1.2. Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình can thiệp
1.2.1. Các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em
1.2.1.1. Mô hình nguyên nhân SDD và tử vong ở trẻ em của UNICEF:
Sơ đồ 1. 1: Nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 1
- Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 2
- Các Phương Pháp Đánh Giá Tình Trạng Dinh Dưỡng Trẻ Em
- Các Can Thiệp Gián Tiếp Và Thông Tin Giáo Dục Truyền Thông Dinh Dưỡng
- Sử Dụng Phương Tiện Trực Quan Trong Truyền Thông
- Xây Dựng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu Và Hoạt Động Khác
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Sơ đồ trên cho thấy các nguyên nhân SDD ở trẻ em bao gồm: Nguyên nhân trực tiếp ở trẻ như thiếu ăn và bệnh tật; nguyên nhân tiềm tàng như an ninh thực phẩm hộ gia đình không đảm bảo, chăm sóc bà mẹ trẻ em chưa tốt, thiếu dịch vụ chăm sóc y tế, vệ sinh môi trường kém; các nguyên nhân cơ bản như kinh tế xã hội, thượng tầng chính trị và tư tưởng [74].
1.2.1.2. Mô hình sinh thái học
Xã hội
Cộng đồng
Mối quan
hệ với trẻ
Cá nhân trẻ
Sơ đồ 1. 2: Mô hình sinh thái học
Nếu xem xét yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng SDD của trẻ theo mô hình sinh thái học, các nghiên cứu cho thấy có rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng SDD ở trẻ như yếu xã hội, cộng đồng, mối quan hệ với trẻ bao gồm cả gia đình và bản thân trẻ [91], [112]:
Các yếu tố môi trường xã hội: Kinh tế đói nghèo, chính sách xã hội, chính sách y tế tại các nước, các dịch vụ y tế, các hoạt động phòng chống SDD được triển khai tại các quốc gia [97], [99], [109], [121]. Ngoài ra nội chiến, biến đổi khí hậu, thiên tai (bão lụt, hạn hán…) cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ SDD ở các quốc gia bị ảnh hưởng [20], [88], [131]. Một nguyên nhân gián tiếp khác là phát triển dân số vượt quá mức cân bằng dân số sẽ ảnh hưởng và tạo gánh nặng cho nhiều lĩnh và cả SDD ở trẻ em [65].
Yếu tố cộng đồng: Vệ sinh môi trường tại cộng đồng kém, tập quán văn hóa địa phương về NDTN không hợp lý [134], hoạt động của cơ sở y tế tại địa phương, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, chương trình phòng chống SDD (PCSDD) trẻ em đang được triển khai thực hiện tại địa phương [102], hoạt động của các nhà trẻ tư thục và dịch bệnh tại địa phương, quảng cáo sữa công thức của các hãng sữa..
Các mối quan hệ và hộ gia đình: Các mối quan hệ ảnh hưởng tới tới KT-TH của bà mẹ và làm tăng nguy cơ SDD ở trẻ như thu nhập hộ gia đình trên đầu người thấp, gia đình đông con, trình độ văn hóa của bà mẹ thấp [62] [68], [80]. KT-TH của bà mẹ kém, sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng trẻ như cai sữa sớm, cho ăn bổ sung (ABS) không hợp lý, chế độ ăn của trẻ không đủ cả về số lượng chất lượng, thiếu năng lượng
protein, thiếu vi chất dinh dưỡng [17, 62], [107]. Ảnh hưởng của người trong gia đình và bạn bè tới hành vi của bà mẹ [13] [17], [29, 31], [80].
Yếu tố bản thân trẻ: Cân nặng sơ sinh của trẻ thấp, tuổi của trẻ trên 6 tháng, chế độ ăn năng lượng thấp [29], [51], [62], [117]. Nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng đặc biệt là tiêu chảy, viêm đường hô hấp và bệnh sởi [85], [86], [117], [121]. Ngoài ra những trẻ bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh cũng có nguy cơ cao SDD [65].
1.2.2. Các can thiệp dựa trên bằng chứng được khuyến cáo
Nhóm nghiên cứu dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em đánh giá tổng hợp các nghiên cứu can thiệp về dinh dưỡng của tạp chí Lancet đã chỉ ra rằng các ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi liên quan đến SDD có thể giảm 15% nếu bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tiếp cận được với 10 can thiệp dinh dưỡng dưới đây với độ bao phủ 90% [84].
Chế độ dinh dưỡng tối ưu trong thời kỳ mang thai
- Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ đối với tất cả các bà mẹ
- Bổ sung can xi đối với các bà mẹ có nguy cơ thiếu can xi
- Bổ sung protein năng lượng trong trường hợp bà mẹ thiếu protein
- Bổ sung đủ lượng muối iod cần thiết
Các thực hành dinh dưỡng trẻ nhỏ
- Tăng cường thực hành cho trẻ bú sớm, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 24 tháng tuổi
- Nâng cao nhận thức về ABS hợp lý ở bộ phận người dân được đảm bảo về lương thực và tăng cường lương thực thực phẩm cho bộ phận người dân chưa được đảm bảo về lương thực.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng ở nhóm trẻ em có nguy cơ cao
- Bổ sung vitamin A cho trẻ 6-59 tháng tuổi
- Bổ sung kẽm cho trẻ 12-59 tháng tuổi
Quản lý SDD cấp tính
- Tăng cường ABS đối với trường hợp SDD cấp tính vừa
- Quản lý điều trị các trường hợp SDD cấp tính nặng
1.2.3. Mô hình phòng chống các vấn đề sức khỏe liên quan đến y tế công cộng
Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở (YTCS), đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng trên diện rộng, nên mô hình phòng chống của Y tế công cộng đã được áp dụng. Mô hình gồm 4 bước: 1) Xác định vấn đề SDD và KT-TH của bà mẹ. 2) Xác định yếu tố tăng cường, yếu tố nguy cơ tới tình trạng SDD và KT-TH của bà mẹ (thông qua mục tiêu 1 của nghiên cứu). 3) Xây dựng can thiệp và thử nghiệm can thiệp (thông qua mục tiêu 2 của nghiên cứu), đánh giá hiệu quả của can thiệp (thông qua mục tiêu 3 của nghiên cứu). 4) Đảm bảo cho việc triển khai sử dụng mô hình trên diện rộng (thông qua mục tiêu 3 của nghiên cứu). Dưới đây là sơ đồ mô hình phòng chống các vấn đề sức khỏe liên quan đến y tế công cộng [87]:
Sơ đồ 1. 3: Mô hình phòng chống các vấn đề sức khỏe liên quan đến y tế công cộng
1.2.4. Tầm quan trọng chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em dưới 24 tháng tuổi
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chăm sóc trẻ em trong 1,000 ngày đầu đời là rất quan trọng. Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai sẽ giúp cho thai nhi phát triển đầy đủ [23]. Yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ sơ sinh có cân nặng thấp là TTDD kém của người mẹ trước khi có thai và chế độ ăn không cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai [62], [121]. Chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ trong khoảng thời gian từ 6-24 tháng tuổi tốt sẽ cải thiện được chiều cao theo tuổi của trẻ [124], [116], [117]. Giai đoạn 6-24 tháng tuổi là giai đoạn trẻ học ăn thức ăn từ bên ngoài, hệ tiêu hóa còn non trẻ, miễn dịch thụ động do mẹ truyền sang trẻ cũng suy giảm. Hệ miễn dịch của trẻ chưa có đầy đủ miễn dịch tự nhiên và luôn phải đáp ứng với mầm bệnh từ môi trường bên ngoài, nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, dẫn tới vòng nhiễm trùng, chán ăn và SDD ở trẻ [86], [7], [98]. Trong giai đoạn này người muôi dưỡng trẻ cần có KT-TH nuôi dưỡng trẻ đúng để giúp trẻ vượt qua các khó khăn mà trẻ gặp phải. Có nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ mắc mới thấp còi cao nhất trong nhóm 6-24 tháng tuổi [15], [22], [24], [124].
1.2.5. Tầm quan trọng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030
Mô hình niềm tin sức khỏe (Health Belief Model) viết tắt HBM là một trong những lý thuyết đầu tiên của hành vi sức khỏe, được phát triển vào những năm 1950 bởi một nhóm các nhà y tế công cộng và tâm lý học xã hội của Mỹ Hochbaum, Rosenstock, và Kegels. HBM đã tiếp tục được phát triển bởi Rosenstock và Becker trong thập niên 1970 và 1980, sửa đổi bổ sung mô hình đã được thực hiện vào cuối năm 1988 [126]. HBM cho rằng hành vi liên quan đến sức khỏe của một người phụ thuộc vào nhận thức tới bốn lĩnh vực sau: Mức độ nghiêm trọng của một căn bệnh, mức độ cảm nhiễm của người đó với bệnh tật, lợi ích thực hiện hành động phòng chống, các cản trở thực hiện hành động đó. HBM giải quyết mối quan hệ giữa nhận thức niềm tin và hành vi của một người. Nó cung cấp cách thức để hiểu và dự đoán khách hàng sẽ hành động liên quan đến sức khỏe như thế nào và làm thế nào họ sẽ tuân thủ với các liệu pháp chăm sóc sức khỏe [126]. Vì vậy HBM là cơ sở lý thuyết để xây dựng các mô hình truyền thông GDDD (phụ lục 1)
Trong lĩnh vực giáo dục sức khỏe và đặc biệt là GDDD, truyền thông là một biện pháp quan trọng nâng cao sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Đầu tư cho truyền thông có khả năng mang lại độ bao phủ rộng, hiệu quả cao với chi phí thấp. Truyền thông có nhiều hình thức và nhiều nhóm đối tượng đích khác nhau. Truyền thông có thể thay đổi được những tập quán cũ và tạo ra những chuẩn mực mới, thúc đẩy bà mẹ có thực hành đúng trong NDTN. Truyền thông và nâng cao năng lực hoạt động của y tế cơ sở luôn là một trong những giải pháp quan trọng trong các Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng những giai đoạn vừa qua và hiện nay [5], [34]. Mục tiêu chính của chiến lược là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em; cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng; nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế.
Các giải pháp chính của Chiến lược quốc gia bao gồm: Giải pháp về chính sách, nguồn lực, truyền thông vận động, thông tin truyền thông GDDD và các giải pháp về chuyên môn kỹ thuật. Giải pháp về truyền thông vận động, thông tin truyền thông GDDD bao gồm triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng với các loại hình, phương thức, nội dung phù hợp với từng vùng, miền và từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao hiểu biết và thực hành dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là phòng chống SDD thấp còi [5]. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật bao gồm xây dựng các giải pháp can thiệp đặc hiệu ưu tiên cho những vùng nghèo, khó khăn, dân tộc thiểu số và các nhóm đối tượng có nguy cơ khác. Chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau khi sinh. Thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT) trong 6 tháng đầu và ABS hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi. Nâng cao hiệu quả của mạng lưới dịch vụ tư vấn và phục hồi dinh dưỡng. Sử dụng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương trong bữa ăn hàng ngày [5].
1.2.6. Một số khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
1.2.6.1. TCYTTG khuyến cáo về nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung:
Cho trẻ bú sớm trong vòng giờ đầu sau sinh; NCBSMHT trong 6 tháng đầu. Bắt đầu cho ABS bằng thức ăn an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng khi được 6 tháng tuổi (tròn 180 ngày tuổi) và tiếp tục bú mẹ ít nhất cho đến 12 tháng tuổi. Thực hành cho ăn theo đáp ứng. (Ví dụ: trực tiếp cho trẻ ăn và hỗ trợ trẻ lớn hơn ăn, cho trẻ ăn chậm hơn
và kiên nhẫn hơn, khuyến khích trẻ ăn không ép trẻ ăn, nói chuyện với trẻ và duy trì giao tiếp bằng mắt). Thực hành vệ sinh và chế biến thức ăn thích hợp. Cho ăn đa dạng thức ăn giàu dinh dưỡng. Sử dụng thức ăn bổ sung vitamin và khoáng chất nếu có nhu cầu. Cho ăn lỏng hơn khi trẻ bệnh bao gồm bú mẹ nhiều hơn và cung cấp thức ăn mềm, nhiều chất dinh dưỡng, cho ăn thức ăn mà trẻ thích [133]. Khuyến cáo cũng nhắm đến nhu cầu của trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV. Sử dụng thuốc kháng vi rút hiện nay cho phép những trẻ này bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ cho đến 12 tháng tuổi [130].
1.2.6.2. Viện Dinh Dưỡng khuyến cáo
- Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai: Trong lúc mang thai và cho con bú người mẹ phải ăn nhiều hơn bình thường, ăn đa dạng và đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc. Bà mẹ không nên kiêng khem quá mức. Phụ nữ có thai nên làm việc theo khả năng, không được làm việc quá sức. Tháng cuối nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, đảm bảo ngủ đủ [71].
- Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung: Cho trẻ bú sớm ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, NCBSMHT trong 6 tháng đầu, bú mẹ kéo dài từ 18-24 tháng tuổi. Bắt đầu cho trẻ ABS khi trẻ tròn 6 tháng tuổi và tiếp tục bú mẹ. Cho trẻ ăn thức ăn đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm, giàu dinh dưỡng, ăn đủ bữa theo lứa tuổi. Sử dụng thức ăn bổ sung vitamin và khoáng chất nếu có nhu cầu. Cho ăn lỏng hơn khi trẻ bệnh, cho bú mẹ nhiều hơn, thức ăn mềm, đủ chất dinh dưỡng [71].
1.3. Cơ sở thực tiễn-Các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em
1.3.1. Các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trên thế giới
1.3.1.1. Chính sách và chiến lược can thiệp rút ra từ nghiên cứu
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp kết quả của 58 nghiên cứu và đánh giá có chất lượng liên quan tới PCSDD được xuất bản trong vòng 10 năm gần đây, có độ bao phủ rộng tới các lĩnh vực và được tiến hành bởi hàng loạt các tổ chức khác nhau cho thấy vấn đề dinh dưỡng của trẻ có thể được giải quyết thông qua một lọat các can thiệp hiệu quả được triển khai trên diện rộng, nhưng những điều kiện tiên quyết sau đây cần phải có để việc này xảy ra: Ở mức độ quốc tế, những nhà tài trợ cần phải liên kết, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, hỗ trợ quản lý và kể cả hỗ trợ tiền mặt để đảm bảo việc sử
dụng hiệu quả nhất các nguồn hỗ trợ quốc tế. Các nước đang phát triển nên đưa vấn đề dinh dưỡng vào chương trình nghị sự và có các mục tiêu rõ ràng, để các nhà tài trợ có thể liên kết và sử dụng các hệ thống sẵn có tại địa phương hỗ trợ PCSDD. Ở cấp quốc gia, cấu trúc chính phủ và các cơ quan cần được đặt đúng chỗ, để hỗ trợ môi trường thuận lợi cho dinh dưỡng. Các quyết định phải dựa trên bằng chứng, chịu trách nhiệm ở tất cả các cấp độ bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân. Ở cấp độ cộng đồng, chuỗi trách nhiệm phải được chuyển giao tới sự tham gia tích cực của hộ gia đình. Đây là cơ sở chính yếu cho sự duy trì của bất kỳ can thiệp phù hợp nào [113]. Các chính sách thích hợp, các can thiệp thúc đẩy NCBSMHT, cho trẻ ABS thích hợp, cung cấp đa vi chất dinh dưỡng [103], vitamin A và kẽm, quản lý thích hợp những trường hợp SDD nặng đã hứa hẹn hiệu quả đối với việc làm giảm tử vong ở trẻ, giảm SDD và các bệnh tật liên quan đến SDD [121]. Người ta cũng đã ước tính với gói can thiệp toàn diện có hiệu quả đối với PCSDD có thể phòng được ¼ tử vong ở trẻ dưới 36 tháng tuổi, giảm được tỷ lệ thấp còi xuống tới 1/3 và ngăn chặn khoảng 60 triệu DALYs [96].
1.3.1.2. Các can thiệp trực tiếp trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Các can thiệp trực tiếp được sử dụng trong PCSDD là các can thiệp phục hồi, điều trị SDD nặng và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho PNMT và trẻ em. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy quản lý các trường hợp SDD cấp tính nặng theo hướng dẫn của TCYTTG giảm tỷ lệ tử vong tới 55% (OR 0,45; 95% CI: 0,32- 0,62). Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng gói thức ăn giàu năng lượng ăn liền và được sử dụng như một liều điều trị (Ready-to-use therapeutic food), có thể sử dụng để quản lý SDD cấp tính nặng [105]. Can thiệp ngắn hạn phục hồi trẻ SDD và điều trị các bệnh nhiễm trùng có hiệu quả với mức chi phí thấp ở nước có xung đột nội chiến [88]. Các chương trình bổ sung vi chất dinh dưỡng được đánh giá có hiệu quả. Chương trình bắt buộc bổ sung muối iode trong thập kỷ vừa qua đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bướu cổ của các cộng đồng có nguy cơ. Kết quả của 6 trong 8 thử nghiệm cung cấp vitamin A đã chỉ ra bằng chứng làm giảm 20-50% tỷ lệ tử vong trẻ [121]. Tại Indonesia, sự gia tăng tiêu thụ sữa tăng cường chất sắt và mỳ có liên quan với tỷ lệ giảm bệnh thiếu máu trẻ em [119]. Thêm sắt cho vào sữa và mì là một chiến lược có thể được áp dụng rộng rãi như là một can thiệp làm giảm tình trạng máu thiếu sắt ở trẻ. Cung cấp kẽm cho trẻ em, gói