Quá Trình Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội, Chi Nhánh Quảng Ninh


2.1.2.3. Trang thiết bị máy móc

Trang thiết bị máy móc của ngân hàng MB Quảng Ninh, cụ thể như sau: Máy đếm tiền (20 máy); Máy soi tiền giả (6 máy); Máy scan (13 máy); Máy photo (6 máy); Máy tính bàn (70 máy); Laptop ( 11 máy); Bàn làm việc ( 81 chiếc); Điều hoà (50 chiếc); ATM (13 cây); POS (20 máy); Hệ thống camera (6 chiếc); Ngân hàng sử dụng phần mềm hạch toán T24 R10; Phần mềm quản lý khách hàng và năng suất lao động (CRM); Phần mềm lưu trữ và luân chuyển hồ sơ (quy trình phê duyệt tập trung - BPM); Phần mềm chấm điểm xếp hạng tín dụng (CRA).

2.1.3. Các nghiệp vụ thực hiện


Cũng như các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay, MB Quảng Ninh luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng h oạt động của mình nhằm mang đến cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ tiên tiến thuận lợi và có ích nhất để nâng cao vị thế của MB trong việc canh tranh với các ngân hàng khác trong nước, trong khu vực cũng như thế giới. Các nghiệp vụ được thực hiện tại MB Quảng Ninh bao gồm:

Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu,…

Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF), Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung; thấu chi, cho vay tiêu dùng; hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế; đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.

Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Dự thầu, tạm ứng, thanh toán, bảo hành.

Thanh toán và tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A); chuyển tiền trong nước và quốc tế; chuyển tiền nhanh Western Union; thanh


toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc; chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM; chi trả kiều hối,…

Ngân quỹ: Mua, bán ngoại tệ; mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu); thu chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ; cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá.

Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD); dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card); Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.

Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; tư vấn đầu tư và tài chính; cho thuê tài chính; môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.

Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, MB Quảng Ninh luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực: phát triển nguồn nhân lực; phát triển công nghệ; phát triển kênh phân phối.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh


Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MB Quảng Ninh, cụ thể:

Qua bảng 2.2 ta thấy, từ năm 2017 đến năm 2019, tổng lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh luôn tăng cùng với sự gia tăng của quy mô kinh doanh, tốc độ tăng của tổng lợi nhuận trước thuế qua các năm đều lớn hơn sự gia tăng của quy mô hoạt động và thu thuần kinh doanh. Để biết rõ hơn về nguyên nhân này, ta đi phân tích chi tiết như sau:

Năm 2018, thu thuần kinh doanh đạt 137,1 tỷ đồng, tăng 31,41 tỷ đồng so với năm 2017 và hoàn thành 102% kế hoạch đề ra từ đầu năm. Trong đó cơ cấu doanh thu thuần cho vay chiếm tỷ trọng cao với kết quả là 84 tỷ đồng, tăng 20,72 tỷ so với năm 2017, thu từ HĐV đạt 23,25 tỷ đồng giảm 2,65 tỷ đồng so với cùng kì năm trước, tiếp theo đó lần lượt là thu ngoài lãi đạt 21,35 tỷ đồng tăng 6,65 tỷ đồng và thu khác đạt 8,5 tỷ đồng tăng 6,69 tỷ đồng so với kết quả cùng kì năm 2017.


Điều này cho thấy năm 2018, chi nhánh đã phát triển thành công nhiều loại sản phẩm cũng như dịch vụ ngân hàng việc quản lý chi phí hoạt động hiệu quả hơn so với năm trước, kiểm soát chất lượng nợ tốt, giảm phát sinh đồng thời thu hồi được nợ xấu và nợ quá hạn. Tuy nhiên mặc dù quy mô HĐV tăng 95,3 tỷ đồng so với 2017, nhưng thu từ hoạt động HĐV lại giảm 2,65 tỷ đồng, từ đó có thể thấy MB Quảng Ninh đang sử dụng chinh sách ưu đãi để thu hút dòng tiền HĐV, nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả so với quy mô.

So với năm 2018 thì năm 2019 khởi sắc hơn rất nhiều trong hoạt động kinh Doanh, về quy mô dư nợ MB Quảng Ninh đạt 4.261 tỷ đồng, tăng trưởng 1.020 tỷ đồng so với năm 2018, hoàn thành 110% kế hoạch đề ra từ đầu năm. Quy mô HĐV đạt 1.683 tỷ đồng, tăng 155,9 tỷ đồng so với năm 2018 nhưng chỉ hoàn thành 85% kế hoạch năm. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu kiểm soát tốt với tỷ lệ lần lượt là 1,44% và 0,7% - đều nằm trong giới hạn rủi ro tín dụng an toàn cho phép. Đối với các chỉ tiêu về hiệu quả: thu thuần kinh Doanh đạt 182,34 tỷ đồng tăng 45,24 tỷ đồng so với 2018 và hoàn thành 102% kế hoạch năm 2019. Trong đó cơ cấu nguồn thu đều cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra, thêm vào đó do nợ xấu nợ quá hạn được kiểm soát tốt, đồng thời chi nhánh thu được 1 số món đã trích ngoại bảng làm tăng thu nhập bất thường. Lợi nhuận trước thuế 2019 của MB Quảng Ninh đạt 85,82 tỷ đồng tăng 46,62 tỷ đồng so với 2018 và hoàn thành 117% kế hoạch được BLĐ đề ra từ đầu năm 2019. Từ đó cho thấy, việc quản lý chi phí hoạt động của chi nhánh hiệu quả hơn, chi nhánh tập trung hơn trong việc quản lý chặt chẽ các khoản cho vay để giảm thiểu chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để thúc đẩy sự gia tăng của tổng lợi nhuận trước thuế.

Nhìn chung, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của chi nhánh tăng dần cho thấy sự phát triển, hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng có hiệu quả trong hoạt động tín dụng cũng như trong việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho chi nhánh. Chi nhánh cần quản lý chắt chẽ chi phí hoạt động và các khoản cho vay hơn nữa để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

48


Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh MB Quảng Ninh từ 2017 - 2019

Đơn vị: tỷ đồng



STT


Chỉ tiêu


Năm 2017


Năm 2018


Năm 2019

Chênh lệch

2018/2017

Chênh lệch

2019/2018

% HT KH 2019

1

Huy động vốn

1432.7

1,528.0

1,683.9

95.30

155.90

85%

2

Cho vay

3032.8

3,241.4

4,261.4

208.60

1,020.00

110.25%

3

Nợ quá hạn

2.33%

1.80%

1.44%

-

-

50.82%

4

Nợ xấu

1.10%

0.93%

0.70%

-

-

92.90%

5

Thu thuần kinh doanh

105.69

137.1

182.34

31.41

45.24

102%

5.1

Thu thuần cho vay

63.28

84

105.22

20.72

21.22

104%

5.2

Thu thuần HĐV

25.9

23.25

31.79

(2.65)

8.54

99%

5.3

Thu ngoài lãi

14.7

21.35

27.87

6.65

6.52

95%

5.4

Thu khác

4.46

5.85

17.46

1.39

11.61

110%

6

Chi hoạt động

44.84

70.7

65.34

25.86

(5.36)

85%

7

Chi dự phòng rủi ro

34.7

31.18

27.2

(3.52)

(3.98)

74%

8

TTKD sau DPRR

74.37

109.9

151.16

35.53

41.26

100%

9

LNTT

29.53

39.2

85.82

9.67

46.62

117%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Quảng Ninh - 8

Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Quảng Ninh, 2019


2.2. Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, chi nhánh Quảng Ninh

2.2.1. Các bước thực hiện Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội, chi nhánh Quảng Ninh

Căn cứ theo định hướng kinh doanh của MBBank giai đoạn 2015 – 2019, được Hội đồng quản trị Ngân hàng Quân Đội thông qua vào thời điểm nửa cuối năm 2014, Ban lãnh đạo MB Quảng Ninh đã tiến hành phân giao nhiệm vụ cho các cấp phòng ban chức năng tại chi nhánh để cùng nhau phối hợp xây dựng chiến lược kinh doanh cho giai đoạn này. Giám đốc Chi nhánh triệu tập tất cả Cán bộ quản lý các phòng ban cho hội nghị triển khai kế hoạch và xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn từ 2015 – 2019. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

Phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân và 05 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh phân tích hiện trạng ngân hàng, đánh giá các nhân tố tác động, đồng thời xây dựng mục tiêu chiến lược kinh doanh tại địa bàn mình quản lý, trên cơ sở cân đối với nguồn lực hiện có của đơn vị.

Phó giám đốc Chi nhánh và Giám đốc dịch vụ tổng hợp chiến lược từ các cấp đơn vị, đồng thời tham mưu trực tiếp cho Giám đốc chi nhánh về việc xây dựng cũng như điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho toàn chi nhánh.

Giám đốc Chi nhánh là người chủ trì trong các cuộc họp, chịu trách nhiệm phân tích, tổng hợp và lựa chọn các ý kiến nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với thực trạng của MB Quảng Ninh trong giai đoạn mới.

Các bước thực hiện Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, chi nhánh Quảng Ninh, được thực hiện theo quy trình như sau:

+ Bước 1: Phân tích hiện trạng ngân hàng; Các nhân tố tác động; Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh muốn đạt được

+ Bước 2: Triển khai chiến lược kinh doanh

+ Bước 3: Đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

2.2.2. Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh


Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh Quảng Ninh, cụ thể nội dung như sau:


2.2.2.1. Đánh giá hiện trạng và dự báo nhân tố tác động

(a) Phân tích môi trường bên ngoài

Môi trường vĩ mô

- Môi trường tự nhiên: Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, phía Tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía Bắc (có các Huyện Bình Liêu, Hải Hà và Thành phố Móng Cái) giáp Huyện Phòng Thành và Thị trấn Đông Hưng, Tỉnh Quảng Tây với 132.8km đường biên giới; phía Đông là vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các Tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250km. Diện tích tự nhiên toàn Tỉnh Quảng Ninh là tính là 611,081.3 ha.

Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không.

Giao thông đường bộ: Có 5 tuyến quốc lộ với 381 km, đường tỉnh có 12 tuyến với 301 toàn tỉnh có 16 bến xe khách trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp; toàn tỉnh có 125 tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt.

Đường thủy nội địa: Toàn tỉnh có 96 bến thủy nội địa; đã đưa vào cấp quản lý 642 km đường thủy nội địa.

Đường biển: Phục vụ công tác vận tải thủy bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch. Toàn tỉnh có 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, bao gồm các cảng: Cái Lân, Vạn Gia, Cửa Ông, Hòn Nét, Mũi Chùa.

Đường sắt: Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long (hiện nay đang cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m). Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn với diện tích 325 ha, nhà ga sân bay có diện tích 27.000km2 với thiết kế mái che mang hình ảnh những cánh buồm nâu. Sân đậu tàu bay có khả năng đáp ứng 7 chỗ đỗ trong giai đoạn 1 (năm 2020) và 15 chỗ trong giai đoạn 2 (năm 2030).


- Môi trường kinh tế, xã hội: Trong thời gian qua quy mô nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh ngày càng tăng lên, giai đoạn 2013 - 2018 tăng trưởng của tỉnh luôn đạt ở mức cao hơn mức trung bình của cả nước, tỷ trọng kinh tế biển đóng góp vào nền kinh tế ngày càng cao. Thu nhập và đời sống của người lao động ngày càng được nâng lên. Nếu như năm 2013 quy mô nền kinh tế của Quảng Ninh là 75,201 tỷ đồng thì năm 2018 nền kinh tế toàn tỉnh đạt 138,020 tỷ đồng, trong đó kinh tế biển và ven biển chiếm khoản 75%. Hình 2.2 dưới đây thể hiện Quy mô nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2018.

Đơn vị: Tỷ đồng


160,000

138,020

140,000

122,576

120,000

116,574

104,498

100,00090,638

75,201

80,000


60,000


40,000


20,000


0

Năm 2013 Nưm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2019 Hình 2.2. Quy mô nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2018 Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2008 - 2018, tổng sản

phẩm trên địa bàn (GRDP) của các địa phương ven biển tăng trưởng bình quân 7.5%/năm, cao hơn so với nhịp tăng trưởng chung của cả nước (cả nước tăng 6%/năm). Năm 2018, GRDP của các địa phương ven biển chiếm 60.5% GDP cả nước, GRDP bình quân đầu người đạt 64.9 triệu đồng, cao hơn so với mức bình quân cả nước đạt 53.5 triệu đồng. Trong đó, một số địa phương có mức GRDP bình quân đầu người đạt cao như Bà Rịa - Vũng Tàu (đạt hơn 225 triệu đồng), Quảng Ninh (đạt hơn 100 triệu đồng), Đà Nẵng (đạt hơn 70 triệu đồng).


12.00%

11%

11.10%

10.10% 10.20%

10.00%


8.00%

8.80%

7.50%

6.00%


4.00%


2.00%


0.00%

Năm 2013

Nưm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2019

Hình 2.3. Tăng trưởng GRDP bình quân đầu người tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2018

Quảng Ninh là một tỉnh có số lượng dân cư khá đông, hơn nữa với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được đầu tư đã thu hút hàng trăm nghìn người lao động từ khắp cả nước và nước ngoài về làm việc.Vì vậy, việc phát triển khách hàng cá nhân cho MB Quảng Ninh cũng là một lợi thế rất lớn. Trong khi đó có thể nói hoạt động bán lẻ là thế mạnh của MB Quảng Ninh, và đây cũng chính là chiến lược mà MB Quảng Ninh đang hướng tới. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao thì các nhu cầu về nhà ở, tiêu dùng, tiết kiệm, thanh toán là rất lớn. Do đó, việc nhu cầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày một phát triển. Nhu cầu về mua bán ngoại tệ phục vụ cho xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế cũng như nhu cầu về rút vốn tạm thời ngày càng tăng. Số lượng khách hàng sử dụng thẻ ATM và các dịch vụ cá nhân đi kèm như rút tiền mặt, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, nộp thuế, chi trả tiền hàng hóa ngày càng nhiều. Có thể nói Quảng Ninh là một địa bàn đầy tiềm năng trong việc phát triển các dịch vụ về ngân hàng.

Tuy nhiên, tại Quảng Ninh nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh khá lớn nhưng nguồn vốn huy động được còn hạn hẹp. Khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp còn thấp. Hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn manh mún nhỏ lẻ, mang tính tự phát là nhiều, thiếu những doanh nghiệp hoạt động có tầm cỡ và bài bản. Mức độ phát triển giữa các vùng trong tỉnh chưa đồng đều, giữa thành phố và các huyện. Lượng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào đô thị và các khu

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 28/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí