Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới (Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Năm 2018)

Nguyễn Trọng Bảo, Đoàn Chi, Cù Nguyên Hanh, Tô Bá Trọng, Nguyễn Thế Quảng, Hà Thế Ngữ, Trần Đức Xước.

Từ 1996 - 2005 tác giả Hà Thế Truyền, Nguyễn Viết Sự đã đề cập đến các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp ở trường phổ thông.

Năm 2002, tác giả Phạm Tất Dong và Nguyễn Như Ất trong cuốn "Sự lựa chọn tương lai" cũng đã đưa ra những nhận định về xu hướng chọn nghề của học sinh sinh viên hiện nay, đồng thời chỉ ra nhu cầu của thị trường lao động trong thời gian tới [12].

Năm 2003 - 2004 các tác giả Phạm Tất Dong, Vũ Văn Tảo, Lưu Đình Mạc, Phạm Huy Thụ, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền có những nghiên cứu khái quát các kinh nghiệm hướng nghiệp của một số nước trên thế giới, đánh giá về công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường phổ thông và đưa ra giải pháp về công tác giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010.

Theo các tác giả Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền hoạt động giáo dục hướng nghiệp là bộ phận không thể tách rời trong giáo dục phổ thông, điều này được các tác giả thể hiện rõ trong cuốn "Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường Trung học phổ thông". Tài liệu này đã cung cấp một hệ thống lí luận cơ bản về giáo dục hướng nghiệp, cách thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường phổ thông [24].

Ngoài ra có rất nhiều luận văn, luận án của các tác giả như Nguyễn Thị Nhung (2009) "Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông miền núi Tây Bắc" [32]; Bùi Việt Phú (2009) "Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông theo tinh thần xã hội hóa" [33]; Huỳnh Thị Tam Thanh (2009) "Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh bổ túc Trung học phổ thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên theo định hướng phát triển nhân lực" [36]; Phạm Văn Khanh (2012) "Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học phổ thông khu vực Nam Trung Bộ" [27]; Bùi Văn Hưng (2013) "Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động"[25]; Trương Thị Hoa (2014) "Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông khu vực Hà Nội qua tham vấn nghề" [22] đã tập trung tổng hợp, nghiên cứu cơ sở lí luận dưới nhiều góc nhìn trong giáo dục hướng nghiệp, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp theo các hướng khác nhau.

Như vậy, ở Việt Nam vấn đề hoạt động hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp cũng được tập trung nghiên cứu và khai thác sâu ở nhiều góc độ về lí

luận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường. Trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ nền giáo dục Việt Nam, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được ban hành cuối năm 2018 thì hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc ở bậc phổ thông. Hoạt động này có những yêu cầu mới nhằm hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp ở học sinh. Vì thế, quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới là vấn đề cấp thiết, cần sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lí giáo dục.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lí giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung mà hạt nhân của hệ thống đó là các cơ sở trường học. Về khái niệm quản lý giáo dục các nhà nghiên cứu đã quan niệm như sau:

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường Trung học phổ thông xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái chất lượng mới về chất” [34, tr. 68].

Quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 3

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục và thế hệ trẻ và đối với từng học sinh" [17, tr. 34].

Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến Địa phương, còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo hiểu một cách cụ thể là:

Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý.

Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục đích đã định.

Trên cơ sở lý luận chung ta thấy rằng thực chất của nội dung quản lý hoạt động dạy học và hoạt động của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc hình thành nhân cách của học sinh.

Tóm lại, “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng”.

1.2.2. Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018)

Chương trình giáo dục phổ thông mới là chương trình giáo dục phổ thông được ban hành năm 2018 bao gồm chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.

Chương trình giáo dục phổ thông mới có điểm khác so với chương trình trước đây:

Thứ nhất, Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy không nhằm mục đích tự thân.

Thứ hai, chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 29[3],Nghị quyết 88 [35] và Quyết định 404 [38], chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo về nội dung giáo dục, giảm hợp lí số môn học.

Đồng thời thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.

Thứ ba, chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng Chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.

Thứ tư, chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

1.2.3. Hoạt động hướng nghiệp, hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở

1.2.3.1. Hoạt động hướng nghiệp

Các nhà tâm lí học Việt Nam đưa ra quan điểm “Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp tâm lí - sư phạm và y học giúp thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân" [2, tr.121].

Hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông dựa trên sự tham gia của các nhà tâm lí học, giáo dục học, y học, xã hội học và kinh tế học... Hướng nghiệp giúp học sinh có cơ sở để nhìn nhận lại khả năng của bản thân, từ đó điều chỉnh xu hướng chọn nghề cho phù hợp với năng lực, trình độ và hứng thú của mình, cố gắng học tập, rèn luyện những phẩm chất cần thiết cho việc chọn nghề trong tương lai. Đối với xã hội, giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động, cân bằng phân bố lực lượng lao động, giúp cho công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một cách đồng bộ, phù hợp với cơ cấu lao động, ngành nghề lao động, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước và của cả địa phương. Đối với ngành giáo dục, hoạt động hướng nghiệp là cụ thể hóa việc thực hiện mục tiêu giáo dục chuẩn bị cho thế hệ trẻ trở thành người lao động; quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp ở nhà trường chính là nhằm thực hiện mục đích giáo dục hướng nghiệp. Quan niệm về vấn đề này cũng có rất nhiều các góc nhìn khác nhau:

Theo Nguyễn Trọng Bảo, Phùng Đình Mẫn (chủ biên): "Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội,

nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lí, tri thức, kỹ năng để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất, đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"[4, tr.29], [31].

Tác giả Đặng Danh Ánh cho rằng: "Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, trong đó tập thể sư phạm nhà trường giữ vai trò quyết định nhằm giúp học sinh chọn nghề trên cơ sở khoa học"[2, tr.122].

Như vậy, có rất nhiều các quan niệm khác nhau về giáo dục hướng nghiệp của các nhà khoa học, dù ở khía cạnh nào thì các quan niệm trên cũng đã nhấn mạnh đến những vấn đề sau đây:

- Thứ nhất hoạt động giáo dục hướng nghiệp là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của gia đình, nhà trường và xã hội trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo nhằm định hướng cho học sinh thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và lựa chọn nghề dựa trên năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân.

- Thứ hai: Để thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp một cách có hiệu quả thì cần có sự phối hợp của một hệ thống các biện pháp Tâm lí học, giáo dục học, sinh lí học, xã hội học...

- Thứ ba: Trong nhà trường phổ thông, hoạt động giáo dục hướng nghiệp là nhiệm vụ của tập thể sư phạm nhà trường, của học sinh.... và kết quả cuối cùng là học sinh có được các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhất định và lựa chọn được nghề phù hợp.

Khái niệm trên cho thấy: Thực chất của hướng nghiệp không phải là sự quyết định nghề mà là giúp các em có được những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xung quanh, về những yếu tố ảnh hưởng tác động tới bản thân trong việc chọn nghề để lựa chọn nghề phù hợp và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa cá nhân với nghề, giữa cá nhân với xã hội. Hướng nghiệp là giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có chủ đích nhằm đảm bảo cho các em hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất cao và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Hướng nghiệp không chỉ được thực hiện trong nhà trường bởi các thầy, cô giáo mà hướng nghiệp được tiến hành tại gia đình và cộng đồng với sự tác động, hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là cha mẹ học sinh.

Trong đề tài này, hoạt động hướng nghiệp còn được hiểu là hoạt động giáo dục hướng nghiệp, gọi tắt là hoạt động hướng nghiệp. Trên cơ sở tìm hiểu các quan niệm về hoạt động hướng nghiệp, chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm giáo dục hướng nghiệp được ban hành trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo dục hướng nghiệp bao gồm toàn bộ

các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội.

1.2.3.2. Hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở

Hoạt động hướng nghiệp chính là làm cho cá nhân tự nhận ra giá trị đích thực của nghề và tìm thấy hạnh phúc, tìm thấy niềm vui khi tận tâm cống hiến hết mình cho nghề đã chọn. Việc hành nghề phải là lẽ sống chứ không phải là phương tiện kiếm sống. Hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở không chỉ tác động vào nhận thức của cá nhân đối với nghề định chọn mà phải làm cho cá nhân đó hiểu rõ giá trị của nghề, hình thành sự hứng thú, say mê với nghề và tâm nguyện cống hiến cuộc đời của mình cho nghề. Giáo dục hướng nghiệp là quyền lợi của từng trẻ em, thế hệ trẻ cần được chọn nghề theo hứng thú, sở thích và giáo dục hướng nghiệp phải giúp các em ngày càng nhận thức sâu sắc về nghĩa vụ lao động, nhu cầu nhân lực mà xã hội đặt ra. Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên, sách giáo khoa lớp 11 “Hoạt động hướng nghiệp” Bộ Giáo dục và Đào tạo 2007, thì hoạt động hướng nghiệp là hệ thống các tác động của xã hội về giáo dục, y học, xã hội học, kinh tế học... nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền khinh tế quốc dân. Qua phân tích cụm từ “hướng nghiệp”; “quản lý giáo dục”, chúng tôi hiểu: Hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở là toàn bộ các hoạt động sư phạm của nhà trường liên quan đến việc tổ chức và thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo quy định trong chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo, giúp học sinh Trung học cơ sở có những hiểu biết về thế giới nghề nghiệp và định hướng giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với phẩm chất, năng lực của bản thân, hoàn cảnh của gia đình và nhu cầu xã hội.

1.2.3.3. Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động hướng nghiệp có vai trò quan trọng hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh và được tích hợp trong một số môn học, hoạt động giáo dục: Công nghệ, môn tin học, môn giáo dục công dân, môn nghệ thuật, hướng nghiệp trong hoạt động trải nghiệm...

Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng trên cơ sở kế thừa ưu điểm của chương trình giáo dục hướng nghiệp trước đây.

Đồng thời, bám sát nội dung Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”.

Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới được hiểu là toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo, giúp học sinh bước đầu hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp, thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh ở trường phổ thông.

Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới là nội dung giáo dục bắt buộc quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo. Nội dung này được hướng dẫn thực hiện tích hợp trong các môn học bắt buộc ở trường phổ thông và được xây dựng thành một hoạt động giáo dục độc lập trong "Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp" được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh. Nội dung hoạt động được dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.

Đối với cấp Tiểu học, hoạt động hướng nghiệp được xây dựng với các nội dung tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh, đến Trung học cơ sở hoạt động hướng nghiệp được mở rộng và bước đầu giúp học sinh nhận thức về thế giới nghề nghiệp, đánh giá được các đặc điểm của bản thân với các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, bước đầu hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho các em. Ở giai đoạn Trung học phổ thông, hoạt động hướng nghiệp được thực hiện toàn diện và sâu sắc hơn làm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp, học sinh được đánh giá và biết tự đánh giá về năng lực, sở thích, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề và rèn luyện phẩm chất, năng lực để thích ứng với nghề trong tương lai.

1.2.3.4. Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở

Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở cũng được thực hiện tích hợp ở các môn học trong chương trình và được xây dựng thành một hoạt động giáo dục độc lập là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện, thời lượng thực hiện chương trình.

Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở là một nội dung giáo dục bắt buộc có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.

Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở được hiểu là toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở theo chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2018, giúp học sinh bước đầu hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp, thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh ở trường Trung học cơ sở.

1.2.4. Quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở

1.2.4.1. Quản lí hoạt động hướng nghiệp

Quản lí hoạt động hướng nghiệp chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lí các cơ sở đào tạo thực hiện những chức năng quản lí để tổ chức, triển khai công tác hướng nghiệp. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lí tác động tới các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

Như vậy, quản lí hoạt động hướng nghiệp được hiểu là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lí và có hướng đích của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi hoạt động hướng nghiệp của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục hướng nghiệp đã đề ra cho học sinh.

Quản lí hoạt động hướng nghiệp là một bộ phận của quản lí giáo dục, là hoạt động của cán bộ quản lí nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.

1.2.4.2. Quản lý hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở

Hoạt động hướng nghiệp muốn thực hiện có hiệu quả phải được tổ chức, chỉ đạo thực hiện một cách khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và của địa phương. Do vậy, công tác quản lí của người Hiệu trưởng trong mọi hoạt động giáo dục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2023