lệ của các ngân hàng gồm MBBank (VCB sở hữu 6,79% vốn điều lệ), Eximbak (VCB sở hữu 8,195% vốn điều lệ). Eximbank có tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ tại Sacombank là 6,84%. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành ngày 15 tháng 1 năm 2018, do vậy VCB, Eximbank cần có phương án giảm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của các ngân hàng khác tối đa là 5%.
NHTM có tỷ lệ sở hữu nhà nước chiếm chủ yếu gồm VCB, Vietinbank và BIDV. BIDV có tỷ sở hữu chủ yếu là các cổ đông trong nước đạt 97,66%, trong đó sở hữu nhà nước lớn nhất trong các ngân hàng lên tới 95,28% và không có cổ đông lớn nước ngoài. VCB có tỷ sở hữu trong nước đạt 85%, trong đó tỷ lệ sở nhà nước là 77,1%, cổ đông chiến lược nước ngoài là Mizuho Bank Ltd với tỷ lệ sở hữu 15%. Vietinbank có tỷ lệ sở hữu trong nước đạt 70%, trong đó tỷ lệ sở hữu nhà nước là 64,46%, cổ đông chiến lược là The Bank of Tokyo-Mitsubishi chiếm tỷ lệ sở hữu 19,73%, IFC Capitalization (Equity) Fund, L.P chiếm tỷ lệ sở hữu 5,39%.
b. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Theo báo cáo thường niên của các ngân hàng, NHTMCP có tỷ lệ CAR tương đối cao so với các NHTMNN. Maritimebank có tỷ lệ này cao nhất trong số các ngân hàng, năm 2017 đạt 19,48%, tiếp theo là Eximbank đạt 15,98%. VCB có tỷ lệ CAR cao nhất trong 3 NHTMNN, Năm 2017 đạt 11,13%, BIDV đạt 10,9% và Vietinbank là 10,4%.
Hiện nay, nhiều NHTM đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ để đảm bảo CAR đạt chuẩn Basel II vào năm 2019. ACB đang tích cực chủ động cải thiện các tỷ lệ an toàn vốn (CAR) thông qua nhiều biện pháp như phát hành hơn 3 nghìn tỷ trái phiếu vốn cấp 2, chủ động theo dõi, quản lý danh mục cho vay từ nhiều mặt như kỳ hạn và ngành nghề cho vay với mục tiêu cải thiện hệ số tài sản có rủi ro. Đến hết năm 2017, tỷ lệ an toàn vốn tổng và vốn cấp 1 lần lượt ở mức 11,49 và 7,77%. BIDV có kế hoạch và tích cực triển khai các biện pháp tăng vốn điều lệ thông qua bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. BIDV đang tích cực làm việc với đối tác và các cơ quan liên quan để đẩy nhanh quá trình giao dịch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2017, MBBank hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 18.155 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2016. VCB thực hiện thành công phương án tăng vốn cấp II để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN và cải thiện
khả năng đáp ứng tiêu chuẩn Basel II. Ngân hàng cũng được Chính phủ và NHNN phê chuẩn phương án tăng vốn cấp I với quy mô tương đương 10% vốn điều lệ và khẩn trương triển khai công tác tăng vốn trong năm 2018, đồng thời thực hiện biện pháp thoái vốn theo lộ trình tại một số định chế tài chính CFC, SGB và OCB.
19.5%
20%
18%
16%
16.0%
14%
12%
10%
8%
6%
4%
2%
0%
11.5% 11.6%
12.7% 12.1%
12.6%
13.1%
10.4%
11.3% 10.9%
11.3%
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM năm 2017
Nguồn: áo cáo thư ng niên của các ngân hàng thương mại năm 2017
Theo quy định tại thông tư số 36/2014/TT-NHNN và thông tư số 19/2017/TT-NHNN, quy định hệ số CAR của các ngân hàng lớn hơn hoặc bằng 9%, tuy nhiên trọng số rủi ro chỉ xác định rủi ro tín dụng. Hiện nay Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo quy định tại Thông tư, ngân hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 8%, cách tính CAR theo thông tư 41 bổ sung phần mẫu số bao gồm vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
Như vậy quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng giảm từ mức hiện tại 9% xuống 8% năm 2020. Tuy nhiên, cách xác định CAR theo thông tư mới sẽ làm giảm tỷ lệ này của NHTM so với quy định hiện hành. NHTM cần có kế
hoạch tăng vốn tự có đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng theo thông tư Số 41 2016 TT-NHNN và nhằm chống đỡ các tổn thất khi gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh để bảo vệ các cổ đông, nhà đầu tư và khách hàng, tăng tính ổn định và hiệu quả của hệ thống tài chính.
Để triển khai đề án Basel II, ngoài Thông tư 41 2016 TT-NHNN quy định về cách tính toán vốn yêu cầu theo phương pháp tiêu chuẩn, NHNN đã xác định lộ trình ban hành thông tư hướng dẫn về việc triển khai tính toán Tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp xếp hạng nội bộ (Internal rating base), trước mắt là phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản (FIRB), dự kiến sẽ lấy ý kiến tổ chức tín dụng trong năm 2019. Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại nhằm tạo khung pháp lý để các ngân hàng thực hiện trụ cột 1, trụ cột 2 và trụ cột 3 của Basel II.
Lộ trình áp dụng Basel II được NHNN đưa ra gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là thí điểm áp dụng tại 10 ngân hàng từ tháng 2/2016, gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank. Giai đoạn 2 là cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 ngân hàng áp dụng thành công toàn bộ tiêu chuẩn chuẩn mực này. Đến năm 2018, NHNN đã trao quyết định công nhận cho hai Ngân hàng là VIB và Vietcombank đáp ứng chuẩn mực Basel II.
Khung khổ Basel III được hình thành vào năm 2010 nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2017, Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) đã công bố kết quả cải cách các quy định Basel III và lùi thời hạn áp dụng bắt đầu sang năm 2022 nhằm giúp các ngân hàng có đủ thời gian để triển khai thực hiện. Những cải cách quan trọng của Basel III gồm nâng tỷ trọng và chất lượng vốn, nâng khả năng nhạy bén của ngân hàng trong xử lý rủi ro hoạt động, cải thiện thanh khoản…(Ngân hàng Nhà nước, 2017)
Hiện nay có nhiều quốc gia đã ban hành quy định và lộ trình để thực hiện theo Basel III, các ngân hàng lớn trên thế giới đã hoàn thành yêu cầu về an toàn vốn. Ủy Ban Basel đã công bố báo cáo về kết quả điều tra quá trình thực hiện Basel III thực hiện đến 31/12/2017 của 206 ngân hàng, bao gồm 111 ngân hàng lớn nhất thế giới - ngân hàng nhóm 1 (trong số này có 30 ngân hàng chiến lược toàn cầu G-
SIB) và 95 ngân hàng nhóm 2, kết quả tất cả các ngân hàng nhóm 1 và nhóm 2 (bao gồm cả 30 G-SIB) đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu cổ phần thường (CET1) là 4,5% và mức mục tiêu CET1 là 7,0%. Báo cáo cũng kết luận rằng, hiện tại tỷ lệ vốn cấp 1 ở châu Âu cao hơn ở châu Mỹ và các khu vực khác trên thế giới (BIS, 2018). Tỷ lệ vốn cấp 1 bình quân của 12 NHTM tại Sri Lanka trong năm 2017 trên 10% và CAR của các ngân hàng này bình quân trên 15%, trong năm 2018 các ngân hàng Sri Lanka bắt đầu áp dụng Basel III. Các nước ở khu vực Đông Nam như Philippines, Singapore, Malaysia đã xây dựng chính sách và lộ trình theo Basel III.
c. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của NHTM được điều chỉnh giảm theo lộ trình từ nay đến đầu năm 2019 nhằm duy trì hợp lý các chỉ số an toàn để đảm bảo hoạt động ngân hàng bền vững. Theo điều 17 tại thông tư Số 36/2014/TT- NHNN, quy định việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa đối với NHTM là 60%. Thông tư số 16/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT-NHNN sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình đến hết năm 2018 là 45% quy định các tổ chức tín dụng phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được cuối năm 2019 là 40%
VIB
Sacombank VPBank Maritimebank
BIDV SHB
Eximbank MBBank Techcombank Vietinbank Vietcombank
ACB
27%
272%8%
24%
50%
44%
23%
9%
30%
33%
27%
31%
12%
11%
42%
21%
27%
0
10%
10%
10%
0.1
34%
34%
34%
41%
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
Dài hạn Dư nợ Trung hạn Dư nợ
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ trung hạn, dài hạn so với tổng dư nợ năm 2017
Nguồn: áo cáo thư ng niên của NHTM và tính toán của tác giả
Tỷ lệ nợ trung và dài hạn của NHTM chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ.
Các NHTMCP có tỷ lệ nợ trung và dài hạn cao hơn so với NHTMNN, tỷ lệ nợ dài hạn của VIB chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 50%, tiếp theo là Eximbank (42%), ACB (41%).
Nguồn vốn của các ngân hàng chủ yếu từ tiền gửi của khách hàng, các khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn của SHB cao nhất, chiếm tỷ lệ 90%, tiếp đến là Eximbank và Sacombank tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn đạt 86%.
Tiền gửi có kỳ hạn tổng tiền gửi khách hàng
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
83%
86%
90%
80%
85% 86%
78%
81%
80%
83%
65%
60%
35%
40%
17%
20%
22%
14%
19%
20%
10%
15%
14%
17%
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn so với tổng tiền gửi khách hàng năm 2017
Nguồn: áo cáo thư ng niên của NHTM và tính toán của tác giả
Các ngân hàng có tỷ lệ nợ không kỳ hạn cao gồm MBBank chiếm 40%, Vietcombank 35%.
d. ơ cấu thu nhập
Thu nhập của NHTM chủ yếu là thu từ lãi, có những ngân hàng thu nhập từ lãi thuần đạt gần 90% trong tổng thu nhập. Các dịch vụ phi tín dụng truyền thống sẽ là yếu tố nền tảng tạo ra thu nhập bền vững cho ngân hàng. Phát triển dịch vụ phi tín dụng góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích, đồng thời phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng, tăng nguồn thu nhập
và lợi nhuận của từ hoạt động dịch vụ, tạo nguồn thu ổn định và bền vững của ngân hàng.
Các ngân hàng có vốn 100% nước ngoài tại Việt Nam có thu nhập từ lãi thuần thấp hơn các NHTM trong nước. Năm 2016, thu nhập lãi thuần của HSBC là 61,62%, năm 2017 là 64,94%, ANZ năm 2016 là trên 62% đến 2017, thu nhập lãi thuần của ngân hàng này giảm mạnh xuống còn 49,48%.
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
22%
27%
18%
28%
21%
20%
13%
27%
23%
17%
33%
31%
79%
82%
79%
80%
87%
77%
83%
67%
Thu nhập lãi thuần
Thu nhập ngoài lãi
73%
72%
73%
69%
Biểu đồ 2.13: Thu nhập lãi thuần và ngoài lãi của các NHTM
ình quân giai đoạn 2008-2017
Nguồn: áo cáo thư ng niên của NHTM và tính toán của tác giả
Trong giai đoạn 2008-2017 các NHTM có tỷ lệ thu nhập từ lãi thuần cao trong tổng thu nhập gồm VPBank (87%), VIB (83%), vietinbank (82%). Maritimebank và Sacombank có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi cao nhất so với các ngân hàng khác, tỷ lệ này tại hai ngân hàng lần lượt là 33% và 31%. NHTM cần duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục, dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng, tối đa hóa các tiện ích và sự lựa chọn của khách hàng. Thu nhập của NHTM năm có mức tăng trưởng khá cao trong năm 2017.
Thu nhập từ lãi thuần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của NHTM (năm 2017 đạt 76,6%), tiếp theo là thu nhập từ hoạt động dịch vụ (10,3%),
thu nhập từ kinh doanh chứng khoán và thu từ góp vốn cổ phần chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập. Thu nhập từ lãi thuần năm 2017 tăng 24% tương ứng tăng 2364 triệu đồng, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng cao lên tới 51,7% tương ứng tăng 559 triệu đồng, thu nhập thuần từ đầu tư chứng khoán năm 2017 giảm 19,8% tương ứng giảm 38,5 triệu đồng so với 2016.
Lãi thuần góp vốn cổ…
149
170
Năm 2017 Năm 2016
Lãi thuần hoạt động…
940
1203
Lãi thuần chứng…
156
195
Lãi thuần chứng…
108
177
Lãi thuần từ kinh…
332
383
Lãi thuần dịch vụ
1640
1081
Thu lãi thuần
12220
Triệu đồng
0 2000 4000 6000 8000
9857
10000 12000 14000
Biểu đồ 2.14: Cơ cấu thu nhập bình quân của NHTM
Nguồn: áo cáo thư ng niên của NHTM và tính toán của tác giả
4500% | ||||||
4000% 3500% 3000% | 33.53 | 41.3 | 41.46 | 36.67 | 42.46 | 40.39 |
2500% | ||||||
2000% | ||||||
1500% | ||||||
1000% | ||||||
500% | ||||||
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Bền Vững C C Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Giai Đoạn 2008- 2017
- Tỷ Lệ Đòn Ẩy Tài Chính Trung Bình Giai Đoạn 2008-2017
- Tiêu Chí Dư Nợ So Với Tổng Tiền Gửi Của Nhtm Giai Đoạn 2008-2017
- Nhóm Các Tiêu Ch Đánh Giá Ngân Hàng Ền Vững Về Xã Hội
- Nhóm Các Tiêu Ch Đánh Giá Ngân Hàng Ền Vững Về M I Trường
- Đ Nh Gi Thực Trạng Phát Triển Bền Vững Của Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
Các nước trong khu vực đồng Euro có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi tương đối cao trong tổng thu nhập, năm 2013, tỷ lệ này đạt 40,39%. So với các ngân hàng của Euro, các NHTM Việt Nam có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi rất thấp.
0%
Biểu đồ 2.15: Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập của các nước trong khu vực Euro
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Các NHTM Việt Nam cần cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính nhằm tăng nguồn thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, giảm dần phụ thuộc nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng.
e. ơ cấu nợ xấu
35000
triệu đồng
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
Năm 2015
Nợ dưới tiêu chuẩn
Năm 2016 Năm 2017
Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn
32304
31344
29484
18084
16752
13680
10728
9528
7212
Biểu đồ 2.16: Nợ xấu của NHTM
Nguồn: áo cáo thư ng niên của NHTM
Nợ xấu theo báo cáo của NHTM có xu hướng tăng sau tái cấu trúc 2011- 2015, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 của 12 NHTM là 2,04% giảm so với 2016 là 2,31% tuy nhiên về quy mô nợ xấu có xu hướng tăng. Năm 2016, tổng nợ xấu của 12 ngân hàng là 59916 triệu đồng tăng 26,34% tương ứng tăng 12492 triệu đồng. Trong đó, các khoản nợ dưới tiêu chuẩn có xu hướng tăng mạnh, tốc độ tăng là 68,6% tương ứng tăng 7356 triệu đồng. Năm 2017, nợ xấu của các NHTM này đạt 61776 triệu đồng, tốc độ tăng 3% tương ứng tăng 1860 triệu đồng so với năm 2016. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng mạnh lên tới 75,8% tương ứng tăng 7224 triệu đồng. Như vậy nợ xấu của NHTM chưa được xử lý triệt để sau tái cấu trúc, nợ xấu vẫn còn ở mức cao trong hệ thống ngân hàng. Tuy vậy, các khoản nợ xấu này là nợ xấu nội bảng theo báo cáo của các ngân hàng, con số này vẫn chưa phản ánh đầy đủ và thực chất của nợ xấu, chưa bao gồm các khoản nợ xấu bán cho VAMC và các khoản đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản.
Theo đánh giá của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia nợ xấu của hệ thống ngân hàng năm 2017 khoảng 9,5% chủ yếu do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong nợ cơ cấu lại. (UBGSTCQG, 2017). Theo UBGSTCQG Năm 2017, quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD được đẩy nhanh hơn, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Các