Thực Trạng Hoạt Động Giáo Dục Kns Của Học Sinh Trường Pt Dtnt Thcs Huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ

Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay trường PTDTNT THCS Thanh Sơn phải tiếp tục tăng cường giáo dục đạo đức, giúp các em nâng cao ý thức sống trong cộng đồng nhà trường, xác định động cơ học tập và rèn luyện đúng đắn, giáo dục tình bạn - tình yêu trong sáng, tình đoàn kết thân ái chan hòa, bao dung, hòa hợp, để HS hiểu biết, chia sẻ, thông cảm, gắn bó giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày. Đó chính là những nội dung về giáo dục KNS cho các em học sinh của nhà trường.

2.3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục KNS của học sinh trường PT DTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.3.2.1. Thực trạng các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Đánh giá khách quan về mức độ nhận thức quan trọng của các nội dung hoạt động giáo dục KNS cho học sinh của nhà trường biểu hiện thông qua hiểu biết, thái độ, hành vi của HS, tác giả đã đưa ra bảng đánh giá về 9 KNS cơ bản của HS THCS DTNT, HS lựa chọn sự đánh giá theo 3 mức độ: Rất quan trọng, quan trọng, không quan trọng. Kết quả thu được ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ nhận thức quan trọng của một số KNS đối với HS trường PTDTNT THCS Thanh Sơn.


Stt


Nội dung

Mức độ nhận thức KNS (%)

Rất quan

trọng

Quan

trọng

Không

quan trọng

1

Kĩ năng giao tiếp, ứng xử

90

10

0

2

Kĩ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân

63.3

30

6.7

3

Kĩ năng xác định mục tiêu và tạo động lực cho bản thân

83.3

13.3

3.3

4

Kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả

54.7

25.3

20

5

Kĩ năng quản lý cảm xúc

65.3

23.3

11.4

6

Kĩ năng quản lý thời gian

66.7

30

3.3

7

Kĩ năng giải quyết vấn đề

73.3

26

70

8

Kĩ năng ứng phó với những tình huống căng thẳng

43.3

46.7

10

9

Kĩ năng kiên định

50

30

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay - 7

Với việc khảo sát đánh giá của các em HS về sự nhận thức các nội dung GD KNS biểu hiện thông qua hiểu biết, thái độ, hành vi của HS, chúng ta nhận thấy phần lớn các em đều nhận thức được 9 giá trị nền tảng của KNS, đó là những nội dung cần thiết phải giáo dục cho các em. Trong số các nội dung GD KNS cần giáo dục cho học sinh THCS thì có những nội dung cho kết quả khá cao như: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử (90% ý kiến cho rằng rất quan trọng); Kĩ năng xác định mục tiêu và tạo động lực cho bản thân (83,3 % ý kiến cho rằng quan trọng); Kĩ năng giải quyết vấn đề (73,3% ý kiến cho rằng rất quan trọng); Kĩ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân (63,3% ý kiến cho rằng rất quan trọng).

Như vậy, các nội dung KNS trên được đánh giá là rất quan trọng để giáo dục cho học sinh THCS. Đó là những kĩ năng quan trọng không thể thiếu để góp phần giáo dục học sinh mà các thầy cô giáo phải thường xuyên giúp đỡ, nhắc nhở các em thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức, thực hiện nội quy học sinh, trau dồi các KNS. Để trở thành học sinh chăm ngoan, trưởng thành và s là chủ nhân của đất nước trong tương lai.

Tuy nhiên, qua khảo sát, tác giả nhận thấy: việc thực hiện các nội dung GD kỹ năng sống đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào trong chỉ thị việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các nhà trường phổ thông từ năm học 2012 – 2013 đến nay, nhưng việc triển khai giáo dục KNS ở hầu hết các trường học mới chỉ thực hiện các nội dung giáo dục KNS dưới dạng lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp và trong chương trình một số môn học. Ngay như ở trường PTDTNT THCS Thanh Sơn cũng vậy, có một số nội dung GD KNS không được thực hiện thường xuyên trong trường nên sự lựa chọn của HS về “rất quan trọng” đạt kết quả không cao như Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng (chiếm 43,3%), Kĩ năng kiên định (chiếm 50%)…Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây, trường PTDTNT THCS Thanh Sơn cần tiếp tục đổi mới nội dung GD KNS, lồng ghép KNS vào một số môn học văn hóa để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh, trong quá trình giảng dạy lồng ghép với các hoạt động khác, cần có sự phối hợp chặt ch để thầy cô giáo, nhà trường và gia đình giáo dục, định hướng cho các em đạt kết quả cao trong học tập, vì chính các em cũng s là chủ thể của quá trình giáo dục xã hội, là “công dân toàn cầu” trong tương lai.

2.3.2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn về trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh

Để xác định nhận thức của CBQL, GV, nhân viên về trách nhiệm giáo dục KNS cho HS, tác giả đưa câu hỏi ở phiếu điều tra cho 48 CBQL, GV nhân viên của trường, về trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh với 3 mức độ nhận thức: Đồng ý, Không đồng ý và Phân vân. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL và giáo viên, nhân viên nhà trường về trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số trường PT DTNT THCS huyện Thanh Sơn


Stt


Nội dung

Mức độ nhận thức về trách nhiệm GD KNS (%)

Đồng

ý

Không

đồng ý

Ý kiến

khác

1

GD KNS là trách nhiệm của gia đình

0

98.1

1.9

2

Giáo dục KNS là trách nhiệm của toàn xã hội

0

86.7

13.3


3

Giáo dục KNS là trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội


83.3


16.7


0


4

Giáo dục KNS là trách nhiệm của các trung tâm

- cơ sở huấn luyện KNS


6.7


93.3


0


5

GD KNS không phải là trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm


0.9


96.7


2.4


6

GDKNS có thể triển khai thực hiện trong tất cả các môn học của nhà trường


93.9


2.4


3.7

7

GDKNS là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường

97.1

0

2.9


8

GDKNS không phải là trách nhiệm chính của giáo viên bộ môn


1.9


93.3


4.8


9

GDKNS rất hiệu quả trong các hoạt động mang tính chất tập thể, hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa


100


0


0


10

GD KNS phải có sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội


100


0


0

Kết quả khảo sát cho thấy 100% CBQL và giáo viên, nhân viên nhà trường đều nhận thức rõ về vai trò và trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu

số trường PT DTNT THCS huyện Thanh Sơn. 93.9% giáo viên cho rằng giáo dục KNS có thể triển khai thực hiện trong tất cả các môn học và 100% giáo viên khẳng định giáo dục KNS cần có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục khác và hoạt động này s mang hiệu quả rất lớn khi học sinh tham gia các hoạt động tập thể,hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra, có tới 96,7% CBQL và GV nhà trường không đồng tình với ý kiến cho rằng giáo dục KNS không phải là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. Chúng tôi đã trao đổi với thầy Lò Văn Sáng là giáo viên chủ nhiệm suất sắc của nhà trường, có gần 20 năm gắn bó với công tác chủ nhiệm và nhiều năm sinh hoạt cùng các em trong KTX nhà trường

Thầy Sáng cho biết: “Các em hầu hết là con em các DTTS, trong đó có nhiều em từ các bản xa đến học tập và ở bán trú tại trường, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, thiếu kỹ năng thực hành, giao tiếp, giải quyết vấn đề, đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Đến trường ngoài việc học kiến thức, các em cũng được rèn luyện thêm các kỹ năng, góp phần làm cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn. Vì thế, nhà trường cũng thường xuyên phối hợp với GVCN lớp tổ chức diễn tập cho HS bán trú nhằm duy trì nền nếp hoạt động, đồng thời rèn cho các em một số kĩ năng cơ bản, nếp ăn, ở. Những hoạt động trong buổi diễn tập đều diễn ra theo hiệu lệnh kẻng. Hàng tháng vào thứ Năm của tuần thứ hai, nhà trường tổ chức diễn tập cho các em. Hoạt động diễn tập đã trở nên quen thuộc. Do đó, ngoài việc trang bị kiến thức cho các em ra thì việc rèn luyện các kĩ năng sống mang ý nghĩa quan trọng trong sự nghi ệp phát triển GD vùng cao; để sau khi rời khỏi ghế nhà trường, tiếp tục học lên cao hay trở về địa phương tham gia lao động sản xuất thì các em cũng đã có đủ những kiến thức cũng như kĩ năng sống...”.

Khi tác giả trao đổi với CBQL, GV trong trường và một số PHHS, cán bộ địa phương, các ý kiến đều khẳng định rằng việc giáo dục rèn luyện KNS cho HS trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn là rất cần thiết vì ở gia đình, một số các em HS chưa được quan tâm, ít được GD về lao động, về ý thức trách nhiệm; việc rèn nền nếp, tác phong trong sinh hoạt, ứng xử trong cuộc sống.

Chia sẻ về phương hướng của nhà trường trong năm học 2019 - 2020 và những năm tiếp theo, cô giáo HTNL – Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; tăng cường rèn luyện nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh, phấn đấu đạt mục tiêu dạy cho học sinh: Học để biết, học để làm người, học để hoà nhập và chung sống, phấn đấu không để học sinh dân tộc thiểu số thiếu kiến thức văn hóa, thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức khi ra trường. Nâng cao chất lượng văn hóa, tăng số lượng và chất lượng thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Tích cực tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh, góp phần giúp các em xác định đúng năng lực và có sự lựa chọn đúng đắn sau khi tốt nghiệp THCS. Đồng thời tiếp tục đầu tư cơ sở vật vật chất phục vụ điều kiện giảng dạy của giáo viên và học tập, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong trường ngày càng tốt hơn”.

Như vậy, qua những số liệu của kết quả khảo sát phân tích và phỏng vấn sâu cho thấy hầu hết các CBQL, GV của nhà trường đều nhận thức được sự cần thiết phải giáo dục GTS, KNS cho HS trong nhà trường (97.1%) và theo họ để thực hiện tốt giáo dục GTS, KNS thì rất cần phải có sự phối hợp của các lực lượng GD, thực hiện đồng bộ và gắn kết giữa 3 môi trường: Nhà trường - Gia đình - Xã hội (100%). Theo tác giả nghiên cứu, đây là một tín hiệu tích cực đáng mừng trong GDKNS, bởi khi nhà giáo dục đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS thì bản thân họ s tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động GDKNS và điều đó s tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động GDKNS diễn ra tốt nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.

2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.3.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục KNS

Để đánh giá thực trạng việc quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS của Ban lãnh đạo nhà trường, tác giả đã tiến hành khảo sát 18 cán bộ quản lý gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng - tổ phó chuyên môn, công đoàn, Tổng phụ trách Đội, Bí thư đoàn thanh niên.

Kết quả được khảo sát ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Kết quả xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS của BLĐ nhà trường



Stt


Yếu tố

Kết quả


Tốt

Chưa tốt

Không

thực hiện được

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Xây dựng kế hoạch cụ thể và đầy đủ về hoạt động giáo dục KNS


0


0


13


72.2


5


27.8


2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công tác giáo dục KNS cho CB-GV


0


0


10


55.5


8


44.4


3

Xây dựng kế hoạch quản lý nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS


0


0


9


50


9


50


4

Xây dựng kế hoạch quản lý: giờ sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần, HĐ ngoại khóa, các hoạt động tập thể


0


0


13


72.2


5


27.8


5

Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường


0


0


11


61.1


7


38.9


6

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS


0


0


13


72.2


5


27.8


7

Có quy chế khen thưởng, phê bình trong thực hiện kế hoạch giáo dục KNS


0


0


13


72.2


5


27.8


Kết quả điều tra ở bảng 2.5 cho thấy, việc quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục KNS của BLĐ nhà trường chưa tốt, chưa xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để quản lý hoạt động này. Hầu hết các nội dung điều tra khảo sát đối với CBQL đánh giá ở mức độ chưa tốt và không thực hiện. Cụ thể có 72.2% ý kiến cho rằng việc xây dựng kế hoạch cụ thể về hoạt động giáo dục KNS, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS, quy chế khen thưởng, phê bình trong thực hiện kế hoạch giáo dục KNS chưa tốt; 55.5% cho rằng việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công tác giáo dục KNS cho CB-GV chưa tốt. Có 50% ý kiến

cho rằng việc xây dựng kế hoạch quản lý nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS không thực hiện… Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường trong những năm vừa qua chưa cao.

2.3.3.2. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống cho HS trong việc tích hợp vào các môn học của GV

Nội dung giáo dục KNS cho học sinh được thực hiện tích hợp vào các bộ môn văn hóa như: Ngữ văn, Sinh học, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý...

Để hình thành những kiến thức và rèn luyện KNS cho học sinh qua các môn học văn hóa, người giáo viên cần phải biết vận dụng nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: Thực hành trong giao tiếp, thực hành trong hoạt động trò chơi thông qua các phương pháp và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động học nhóm,phương pháp đàm thoại, phương pháp hỏi đáp, tranh luận…Thông qua các hoạt động học tập, học sinh được phát huy trải nghiệm, rèn luyện những kỹ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai.. học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều KNS thiết thực. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy, hầu hết giáo viên bộ môn chưa có kế hoạch và xác định mục tiêu cụ thể giáo dục KNS trong việc dạy học trên lớp. Việc tổ chức dạy học tích hợp KNS vào trong các môn học văn hóa của nhà trường cũng không đồng đều ở đội ngũ giáo viên.

Để có cơ sở đánh giá việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống của GV vào các môn học văn hóa, tác giả đã tiến hành khảo sát 28 giáo viên của nhà trường.

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua việc tích hợp vào các môn học của giáo viên


Stt


Nội dung

Mức độ thực hiện


Tốt


Khá


Trung bình

Chưa thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Có kế hoạch tích hợp giáo dục KNS vào một số nội dung chương trình của môn học


0


0


4


14


7


25


17


61


2

Có sự lựa chọn nội dung KNS phù hợp với nội dung cụ thể của từng chương, từng bài dạy


0


0


2


7


12


43


14


50

3

Tổ chức quá trình dạy học có sự tích hợp giáo dục KNS

0

0

5

18

9

32

14

50


4

Chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học, tài liệu cho hoạt động tích hợp giáo dục KNS


0


0


2


7


4


14


22


79


5

Đánh giá các kết quả nhận thức về KNS của học sinh sau giờ học trên lớp


0


0


2


7


3


11


23


82


6

Có đúc rút kinh nghiệm và điều chỉnh một số nội dung KNS, phương pháp lên lớp giảng dạy KNS hiệu quả


0


0


1


3


2


7


25


90


Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy: đa số giáo viên chưa xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học văn hóa, chỉ có 39% được hỏi là tự đánh giá việc xây dựng kế hoạch tích hợp GDKNS ở mức khá và trung bình.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là do một số GV chưa xác định được cách thức tổ chức, cũng như những KNS cần thiết và phù hợp để tích hợp nội dung giáo dục KNS vào bài học. Phương tiện tài liệu của nhà trường để cung cấp cho giáo viên tham khảo và thực hành lại rất nghèo nàn, hầu hết GV phải tự sưu tầm để

Ngày đăng: 11/07/2023