Cơ Chế, Chính Sách Đối Với Cán Bộ Làm Công Tác Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Cơ Sở

năng lực tư vấn hướng nghiệp, năng lực hiểu học sinh trong quá trình học tập, năng lực tìm kiếm và lựa chọn thông tin hướng nghiệp cho học sinh, năng lực liên kết, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

c. Năng lực quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở

Năng lực quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở được biểu hiện ở năng lực lập kế hoạch quản lí hoạt động hướng theo chương trình giáo dục phổ thông mới, năng lực tổ chức quản lí hoạt động hướng nghiệp, năng lực chỉ đạo thực hiện hoạt động hướng nghiệp và năng lực kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp của giáo viên và kết quả thực hiện hoạt động hướng nghiệp ở học sinh. Nếu làm tốt các chức năng quản lí của mình, hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở sẽ được tiến hành một cách khoa học, thống nhất và hiệu quả cao. Ngược lại, nếu thiếu đi sự quản lí của Hiệu trưởng thì hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ không có sự thay đổi mạnh mẽ, thiếu tính định hướng và hoạt động hướng nghiệp sẽ không có hiệu quả.

Hiệu trưởng nhà trường là người đứng đầu đơn vị giáo dục lãnh đạo quản lí toàn bộ các hoạt động giáo dục ở nhà trường. Muốn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, người Hiệu trưởng phải có năng lực quản lí giáo dục, nếu không sẽ không thể điều hành, giám sát các hoạt động giáo dục có chất lượng.

1.5.1.2. Học sinh trường Trung học cơ sở

a. Nhận thức của học sinh Trường Trung học cơ sở về tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp

Hoạt động hướng là hoạt động giáo dục quan trọng có ý nghĩa lớn đối với tương lai của học sinh Trung học cơ sở. Nếu học sinh không có nhận thức phù hợp thì giáo viên rất khó để định hướng dẫn đến những quyết định không phù hợp trong việc lựa chọn đường hướng tương lai. Vì vậy, học sinh phải nhận thức được vai trò của hoạt động hướng nghiệp đối với sự phát triển của bản thân, nhận thức được các lĩnh vực nghề nghiệp cơ bản trong xã hội, nhận thức được mình có mong muốn gì, có nhu cầu như thế nào, có sở thích, thói quen, năng lực, phẩm chất... nào. Từ đó dưới sự trợ giúp của giáo viên, học sinh định hình được những việc cần làm để đạt được mục đích đặt ra và phát huy được hết khả năng của bản thân, tăng cường tính tích cực, tự giác học tập, rèn luyện các phẩm chất và thái độ mang tính chuẩn mực phù hợp với mong muốn của bản thân.

b. Năng lực của học sinh Trung học cơ sở

Để có được năng lực định hướng nghề nghiệp theo mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh Trung học cơ sở cần xây dựng cho mình những năng lực học tập mà biểu hiện là những kỹ năng cụ thể như: tự học, tự nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hướng nghiệp; tìm kiếm thông tin nghề nghiệp; giao tiếp hợp tác; làm việc nhóm; tổ chức hoạt động liên quan đến hướng nghiệp; lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp; kiểm tra đánh giá hoạt động; tìm kiếm sự trợ giúp... Những năng lực này giúp học sinh chủ động, tích cực và phối hợp tốt với giáo viên trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Nếu không có những năng lực cơ bản này, hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của trường Trung học cơ sở sẽ khó đạt được kết quả cao.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Cơ chế, chính sách đối với cán bộ làm công tác hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở

Muốn thực hiện hoạt động hướng nghiệp có hiệu quả, trường Trung học cơ sở cần có cán bộ chuyên trách thực hiện các nội dung hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở. Hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở không thể thực hiện hiệu quả nếu không có nhân sự có chuyên môn về giáo dục hướng nghiệp và các cơ chế chính sách phù hợp với vị trí này. Tất cả các chức danh kiêm nhiệm, hoạt động kiêm nhiệm thiếu tính chuyên môn hóa trong công tác hướng nghiệp đều làm thất bại các mục tiêu hướng nghiệp đã đặt ra. Người cán bộ này phải là người có chuyên môn về hướng nghiệp, có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện hoạt động hướng nghiệp có hiệu quả: Hiểu biết về chương trình hoạt động hướng nghiệp trường Trung học cơ sở, về giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức), hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí học sinh, về thế giới nghề nghiệp, nhu cầu xã hội và các vấn đề thời sự khác để có đủ năng lực tổ chức thực hiện chương trình và tư vấn nghề cho học sinh ở trường Trung học cơ sở.

1.5.2.2. Chương trình giáo dục phổ thông mới

Đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, năm 2018 Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục phổ thông tổng thể) với những cải biến rõ nét về nội dung giáo dục trên tất cả các cấp học, các môn học, thể hiện rõ sự định hướng và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông. Chương trình giáo dục là văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện các nội dung giáo dục. Chương trình giáo dục với những quan điểm xây dựng khoa học, các

hướng dẫn cụ thể, phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện các nội dung giáo dục. Theo đó, nội dung giáo dục hướng nghiệp được xây dựng và là nội dung giáo dục bắt buộc ngay từ cấp Tiểu học. Hoạt động hướng nghiệp trong chương trình mới với những nội dung mới và phương thức giáo dục mới sẽ góp phần tác động không nhỏ tới nhận thức của giáo viên, học sinh và việc thực hiện các hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở.

Tuy nhiên, chương trình Giáo dục hướng nghiệp mới với những đòi hỏi mới trong nội dung và cách thực thực hiện muốn thực hiện thành công còn phụ thuộc vào nhiều các điều kiện khách quan và chủ quan. Do đó nhà trường Trung học cơ sở muốn thực hiện tốt cần xác định và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho sự thành công của chương trình bởi một bản hướng dẫn có khoa học thế nào nếu không đảm bảo các điều kiện thực hiện cũng sẽ không có hiệu quả.

1.5.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính trường Trung học cơ sở

Để đảm bảo công tác hướng nghiệp có hiệu quả, nhà trường Trung học cơ sở phải có đủ các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để dạy học và giúp học sinh chủ động tự tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp theo nhu cầu của cá nhân và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá giúp học sính có những tư duy thực tế về nghề nghiệp. Nếu thiếu tủ sách hướng nghiệp và không có nguồn kinh phí thực hiện cho công tác hướng nghiệp thì học sinh nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và hoạt động hướng nghiệp sẽ thiếu đi tính thực tế, học sinh mất đi hứng thú đối với các hoạt động hướng nghiệp.

Nhà trường cần có hệ thống máy tính kết nối Internet rộng rãi và hướng dẫn học sinh truy cập, tìm kiếm những thông tin về hướng nghiệp như các thông tin về thị trường lao động, đặc điểm của các ngành nghề, thế mạnh của địa phương, xu hướng của xã hội... để học sinh có thể tự chủ động tích lũy kiến thức cho mình.

Nhà trường cần có thư viện với các đầu sách đa dạng về các ngành nghề trong xã hội, những thông tin về thị trường lao động của địa phương và của xã hội, các tài liệu về trắc nghiệm Tâm lí học để đánh giá tâm lí học sinh (về tư duy, phẩm chất, thiên hướng...), các trắc nghiệm về hướng nghiệp để học sinh tự đánh giá được mình có xu hướng với những lĩnh vực nghề nghiệp nào.

Ngoài ra nhà trường còn cần tổ chức và hỗ trợ các nguồn lực (về kinh phí, về phương tiện) tạo điều kiện cho học sinh có thể tham quan các làng nghề truyền thống ở địa phương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn và ở các địa phương khác, giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế và hình thành các định hướng nghề cho bản thân sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

1.5.2.4. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương

Các đặc điểm về môi trường tự nhiên ở địa phương như điều kiện địa hình, đất, nước, khí hậu, khoáng sản, tài nguyên... có ảnh hưởng đến hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học cơ sở bởi đó sẽ là những tiền đề quan trọng để hình thành các thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đây cũng là một trong những vấn đề mà các trường Trung học cơ sở cần phải quan tâm khi thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh, giúp cho hoạt động này sẽ phù hợp và sát thực hơn với học sinh.

Các điều kiện môi trường xã hội: mặt bằng dân trí, cơ sở hạ tầng của, sự đa dạng của các tổ chức xã hội, nhất là các tổ chức kinh tế xã hội, các tổ chức nghề nghiệp tại địa phương cũng là yếu tố quan trọng tác động đến tư duy, nhận thức và định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Trung học cơ sở. Nếu những điều kiện xã hội này tốt, học sinh được sống trong môi trường xã hội năng động, có được sự quan tâm của nhiều lực lượng giáo dục khác nhau thì sẽ tác động mạnh mẽ đến nhận thức về hướng nghiệp của các em và ngược lại. Nhà trường cần chú ý đúng mức đến các yếu tố này để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh một cách phù hợp có hiệu quả.

1.5.2.6. Thông tin truyền thông

Các phương tiện thông tin truyền thông cũng là một tác nhân có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp. Cán bộ quản lý giáo dục cũng cần chú ý và tận dụng ưu điểm của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền thông đa phương tiện (truyền hình kỹ thuật số, các trang mạng xã hội, trang web của trường…) như là một kênh cung cấp thông tin thế giới nghề nghiệp hiệu quả, phong phú và nhanh chóng dành cho học sinh. Hiện nay, số lượng học sinh truy cập vào các trang mạng xã hội để tìm kiếm và trao đổi thông tin không phải là ít, do đó, đây sẽ là một yếu tố tích cực cho việc quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. Đương nhiên là các thông tin cung cấp trên các phương tiện truyền thông này cũng không tách rời quy hoạch nhân lực của địa phương cũng như của cả nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở được hiểu là toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp học sinh bước đầu hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp, thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh ở trường Trung học cơ sở.

Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình Giáo dục phổ thông mới là nội dung giáo dục bắt buộc quy định trong Chương trình giáo phụ phổ thông tổng thể năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung này được hướng dẫn thực hiện tích hợp trong các môn học bắt buộc ở trường phổ thông và được xây dựng thành một hoạt động giáo dục độc lập trong “Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp“ được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 nhằm hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh phổ thông được quy định trong Chương trình tổng thể 2018.

Quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở là quá trình người quản lí (Hiệu trưởng) thực hiện các chức năng cơ bản của công tác quản lí là: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá động hướng nghiệp của tập thể sư phạm nhà trường.

Quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở là quá trình người Hiệu trưởng thực hiện các biện pháp quản lí đối với nội dung hoạt động hướng nghiệp quy định trong chương trình động hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở, thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp và góp phần giáo dục toàn diện học sinh ở trường Trung học cơ sở.

Quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan bao gồm: Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh; cơ chế chính sách dối với các cán bộ làm công tác hướng nghiệp chuyên trách; điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường; sự phối hợp của các lực lượng giáo dục ở trường Trung học cơ sở; Chương trình Giáo dục phổ thông mới và các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LẠNG GIANG,TỈNH BẮC GIANG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Số học sinh khối trung học cơ sở của huyện Lạng Giang là 12.877, chất lượng đại trà của bậc trung học cơ sở ngày càng được củng cố, nâng lên; tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp Trung học cơ sở, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông, tỷ lệ đỗ các trường cao đẳng, đại học năm sau luôn cao hơn năm trước.

Cùng với đó chất lượng giáo dục ngày một chuyển biến, tỷ lệ học sinh khá giỏi học sinh có hạnh kiểm tốt được nâng lên. Năm học 2018 -2019 toàn ngành đạt 232 giải cấp tỉnh và cấp quốc gia, thi học sinh giỏi văn hoá cấp tỉnh, cấp quốc gia luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh.

Công tác hướng nghiệp và dạy nghề luôn được quan tâm và được triển khai sâu rộng và đồng bộ trong toàn huyện. Tăng cường phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng nghề mở các lớp trung cấp nghề, đào tạo nghề cho hàng trăm học viên, góp phần tích cực vào đào tạo nguồn lực lao động cho địa phương.

Các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang có cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, lớp học được xây dựng kiên cố hóa, đủ điều kiện về diện tích, ánh sáng, quạt, phòng học được trang bị máy chiếu, camera giám sát, có sân chơi bãi tập rộng rãi rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Hệ thống thư viện, y tế nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên trong hệ thống thư viện chủ yếu là sách giáo khoa và sách dành cho giáo viên, rất ít các đầu sách khoa học thường thức và sách tham khảo hướng nghiệp cho học sinh. Thư viện chưa có phòng tự học riêng, chưa có hệ thống máy tính kết nối Internet giúp học sinh tự học, tự tìm kiếm thông tin. Hệ thống wifi nhà trường chỉ sử dụng cho mục đích của giáo viên làm ảnh hưởng một phần đến việc tự học, tự tìm kiếm thông tin qua hệ thống thư viện và Internet của học sinh còn nhiều hạn chế.

Nhìn chung các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang có nhiều thế mạnh có thể đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục nói chung và hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới nói riêng. Điều quan trọng

là đội ngũ lãnh đạo các trường trong quản lí giáo dục biết phát huy sức mạnh, khắc phục những khó khăn sẽ giúp nhà trường thành công trong công tác đổi mới giáo dục.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này đồng bộ và hiệu quả.

2.1.2.2. Đối tượng khảo sát

Khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên của các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang gồm các trường: Trung học cơ sở Hương Sơn, Trung học cơ sở Hương Lạc, Trung học cơ sở Việt Hương, Trung học cơ sở Tân Thịnh, Trung học cơ sở Quang Thịnh, Trung học cơ sở Nghĩa Hòa, Trung học cơ sở An Hà, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

- Tổng số lượng đối tượng khảo sát là 100. Trong đó:

- Cán bộ quản lý: 20 người.

- Giáo viên: 80 người.

2.1.2.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các Trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (Thực trạng nhận thức và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới về mục tiêu, nội dung, phương thức, kiểm tra đánh giá)

- Thực trạng quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang)

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

Trong quá trình khảo sát thực trạng, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn; Phương pháp thống kê toán học; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ yếu.

Quy ước xử lý số liệu:

- Với thang đo 5 mức độ, khoảng điểm trung bình là 0,8: Kém/chưa bao giờ: 1 điểm, từ 1-1,8;

Yếu/hiếm khi: 2 điểm, từ 1,81- 2,61;

Trung bình/thỉnh thoảng: 3 điểm, từ 2,62-3,42; Thường xuyên/khá: 4 điểm, từ 3,43 đến 4,23;

Rất thường xuyên/tốt: 5 điểm, từ 4,24 đến 5.

- Với thang đo 3 mức độ, khoảng điểm trung bình là 0,66: Chưa bao giờ/không ảnh hưởng: 1 điểm, từ 1- 1,66;

Đôi khi/ít ảnh hưởng: 2 điểm, từ 1,67 đến 2,33; Thường xuyên/ảnh hưởng: 3 điểm, từ 2,34 đến 3.

2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang về mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Tìm hiểu nhận thức về mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi tiến hành khảo sát 20 cán bộ quản lý, 80 giáo viên. Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới


STT


Mục tiêu

Giáo viên (n=80)

Cán bộ quản lý (n=20)

Tổng số (n=100)

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

1

Hình thành ở học sinh năng lực định

hướng nghề nghiệp

70

87.5

17

85.0

87

87.0

2

Dạy nghề cho học sinh giúp học sinh có kỹ năng lao động một số ngành nghề cụ thể; có thể tìm việc làm

ngay sau khi tốt nghiệp.


76


95.0


18


90.0


94


94.0

3

Giúp học sinh nhận thức được sở

thích, khả năng của bản thân.

80

100.0

19

95.0

99

99.0

4

Giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của việc học và lựa chọn con đường tiếp tục học trung học

phổ thông.


75


93.75


20


100.0


95


95.0

5

Hiểu được vai trò của các hoạt động

kinh tế trong đời sống xã hội.

55

68.75

12

60.0

67

67.0

6

Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, các ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu; lựa chọn được hướng đi

sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.


68


85.0


17


85.0


85


85.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2023