nói chung và hoạt động hướng nghiệp nói riêng là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định đến sự thành công của hoạt động hướng nghiệp ở mỗi đơn vị.
Quản lí hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở được hiểu là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lí và có hướng đích của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường Trung học cơ sở nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi hoạt động hướng nghiệp của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục hướng nghiệp đã đề ra cho học sinh.
1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở
1.3.1. Một số đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh Trung học cơ sở
Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở nói chung bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, đang theo học lớp 6 đến lớp 9 ở các trường Trung học cơ sở. Lứa tuổi này còn được gọi là tuổi thiếu niên, tuổi khủng hoảng, tuổi khó bảo, là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ bởi đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Điều đó được biểu hiện ở sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về cơ thể, ở sự phát dục và xây dựng lại một cách cơ bản các quá trình, các hoạt động tâm lí ở trẻ em, ở sự hình thành kiểu quan hệ mới của các em với người lớn và bạn bè cùng lứa tuổi. Tầm quan trọng của giai đoạn thiếu niên là ở chỗ: Sự phát triển về mọi mặt (thể chất, đạo đức, trí tuệ, xã hội) đều diễn ra sự hình thành những cấu tạo mới về chất, xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành và chúng sẽ tiếp tục được phát triển ở tuổi thanh niên.
Giao tiếp là hoạt động chủ đạo của học sinh trung học cơ sở. Lứa tuổi này diễn ra những thay đổi rõ rệt trong quan hệ với người lớn và bạn cùng tuổi. Đặc điểm cơ bản trong giao tiếp của thiếu niên với người lớn là nhu cầu cải tổ lại mối quan hệ này theo chiều hướng hạn chế quyền hạn của người lớn, mở rộng quyền hạn của mình. Các em mong muốn có được quyền bình đẳng nhất định đối với người lớn, muốn được người lớn tin tưởng, tôn trọng và mở rộng tính độc lập của mình. Nhu cầu giao tiếp với bạn trở thành một đòi hỏi tất yếu và mạnh mẽ ở học sinh trung học cơ sở. Các em mong muốn được bạn bè thừa nhận, tôn trọng mình. Nhu cầu chọn bạn để có bạn thân đã trở thành một đòi hỏi ngày càng cấp bách ở học sinh Trung học cơ sở. Học sinh Trung học cơ sở coi quan hệ bạn bè cùng lứa tuổi là quan hệ của những cá nhân, vì vậy các em cho rằng các em các quyền hoạt động độc lập trong mối quan hệ này. Sự can thiệp thiếu tế nhị của người lớn khiến các em cảm thấy bị xúc phạm, các em sẽ chống đối lại. Nếu như quan hệ của các em với người lớn không thuận hoà
thì sự giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi sẽ tăng lên và ảnh hưởng của bạn bè đến các em càng mạnh mẽ. Sự bất hoà trong những quan hệ với bạn bè cùng lớp, sự thiếu bạn thân hoặc tình bạn bị phá vỡ là nguyên nhân làm nảy sinh ở học sinh Trung học cơ sở những xúc cảm nặng nề.
Các quá trình nhận thức ở học sinh trung học cơ sở như tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ đều phát triển mạnh mẽ. Tư duy trừu tượng đã chiếm ưu thế trong quá trình nhận thức của các em. Chú ý, ngôn ngữ cũng biến đổi về chất so với lứa tuổi trước. Những thành tựu trong sự phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở.
Sự phát triển tự ý thức là bước chuyển biến cơ bản, là bước ngoặt quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở. Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách. Đây chính là cơ sở nảy sinh mâu thuẫn giữa thái độ của các em với bản thân mình và thái độ của các em với người lớn, với bạn bè cùng lứa tuổi. Điều kiện thuận lợi cho sự hình thành tự ý thức của học sinh Trung học cơ sở là cuộc sống tập thể, ở đó, các em tiếp nhận nhiều giá trị đúng đắn cùng với những yêu cầu ngày càng cao đối với các em. Khi nhu cầu tự ý thức hình thành và phát triển sẽ làm nảy sinh khát vọng tự tu dưỡng ở học sinh Trung học cơ sở. Trên cơ sở tự tu dưỡng các em khắc phục những khuyết điểm, những sai lầm và hình thành cho mình những nét nhân cách tốt. Quá trình hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở cần tính đến đặc điểm tâm lý này của học sinh.
1.3.2. Năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông mới
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 1
- Quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 2
- Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới (Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Năm 2018)
- Sự Phối Hợp Của Các Lực Lượng Giáo Dục Khác Trong Việc Thực Hiện Hoạt Động Hướng Nghiệp
- Cơ Chế, Chính Sách Đối Với Cán Bộ Làm Công Tác Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Thực Trạng Hoạt Động Hướng Nghiệp Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở Trường Trung học cơ sở có mục tiêu chung là hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh, góp phần phát triển các phẩm chất và năng lực chung quy định trong Chương trình giáo dục tổng thể. Năng lực định hướng nghề nghiệp được thể hiện là: Học sinh nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân; Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội; Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu, lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau Trung học cơ sở.
Ở cấp Trung học cơ sở, mục tiêu hoạt động hướng nghiệp là giúp học sinh có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm
chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản. Cụ thể là:
* Giúp học sinh có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp:
- Trình bày được xu thế phát triển của nghề ở Việt Nam.
- Giới thiệu được các nhóm kiến thức cần học và các cơ sở đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp.
- Chỉ ra được các công cụ của các ngành nghề, những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra và cách đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp.
- Giới thiệu được các nghề, nhóm nghề phổ biến ở địa phương và ở Việt Nam, chỉ ra được vai trò kinh tế - xã hội của nghề đó.
- Phân tích được yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề mà bản thân quan tâm.
* Giúp học sinh có hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp:
- Hình thành được hứng thú nghề nghiệp và biết cách nuôi dưỡng hứng thú, đam mê nghề nghiệp.
- Chỉ ra được một số điểm mạnh và chưa mạnh về phẩm chất và năng lực của bản thân có liên quan đến nghề yêu thích.
- Rèn luyện được một số phẩm chất và năng lực cơ bản của người lao động.
- Biết cách giữ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
* Giúp học sinh có kỹ năng ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp:
- Lựa chọn được hướng đi phù hợp cho bản thân khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản.
- Lập được kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp với hướng đi đã chọn.
1.3.3. Đặc điểm hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục hướng nghiệp được xây dựng trên cơ sở kế thừa ưu điểm của chương trình giáo dục hướng nghiệp hiện hành; bám sát nội dung Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong Giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”.
Nội dung giáo dục hướng nghiệp trong một số môn học, hoạt động giáo dục có vai trò quan trọng trong hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Ở Trung học cơ sở, chương trình lớp 8, lớp 9, mỗi lớp dành khoảng 10% tổng thời lượng của chương trình cho nội dung giáo dục hướng nghiệp.
Ở Trung học cơ sở, giáo dục hướng nghiệp tiếp tục được tích hợp vào các môn học, đồng thời được biên soạn thành một số chủ đề ở các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong hai năm học cuối cấp...
1.3.3.1. Mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở
Dựa trên các mục đích chung của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường Trung học cơ sở xây dựng các mục tiêu giáo dục cụ thể, bao gồm:
* Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp:
- Tìm hiểu được một số nghề truyền thống ở Việt Nam. Nêu được hoạt động đặc trưng, những yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của các nghề truyền thống. Nhận biết được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống. Nhận biết được về an toàn sử dụng công cụ lao động trong các nghề truyền thống. Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau.
- Xác định được một số nghề hiện có ở địa phương. Nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương. Nêu được những năng lực và phẩm chất cần có của người làm các nghề ở địa phương. Chỉ ra được một số phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với một số yêu cầu của một số ngành nghề ở địa phương. Nhận diện được những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm những nghề ở địa phương.
- Lập được danh mục những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại. Nêu được những việc làm đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại. Nêu được những thách thức, phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề trong xã hội hiện đại.
- Kể được tên những nghề mà mình quan tâm. Nêu được những hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của những nghề mà mình quan tâm. Nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm những nghề mà mình quan tâm. Nhận diện được những nguy hiểm có thể có và giữ khoảng cách an toàn khi làm những nghề mà mình quan tâm.
* Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp
- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường.
- Rèn luyện được sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.
- Tự đánh giá được việc rèn luyện phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.
- Đánh giá và rèn luyện phẩm chất và năng lực liên quan đến nghề mà mình quan tâm
- Thực hiện được kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
- Tự đánh giá được hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất và năng lực cần có của người lao động.
* Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp:
- Định hướng được các nhóm môn học ở trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp.
- Xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp
- Tìm hiểu được hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương.
- Tham vấn được ý kiến của người thân, thầy cô về con đường tiếp theo sau Trung học cơ sở.
- Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau khi tốt nghiệp Trung học
cơ sở.
1.3.3.2. Nội dung hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở
Ở chương trình cũ, hoạt động hướng nghiệp bắt buộc chỉ được thực hiện đối với khối lớp 9, tổng số tiết thực hiện là 1 tiết/tháng (tương đương với 9 tiết/năm học). Các nội dung hướng nghiệp được thiết kế thành các chủ đề, mỗi chủ đề 1 tiết gồm (1) Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề, (2) Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình, (3) Thế giới nghề nghiệp quanh ta, (4) Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương, (5) Tìm hiểu hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, (6) Các hướng đi sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, (7) Tư vấn hướng nghiệp, (8) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước, (9) Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động.
Nhìn tổng quát chúng ta có thể nhận thấy, hoạt động hướng nghiệp trong chương trình giáo dục cũ có thời lượng rất ít gây khó khăn cho việc thực hiện các nội dung
hướng nghiệp. Các chủ đề hướng nghiệp tuy rộng nhưng rời rạc, dàn trải, chưa có tính liên kết và khó thực hiện, chưa bám sát nhu cầu của người học, thiếu tính thực tiễn.
Trong chương trình Giáo dục phổ thông mới, hoạt động hướng nghiệp được thực hiện một cách rõ ràng và thiết thực hơn so với chương trình cũ. Bên cạnh các nội dung được lồng ghép thông qua các môn học trong chương trình nhà trường thì nó còn được thể hiện cụ thể qua nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở. Nghiên cứu hoạt động hướng nghiệp trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở, chúng tôi khái quát nội dung hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở tập trung vào các vấn đề sau:
Vấn đề 1: Nội dung tìm hiểu hoạt động nghề nghiệp bao gồm các nghề truyền thống ở Việt Nam, các nghề truyền thống ở địa phương địa phương và các nghề phổ biến trong xã hội hiện đại, những nghề mà học sinh quan tâm. Chương trình cũng làm rõ các yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ lao động, giá trị của nghề đối với xã hội và các yêu cầu của nghề đối với người lao động; cung cấp các thông tin về thị trường lao động; đánh giá nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề cơ bản và tổ chức tham quan, thực tế các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và ở các địa phương khác giúp học sinh có thể định hướng được hoạt động nghề nghiệp của mình. Các lĩnh vực ngành nghề mà chương trình hướng nghiệp ở cấp Trung học cơ sở tập trung là: các nghề Nông - Lâm - Thủy sản; Nghề liên quan công nghiệp, công nghệ; Nghề dịch vụ; Nghề truyền thống.
Vấn đề 2: Nội dung hoạt động rèn luyện, phát triển các phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua khảo sát hứng thú nghề nghiệp, khảo sát phẩm chất, năng lực của học sinh bằng các Test Tâm lí học, Giáo dục học. Từ đó học sinh biết được hứng thú nghề nghiệp của bản thân, tự đánh giá năng lực, bản thân với hứng thú nghề nghiệp và lên kế hoạch rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu của nghề, xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp, quyết định được hướng đi sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.
Vấn đề 3: Nội dung hoạt động lựa chọn nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp gồm các nội dung về định hướng xây dựng các nhóm môn học ở phổ thông liên quan đến nghề mà học sinh quan tâm; Thực hiện tư vấn nghề giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. Nhà trường Trung học cơ sở được xem như là một cơ sở giáo dục có vai trò định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp. Với tập thể sư phạm có trình độ cao, với các cán bộ chuyên trách có hiểu biết sâu về nghề nghiệp, thị trường lao động, nhu cầu phát triển của nghề và đặc
điểm tâm sinh lí học sinh để giúp học sinh phân tích và tự đánh giá được các nhu cầu, đặc điểm của bản thân mình với các ngành nghề trong xã hội; định hướng kế hoạch thực hiện mục tiêu nghề nghiệp của các em.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chỉ xét riêng Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở, theo quy định trong Chương trình phổ thông tổng thể là 20% số tiết (trên tổng số 105 tiết) thì nội dung hướng nghiệp được thực hiện 21 tiết/năm học, kéo dài trong 4 năm cấp Trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9). Như vậy tổng số tiết thực hiện cho riêng hoạt động hướng bắt buộc là 84 tiết/khóa học (chưa tính đến các nội dung giáo dục hướng nghiệp được lồng ghép khác). Nội dung chương trình được xây dựng theo hướng đồng tâm, tức là cùng một nội dung giáo dục hướng nghiệp nhưng ở những lớp học sau sẽ được thực hiện khó hơn, rộng hơn, sát với người học hơn làm tăng tính thực tiễn, sát với nhu cầu người học và giúp định hướng, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.
1.3.3.3. Phương thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở
Trong chương trình hoạt động hướng cũ, phương thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp được thực hiện theo hình thức Lớp - Bài (tổ chức 1 tiết/tháng dạy học cho từng lớp đối với khối lớp 9) hoặc học tập tập trung vào 1, 2 buổi cho toàn học sinh khối 9 tùy vào sự tổ chức của từng trường), sử dụng các phương thức dạy học truyền thống như thuyết trình, vấn đáp và thảo luận để tổ chức quá trình học tập, nhận thức của học sinh.
Dựa trên định hướng chung khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là các hoạt động giáo dục phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có trong quá trình học tập, nghiên cứu; tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hóa những trải nghiệm để kiến tạo kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mới. Lựa chọn linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với nội dung và thực tế nhà trường, thực tế địa phương. Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở (cụ thể ở đây là hoạt động hướng trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức dạy học trên lớp, được quy định trong thời khóa biểu với số tiết cụ thể là 3 tiết/tuần với toàn hoạt động và thực hiện thống nhất từ lớp 6 đến lớp 9) có thể vận dụng các phương thức tổ chức hoạt động giáo dục như:
- Phương thức khám phá: là cách thức tổ chức hoạt động hướng cho học sinh trải nghiệm thực tế các dạng lao động, các nghề nghiệp của địa phương và của đất nước, giúp học sinh tự khám phá, phát hiện vấn đề và bồi dưỡng những thái độ, cảm xúc, hành vi tích cực cho hoạt động hướng của chính bản thân mình. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, thực tế thực địa các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các làng nghề truyền thống, các mô hình hướng nghiệp...
- Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động hướng tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng hướng nghiệp như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi...
- Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua hoạt động lao động, sản xuất, học nghề.
- Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu về hướng nghiệp, bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ.
1.3.3.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở
Trong quá trình thực hiện hoạt động hướng theo chương trình cũ, giáo viên được phân công thực hiện giảng dạy nội dung hoạt động hướng không tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động hướng (Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động hướng mà chỉ thực hiện các nội dung hoạt động hướng đã nêu ở mục 1.3.2.2).
Kiểm tra đánh giá hoạt động hướng theo chương trình giáo dục phổ thông mới là quá trình thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về các kết quả đạt được so với mục tiêu của hoạt động hướng đã đề ra. Kết quả đánh giá hoạt động hướng là căn cứ quan trọng để Hiệu trưởng nhà trường Trung học cơ sở và đội ngũ giáo viên điều chỉnh việc tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trong nhà trường.
Nội dung đánh giá hoạt động hướng theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở là biểu hiện các phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, đó là năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh được cụ thể bằng các yêu cầu cần đạt khi thực hiện hoạt động hướng ở từng khối lớp (Đánh giá hiểu biết của học sinh về thế giới nghề nghiệp; Đánh giá quá trình rèn luyện phẩm chất và năng lực của học sinh liên quan