agribank.


Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETCOMBAN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


4.1. QUAN ĐIỂM VÀ DỰ BÁO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

4.1.1 Định hướng và dự báo về triển vọng của nền Kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021, tại Thủ đô Hà Nội đã đưa ra nghị quyết toàn văn.

Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - 18

Trong đó, xác định các mục tiêu cụ thể rõ ràng của nền kinh tế cần phải đạt được. Để đạt được các mục tiêu kinh tế theo định hướng của Đảng thì ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng này. Ngành ngân hàng đóng vai trò cung cấp nguồn vốn, công cụ thanh toán và các dịch vụ tài chính cho các đối tượng trong nền kinh tế.

Trong toàn văn nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII, xác định: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5

- 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỉ lệ đô thị hoá khoảng 45%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP”

Để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô trên, ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế. Với vai trò là các kênh dẫn vốn và cung cấp các sản phẩm tài chính hiện đại, linh hoạt, ngân hàng sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp thông qua nâng cao sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay, để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước thường ban hành các chính sách thông qua hệ thống các NHTM. Trong đó, có


4 NHTM có vốn Nhà nước là đối tượng chính của các chính sách này. VCB là ngân hàng dẫn đầu về tốc độ phát triển và hiệu quả, vì thế, VCB sẽ là kênh dẫn và công cụ điều tiết quan trọng của các cơ quan Nhà nước trong việc điều hành chính sách chung.

4.1.2. Dự báo về kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam

4.1.1.1. Dự báo kinh tế thế giới

Thế kỷ XXI là thế kỷ có nhiều nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Toàn cầu hóa và hội nhập kịnh tế quốc tế đang tiến triển ngày càng mạnh mẽ. Cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt.Thế giới có nhiều biến đổi khó lường, thậm chí không thể dự đoán. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi sự phát triển theo chiều sâu, dựa chủ yếu vào tăng năng suất lao động, đổi mới và sáng tạo. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 đang đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải có khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, mà còn phải đi tiên phong trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ cao, gắn chặt sự nghiệp kinh doanh của mình với các hoạt động của đội ngũ trí thức. Nền văn minh nhân loại đang có những bước tiến nhảy vọt nhờ vào những thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Kỷ nguyên công nghệ số và công nghệ viễn thông thay đổi diện mạo nền kinh tế, vừa tạo ra những cơ hội lớn nhưng cũng kèm theo những thách thức lớn.

Kinh tế toàn cầu dự tính sẽ tăng trưởng trung bình 3,2%/năm trong giai đoạn 2025-2035, trong đó hội nhập thương mại, đô thị hoá và tiến bộ công nghệ sẽ là lực đẩy chính. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN diễn ra đồng thời với vị thế giảm sút tương đối của Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản sẽ là những sự dịch chuyển dễ thấy nhất trong cơ cấu kinh tế toàn cầu trong vài thập kỷ tới. Trung Quốc đương nhiên chiếm vị trí trung tâm trong tiến trình này. Nhiều dự đoan Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới (tính theo giá thị trường) vào khoảng năm 2032. Trung Quốc từng là quốc gia xuất khẩu lớn nhất và là quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai kể từ năm 2009. Trung Quốc dự tính sẽ trở thành nguồn cung vốn đầu


tư quan trọng cho các nền kinh tế mới nổi, nhất là các nước trung khu vực.

Thương mại với Trung Quốc đã chiếm 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (10% năm 2000). Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam một phần đi kèm với sự dịch chuyển các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang. Do mức lương thực tế ở Trung Quốc tăng mạnh, các cơ sở sản xuất với chi phí tiền lương thấp sẽ phải tìm đường xuống phía Nam, nơi mức lương thấp, theo chiến lược “Trung Quốc +1”. Việt Nam nằm sát miền Nam Trung Quốc là địa bàn tập trung nhiều mạng lưới sản xuất dạng này, nên sẽ có lợi thế cạnh tranh. Các nhà sản xuất có thể tận dụng lợi thế lương thập, đồng thời tham gia vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc - một sự kết hợp rất hấp dẫn và chỉ Việt Nam mới có. Sự quy tụ các cụm công nghiệp điện tử non trẻ ở miềm Bắc (quanh Hà Nội ) chính là một chỉ báo sớm về những khả năng đó. Ngoài ra, với một tầng lớp trung lưu phát triển nhanh, thị trường tiêu dung Trung Quốc (phát triển nhanh nhất thế giới) sẽ ngày càng trở thành địa chỉ hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất Việt Nam.

Viễn cảnh tăng trưởng tại khu vực Đông Nam Á (cũng như các khu vực khác trên thế giới) sẽ chịu ảnh hưởng bởi xu thế hướng tới các hiệp định tự do thương mại đa phương (thường có tính chất khu vực). Hội nhập ASEAN - khởi đầu bằng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã trở thành một khối thương mại thực thụ vào năm 2016- hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Lợi ích ước tính cho Việt Nam rơi vào khoảng 1-3% tăng trưởng thu nhập quốc dân cộng dồn. Ngay cả như vậy, Việt Nam cũng chỉ coi hội nhập ASEAN như là bước đệm để tham gia vào các quan hệ đối tác hứa hẹn hơn, vượt khỏi phạm vi khu vựcCPTPP Ngoài ra còn phải kể đến khu vực tự do thương mại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và Hiệp định đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP). Các hiệp định này đang trong quá trình đàm phán, trong đó CPTPP là tiến xa nhất.

Hội nhập thương mại đa phương theo hướng từ trên xuống sẽ được bổ sung bằng các hình thức hợp tác quan trọng cấp tiểu vùng, trong đó có hợp tác khu vực Tiểu vùng sông Mê - Kông mở rộng (GMS). Các nguồn nước đang


ngày càng cạn kiệt và khó lường, trong khi đó thì nhu cầu về nước và năng lượng lại tăng, đòi hỏi cần tăng cường hợp tác khu vực để đảm bảo an ninh nước và năng lượng.

4.1.1.2. Dự báo kinh tế Việt Nam

* Xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam

Trong bcáo xếp hạng tín nhiệm đã công bố, S&P đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ Việt Nam. Những cải thiện nhất quán và mạnh mẽ của nền kinh tế vĩ mô, cùng với sự ổn định chính trị tiếp tục là minh chứng cho những cải cách nền tảng thể chế đáng ghi nhận. S&P cũng tin tưởng những kết quả tích cực này sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới, hỗ trợ tích cực cho hồ sơ tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Triển vọng “ổn định” phản ánh S&P kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà mở rộng nhanh chóng, với những cải thiện khá chuẩn mực trong thiết lập, hoạch định chính sách, củng cố việc nâng hạng tín nhiệm. Các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây đã đưa ra nhiều định hướng chính sách rõ ràng, giúp cải thiện sự ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát hiệu quả. Việc Chính phủ quyết định gia nhập Hiệp định thương mại CPTPP cuối năm 2018 cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong những năm tiếp theo.

S&P nhận định Việt Nam tuy là quốc gia có thu nhập nằm trong nhóm trung bình thấp nhưng có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và cơ cấu kinh tế đa dạng. Những cải thiện trong ổn định kinh tế vĩ mô đã hỗ trợ cho sự tăng trưởng mạnh của khu vực FDI và các ngành chế biến chế tạo phục vụ xuất khẩu (điện tử, điện thoại, dệt may). Khu vực FDI tăng trưởng tốt kéo theo các hoạt động kinh tế trong nước tăng trưởng mạnh mẽ. Tăng trưởng của khu vực xuất khẩu cùng với cầu nội địa khá mạnh mẽ sẽ giúp tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế cao hơn mức dự báo trung bình cho cả giai đoạn. Đồng thời, nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân 6,2%/năm kể từ năm 2012 đến nay, GDP bình quân đầu người tăng gấp rưỡi trong vòng 6 năm (từ 1.754 USD năm 2012 lên


2.572 USD năm 2018). S&P dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực của nước ta sẽ đạt 5,7%/năm từ nay đến năm 2022, cao hơn mức bình quân của các nước có mức thu nhập tương đồng.

Trích dẫn xếp hạng của Việt Nam về môi trường kinh doanh trong Báo cáo Doing Business của WB, S&P nhìn nhận môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện vượt bậc trong những năm gần đây, với vị trí xếp hạng đạt ở mức 69/190 quốc gia được xếp hạng năm 2018, cải thiện 30 bậc chỉ trong 06 năm (so với vị trí xếp hạng thứ 99 của năm 2012). Với môi trường kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, việc thu hút các luồng vốn vào qua đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FII) ngày một hiệu quả hơn đã củng cố cho việc nâng hạng tín nhiệm.

Xếp hạng đối ngoại của Việt Nam tương đối lành mạnh và ổn định, cũng là một điểm mạnh củng cố việc nâng hạng. Cán cân vãng lai liên tục thặng dư và được dự kiến tiếp tục thặng dư từ nay cho đến năm 2022. Môi trường kinh doanh được cải thiện vượt bậc, chi phí cho một đơn vị lao động quốc gia tương đối cạnh tranh, giáo dục được cải thiện, quy mô dân số tăng sẽ là những nhân tố tiếp tục thu hút FDI và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Vị thế dư nợ đối ngoại quốc gia (được tính bằng thước đo nợ nước ngoài ròng hẹp) được cải thiện, kỳ vọng ở mức trung bình 9,4% tính cho cả giai đoạn 2018-2021.

Liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo đánh giá của S&P, quy mô dư nợ tín dụng so với GDP là tương đối lớn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, cùng với việc Ngân hàng nhà nước kiểm soát chặt chẽ dòng vốn tín dụng, tín dụng của hệ thống ngân hàng đã tăng trưởng chậm lại đáng kể trong năm 2018, đồng thời xu thế này nhiều khả năng tiếp tục được duy trì trong những năm tới, góp phần tích cực trong việc củng cố sự ổn định của hệ thống ngân hàng. S&P đánh giá cao tầm quan trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc hiệu chỉnh chính sách tiền tệ cho phù hợp với chính sách tài khóa và những chính sách kinh tế phát triển khác nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững. S&P cũng nhận thấy việc sử dụng các công cụ mang tính thị


trường trong thực thi chính sách tiền tệ đã thực sự phát huy hiệu quả duy trì lạm phát ở mức thấp trong những năm gần đây. Do vậy, đánh giá về tính chuyển đổi của đồng VND cũng được S&P nâng hạng từ “BB-” lên “BB”.

Với nhiều nhận định mang tính tích cực nêu trên, ngoài việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn cho Việt Nam lên mức “BB”, S&P có thể tiếp tục cân nhắc nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam trong thời gian tới nếu nền tảng kinh tế vững chắc, môi trường thể chế giúp cải thiện kết quả tài khóa tốt hơn kỳ vọng.

Đến năm 2035, tròn 60 năm ngày thống nhất đất nước, Việt Nam có khát vọng trở thành một nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiếp bước các nền kinh tế Đông Á đã hoàn thành chặng đường chuyển đổi trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao hoặc thu nhập cao. Nhiều thành tựu của công cuộc đổi mới rõ ràng đã và đang góp phần hoàn thành những mục tiêu tham vọng trên. Khát vọng này càng trở nên mãnh liệt hơn khi nhìn vào những thành tích nổi bật của các quốc gia và nền kinh tế trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapo, Malaixia và Trung Quốc, cùng với nỗi lo sẽ bị tụt hậu mãi mãi. Về tổng thể, những thể chế trong nước đã thực hiện tốt nhiệm vụ của chúng với vai trò quan trọng trong việc hoàn thành những kết quả phát triển có được đến nay. Nhưng vẫn còn đó mong muốn bắt kịp với thế giới và những chuẩn mực thể chế hiện đại của các quốc gia OECD về mức sống, tinh thần thượng tôn phát luật và năng lực sáng tạo. Điều đó được phản ánh trong những khát vọng chung cho năm 2035.

Việt Nam đã thông qua các Mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc (SDG), đây là một chương trình phát triển toàn diện trên phạm vi toàn cầu và trong 15 năm tới và sẽ được lồng ghép với các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam.

Điều kiện nào để cho thể trở thành một nền kinh tế công nghiệp hiện đại vào năm 2035. Với GDP bình quân đầu người khoảng 5.370USD (tính theo sức mua tương đương bằng đô la năm 2011) vào năm 2014, trong vòng 20 năm tới tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tối thiểu phải đạt


6,0%/năm thì mới tiến tới mốc 18.000 USD (tính theo sức mua tương đương bằng đô la năm 2011) vào năm 2035 (hình 4). Ngoài ra, ít nhất 54 triệu trong số 108 triệu người Việt Nam sẽ sinh sống tại đô thị vào năm 2035, nghĩa là tăng thêm 25 triệu dân đô thị so với hiện nay. Như vậy, tỷ lệ đô thị hoá hiện nay vào khoảng 33%, cần tăng thêm 1-2% mỗi năm mới hoàn thành chỉ tiêu này, phù hợp với tốc độ trong 20 năm qua. Các ngành phi nông nghiệp tăng trưởng nhanh gấp đôi so với nông nghiệp kể từ thập kỷ 1990. Tỉ lệ 2:1 về tốc độ tăng trưởng trên cũng được đưa vào dự báo cho hai thập kỷ tới, kể cả khi tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đã đạt mức tiềm năng là 3,0-3,5%. Đó là điều kiện để tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm 90% trong nền kinh tế. Nếu khả thi khu vực tư nhân có thể đóng góp đến 80% GDP, đây sẽ là sự thay đổi hoàn toàn so với trước đây. Kể từ khi tiến hành đổi mới đến nay, tỉ trọng khu vực công luôn dao động ở mức 33% GDP, điều đó có nghĩa là cần có những nỗ lực có ý nghĩa hơn nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả cổ phần hoá nhiều hơn) và để khuyến kích khu vực tư nhân phát triển hơn nữa.

* Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến hệ thống NHTM Việt Nam

Cuối tháng 03/2018, Chiến tranh thương mại Mỹ Trung xảy ra khi Mỹ tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD vào hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Để đáp lại các áp đặt thuế của Mỹ, Trung Quốc đã có các biện pháp áp thuế với 128 sản phẩm của Mỹ. Tiếp sau đó, là một loạt các hành vi đáp trả lẫn nhau của 2 quốc gia Mỹ và Trung Quốc để hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ các hàng hóa của nhau. Từ đó, gây ra sự căng thẳng về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Căng thẳng này đã vượt ra khỏi biên giới hai nền kinh tế lớn và ảnh hưởng đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Chiến tranh thương mại Mỹ Trung có tác động cả tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau:

+ Về mặt tích cực: Việt Nam sẽ được một số điểm lợi sau:

- Thứ nhất, khi Mỹ đánh thuế hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022